Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công.

- Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng.

- Giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm.

- Nhăc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.

* GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.

* GDKNS: KN Hợp tác; KN Đảm nhận trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

- Sách BT

III. TIẾN TRÌNH

 

docx20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 (Bản mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào?( HS nêu, nhận xét).
- GV viết lên bảng( Vừa viết vừa HD). 
- Cho HS viết bảng con. 
- GV nhận xét, sửa sai.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ, giới thiệu cụm từ ứng dụng : 
+ HS đọc cụm từ ứng dụng. 
+ GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng. 
- ?. Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào?
- ?. Nêu độ cao và khoảng cách các chữ?
+ GV viết mẫu chữ “Ong ”, Ong bay bướm lượn trên dòng kẻ tiếp theo chữ mẫu 
 - Hướng HS viết chữ “ Ong ”vào bảng con 
- HS tập viết chữ “Ong ”, Ong bay bướm lượn 2,3 lượt.
d. Hướng HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu cụ thể như ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn chậm.
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KỂ CHUYỆN
 CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU 
- Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
- HS hoàn thành tốt: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT2). 
- Giáo dục HS biết yêu thương loài vật. 
- GDKNS: HS cảm nhận và biết bày tỏ sự cảm thông với các nhân vật trong truyện.
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: 
- 3 HS kể lại chuyện: Hai anh em. GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học+ ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện: 
- Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
+ 1 HS đọc yêu cầu.
+ GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dungtừng tranh nhắc nhở HS : mỗi gợi ý ứng với nội dung từng tranh. 
+ Kể chuyện trong nhóm.
+ HS quan sát từng tranh trong SGK phong to.
+ 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện trước nhóm.
+ Kể chuyện trước lớp : Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn truyện theo tranh trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- Kể toàn bộ câu chuyện( HS hoàn thành tốt).
+ HS đọc yêu cầu.
+ 2,3 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Một HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Nhắc các em đối xử thân mật với con vật nuôi trong nhà.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công. 
- Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng. 
- Giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm. 
- Nhăc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
* GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.
* GDKNS: KN Hợp tác; KN Đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
- Sách BT
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: Giữ gìn truờng lớp sạch đẹp có lợi gì ? Em cần làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp?. Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (Tiết 1 ) 
Hoạt động 1: Phân tích tranh 
- Tổ chức cho HS quan sát tranh ở BT1 / 26.
+ Nội dung tranh vẽ gì? Việc chen lấn xô đẩy như thế có tác hại gì?
- Một số HS chen lấn như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
- Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT2/ 27.
- Chia 4 nhóm thảo luận. Gv yêu cầu HS lên sắm vai
- GV đưa ra các câu hỏi để hs trả lời
- Yêu cầu HS theo dõi xử lý tình huống. GV kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi gây nguy hiểm cho người xung quanh. Vì vậy, cần gom rác lại bỏ vào túi ni-long để khi xe dừng lại bỏ đúng nơi quy định. Làm như thế là giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm ở dưới làm vào vở
- Các em cần biết những nơi công cộng nào?
- Mỗi nơi đó có tác dụng gì?
- Để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và tránh làm những việc gì? 
GV kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí cho bào vệ, giữ gìn môi trường, bào vệ sức khỏe con người. Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người.
4. Củng cố:
- Giáo dục BVMT và GDKNS: Em đã làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
5.Dặn dò: Dặn dò HS thực hiện những điều đã học.
- Chuẩn bị: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (T. 2)
- Nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2019
CHÍNH TẢ: TẬP CHÉP
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng BT1; BT2a.
- Rèn HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: HS viết bảng con: sắp xếp; sương sớm; xôn xao. GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn tập chép:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV treo bảng phụ đã viết đoạn chép - đọc đoạn chép 1 lần.
+ GV nêu câu hỏi giúp HS nắm được nội dung bài chính tả.
+ 1 HS đọc câu hỏi sau đoạn chép. Cả lớp suy nghĩ trả lời:
?- Vì sao từ  Bé trong đoạn phải viết hoa ?
?- Trong 2 từ bé ở câu: Bé là một cô bé yêu loài vật; từ nào là tên riêng ?
- HS viết bảng con những tiếng dễ viết sai: quấn quýt; bị thương;.....
- HS chép bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi. GV chấm 7 bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Một HS đọc yêu cầu BT, đọc cả mẫu. 
- GV cho HS thảo luận nhóm - 2 dãy thi đua
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
 múi, mùi, núi, vui, 
 thủy, huy, khuy, suy, luỹ, 
- GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 2 a: Một HS đọc yêu cầu BT, đọc cả mẫu.
+ GV chọn cho HS làm BT2a .
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”( Chia lớp thành 3 nhóm, GV nêu luật chơi, hướng dẫn cách chơi và cho HS chơi ).
+ Các em thi tìm đúng, nhanh, nhiều tiếng theo y/c. Kết thúc đại diện các nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị tiết sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU 
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước(BT1); biết đặt câu với mỗi từ
 trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2).
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh( BT3).
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết nội dung BT2. Mô hình kiểu câu ở BT2.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra 2HS: HS 1 làm BT2; HS2 làm lại BT3 (tiết LTVC, tuần 15).
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn làm BT: 
Bài 1:1 HS đọc yêu cầu bài tập, đọc cả mẫu. 
- HS trao đổi theo cặp, viết những từ tìm được vào VBT.
- GV chia bảng lớp thành 3 phần, mời 3 HS lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với các từ đã cho.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT.
- HS làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
 * GV củng cố cho HS về: Từ trái nghĩa ( Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau).
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS quan sát tranh minh hoạ, viết tên từng con vật theo số thứ tự vào VBT.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn chậm.
- HS báo cáo kết quả làm bài. 
- GV giúp HS sửa chữa.
* Củng cố cho HS về từ chỉ sự vật(con vật).
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU 
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
- Có ý thứ trong việc học tập, vui chơi đúng giờ giấc
II. CHUẨN BỊ 
- Một mô hình đồng hồ.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về cách xem giờ: 
- 1 HS nêu miệng lại BT1. Lớp theo dõi nhận xét.
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành: 
GV hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: GV yêu cầu HS nhìn tranh SGK thảo luận nhóm: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Đại diện nhóm trình bày
 Hình 1 – B Hình 2 – A Hình 3 – D Hình 4 - C
- GV nhận xét và giải thích thêm hai trường hợp 17 giờ; 20 giờ.
KL: HS tập xem đồng hồ ( ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối) làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ.
Bài 2:Yêu cầu HS thảo luận tương tự: Câu nào đúng câu nào sai
- Đai diện nhóm nêu 
KL: GV kết luận về cách xem giờ đúng.
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà thực hành xem đồng hồ.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết được một số đặc điểm, hình dáng con vật.
- HS biết cách nặn hoặc xé dán một số con vật .Nặn hoặc xé dán được con vật theo ý thích.
- Yêu quý các con vật có ích. 
II. CHUẨN BỊ 
- Một số tranh , ảnh về các con vật ...
- Hình hướng dẫn cách vẽ, nặn ở ĐDDH.
- Giáo án, SGV, Vở tập vẽ 2.
- Tranh của hs năm trước. 
- Vở tập vẽ 2, chì, màu, gôm 
III. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đồ dùng HS.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét 
GV giới thiệu tranh, ảnh một số con vật và đặt các câu hỏi gợi ý như SGV2 trang 123.
+ Tên con vật là gì?
+ Con vật có những bộ phận chính nào?
+ Con vật đang làm gì? Có màu gì?
+ Em nhận ra đặc điểm con voi, thỏ nhờ những đặc điểm gì?
+ Hình dáng con vật khi đi, đứng, chạy như thế nào?
KL: GVTT bổ sung giúp HS nắm được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số con vật em biết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ 
GV hướng dẫn cho HS cách nặn con vật ở hình minh hoạ cho HS thấy và nặn mẫu:
- Cách 1: Nặn rời từng bộ phận chính rồi ghép dính lại hình con vật.
+ Nặn thêm chi tiết hoàn chỉnh con vật.
+ Tạo dáng cho con vật.
Cách 2: Từ một thỏi đất nặn, vuốt thành hình dáng con vật.
+ Nặn thêm chi tiết hoàn chỉnh con vật.
+ Tạo dáng cho con vật.
- GV cho HS xem bài nặn của HS lớp trước.
- Các em cần kết hợp cả 2 cách khi nặn con vật.
- HS nhắc lại cách nặn. 
KL: Nắm được cách nặn con vật và hình dung được cách nặn con vật mình yêu thích. 
Hoạt động 3: Thực hành 
- GV cho HS nặn con vật mình yêu thích .
- GV quan sát, gợi ý cho HS còn lung túng chưa biết cách làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá 
- GV hướng dẫn HS xét bài tập nặn của các tổ về:
+ Hình dáng, đặc điểm của con vật ntn?
+ Giống đặc điểm con vật chưa?
+ Màu sắc, cách tạo dáng đẹp chưa?
GV nhận xét, đánh giá bài nặn của HS.
(- Cách vẽ con vật hướng dẫn theo SGV 2).
Hoạt động cuối: 
Cũng cố lại các bước nặn con vật
Gd hs chăm sóc và bảo vệ con vật 
*Dặn dò về nhà xem Bài 17: Xem tranh Phú Quý, Gà mái.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2019
TẬP ĐỌC
THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC TIÊU 
- Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.
- Hiểu được tác dụng của thời gian biểu.( trả lời được CH 1,2).
- HS hoàn thành tốt trả lời được CH3.
-Biết làm việc và nghĩ ngơi đúng giờ giấc theo thời gian biểu.
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ viết một số câu cần hướng dẫn HS luyện đọc:
 SÁNG//
 6giờ- 6giờ 30/ Ngủ dậy, tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân //
 6giờ 30- 7giờ/ Sắp xếp sách vở,/ ăn sáng //
 7giờ- 11 giờ/ Đi học(Thứ bảy: / học vẽ,/ Chủ nhật: đến bà) //
III. TIẾN TRÌNH 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện “Con chó nhà hàng xóm”, và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài + Ghi đề bài: 
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV uốn nắn cách đọc của từng HS. 
+GV treo bảng phụ hướng dẫn HS cách đọc từng câu.
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài: Đ1: Sáng.. Đ2: Trưa....
 Đ3: Chiều... Đ4: Tối ... + GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn. 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc nối tiếp theo nhóm bàn. GV giúp đỡ.
+ Thi đọc giữa các nhóm: HS thi đọc cá nhân, đồng thanh- nhận xét.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài và trả lời các câu hỏi sau nội dung bài.
Câu 1: Đây là lịch làm việc của ai? Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày?
Câu 2: Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?
Câu 3: Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường? 
 - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài. GV nhận xét bổ sung, chốt nội dung chính.
d. Luyện đọc lại:
 Thi tìm nhanh, đọc giỏi.
- Các nhóm thi tìm nhanh, đọc giỏi. Đại diện một nhóm đọc một vài thời điểm trong thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo, HS các nhóm khác phải tìm nhanh, đọc đúng các việc làm của bạn Thảo trong thời điểm ấy,.. sau đó đổi lại. Người đọc nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng bông hoa. 
- GV nhận xét; kết luận nhóm thắng cuộc, người thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS tự lập thời gian biểu cho mình + Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
NGÀY, THÁNG
I. MỤC TIÊU 
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng( biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
- Có ý thức học tập, tính chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ kẻ như mẫu trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về cách xem đồng hồ: 
- 3 HS lên bảng quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ : 8 giờ ; 11 giờ ; 18 giờ.
- HS và HV nhận xét.
Hoạt động 2. Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng: 
- GV treo tờ lịch tháng 11 lên bảng và giới thiệu: “đây là tờ lịch ghi các ngày trong tháng 11” GV khoanh tròn vào số 20 và nói tiếp : “Tờ lịch này cho ta biết, chẳng hạn ngày vừa được khoanh là ngày hai mươi tháng 11 và ứng với thứ mấy trong tuần lễ”.
- HS căn cứ vào câu trả lời mẫu và tờ lịch tháng 11 trong SGK để tự tìm ra các câu trả lời thích hợp.
- GV chỉ vào bất kì ngày nào trong tờ lịch và yêu cầu HS đọc đúng tên các ngày đó. 
- GV giảng về các cột trong tờ lịch.
- Gọi vài HS nhìn vào tờ lịch treo trên bảng, trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 3. Thực hành: 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành BT:
Bài 1: Đọc, viết theo mẫu.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm nhóm
- GV nhận xét, sửa.
Bài 2:a) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12
- GV cùng HS sửa bài, nhận xét
b) Xem tờ lịch trên rồi cho biết:
+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy? + Ngày 25 tháng 12 là ngày thứ mấy?
+ Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật? + Đó là các ngày nào?
+ Tuần này thứ sáu là ngày 11 tháng 12, tuần sau thứ sáu là ngày nào?
- GV nhận xét, sửa bài
Hoạt động 4. Hoạt động nối tiếp:
GV nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thực hành xem lịch
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 19 tháng 12 năm 2019
TOÁN
THỰC HÀNH XEM LỊCH
I. MỤC TIÊU 
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. CHUẨN BỊ 
- Tờ lịch tháng 12- 2016.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố cách đọc tên các ngày trong tháng:
- 1 HS làm BT2(SGK). Lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hành xem lịch:
GV hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
- Cho HS quan sát tờ lịch tháng 1.
- HS nêu kết quả quan sát
- GV nhận xét, sửa bài.
Kết luận: Tháng 1 có 31 ngày.
 Bài 2: GV chia lớp thành 3 nhóm
- GV giao nhiệm vụ: Xem lịch rồi cho biết:
+ Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào?
( Là các ngày: 2, 9, 16, 23, 30)
+ Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày nào? Thứ ba tuần sau là ngày nào? (Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4. Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng 4)
+ Ngày 30 tháng 4 là thứ mấy? ( Là thứ sáu)
à Tháng 4 có 30 ngày.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3. Củng cố - Dặn dò: 
- 2 đội điền nhanh các ngày của một thứ nào đó trong tháng.
+ Mỗi đội cử 4 HS lên thi đua tiếp sức. 
+ Lớp vỗ tay cỗ vũ 2 đội.
- Xem lại lịch những tháng trước.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nxét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ
 NGHE - VIẾT: TRÂU ƠI
I. MỤC TIÊU 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát
- Làm được BT1 ; BT2a.
- Rèn HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: HS viết bảng con: múi bưởi, tàu thủy. GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn nghe viết:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài một lần - 2 HS đọc lại. 
+ Hỏi: Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào?...
+ Hướng dẫn HS nhận xét cách trình bày bài chính tả bài chính tả.
+ HS viết vào bảng con những tiếng khó, dễ viết sai: ruộng, quản công.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài: GV chấm khoảng 5-7 bài, rồi nhận xét.
c. Hướng dẫn làm BT:
Bài 1: 1HS đọc và nêu rõ yêu cầu bài tập. 
- 2 HS khá, giỏi làm mẫu (VD: mào- màu; cao- cau) 
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Củng cố cách phân biệt vần: ao- au để đọc và viết đúng.
Bài 2a: GV nêu yêu cầu BT.
- 1 HS lên làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng phụ, chốt lời giải đúng. 
* Củng cố phân biệt âm tr/ch.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen HS có tiến bộ. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG
 GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG 
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU 
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. 
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
- HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. CHUẨN BỊ 
- Hình mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều .
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
Hoạt động 1. Củng cố cách cắt dán biển báo GT cấm xe đi ngược chiều(5’):
- 3 HS nhắc lại cách gấp, cắt, dán biển báo GT cấm xe đi ngược chiều. 
- GV cùng HS nhận xét, kết luận:
 + Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều.
+ Bước 2: Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
Hoạt động 2. Thực hành:
- GV tổ chức cho HS thực hành và chú ý quan sát, uốn nắn, gợi ý giúp đỡ các em còn lúng túng để hoàn thành sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá sản phẩm của HS .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài, kĩ năng gấp, cắt, dán và sản phẩm của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
- GDMT: Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. Có thái độ yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường
- GD kĩ năng sống: Đảm nhận trách nhiệm tham gia công việc trong trường phù hợp với lứa tuổi.
II. CHUẨN BỊ 
- Hình vẽ trong SGK tr 34,35.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: Ngoài các phòng học, trường của bạn còn có những phòng nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :
a. GT

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.docx
Giáo án liên quan