Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU

- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS khá, giỏi: Biết kể lại được toàn bộ câu chuyện(BT2).

GDMT: Giáo dục HS biết yêu thương loài vật chăm sóc bảo vệ chúng.

II. TIẾN TRÌNH

1. Bài cũ:

- GV kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện : Con chó nhà hàng xóm.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài.

 

docx20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 (Bản mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cũ: 
- HS cả lớp viết bảng con chữ hoa: O, Ong
- GV nhận xét, sửa sai. 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- GV giới thiệu chữ mẫu- HS quan sát.
 Chữ Ô, Ơ cao mấy ô ly?
 Gồm mấy nét? 
Là những nét nào?( HS nêu, nhận xét).
 Chữ Ô, Ơ giống và khác chữ O ở điểm nào?
- GV viết lên bảng( Vừa viết vừa hướng dẫn).
- Cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ, giới thiệu cụm từ ứng dụng : 
+ HS đọc cụm từ ứng dụng. 
+ GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng. 
- ?. Nêu độ cao và khoảng cách các chữ?
+ GV viết mẫu chữ “ Ơn”trên dòng kẻ tiếp theo chữ mẫu .
- HD HS viết chữ “Ơn”vào bảng con 
- HS tập viết chữ Ơn, Ơn sâu nghĩa nặng 3 lượt.
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu cụ thể như ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở. 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm khoảng 7 bài. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KỂ CHUYỆN 
TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU 
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi: Biết kể lại được toàn bộ câu chuyện(BT2).
GDMT: Giáo dục HS biết yêu thương loài vật chăm sóc bảo vệ chúng.
II. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện : Con chó nhà hàng xóm.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện: 
- Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
+ 1 HS đọc yêu cầu 1.
+ HS quan sát từng tranh trong SGK, nhớ lại nội dung từng đoạn chuyện và kể trong nhóm
+ Kể chuyện trước lớp: 
Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn truyện theo tranh trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- Kể toàn bộ câu chuyện( HS hoàn thành tốt):
+ Gọi HS khá, giỏi thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
+ Sau mỗi lần một HS kể, cả lớp và GV nhận xét
+ Cuối giờ cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
 3. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhắc các em đối xử thân mật với con vật nuôi trong nhà.
- Về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng. 
- Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm. 
- Nhăc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
- GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.
- GDKNS: KN Hợp tác; KN Đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh ảnh môi trường công cộng.
- Sưu tầm sách báo tranh ảnh, bài hát nói về trật tự nơi công cộng.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng (Tiết 1)
- Thế nào là giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
- Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng có lợi ích gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng (Tiết 2) 
Hoạt động 1: Quan sát tình hình giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng 
- GV đưa HS đến 1 nơi công cộng gần trường để quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi đó.
+ Nơi công cộng này được dùng để làm gì?
+ Ở đây, trật tự, vệ sinh có được thực hiện tốt hay khôn? Vì sao các em cho là như vậy?
+ Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất vệ sinh nơi đây?
+ Mọi người cần làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi đây?
Kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sốnng văn minh giúp cho công việc của mọi người thuận lợi, môi trường trong lành có lợi cho sức khoẻ.
Hoạt động 2: Sưu tầm tư liệu 
- GV yêu cầu HS thảo luận để trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm và giới thiệu 1 số tranh ảnh, bài báo sưu tầm được nói về giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Kết luận: Những nơi công cộng quanh ta.Vệ sinh trật tự mới là văn minh.
GDKNS và GDBVMT: Em hãy nêu những việc em đã làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
4. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét, tuyên dương. Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.
- Chuẩn bị: Trả lại của rơi (Tiết 1).
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2019
CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
- Làm đúng BT2; BT3a.
- GDMT: Giáo dục HS biết yêu thương loài vật chăm sóc bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ viết ND BT1. 
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ:
- HS viết bảng con: quản công, nối nghiệp.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn nghe - viết:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV đọc đoạn viết 1 lần
- 2 HS đọc lại. 
+ GV giúp HS nhận xét về đoạn văn.
+ HS viết vào bảng con những tiếng khó, dễ viết sai: tình nghĩa, mưu mẹo. 
- GV sửa sai
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài: GV chấm khoảng 7 bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn làm BT:
Bài 2: GV treo bảng phụ
- HS đọc yêu cầu.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào VBT. 
- 2 HS làm bài trên bảng phụ. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc lại các câu văn sau khi đã điền hoàn chỉnh vần.
Bài 2a: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS làm bài trên bảng phụ. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen HS có tiến bộ.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh( BT1); bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh 
( BT2, BT3).
II. CHUẨN BỊ 
- Các thẻ từ viết tên 4 con vật trong BT1 và 4 từ chỉ đặc điểm (nhanh, chậm, khoẻ, trung thành).
III. TIẾN TRÌNH 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra 2HS: HS 1 làm BT1; HS2 làm lại BT2 (tiết LTVC, tuần 16).
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
b. Hướng dẫn làm BT:
 GV hướng dẫn HS hoàn thành BT trong VBT/70; 71:
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK.
- HS trao đổi theo cặp: các em chọn cho mỗi con vật một từ thể hiện đúng đặc điểm của mỗi con vật.
- GV gắn các thẻ từ viết tên 4 con vật.
- HS lên bảng chọn thẻ từ gắn tên con vật để thể hiện đúng đặc điểm của mỗi con vật, đọc kết quả.
- GV chốt lại lời giải đúng. Nêu thêm các thành ngữ nhấn mạnh đặc điểm của mỗi con vật
* Củng cố về các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu).
- Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nhìn bảng đã viết sẵn các từ tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
- GV viết lên bảng một số cụm từ so sánh.
Bài 3:1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT. GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm
- Gọi HS đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV viết lên bảng để hoàn chỉnh từng câu a,b,c
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (T2)
I. MỤC TIÊU 
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Làm được các BT: 1 ; 2 ; 3 a,c ; 4. 
- Bồi dưỡng lòng ham thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về cách đặt tính và tính: 
- 2 HS lên làm bài 2. 
- Lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS ôn tập: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm giải 1 cột
- Yêu cầu HS nêu ngay kết quả 
- HS nêu nhanh kết quả tính
	12 – 6 = 6 14 – 7 = 7
 	9 + 9 = 18 17 – 8 = 9 
Bài 2: Cho HS làm bài 
 68 90 .....
- GV nhận xét + 27 - 32
 95 58
 Bài 3 (a,c): 
- Chia nhóm và phát 4 băng giấy cho các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
 16 – 9 = 7 17 – 9 = 6
 16 – 6 – 3 = 7 17 - 3 = 14 
- GV sửa, nhận xét (GV lưu ý giúp HS nhận ra đặc điểm từng cặp bài )
 Bài 4: Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở
- Nhận xét
4 Củng cố- Dặn dò
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo) 
- Nhận xét tiết học
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT 
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÝ, GÀ MÁI
( Tranh dân gian Đông Hồ)
I. MỤC TIÊU 
- HS làm quen, tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam.
- HS tập nhận xét về màu sắc, hình ảnh trong tranh dân gian.
- HS yêu thích tranh dân gian. 
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo án, SGV, Vở tập vẽ 2.
- Tranh Phú quý, Gà mái.
- Một số tranh dân gian khác.
Chì, màu 
Vở tập vẽ 2.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đồ dùng HS.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ. 
GV giới thiệu một số tranh dân gian Đông Hồ và gợi ý hs nhận biết :
+ Tên tranh là gì?
+ Hình ảnh chính, phụ trong tranh là gì?
+ Những màu sắc chính trong tranh?
=> Tóm tắt và gợi ý thêm:
+ Tranh dân gian được làm như thế nào?
+ Chất liệu dùng để làm tranh?
+ Tranh vẽ về những đề tài gì?
+ Vì sao được gọi là tranh dân gian?
Hoạt động 2: Xem tranh 
GV treo hai tranh Phú Quý, Gà mái và đăït câu hỏi gợi ý về:
a, Tranh Phú Quý:
+ Tên tranh là gì?
+ Hình ảnh chính, phụ trong tranh là gì?
+ Hình em bé được vẽ như thế nào về nét mặt, màu sắc?
+ Em bé mặc gì, đeo gì không?
+ Hình con vịt được vẽ như thế nào?
+ Màu sắc của những hình ảnh đó là gì?
GVTT: Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân VN về cuộc sống âm no, mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang phú quý. 
b, Tranh Gà Mái:
+ Tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh?
+ Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào?
+ Trong tranh có những màu nào? Tô ở đâu?
GVTT: Tranh Gà Mái nói lên sự yên vui của “gia đình” nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống ấm no, no đủ của người nông dân. 
 Hệ thống lại nội dung bài học và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian.
Hoạt động3: Nhận xét , đánh giá. 
- Nhận xét chung về tiết học, khen ngợi các cá nhân tích cực phát biểu xây dựng bài. 
* Dặn dò : 
- Cũng cố lại kiến thức về nội dung xem tranh dân gian Đông Hồ.
- Giáo dục HS giữ gìn bản sắc dân tộc. 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài Bài 18: Vẽ trang trí : Vẽ màu vào hình có sẵn.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2019
TẬP ĐỌC
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. MỤC TIÊU 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ND: Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người.( trả lời được các CH trong SGK).
GDMT: Giáo dục HS biết yêu thương loài vật chăm sóc bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ viết một số câu văn hướng dẫn HS đọc đúng: 
+ Từ khi gà con đáp lời mẹ./ + Đàn con đang xôn xao/.. nằm im.//
III. TIẾN TRÌNH 
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài “Tìm ngọc” và trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh họa(SGK).
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV hướng dẫn đọc đúng các từ : roóc roóc, nói chuyện, gõ mỏ, 
 + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài: Đ1: “ Từ đầu đến lời mẹ”
 Đ2: “Tiếp đến ngon lắm”
 Đ3: Còn lại
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn HS cách đọc từng câu:
Từ khi gà con đáp lời mẹ.// Đàn con đang xôn xao/.. nằm im.//
+ GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn. 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc theo nhóm đôi, dãy bàn.
+ Thi đọc giữa các nhóm: HS thi đọc từng đoạn, cả bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau nội dung bài.
+ HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
+ 1 HS đọc câu hỏi 2, cả lớp đọc thầm các đoạn còn lại, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi- GV và HS nhận xét, bổ sung
 - Bài văn giúp em hiểu điều gì? (HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt nội dung).
d. Luyện đọc lại:
- HS thi đọc lại bài văn: Đồng thanh, cá nhân.
- GV và HS nhận xét, bình chọn HS đọc tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ(T3)
I. MỤC TIÊU 
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
- Làm được cỏc BT:Bài 1(cột 1, 2, 3); 2(cột 1, 2); Bài 3; Bài 4
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, yêu thích toán học.
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ ghi ND BT1 
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về dạng toán ít hơn:
- 1 HS lên làm bài 4- nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài vào vở:
Bài 1 (cột 1,2,3): GV tổ chức HS nêu nhanh kết quả 
- GV nhân xét, sửa sai: 5 + 9 = 14 9 + 5 = 14 
Bài 2 (cột 1,2): GV yêu cầu HS làm bài (tự đặt tính rồi tính) 
- HS làm bảng con
 	 36 100 100 45
	+ 36 - 2 - 75 + 45
 	 72 98 25 90 
- Yêu cầu nêu cách tính
- GV nhận xét
 Bài 3: GV yêu cầu HS xác định tên gọi của x trong phép tính
- Nêu lại quy tắt tìm số hạng, số bị trừ, số trừ 
- HS làmvở, vài HS làm bảng con
	x +16 = 20 x – 28 = 14
 	 x = 20-16	 x = 14 + 28
 	 x = 4	 x = 42
- GV nhận xét, sửa sai
 Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề
- Hướng dẫn phân tích, tóm tắt. 
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài
- Muốn biết em cân nặng bao nhiêu kilôgam ta làm thế nào?
- Yêu cầu 1 HS giải bảng lớp, lớp làm vở.
- Nhận xét, sửa bài 
4.Củng cố, dặn do 
- Về nhà làm các phần còn lại.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học
- GV nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2019
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết vẽ hình theo mẫu. Làm được các BT: 1; 2; 4
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ nội dung BT1.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về bảng cộng, trừ đã học:
- 2 HS nêu miệng bài 1. Lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập, thực hành:
Bài 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV đính 6 hình như SGK và yêu cầu HS đính tên mỗi hình.
- Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
a) Tam giác, b) tứ giác, c) tứ giác, d) hình vuông, e) hình chữ nhật,
 g) tứ giác,
- Nhận xét phần trình bày. Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Yêu cầu HS vẽ vào vở, GV nhắc nhở HS thao tác vẽ.
- Sửa bài, nhận xét.
Bài 4: GV hướng dẫn HS chấm các điểm vào vở rồi dùng thước và bút chì nối các điểm đó theo hình mẫu.
- Nhận xét.
*. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS phát hiện trong lớp những đồ vật có hình dạng đúng với GV nêu ra.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: Ôn tập về đo lường.
- Nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ : TẬP CHÉP
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ 
I. MỤC TIÊU 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu.
- Làm được BT1, BT2a.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1; BT2a.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: 
- HS viết bảng con: thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
b. Hướng dẫn tập chép: 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV đọc đoan văn đã chép. 2 HS đọc lại. 
+ GV nêu câu hỏi giúp HS nắm được nội dung và cách trình bày đoạn cần chép:
 Đoạn văn nói lên điều gì ?
 Trong đoạn văn, những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?
 Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- HS luyện viết bảng con những tiếng dễ viết sai: thong thả, cúc
- HS nhìn sách chép bài vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài. 
- GV chấm 7 bài, nhận xét. 
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Treo bảng phụ
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài vào VBT. 
- 1 em lên làm vào bảng phụ.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. Chốt lời giải đúng. 
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của BT (bảng phụ). 
- GV chọn cho HS làm BT2a.
- Cả lớp làm vào VBT. 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. 
- Chốt lời giải đúng: bánh rán, con gián, dán giấy
 dành dụm, tranh giành, rành mạch 3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG 
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE(T1)
I. MỤC TIÊU 
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
Với HS khéo tay: Cắt, gấp được báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
- HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. CHUẨN BỊ 
- Qui trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
- Giấy thủ công, kéo, keo, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH 
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe, hướng dẫn HS quan sát và nêu nhận xét về kích thước, màu sắc, các bộ phận so với những biển báo giao thông đã học.
- Biển báo giao thông cấm dỗ xe gồm mấy bộ phận ?
 Biển cấm đỗ xe giống và khác biển chỉ chiều xe đi ở chỗ nào ?
Hoạt động 2. GV hướng dẫn mẫu+ thực hành:
- GV treo qui trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe có hình vẽ minh hoạ cho từng bước lên bảng và hướng dẫn HS từng bước: 
 + Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe.
+ Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe.
- GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài, kĩ năng gấp, cắt, dán của HS.
- GV dặn HS giờ sau mang giấy TC, kéo, bút,...học tiếp.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
- Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
- GDMT: Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
- GDKNS: GDHS kĩ năng kiên định(Từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm).
II. CHUẨN BỊ 
 Phiếu bài tập (HĐ2).
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: 
- Trong trường, em biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
Hoạt động 1. Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh:
- Bước 1: GV nêu câu hỏi: “Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?” 
+ Mỗi HS nói một câu. GV ghi các ý kiến lên bảng.
- Bước 2: Làm việc theo cặp. 
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (SGK tr 36, 37) theo gợi ý sau: 
+ Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình.
+ Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- Bước 3: Làm việc cả lớp :
+ Gọi một số HS trình bày.
+ GV phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động và kết luận.
*GVKết luận: Những hoạt động: Chạy đuổi nhau trên sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầu là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác.
Hoạt động 2. Thảo luận: Lựa chọn trò chơi bổ ích(18’):
- Bước 1: HS hoạt động theo nhóm :
+ Mỗi nhóm tự chọn một trò chơi và chơi theo nhóm. 
- Bước 2 : Làm việc cả lớp:
+ GV tổ chức cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi GV đưa ra và viết vào phiếu (Nội dung phiếu: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường). 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS thực hiện chơi những trò chơi bổ ích. Chuẩn bị bài sau. 
* * * * * * * * * * 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_17_nam_hoc_2019_2020_ban_moi.docx
Giáo án liên quan