Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS tham khảo trước một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- GV viết trước đề bài lên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên kể lại một đoạn của câu chuyện Búp bê của ai? Bằng lời của búp bê.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
- GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào?
2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- GV gọi HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK
- GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân các từ: đồ chơi, con vật gần gũi.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK phát biểu: Truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là những con vật gần gũi với các em?
hức cho HS làm vào VBT Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS làm bài cá nhân vào VBT (2 HS làm bài trên bảng lớp). - Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài. - GV kết luận. Bài 2: Giải toán có lời văn: - Gọi 1 HS đọc bài toán. - Một số HS trình bày cách làm. - HS tự làm bài vào VBT.(1 HS làm trên bảng phụ). - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó(theo mẫu) - HS tự làm bài, (1 HS làm trên bảng phụ) - Chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu thêu đã học. Ghi chú: Không bắt buộc HS nam thêu. Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh quy trình các bài trong chương. - Mẫu khâu, thêu đã học. III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học. 2. Tổ chức ôn tập. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài trong chương đã học. - GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học (khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích). - Gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn; thêu móc xích của các bài khâu, thêu đã học. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học. Hoạt động 2: GV cho HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học chọn làm một sản phẩm. GV theo dõi, hướng dẫn thêm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học, tinh thần học tập - Dặn tiết sau sẽ tiến hành tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi I. Yêu cầu cần đạt: HS biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1); phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). II. đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ các đồ chơi, trò chơi trong SGK. - Bảng phụ viết tên các đồ chơi, trò chơi(lời giải BT2) - Ba tờ phiếu viết yêu cầu của BT3, 4. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ: + 1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước, làm lại BT.III.1 + 1 HS làm lại BT.III.3. GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cả lớp quan sát kỹ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh. - Một HS làm mẫu.(tranh 1). - Gọi 2 HS lên bảng, chỉ tranh minh họa, nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đồ chơi hoặc trò chơi khác: - Gọi HS đọc yêu cầu trong VBT - GV nhắc HS chú ý kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại. - Cả lớp suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi, hoặc trò chơi khác. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GVtreo bảng phụ đã viết tên các đồ chơi, trò chơi. 1 HS nhìn bảng phụ và đọc lại. - HS viết vào VBT các từ ngữ chỉ đồ chơi, trò chơi mới lạ với mình. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK và thảo luận cặp đôi để làm BT. - Gọi HS trình bày bài làm, kèm theo lời thuyết minh. - Cả lớp và GV kết luận lời giải đúng. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài và thảo luận nhóm tìm ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ. - GV kết luận. Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu của đề. - Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. (Yêu cầu một số HS đặt câu với một số từ) - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ về trò chơi vừa học. Chuẩn bị bài mới. Lịch sử Nhà Trần và việc đắp đê I. Yêu cầu cần đạt: Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần rất tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt : lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. II. Đồ DùNG dạy học: Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1HS trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? - GV nhận xét cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra khó khăn gì? + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin - HS trình bày. GV nhận xét về lời kể của GV. - GV kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. 2.2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 2: - GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. - Một số nhóm trình bày. - GV kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc, vua nhà Trần cũng trông nom việc đắp đê. 2.3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4: - HS trả lời câu hỏi của GV: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - GV kết luận: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. 2.4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp - HS thảo luận câu hỏi: ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - GV bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc nội dung tóm tắt trong SGK. Chiều, Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 Khoa học Tiết kiệm nước I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được vì sao phải tiết kiệm nước. - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. - Thực hiện tiết kiệm nước. II. đồ dùng dạy học: - Hình trang 60, 61 SGK. - Giấy bìa to, bút màu cho các nhóm vẽ tranh. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: + Em hãy nêu những việc nên và không nên làm khi bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu, ghi mục bài. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi sau: + Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60, 61 SGK. + Chỉ vào từng hình vẽ và nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước? + Quan sát hình vẽ trang 61 và đọc mục Bạn cần biết để thảo luận lí do cần phải tiết kiệm nước. - Gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc. - Yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng nước của cá nhân, gia đình và người dân địa phương nơi em sinh sống theo các gợi ý: + Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không? + Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? - GV kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy, chúng ta phải tiêt kiệm nước. 2.3. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước. + Thảo luận tìm nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. - Các nhóm thực hành, GV theo dõi, giúp đỡ thêm. - Các nhóm trình bày sản phẩm và nêu ý tưởng của bức tranh. - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương tinh thần của các em. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà thực hiện theo bài học và vận động gia đình thực hiện tiết kiệm nước toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS củng cố về: Chia cho số có hai chữ số; Giải bài toán có lời văn số thông qua hình thức làm bài tập II. Hoạt động dạy học GV tổ chức cho HS làm các BT sau: 1. Đặt tính rồi tính 378 : 27 276 : 23 235 : 47 696 : 58 2. Tìm y 250 x y = y y x 627 = 627 y + y = y x y 3. Một người thợ tiện 9 ngày được 250 sản phẩm, trong 14 ngày tiếp theo tiện được 463 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày người đó tiện được bao nhiêu sản phẩm? 4. Tìm hai số, biết tổng của chúng gấp 7 lần hiệu của chúng và hiệu kém số bé 42 đơn vị. Gợi ý: Tổng 7 phần thì hiệu của nó là 1 phần. Ta có : 7 = 3 + 4 ; 4 - 3 = 1. Tìm số lớn mấy phần, số bé mấy phần? * Cho HS tự làm, GV kèm thêm những em gặp khó khănlàm bài rồi chữa. Bài tập về nhà: 1. Tìm hai số, biết tổng của chúng gấp 9 lần hiệu của chúng và hiệu kém số bé 36 đơn vị. tiếng việt Mở rộng vốn từ : Trò chơi -đồ chơi Yêu cầu cần đạt: Giúp HS củng cố về : Mở rộng vống từ : Trò chơi - đồ chơi thông qua hình thức làm bài tập II. Hoạt động dạy học *GV cho hs làm và chữa lần lượt các bài tập sau: Bài 1: Xếp các trò chơi dưới đây vào hai nhóm : Trò chơi học tập và Trò chơi giải trí Bịt mắt bắt dê; Điền ô chữ; Ghép lời vào tranh; Rước đèn ông sao; Kéo co; Ghép tiếng tạo từ; Đọc thơ truyền điện; Nhảy dây, đá cầu; Nghe đọc đoạn, đoán tên bài; Tìm nhanh đọc đúng; đoán từ thả thơ; Thả diều; Hái hoa luyện đọc Bài làm Nhóm 1 : Trò chơi học tập Điền ô chữ; Ghép lời vào tranh; Ghép tiếng tạo từ; Đọc thơ truyền điện; Nghe đọc đoạn, đoán tên bài; Tìm nhanh đọc đúng; đoán từ thả thơ; Hái hoa luyện đọc Nhóm 2 : Trò chơi giải trí các trò chơi còn lại Bài 2: Các câu đó dưới đây nói về những đồ chơi, trò chơi nào ? Quả gì không ở cây nào Không chân không cánh bay cao, chạy dài. (Là gì ?) Quả bóng b) Mọi đêm quen ở trên trời Vui Trung thu, bạn rước tôi đi cùng. (Là cái gì ?) đèn ông sao c) Khi thế thủ, khi tấn công Có sông, có nước mà không có đò Ngựa kia đi lại tự do Đôi voi thì chỉ quanh co giữ nhà. (Là trò chơi gì?) chơi cờ tướng Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả lại một trò chơi mà em đã từng tham gia và rất yêu thích . (học sinh tự làm ) Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010 Toán Chia cho số có hai chữ số (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.(chia hết, chia có dư). Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3 (a). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng làm BT1 của tiết trước (mỗi HS làm một phần) - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Trường hợp chia hết 10105 : 43 = ? - GV yêu cầu HS nhận xét về số chữ số trong phép chia - GV nêu: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số cũng tương tự như chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính. - HS trình bày. GV ghi bảng và nói như SGK. - GV giúp HS biết cách ước lượng thương trong mỗi lần chia. 2.2. Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư 26345 : 35 = ? - Các bước tiến hành tương tự như trên. 2.3. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS tự làm vào vở (2HS làm trên bảng phụ) – GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Giải toán có lời văn: - HS đọc đề bài, phân tích, nêu cách làm. - HS làm vào vở (1HS làm trên bảng phụ). - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Tìm X: HS tự làm bài sau đó chữa bài. - GV nhận xét, chấm điểm cho học sinh và chữa bài tập. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Tập đọc Tuổi ngựa I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc rõ ràng, lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. (trả lời được các CH 1,2,3,4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài). HS khá, giỏi: Thực hiện được câu hỏi 5 trong bài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn bài "Cánh diều tuổi thơ"và trả lời câu hỏi về nội dung. - Nhận xét và cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cho HS quan sát và giới thiệu bài. 2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc : - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ 2, 3 lượt. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng. - HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ trong phần Chú giải. - GV gọi 2 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ tuổi gì? + Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi: + “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: + Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa? - HS đọc thành tiếng, đọc thầm khổ thơ1 TLCH: + Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì? - GV cho HS đọc toàn bài TLCH: + Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? (một số HS phát biểu). + Nội dung của bài thơ này là gì? GV ghi nội dung bài lên bảng, HS nhắc lại.. 2.4. Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm - Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm một khổ thơ (khổ 2) - HS nhẩm thuộc bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Khoa học Làm thế nào để biết có không khí? I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS biết: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và các chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí. II. đồ dùng dạy học: - Hình trang 62, 63 SGK. - HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc các mục Thực hành trang 62, 63 để biết cách làm. - HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên. - Đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta. - GV nhận xét, kết luận và lưu ý HS có thể làm thí nghiệm khác để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có ttong những chỗ rỗng của mọi vật - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 để biết cách làm. - Tổ chức cho các nhóm thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận về các thí nghiệm trên. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm kể trên. - GV nhận xét- Kết luận chung cho cả hai hoạt động: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí. GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS thảo luận lớp và trả lời: - Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì? - Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ, - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ HS khá, giỏi: Biết khi nào một làng trở thành làng nghề; Biết quy trình sản xuất đồ gốm. II. đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng TLCH: + Vì sao đồng bằng Bắc Bộ lại trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước ? + Kể tên một số cậy trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. 2.3. Khai thác sức nước. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm Bước 1: - GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? + Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công truyền thống mà em biết? - Thế nào là nghệ nhân của làng thủ công? Bước 2: - HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nói về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bước1: Yêu cầu HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và TLCH trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả quan sát. GV bổ sung sắp xếp lại cho đúng thứ tự. GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. 4. Chợ phiên Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước1: GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào? Bước 2: HS trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và giới thiệu thêm trong chợ còn nhiều mặt hàng khác phục vụ cuộc sống. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc nội dung tóm tắt cuối bài. - Nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010 Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật I. Yêu cầu cần đạt: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). Lập được dàn ý bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp. (BT2) II. Đồ dùng Dạy học: Phiếu viết 1 ý của BT2b, 1 phiếu viết lời giải BT2, một số tờ phiếu không để HS lập dàn ý (BT3). III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS đọc ghi nhớ trong hai bài TLV trước: Thế nào là miêu tả? Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? - Một HS đọc phần mở bài và kết bài để hoàn thiện bài văn tả cái trống. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt từng câu hỏi (1 HS viết vào phiếu ghi BT2). - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV viết bảng đề bài, nhắc HS chúi ý: Tả chiếc áo em mặc hôm nay; - Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước và các bài văn mẫu. - HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS làm. - Một số HS đọc dàn ý. GV nhận xét. - Những HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, trình bày. GV nhận xét đi đến một dàn ý chung cho cả lớp tham khảo. 3. Củng cố, dặn dò: - GV mời một HS nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo. Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS rèn kĩ năng: Thực hiện phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số. (chia hết, chia có dư). Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (b). II. đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học: 1. GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT trong VBT: Bài 1: GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Bài 2: Tính giá trị biểu thức : - HS làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ). GV theo dõi, giúp đỡ. - Cả lớp nhận xét và chữa bài trên bảng phụ. Bài 3: HS đọc bài toán và tự trình bày bài giải vào vở sau đó trình bày bài làm trước lớp. Cả lớp nhận xét. 2. Củng cố, dặn dò: GV
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2019_2020.doc