Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.

- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

GDKNS: KNS hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- Chổi, dụng cụ dọn vệ sinh (Hoạt động 2)

III. TIẾN TRÌNH

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 (Bản mới), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét).
- GV viết lên bảng ( vừa viết vừa nói chữ N gồm 3 nét: móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải).
- Cho HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa sai.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ, giới thiệu cụm từ ứng dụng: 
+ HS đọc cụm từ ứng dụng Nghĩ trưϐ nghĩ sau. 
+ GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng. 
Nêu độ cao và khoảng cách các chữ?
GV viết mẫu chữ “Nghĩ ”, Nghĩ trưϐ nghĩ sau trên dòng kẻ tiếp theo chữ mẫu.
 Hướng dẫn HS viết chữ “Nghĩ ”vào bảng con : HS tập viết chữ Nghĩ và Nghĩ trưϐ nghĩ sau.
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu cụ thể như ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm khoảng 5 – 7 bài, nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Về nhà viết phần bài ở nhà.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KỂ CHUYỆN
HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU 
- Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý(BT1); nói lại được ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng(BT2).
- HS hoàn thành tốt biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT3).
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
GDKNS: HS có kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các gợi ý a,b,c (diễn biến của câu chuyện). 
III. TIẾN TRÌNH 
A. Bài cũ: 
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện: “Câu chuyện bó đũa”.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý (treo bảng phụ):
+ 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý a,b,c (diễn biến của câu chuyện). GV nhắc nhở HS: mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện. 
+HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt(kể trong nhóm).
+ Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp
- Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng:
+ 1 HS đọc yêu cầu 2.
+ 1 HS đọc lại đoạn 4 của chuyện
+ GV giải thích, nêu nhiệm vụ cho HS 
+ HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
VD: Ý nghĩ của người anh: Em mình tốt quá./ Hóa ra em làm chuyện này.
 Ý nghĩ của em: Hóa ra anh mình làm chuyện này./ Anh mình tốt quá.
- Kể toàn bộ câu chuyện( HS hoàn thành tốt) 
+ 4 HS tiếp nối nhau kể theo 4 gợi ý.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể tốt nhất.
 C. Củng cố dặn dò: 
 Hỏi : Qua câu chuyện em rút ra được điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS anh em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
GDKNS: KNS hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ 
- Chổi, dụng cụ dọn vệ sinh (Hoạt động 2)
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống. 
- GV giao cho mỗi nhóm thực hiện việc đóng vai xử lí một tình huống.
- GV mời các nhóm HS lên đóng tiểu phẩm.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Em thích nhân vật nào nhất ? Tại sao? 
- GV mời một số HS lên trả lời – nhận xét. 
*GVKL: Tình huống 1: An cần nhắc Mai đổ rác đúng nơi qui định.
 Tình huống 2: Hà cần khuyên bạn không nên vẽ lên tường.
 Tình huống 3: Long nên nói với bố sẽ đi chơi công viên vào ngày khác và đi đến trường để trồng cây cùng các bạn.
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch, làm đẹp lớp học.
- GV cho HS quan sát xung quanh lớp và nhận xét xem lớp mình đã sạch đã đẹp chưa.
- HS thực hành xếp, dọn vệ sinh lớp học cho sạch, đẹp.
- GV yêu cầu HS quan sát lại lớp học sau khi đã thu dọn. Mời HS phát biểu cảm tưởng.
* GV kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm đôi”. 
- GV phổ biến luật chơi. HS thực hiện trò chơi.
*GVKL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
Trường em, em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hành tốt việc giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2019
CHÍNH TẢ 
TÂP CHÉP: HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép.
- Làm được BT1 ; BT2- VBT/63.
- Rèn HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ chép BT1.
III. TIẾN TRÌNH 
A. Bài cũ:
- HS viết bảng con: thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.
- GV nhận xét, sửa sai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn tập chép:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài viết 1 lần.
+ 2 HS đọc lại.
+ GV hỏi HS nắm nội dung bài chính tả:
- Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em?” Anh mình còn phải...công bằng”
- Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu gì?(...Đạt trong dấu ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm”
- HS viết bảng con những từ dễ viết sai:nghĩ, bỏ thêm, công bằng.
- HS chép bài vào vở: 
- GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi. 
GV chấm 5-7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 GV hướng dẫn HS hoàn thành BT trong VBT/63.
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT.
+ HS thi tìm tiếng có chứa vần ai, ay và nối tiếp ghi lên bảng phụ.
+ Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. 
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT.
+ GV chọn cho HS làm BT2 vào VBT.
+ HS làm vào VBT 
+ HS đọc bài làm, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ CHỈ ĐẶC DIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật( thực hiện 3 trong số 4 mục của BT1, toàn bộ BT2).
- Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào ?( thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3).
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ kẻ bảng ở BT3.
- Bảng nhóm viết nội dung BT2.
III. TIẾN TRÌNH 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS làm lại BT1,2 (tiết LTVC, tuần 14).
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm BT: 
GV hướng dẫn HS hoàn thành BT trong VBT/63; 64:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh trong SGK phóng to; chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi(có thể thêm từ khác).
- Em bé thế nào ? (- Em bé rất xinh. / Em bé rất đẹp. / Em bé rất đáng yêu. / Em bé rất ngây thơ.)
- GV nhận xét giúp các em nói hoàn chỉnh thành câu 
- Con voi thế nào ?( Con voi rất khỏe. / Con voi thật to. / Con voi chăm chỉ làm việc. / Con voi cần cù làm việc)
- Những quyển vở thế nào ? (Những quyển vở này rất đẹp./ Những quyển vở này rất nhiều màu. )
- Những cây cau thế nào ?( Những cây cau này rất cao./ Những cây cau này rất thẳng. / Những cây cau này thật xanh tốt.)
- 1 HS làm mẫu.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh câu.
BT2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm thi làm bài.
a. Đặc điểm về tính tình của một người 
b. Đặc điểm về màu sắc của một vật 
c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
a) Tốt, ngoan, hiền b)Trắng, xanh, đỏ c) Cao, tròn, vuông
- GV hướng dẫn HS cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
* Củng cố về từ chỉ đặc điểm của người, vật, sự vật.
 BT3a,b,c:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập trên bảng phụ.
- 1 HS đọc câu mẫu(SGK); GV hướng dẫn HS phân tích câu mẫu.
- 3 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào VBT. 
a. Mái tóc của ông ( hoặc bà em ) b.Tính tình của bố (mẹ em).
c. Bàn tay của bé. d. Nụ cười của chị em.
- Nụ cười của anh em.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Bạc trắng
- Hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm
- Mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn.
- Tơi tắn, rạng rỡ.
- Hiền lành, hiền khô.
* Củng cố cách đặt câu kiểu Ai thế nào?
IV. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống bài. GV nhận xét tiết học. Học bài + Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
TÌM SỐ TRỪ
I. MỤC TIÊU 
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: a – x = b ( với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính( Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu).
- Nhận biết số trừ, số bị trừ, hiệu.
- Biết giải bài toán dạng tìm số trừ chưa biết.
- Bài tập cần làm: bài 1( cột1,3), Bài 2( cột 1,2,3 ), Bài 3.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng BT2.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1: Củng cố dạng toán 100 trừ đi một số. 
-2 HS lên bảng làm. 100 - 8 ; 100 - 67
- GVnhận xét.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong bài học rồi nêu bài toán.
- Gv cho vài HS nêu lại bài toán.
- GV nêu: Số ô vuông lấy đi là số chưa biết, ta gọi số đó là x. GV hướng dẫn HS hình thành phép trừ: 10 – x = 6, HS đọc lại.
- GV chỉ vào từng thành phần của phép trừ, yêu cầu HS gọi tên thành phần của phép trừ. 1 HS nhắc lại.
- GV hỏi HS: “Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?”( Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu).
- GV cho HS nhắc lại, sau đó viết bảng.
- GV tổ chức cho HS học thuộc phần ghi nhớ.
- HS làm bảng con: 8 – x = 5, 10 – x = 7
Hoạt động 3: Luyện tập
BT 1: Cột 1,3
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hỏi: Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm thế nào?
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
*Cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. 
BT 2: Cột 1, 2,3
- GV treo bảng phụ – HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu lại cách tìm số trừ, số bị trừ.
- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
*Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết 2 thành phần còn lại.
BT 3: HS đọc đề bài toán.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng tóm tắt và làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ hs chậm.
- GV và HS nhận xét. Đổi vở kiểm trakết quả cho nhau.
* Củng cố giải toán có lời văn dạng tìm số trừ chưa biết.
Hoạt động nối tiếp:
- HS nêu lại cách tìm số trừ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại các BT trong SGK + Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CỐC
I. MỤC TIÊU 
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại cốc. 
- Tập vẽ cái Cốc ( cái li ) theo mẫu. 
- Trân trọng và giữ gìn đồ vật. 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh ở bộ ĐDDH. 
- Chuẩn bị một số loại cốc khác nhau về màu sắc, hình dáng, chất liệu .
- Bài vẽ của HS lớp trước .
- Vở tập vẽ 2, Chì, tẩy, màu...
III. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đồ dùng HS.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu cốc và tranh ảnh gợi ý HS nhận biết:
+ Đây là đồ vật gì?
+ Hình dáng những đồ vật này như thế nào?
+ Cái cốc gồm có những bộ phận nào?
+ Cái cốc có trang trí hình gì không?
+ Những cái cốc này các bộ phận có giống nhau không?
+ Cái cốc nằm trong khung hình gì?
+ Em thích vẽ cái cốc nào?
- GVTT bổ sung: Để vẽ được cái cốc đẹp các em cần quan sát kỹ đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của cái cốc và ghi nhớ những gì quan sát được. 
Hoạt động 2: Cách vẽ cái cốc 
- GV đặt mẫu ở những vĩ trí thích hợp, gợi ý HS cách vẽ ở ĐDDH.
- GV vẽ mẫu ở bảng lớn qua từng bước:
+ Quan sát mẫu vẽ khung hình cái cốc vừa phải với tờ giấy vẽ.
+ Vẽ đường trục của cái cốc.
+ Đánh dấu bộ phận và vẽ nét chính của cái cốc.
+ Sửa hoàn chỉnh hình.
+ Trang trí và vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS nhắc lại cách vẽ.
- GV cho HS bài vẽ của HS cũ.
Hoạt động 3: Thực hành
- HS quan sát và vẽ được cái cốc theo mẫu. 
- GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn. Khi hs vẽ hình, cần nhắc các em quan sát và so sánh để xác định đúng khung hình chung của cái chai
Lưu ý : 
Bố cục sao cho cân đối 
Vẽ trang trí, tìm hoạ tiết.
Vẽ màu
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp gợi ý HS nhận xét, đánh giá về:
+ Hình dáng cái cốc nào giống mẫu hơn?
+ Bài nào trang trí và màu sắc đẹp?
+ Em thích bài vẽ đẹp nào? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá những bài vẽ đẹp. 
* Dặn dò:
- Dặn dò hs về nhà tập quan sát và nhận xét hình dáng những đồ vật quen thuộc.
- Giáo dục HS giữ gìn đồ vật .
- Chuẩn bị bài học sau, Bài 16 :Nặn hoặc vẽ xé dán con vật.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2019
TẬP ĐỌC 
BÉ HOA
I. MỤC TIÊU 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn luyện đọc.
III. TIẾN TRÌNH 
A. Kiểm tra bài cũ: 3 HS tiếp nối nhau đọc bài “Hai anh em”, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài. GV nhận xét.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Sử dụng tranh minh hoạ.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện, tâm tình.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Luyện đọc đúng một số từ ngữ: đen láy, đưa võng,...
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài( 3 đoạn- mỗi lần xuống dòng là 1đoạn).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số câu văn dài.
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc giữa các nhóm: HS thi đọc từng đoạn, cả bài(Không đọc ĐT cả lớp).
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài và trả lời các câu hỏi về nội dung bài, dưới sự hướng dẫn của GV.
- Em biết gì về gia đình Hoa? ( Gia đình Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa và em Nụ - em Nụ mới sinh )
- Em Nụ đáng yêu như thế nào?( Em nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy
- Hoa đã làm gì giúp mẹ? ( Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ )
-Trong thư gửi bố Hoa kể chuyện gì?
- Nêu mong muốn gì? ( Hoa kể về em Nụ, về chuyện Hoa hết bài hát ru em. Hoa mong muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm những bài hát khác cho Hoa.)
- GV nhận xét, bổ sung.
* HS nêu nội dung chính của bài. GV nhận xét bổ sung, chốt nội dung chính.
Liên hệ: Em có yêu em bé của em không? Để thể hiện tình thương đó em đã làm gì?
4. Luyện đọc lại:
- HS thi đọc lại cả bài.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người đọc tốt nhất.
C. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài văn. GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
ĐƯỜNG THẲNG
I. MỤC TIÊU 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút.
- Biết ghi tên đường thẳng.
II. CHUẨN BỊ 
- Thước thẳng.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1: Củng cố cách tìm số trừ.
- 2 HS nêu cách tìm số trừ.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: GV giới thiệu cho HS về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
a. Giới thiệu về đường thẳng AB: 
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng AB (1 HS lên vẽ bảng, HS vẽ vào giấy nháp)- giới thiệu đoạn thẳng AB.
- GV hướng dẫn HS nhận biết ban đầu về đường thẳng. Chẳng hạn: Dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB và viết là “đường thẳng AB” – vài HS nhắc lại.
b. Giới thiệu ba điểm thẳng hàng:
- GV giới thiệu về 3 điểm thẳng hàng. Chẳng hạn: GV chấm sẵn 3 điểm A, B, C trên bảng (chấm điểm C sao cho cùng nằm trên đường thẳng AB). GV nêu: “3 điểm A,B, C cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói A, B, C là ba điểm thẳng hàng”.
- GV có thể chấm một điểm D ở ngoài đường thẳng vừa vẽ và giúp HS nêu nhận xét: “3 điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thẳng nào, nên 3 điểm A,B,D không thẳng hàng”.
Hoạt động 3: Luyện tập
BT1(SGK): HS đọc yêu cầu BT 
- GV hướng dẫn mẫu câu a.
- Cả lớp làm bài vào vở ô li theo quy trình.
+ Vẽ các đoạn thẳng vào vở.
+ Dùng thước thẳng và bút kéo dài các đoạn thẳng về hai phía để có đường thẳng, sau đó ghi tên các đường thẳng đó.
* Cách vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm, biết ghi tên các đường thẳng.
Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập trong SGK + Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số trừ.
- BT cần làm: bài 1, bài 2( cột 1,2,5 ), bài 3
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ ghi nội dung BT1.
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1: Củng cố về cách vẽ đường thẳng.
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng và ghi tên các đường thẳng đó.(đường thẳng qua hai điểm). Nêu 3 điểm thẳng hàng.
- HS và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập
BT1: 1HS nêu yêu cầu BT trên bảng phụ. 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc kết qủa – nhận xét, đối chiếu kết qủa.
*Củng cố kĩ năng trừ nhẩm.
BT2: Cột 1,2,5
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- HS cả lớp làm bài vào vở ô li. 2 HS lên bảng làm bài.
- Gv theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
*Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ (đặt tính theo cột).
BT3:HS đọc yêu cầu BT.
- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở ô li.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm
- HS nhận xét, nêu cách tìm số bị trừ và số trừ chưa biết trong phép trừ.
 * Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập trong SGK + Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ 
NGHE- VIẾT: BÉ HOA
I. MỤC TIÊU 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT 2a.
- Rèn HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết nội dung BT2a. 
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ:
- HS viết bảng con: sáo sậu, sếu, xấu.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài + Ghi đề bài:
b. Hướng dẫn nghe viết:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài viết một lần – 2 HS đọc lại.
Em Nụ đáng yêu như thế nào?
+ HS viết vào bảng con những tiếng khó, dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài: GV chấm khoảng 5,7 bài, rồi nhận xét.
c. Hướng dẫn làm BT:
BT2a: GV chọn cho HS làm BT2a 
– HS đọc yêu cầu trên bảng phụ.
- Hướng dẫn HS làm. 
- 1 HS lên bảng làm – Lớp làm VBT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
- HS nhận xét bài trên bảng - Đối chiếu kết qủa.
- GV theo dõi, sửa sai.
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen HS có tiến bộ. 
- Về nhà tập viết nhiều.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG 
 GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG 
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
I. MỤC TIÊU 
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều .
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. 
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
- HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. CHUẨN BỊ 
- Hình mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
Hoạt động: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát hình mẫu và đặt câu hỏi cho HS nhận biết về hình dáng, kích thước và màu sắc của biển báo .
- GV nhắc nhở HS khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều.
+ Bước 2: Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành và chú ý quan sát, uốn nắn, gợi ý giúp đỡ các em còn lúng t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_ban_moi.docx
Giáo án liên quan