Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU

-Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: theo trình tự và thay đổi tŕnh tự câu chuyện( BT1)

-Dựa vào tranh kể lại được nội dung đoạn 2,3,(BT2).Kể̉ được đoạn cuối câu chuyện.

GDKNS: HS có kĩ năng cảm thông, tự nhận thức về bản thân, tư duy sáng tạo.

- GDTT Hồ Chí Minh: Qua câu chuyện có thật về Bác, giúp HS hiểu được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi; mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng lúc nào Bác cũng nhớ đến thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước cũng rất yêu quý Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác.

II. CHUẨN BỊ

-Tranh minh hoạ

III. TIẾN TRÌNH

 A. KIỂM TRA: Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Sự tích cây vú sữa.

- Nhận xét.

 B. BÀI MỚI:

1.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ kể lại chuyện: “ Bông hoa niềm vui ” mà tiết tập đọc trước chúng ta đã học.

2.Hướng dẫn kể chuyện:

a) Kể đoạn mở đầu:

- Gọi 1 HS kể theo đúng trình tự.

- Bạn nào còn cách kể khác? (HS kể từ Mới sớm tinh mơ .dịu cơn đau).

- HS kể theo cách của mình.

Vì sao Chi vào vườn hái hoa? (Vì bố Chi đang ốm nặng.)

- Đó là lí do vì sao Chi vào vườn từ sáng sớm. Các em hãy nêu hoàn cảnh của Chi trước khi vào vườn?

 

docx24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 (Bản mới), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à bạn Chi)
- Cô giáo trao cho Chi cái gì? (Bông hoa cúc)
- Chi nói gì với cô giáo mà cô giáo lại cho Chi ngắt hoa? (Xin cô cho em ... ốm nặng). 
- Cô giáo nói gì với Chi?( Em hãy hái ...hiếu thảo).
- Gọi HS kể lại nôi dung chính.
- Gọi HS nhận xét bạn.
c) Kể đoạn cuối:
- Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói như thế nào để cảm ơn cô giáo?(Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa. Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm hoa làm kỉ niệm.)
- Gọi hs kể lại đoạn cuối và nói lời cảm ơn của mình.
- Nhận xét 
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Em sẽ làm gì để người thân trong gia đình mình luôn vui vẻ và hạnh phúc?
- Em nào có thể đặt tên khác cho truyện?(Đứa con hiếu thảo - Bông hoa cúc xanh - tấm lòng hiếu thảo ).
- GV nhận xét tiết học.
 Dặn: Về nhà kể lại câu chuyện và tập đóng vai bố của Chi.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn. Thấy được sự quan tâm của Bác Hồ đối với những người xung quanh.
- HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Đồng tình với những biểu hện quan tâm giúp đỡ bạn bè. Thực hành, ứng dụng được bài học quan tậm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của bản thân.
GDKNS: HS cã kÜ n¨ng thÓ hiÖn sù c¶m th«ng víi b¹n bÌ.
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh trong SGK
- Câu chuyện giờ ra chơi. Vở BT Đạo đức
III. TIẾN TRÌNH 
 A. KIỂM TRA:
 B. BÀI MỚI
Khởi động: Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
Hoạt động 1: Kể chuyện trong giờ ra chơi của Hương Xuân 
- GV kể chuyện: Trong giờ ra chơi (SHD trang 43)
- HS thảo luận các câu hỏi sau:
- Các bạn lớp 2a đã làm gì khi bạn Cường bị ngã?
- Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2a không? Tại sao?
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét bổ sung 
- GV Kết luận: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn 
Hoạt động 2:Việc làm nào đúng 
- 1 HS làm việc theo nhóm; Quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào quan tâm, giúp đỡ bạn? Tại sao? 1 nhóm 1 bộ tranh 7 tờ
Tranh 1:Cho bạn mượn đồ dùng HT 
Tranh 2:Cho bạn chép bài khi kểm tra 
Tranh 3: Giảng bài cho bạn 
Tranh 4: Nhắc bạn không được xem truyện trong giờ học 
Tranh 5: Đánh nhau với bạn 
Tranh6:Thăm bạn ốm 
Tranh 7: Không cho bạn cùng chơi vì bạn là con nhà nghèo 
- Các nhóm thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Luôn vui vẻ cha hòa với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
 Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn 
- HS làm việc trên phiếu học tập 
Hãy đánh dấu + vào trước những lý do quan tâm giúp đỡ bạn mà em tán thành. 
- HS bày tỏ ý kiến và nêu lý do vì sao?
- Kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. KHh quan tâm đến bạn, em sẽ đem lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn ngày thêm thắm thiết gắn bó
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Hôm nay ta học Đạo đức bài gì?
- Bản thân các em đã quan tâm giúp đỡ bạn bè trong lớp chưa? Đó là những việc gì?
 Thế nào là quan tâm giúp đỡ bạn?
- GV nhận xét tiết học 
-Dặn: Các em luôn luôn quan tâm giúp đỡ bạn với những điều cô vừa dạy. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2019
CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. MỤC TIÊU 
- Chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn lời nói của nhân vật. 
- Làm được Bài tập 2: BT 3(a) phân biệt iê/yê, thanh ngã/ thanh hỏi
- HS có ý thức rèn chữ viết. Ngồi viết đúng tư thế.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ chép đoạn văn
III. TIẾN TRÌNH 
A. KIỂM TRA: Gọi 2 Hs lên bảng viết cả lớp bảng con: Lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngọn gió, giấc ngủ, nghiêng ngó.
- Giáo viên nhận xét.
 B. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn tập chép:
a. GV đọc đoạn chép. 
- 1 HS đọc đoạn chép
- Đoạn văn là lời của ai? (Lời cô giáo... )
- Cô giáo nói gì với Chi? (Em hay hái thêm ...hiếu thảo)
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu? (3 câu)
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
 (Viết hoa chữ đầu câu và tên nhân vật, tên riêng bông hoa)
- Đoạn văn có những dấu gì?
 (Dấu gạch ngang, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm).
c. Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu học sinh đọc từ khó.
- Yêu cầu học sinh viết từ khó. Hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
d.Chép bài 
-Yêu cầu HS tự nhìn bài trên bảng và chép vào vở.
- Chấm chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét. Chữa bài. 
 a. yếu b. kiến c. khuyên
Bài 3(a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên đặt 1 câu theo yêu cầu. Gọi HS đặt câu nối tiếp.
Nhận xét, sửa chữa.
a. Mẹ cho em đi xem múa rối. 
 Em không nói dối bao giờ.
 Mái nhà được lợp bằng rạ.
 Gọi dạ bảo vâng.
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà chữ̃a những chữ viết sai xuống dưới vở.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH. KIỂU CÂU AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình (BT1) 
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏiAi? Làm gì?(BT2): Biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiÓu Ai lµ g×?(BT3).
- HS hoàn thành tốt sắp xếp được trên 3 câu theo yêu cầu của BT3. 
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 2.
III. TIẾN TRÌNH 
A. KIỂM TRA: Gọi HS lên bảng Làm bài tập 1 và bài tập 2
- Nhận xét. 
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới thiệu các em về một số từ chỉ hoạt động trong công việc gia đình sau đó luyện tập về kiểu câu Ai làm gì ?
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm vở BT
- Gọi một số học sinh lên bảng.
- Những việc mà em đã làm ở nhà giúp cha mẹ, quét nhà, trông em nấu cơm, nhặt rau, rửa rau, rửa chén.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gọi 1 HS lên bảng. Gạch1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?
a. Chi / đến tìm bông cúc màu xanh. b. Cây / xoà cành ôm cậu bé.
c. Em / học thuộc đoạn thơ. d. Em /làm cả ba bài tập toán.	
- Nhận xét.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Với các từ trong 3 nhóm trên các em có thể tạo nên nhiều câu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. HS nêu miệng giáo viên ghi bảng- HS trên bảng.
- Em quét dọn nhà cửa. ( rửa bát đũa) 
- Chị em giặt quần áo 
- Linh rửa bát đũa.( xếp sách vở)
- Cậu bé xếp sách vở. Gọi HS dưới lớp bổ sung 
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- HS nhắc lại nội dung tiết học: Ôn mẫu câu Ai làm gì ? và các từ ngữ chỉ hoạt động.
 Nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà đặt 5 câu theo mẫu ai làm gì?
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
34 - 8
I. MỤC TIÊU 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong một tổng, tìm số bị trừ. 
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Làm các BT bài1(cột 1, 2, 3) bài 3, bài 4 (Câu a)
- GD học sinh tự giác trong học tập. Yêu thích môn toán 
II. CHUẨN BỊ 
- Que tính, bảng gài
III. TIẾN TRÌNH 
 A. KIỂM TRA: Gọi 2 HS lên bảng đọc bảng trừ 14 trừ đi một số
- Nhận xét.
 B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép trừ 34- 8
- GV cho HS lấy 3 bó, 1 bó, 1 chục que tính và 4 que tính rời? Tất cả có bao nhiêu que tính? (34 que tính). Có 34 que tính lấy đi 8 que tính ta làm thế nào? HS nêu các cách làm khác nhau.
GV chốt lại: Đầu tiên bớt đi 4 que tính rời. Sau đó tháo bó que tính , lấy tiếp đi 4 que tính nữa. Còn lại bao nhiêu que tính?(6 que tính) Tức là 14 - 8 = 6; 2 bó 1 chục que tính. Gộp với 6 que tính rời thành 26 que tính . Như vậy 34 trừ 8 bằng 26 . Đó là nội dung của bài học hôm nay.
- Hướng dẫn HS đặt tính và tính (bảng con)
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính
 34 -4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6, nhớ 1
 8 -3 trừ 1 bằng 2, viết 2 
 26 (Gọi HS nhắc lại)
3. Luyện tập: 
Bài1: Yêu cầu gì? tính (Làm Cột 1,2.3)
- HS tự làm bài. Gọi HS nêu miệng 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 3:1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Bài bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vở
- Nhận xét chữa bài. 
Bài 4: Tìm x 
 x + 7 = 34 
 Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vở. Nhận xét chữa bài
GV chốt: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Thi tính kết quả các phép tính nhanh và đúng: 14 - 7; 17 - 6; 34 - 9; 44 - 9
- GV nhận xét tiết học 
Dặn: Về nhà làm các BT còn lại.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG 
VÀ VẼ MÀU
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh nhận biết được cách sắp xếp (bố cục) một số hoạ tiết đơn giản vào trong hình vuông.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
- Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vuông.
II. CHUẨN BỊ 
- Chuẩn bị một vài đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
- Một số bài trang trí hình vuông.
- Chuẩn bị hình minh hoạ cách trang trí .
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì , tẩy, màu vẽ các loại.
III. TIẾN TRÌNH 
A- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông và một vài bài trang trí hình vuông rồi gợi ý để HS nhận xét:
+Vẻ đẹp của các hình vuông được trang trí.
+ Nhiều đồ vật dùng trong sinh hoạt có thể sử dụng cách trang trí hình vuông (cái khăn vuông, cái khay ...).
- Giáo viên gợi ý để HS nhận xét:
+ Các hoạ tiết dùng để trang trí thường là hoa, lá, các con vật ...
+ Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông.
* Hình mảng chính thường ở giữa.
* Hình mảng phụ ở các góc, ở xung quanh.
* Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông:
 - Giáo viên yêu cầu HS xem hình 1 ở Vở tập vẽ 2 (nếu có) để nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc. 
- Yêu cầu HS nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng.
- Gợi ý HS cách vẽ màu:
+ Hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu.
+ Vẽ màu kín trong hoạ tiết.
+ Có thể vẽ màu nền trước, màu hoạ tiết vẽ sau. 
- Giáo viên cho quan sát một số bài vẽ trang trí hình vuông của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
+ Bài tập: Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
- Giáo viên gợi ý HS cách vẽ tiếp hoạ tiết vào các mảng ở hình vuông sao cho đúng với hình mẫu.
- HS tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết theo ý thích. 
- Giáo viên nhắc HS:
+ Không nên dùng quá nhiều màu trong bài vẽ (dùng 3 - 4 màu là vừa).
+ Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nên sáng, nhạt và ngược lại.
- GV có thể vẽ to hình vuông có họa tiết vẽ tiếp (2 hoặc 3 bản) cho HS vẽ theo nhóm. 
Hoạt động 4: Nnhận xét , đánh giá;
- Giáo viên chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho cả lớp cùng xem, nhận xét, đánh giá cách vẽ họa tiết và vẽ màu. 
- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. 
* Dặn dò: 
- Hoàn thành bài tập vẽ ở nhà (nếu ở lớp HS vẽ chưa xong).
- Tìm các đồ vật có trang trí (khăn bàn, khăn vuông, lọ hoa ...).
- Quan sát các loại cốc.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2019
TẬP ĐỌC
QUÀ CỦA BỐ
I. MỤC TIÊU 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDBVMT (Khai thác gián tiếp): Qua câu viết của tác giả “Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!” giúp HS hiểu được ý: có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình cảm yêu thương của bố dành cho các con 
GDKNS: HS có kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán.
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ cho bài đọc 
III. TIẾN TRÌNH 
A.KIỂM TRA : 
- Gọi 2 hs lên bảng đọc từng đọan bài: Bông hoa niềm vui và trả lời các câu hỏi:
? Mới sáng tinh mơ Chi đó vào vườn hoa làm gỡ?
? Khi biết Chi cầm bông hoa cụ già nói thế nào?
- Nhận xét.
B.BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ đọc bài quà của bố, trích từ truyện tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán. Bài văn nói về tình cảm của một người bố đối với các con. Ông bố trong bài sống ở vùng quê, lúc việc nông nhàn rỗi thì đi câu hoặc đi cắt tóc dạo. Ông yêu thương nhiên, ruộng đồng, nhưng yêu nhất vẫn là các con. Ông luôn có những món quà đặc biệt mà các con vô cùng yêu thích. Bài học hôm nay các em sẽ thấy rõ điều đó.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu. Đọc giọng nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. 
a) Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. 
- Luyện phát âm từ khó: nhộn nhạo, toả, quẫy tóe nước, con muỗm, mốc thếch, hấp dẫn 
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài này chia làm 2 đoạn. 
- Đoạn 1: Từ đầu ....thao láo.
- Đoạn 2: còn lại 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn. 
- Gọi hs đọc chú giải.
- Hướng dẫn đọc các câu.
- Mở thúng câu ra /là cả một thế giới dưới nước:// cà cuống / niềng niễng đực / niềng niễng cái / bò nhộn nhạo.//
- Mở hòm dụng cụ ra / là cả một thế giới mặt đất://con xập xành / con muỗm to xù / mốc thếch / ngó ngoáy//
- Hấp dẫn nhất /là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm / toàn dế đực, cánh xoăn ,/ gáy vang nhà và chọi nhau phải biết//
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc bài nhóm đôi
d) Cho các nhóm thi đọc 
- Các nhóm đại diện lên thi đọc.
- Lớp đồng thanh cả bài 
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: Quà của bố đi câu về có những gì?(Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen xanh, cá sộp, cá chuối) 
- Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới dưới nước”?(Vì quà gồm những con vật sống dưới nước.)
Câu 2: Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?Con xập xành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn. Con xập xành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn.
Câu 3: Những từ nào câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố?(Vì bố mang về những con vật mà trẻ em thích)
- Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các con lại cảm thấy “giàu quá”?(Vì đó là những món quà đựng tình cảm yêu thương của bố).
4. Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn HS thi đọc. Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. 
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nội dung bài văn nói lên điều gì?(Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ cho các con )
- GV nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
54 - 18
I. MỤC TIÊU 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 18
- Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm tên đơn vị đo dm.
- Làm các BT bài1(a) bài 2(a,b) bài 3. bài 4
- GD học sinh tự giác trong học tập. Yêu thích môn toán 
II. CHUẨN BỊ 
- Que tính, bảng gài
III. TIẾN TRÌNH 
A KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bảng đặt tính rồi tính. 15 + 17; 64 - 9
- Nhận xét. 
B BÀI MỚI:
1 Giới thiệu bài:
2.GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép trừ 54-18
- GV cho HS lấy 5 bó ,1 bó, 1 chục que tính và 4 que tính rời? Tất cả có bao nhiêu que tính?(54 que tính). Có 54 que tính lấy đi 18 que tính ta làm thế nào? HS nêu các cách làm 
-Hướng dẫn HS đặt tính và tính (bảng con) Khi đặt tính ta chú ý điều gì?
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính
 54 - 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6, nhớ 1
 18 - 1 thêm 1 bằng 2, 5trừ 2 bằng 3, viết 3
 36 (Gọi HS nhắc lại)
 3. Luyện tập: 
Bài1: Yêu cầu gì? HS làm câu a.
- HS tự làm bài. 
- Gọi 5 HS nêu miệng 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 2: Yêu cầu gì? Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt.
a)74 và 37 b)64 và 28 
- HS làm bảng con. Gọi 3 HS lên bảng. 
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3:1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Bài bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì? ( Tìm một số hạng chưa biết trong một tổng)
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vở
- Nhận xét chữa bài. 
Bài 4:Yêu cầu gì? Vẽ hình theo mẫu:
- Các em tự chấm các điểm theo mẫu rồi dùng thước nối 3 điểm để tạo thành tam giác
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vở. 
- Nhận xét chữa bài
C. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- Thi đặt tính rồi tính kết quả nhanh và đúng: 34 - 27; 94 - 48; 13 - 9; 14 - 7
- GV nhận xét tiết học 
Dặn: Về nhà làm các BT còn lại 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng 14 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dang 54 - 18 
- Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết 
- Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 54 - 18.
- Làm BT1, bài 2(cột 1,3), bài 3(a), bài 4.
II. TIẾN TRÌNH 
A. KIỂM TRA
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 74 - 38; 64 - 28
- Nhận xét 
 B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu gì? Tính nhẩm
- HS tự nhẩm và nêu kết quả.
- Nhận xét 
Bài 2: Yêu cầu gì? (Đặt tính rồi tính). Làm cột 1, 3
- Khi đặt tính phải chú ý điều gì ?
- Gọi 4 HS lên bảng, cả lớp làm và vở
- Nhận xét.
Bài 3: Tìm x 
 x - 24 = 34 x + 18 = 60 
- HS nêu cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết. 
- HS làm vở. 2 HS lên bảng. 
- Nhận xét chữa bài chốt kiến thức: 
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm
- Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm một số hạng trong một tổng)
- Yêu cầu trình bày bài giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
- Lớp và giáo viên nhận xét
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà làm bài tập 2 và 5.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNG TẢ( NGHE- VIẾT)
QUÀ CỦA BỐ
I. MỤC TIÊU 
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng một đoạn văn xuôi nhiều dấu câu trong bài Quà của bố.
- Làm được BT2 : BT3(a). phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn lộn như: d/ gi ; thanh hỏi/thanh ngã
- GD học sinh có ý thức rèn chữ viết. Ngồi viết đúng tư thế. 
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. TIẾN TRÌNH 
A KIấ̉M TRA: 
- Gọi 3 học sinh lên bảng cả lớp viết bảng con: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối. Nhận xét.
 B BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả Quà của bố. Gọi 2 HS đọc lại 
Hướng dẫn hs nắm nội dung bài:
 Quà của bố đi câu về có những gì?( Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuố).
- Hướng dẫn học sinh nhận xét:
+ Bài chính tả có mấy câu?(4 câu)
+ Những chữ đầu câu viết như thế nào?(Viết hoa)
+ Câu nào có dấu hai chấm? Câu 2.Mở thúng ra là cả một thế giới dưới nước:.....bò nhộn nhạo
- Hướng dẫn viết từ khó: cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, toả, toé nước
 Yêu cầu HS viết các từ khó (Bảng con)
- GV đọc bài cho HS viết.
- Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở. Nhận xét chữa bài
Bài 3:(a) GV nêu yêu cầu .
a. Điền vào chỗ trống d hay gi?
- Gọi 1 hs lên bảng, cả lớp làm vở sau đó đọc bài thơ.
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến ngõ nhà trời
 Lạy cậu lạy mợ
 Cho cháu về quê 
 Cho dê đi học 
 C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 Nhận xét tiết học: Tuyên dương những HS viết bài chính tả và làm bài luyện tập tốt. 
- Dặn:Về nhà viết lại bài vào vở rèn chữ.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG
GẤP CẮT DA

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2019_2020_ban_moi.docx