Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng chính tả:

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.

- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có vần ăn/ ăng.

2. Học bảng chữ cái.

- Điền đúng 10 chữ cái: p.q,r,s,t,u,ư,v,x,y vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái.( gồm 29 chữ cái)

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp: (1’)

- Hát tập thể một bài.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu HS viết bảng con: cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang, nhà sàn, cái sàng.

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng các chữ cái đã học.

* Nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến về TGB của nhau cho phù hợp.
HS nhắc lại
4. Củng cố: (2’)
- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Sinh hoạt & học tập đúng giờ có ích lợi gì ?
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Về nhà học bài, xây dựng thời gian biểu hợp lí, chuẩn bị bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” (tiết 1).
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
KỂ CHUYỆN: PHẦN THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
1.Rèn kĩ năng nói: 
 - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh, kẻ lại được từng đoạn và toàn bộ nồi dung câu chuyện Phần thưởng.
 - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với nội bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giái lưòi kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Các tranh minh hoạ câu chuyện.
- Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát tập thể một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS tiếp nối nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào tranh minh hoạ trong SGK và gợi ý trong tranh nhớ lại và kể lại câu chuyên Phần thưởng. 
GV ghi đề lên bảng. 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
28’
HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể từng đoạn trong tranh.
 - Kể chuyện trong nhóm.
Đoạn1 : - Các việc làm tốt của Na.
 - Điều băn khoăn của Na.
Đoạn 2: - Các bạn của NA bàn bạc với nhau. 
 - Cô giáo khen sáng kiến của các bạ	
Đoạn 3: - Lời cô giáo nói.
	 - Niềm vui của Na, của các bạn và của mẹ.
b,Kể chuyện trước lớp.
- GV chỉ định cho các nhóm thi kể chuyện trước lớp.	
- Kể lại toàn bộ câu chuyện GV chỉ định HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 
* GV nhận xét. 
- HS 1 đoạn 1.
- HS 2 đoạn 2.
- HS 3 đoạn 3.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK. đọc thầm gợi ý ở mỗi đoạn.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. ( Mỗi HS đều được kể lại được nội dung của các nội dung của tất cả các đoạn).
4. Củng cố: (2’)
- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì ?
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Bạn của Nai Nhỏ.
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: BỘ XƯƠNG 
I. Mục tiêu : 
 -HS nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn,xương chân. 
 -Biết tên các khớp xương của cơ thể. Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
 -Có ý thức, thực hiện qui tắc an toàn cho bản thân.
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh vẽ bộ xương.
 -Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy- học : 
1. Kiểm tra bài cũ ( 2’: Cơ quan vận động 
2. Giới thiệu bài (1’): Bộ xương
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
15’
14’
Hoạt động 1 : Giới thiệu xương, khớp xương.
Mục tiêu : HS nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn,xương chân. Biết tên các khớp xương của cơ thể.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và quan sát hình vẽ (SGK) chỉ và nói tên một số xương và khớp. theo dõi nhận xét chốt lại .
 -Đính tranh vẽ bộ xương, gọi 2 HS lên bảng ( 1em chỉ tranh, nói tên, em kia gắn tờ phiếu ghi tên xương, khớp xương ).
-Yêu cầu thảo luận theo gợi ý: 
+ Hình dạng, kích thước xương có giống nhau không?
+ Vai trò hộp sọ, lồng ngực cột sống? 
-GV theo dõi nhận xét chốt lại.
+Kết luận: Bộ xương của cơ thể có rất nhiều xương,khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau,thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não,tim,phổi...Nhờ có xương,cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách giữ gìn bộ xương. Mục tiêu : Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
-Chia nhóm và yêu cầu hs quan sát hình 2,3 SGK và thảo luận các câu hỏi sau: + Tại sao ta phải đi đứng đúng tư thế?
 + Tại sao không nên vác vật nặng? 
 + Cần làm gì để xương phát triển tốt?
 Theo dõi chốt lại.
+Kết luận: Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, nếu phải mang vác vật nặng hoặc mang, xách không đúng cách...sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
 Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học mang cặp trên hai vai.
-Các nhóm quan sát tranh và thảo suy nghĩ trả lời, nhận xét bổ sung.
- Thực hành chỉ và nói tên xương, khớp xương. Lớp nhận xét.
- Thảo luận suy nghĩ trả lời .
- Các nhóm quan sát tranh và thảo luận suy nghĩ trả lời, nhận xét.
4. Củng cố: (2’)
 - HS nhắc lại các biện pháp giúp xương phát triển tốt.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Bạn của Nai Nhỏ.
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 18 tháng 09 năm 2019
TOÁN LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố: 
- Tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
- Thực hiện phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số( trừ nhẩm, trừ viết)
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Làm quen với toán trắc nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Viết nội dung bài 1, bài 2 trên bảng.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát tập thể một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 78 - 51, 39 - 15 ; 87 - 43, 99 - 72.
- Yêu cầu HS gọi tên các thành phần và kết quả của từng phép tính.
- Nhận xét .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng. 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8’
7’
6’
7’
Bài 1: Tính
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, đồng thời yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. 
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách thực hiện tính các phép tính: 88 - 36; 64 - 44.	- Nhận xét HS.
Bài 2: Tính nhẩm 
60 - 10 - 30 =           
90 - 10 - 20 =        
80 - 30 - 20 =
60-40 =                    
90-30 =              
80-50 =
- Yêu cầu HS đọc đề bài.	
- Gọi 1HS làm mẫu phép trừ 60-10- 30
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 1HS chữa miệng, yêu cầu các HS khác đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- Nhận xét kết quả của phép tính: 
 60 - 10 - 30 và 60 - 40	
- Kết luận: Vậy khi đã biết 60 - 10 - 30 = 20 ta có thể điền luôn kết quả trong phép trừ 
60 - 40 = 20.
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Phép tính thứ nhất có số bị trừ và số trừ là số nào? 
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- Gọi 1HS làm bài trên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét.
Bài 4:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
Tóm tắt: Dài : 9dm
Cắt đi : 5dm
Còn lại: ..dm?
- HS tự làm bài.
- Bài bạn làm đúng/ sai, viết các số thẳng cột/chưa thẳng cột.
- 2 HS lần lược nêu (cách nêu tương tự như nêu cách viết, cách thực hiện của phép trừ 79 - 25 = 54 đã giới thiệu ở tiết 7).
- Tính nhẩm.
- 60 trừ 10 bằng 50, 50 trừ 30 bằng 20.
60 - 10 - 30 = 20       
90 - 10 - 20 = 60        
80 - 30 - 20 = 30
60 - 40 = 20            
 90 - 30 = 60               
80 - 50 = 30
- Làm bài.
- HS nêu cách nhẩm của từng phép tính trong bài ( tương tự như trên ).
- Kết quả 2 phép tính bằng nhau. 
.
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
- Số bị trừ là 84, số trừ là 31.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài, nhận xét bài trên bảng, tự kiểm tra bài của mình.
- HS đọc đề bài.
- Tìm độ dài còn lại của mảnh vải.
- Làm bài.
	 Bài giải.
	Số vải còn lại dài là:
 9 - 5 = 4(dm)
 Đáp số: 4dm
4. Củng cố: (2’)
- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, phê bình kịp thời.
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn dò HS luyện tập thêm về phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
TẬP ĐỌC: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: làm việc, quanh ta, tích tắc,bận rộn..., các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
 - Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
 - Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật.
 - Nắm được ý của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.
* GDMT: GDMT sống có ích của thiên nhiên, con người.
* KNS: Tự nhận thức về bản thân: ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đoc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát tập thể một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
+ Theo em các bạn của Na bàn bạc với nhau điều gì?
+ Bạn Na có xứng đáng được nhận phần thưởng không? vì sao?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
Giới thiệu bài: Hằng ngày em làm gì giúp đỡ bố mẹ ? Khi làm việc em cảm thấy thế nào? GTB: “ Làm việc thật là vui” .
GV ghi đề lên bảng.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12’
10’
10’
Luyện đọc: 
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
 - HS nêu từ khó - Luyện phát âm từ khó: Làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn, sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng, quét.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
 * Luyện đọc đoạn trước lớp:
- Chia bài thành 2 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu.....ngày xuân thêm tưng bừng.
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
 - Học sinh đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc câu dài:
 + Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người/ đều làm việc.
 + Con tu hú kêu/ tu hú,/ tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín.//
 + Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.//
- Luyện đọc đoạn lượt 2
- Yêu cầu HS đọc chú giải
* Luyện đọc đoạn trong nhóm:
- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc cho các bạn trong nhóm nghe và góp ý.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Yêu cầu các nhóm thi đọc đoạn 1
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
* Đọc đồng thanh
- Cả lớp đồng thanh cả bài.
- Theo dõi, nhận xét
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Gọi 1 học sinh đọc lại bài.
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
+ Bé làm những việc gì?
- GDMT + KNS: Hằng ngày, em làm những việc gì?
 - Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không?
- Đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng.
 + Mặt trời toả ánh sáng rực rỡ.
 + Lễ khai giảng thật tưng bừng.
2.4. Luyện đọc lại
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi đọc lại cả bài.
- Theo dõi, bình chọn cá nhân đọc hay.
- HS đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS phát âm từ khó: cá nhân, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu lượt 2
- HS chia đoạn
- 2 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- HS luyện ngắt cụm từ, nhân giọng – luyện đọc 
- đoạn nối tiếp đoạn lượt 2- lớp theo dõi, nhận xét
- 1 em đọc chú giải
- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc, mỗi em đọc được cả bài.
- Các nhóm thi đọc đồng thanh đoạn 
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Các vật: Cái đồng hồ báo giờ; cành đào làm đẹp mùa xuân.
- Các con vật: gà trống đánh thức mọi người; tu hú báo mùa vải chín; chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.
- Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
- Học sinh kể công việc thường làm.
- Học sinh tự liên hệ trả lời.
* HS tự nhận thức về bản thân: có ý thức được những công việc của mình.
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau đặt câu.
- 4 nhóm cử 4 đại diện lên thi đọc
- Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
4. Củng cố: (2’)
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
* GDMT: GD môi trường sống có ích cho thiên nhiên và con người
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn dò Học sinh luyện đọc lại bài, ghi nhớ nội dung bài và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
LTVC: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập.
- Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với vốn từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; làm quen với câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 - Bảng phụ 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát tập thể một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập ; hoạt động của con người; chỉ tính nết tốt của con người mà em biết
- Nhận xét học sinh.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8’
10’
10’
4’
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1: Tìm các từ có tiếng học, tiếng tập.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm mẫu ở SGK.
- Yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm từ.
- Học sinh các nhóm lên bảng ghi.
- Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm.
+ Các từ có tiếng học là: học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học mót, học phí, học sinh, học bạ, học kỳ, học đường, năm học.....
- Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
* Bài 2: Đặt câu với 1 từ vừa tìm ở BT1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn học sinh tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
- Gọi học sinh đọc câu của mình.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét câu bạn vừa đọc.
* Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập này cho sẵn 2 câu. Các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới.
- Gọi 1 học sinh đọc mẫu.
- Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm như thế nào?
- Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành 1 câu mới.
- Nhận xét .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để làm tiếp với câu Thu là bạn thân nhất của em .
* Bài 4: Đặt dấu câu thích hợp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu đọc các câu trong bài.
- Đây là các câu gì?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
- Xác định mục tiêu bài học
- Tìm các từ có tiếng học, tiếng tập.
- Học sinh đọc: học hành, tập đọc.
- Tìm các từ ngữ mà trong đó có tiếng học hoặc tiếng tập.
- Học sinh nối tiếp nhau lên bảng ghi các từ có các tiếng học, tập theo kiểu tiếp sức.
- Đếm số từ các nhóm tìm được.
+ Các từ có tiếng tập là: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, luyện tập, bài tập, tập vẽ...
- Cả lớp đồng thanh.
- Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1.
- Các nhóm suy nghĩ, ghi vào giấy khổ to.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu.
- Học sinh nhận xét.
+ Chúng em học tập chăm chỉ.
+ Hoa đang tập đọc.
- Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới.
- Học sinh đọc: 
Con yêu mẹ. Mẹ yêu con.
- Sắp xếp lại các từ trong câu. 
- Đổi từ con và từ mẹ cho nhau.
- Học sinh suy nghĩ và phát biểu.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
- Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Bạn thân nhất của em là Thu./ Em là bạn thân nhất của Thu./ Bạn thân nhất của Thu là em.
- Em đặt câu gì vào cuối mỗi câu sau?
- Học sinh đọc bài.
- Đây là câu hỏi.
- Ta phải đặt dấu chấm hỏi.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Sửa bài.
- Tên em là gì?
- Em học lớp mấy?
-Tên trường của em là gì?
4. Củng cố: (2’)
- Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã có, em có thể làm như thế nào?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt, có cố gắng.
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Từ chỉ sự vật; Câu kiểu: Ai là gì?
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 19 tháng 09 năm 2019
TOÁN: 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố: 
- Đọc, viết so sánh số có 2 chữ số.
- Số liền trước,số liền sau của một số.
- Thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 - Bảng phụ 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát tập thể một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đặt tính rồi tính: 77-44; 69-53; 38-18
- Nhận xét và chữa bài
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
Giới thiệu bài, GV ghi đề lên bảng. 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
22’
HĐ1. Củng cố kiến thức đã học
- Tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
- Thực hiện phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số( trừ nhẩm, trừ viết)
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Làm quen với toán trắc nghiệm.
HĐ2. Luyện tập, thực hành
Bài 1: Viết số
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 3HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS đọc lần lượt các số trên.
Bài 2: (bài 2 a, b, c, d): Viết số
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số.
- Số 0 có số liền trước không?
- Số 0 là số bé nhất trong các số đã học, số 0 là số duy nhất không có số liền trước.
Bài 3: Đặt tính rồi tính (cột 1, 2)
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột các HS khác tự làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Có thể hỏi thêm về cách đặt tính cách tính của một phép tính cụ thể. 
Bài 4: Giải bài toán
- Gọi 1HS đọc đề bài.	
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt
	 2A: 18 học sinh.
	 2B: 21 học sinh.
 Cả hai lớp: ...... học sinh?
- Xác định mục tiêu bài học
- HS nêu 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
a/ 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
b/ 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74.
c/ 10, 20, 30, 40, 50.
- Đọc số theo yêu cầu.
- HS làm bài.
- Đọc: Số liền sau 59 là 60; Số liền trước 89 là 88;....; số lớn hơn 74 và bé hơn 76 là 75...
- Trả lời.	
- Số 0 không có số liền trước.
- HS làm bài.
- HS nhận xét bài của bạn về cả cách đặt tính và kết quả trong phép tính.
- Đọc đề bài trong SGK.
- Lớp 2A có 18 học sinh, lớp 2B có 21học sinh.
- Số HS của cả 2lớp.
- Làm bài.
	 Bài giải
 Số học sinh đang học hát có tất cả là:
	 18 + 21 = 39 (học sinh)
	Đáp số: 39 học sinh.
4. Củng cố: (2’)
- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì ?
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học.
* Rút kinh nghiệm :.
..
..
***
CHÍNH TẢ: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng chính tả.
- Nghe - viết đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui.
- Củng cố quy tắc viết g/gh ( qua trò chơi thi tìm chữ)
2. Ôn bảng chữ cái:
- Thuộc lòng bảng chữ cái.
- Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
III. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Bảng phụ 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát tập thể một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Yêu cầu HS viết bảng các từ sau: Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá, yên lặng 
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào tranh minh hoạ trong SGK và gợi ý trong tranh nhớ lại và kể lại câu chuyên Phần thưởng. 
GV ghi đề lên bảng. 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20’
12’
HĐ1. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- GV đọc toàn bài chính tả.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn viết
- Đoạn trích nói về ai?
- Em Bé làm những việc gì?
- Bé thấy làm việc như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn chính tả có mấy câu?
- Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết.
- GV hướng dẫn HS phân tích các từ khó vừa nêu
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết các từ khó sau:Làm việc, quét nhà, nhặt rau, bận rộn.
* Giáo viên nhận xét
d. Viết chính tả:
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn viết
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
e. Chấm, chữa bài:
- Giáo viên đọc bài, hướng dẫn HS chấm từng câu trong bài chính tả 
- Giáo viên chấm 7, 8 bài.
- Nhận xét bài viết.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_ban_3_cot.doc