Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 (Bản mới)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số biểu hiện của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Ñaùnh giaù haønh vi chaêm chỉ hoïc taäp vaø giaûi thích.
GDBVMT: Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi .là làm môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường.
GDKNS: HS có kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
- Các phiếu thảo luận cho hoạt động 2 của tiết 2:
- Vở bài tập đạo đức
III. TIẾN TRÌNH
a, Giới thiệu bài : GV giới thiệu
Hoạt động 1. HS thảo luận để sắm vai các tình huống sau .
-Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào ?.
-HS thảo luận cách ứng xử. Phân vai cho nhau.
- GV nhận xét và kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào ?... -HS thảo luận cách ứng xử. Phân vai cho nhau. - GV nhận xét và kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, bày tỏ thái độ của mình vói các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. -GV yêu cầu các nhóm thảo luận :Phiếu học tập: a Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ. b Cần chăm chỉ học hàng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra. c Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp. d Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya. -Từng nhóm thảo luận. -Theo từng nội dung, HS trình bày kết quả, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau. GV kết luận: a, Không tán thành vì là HS ai cũng cần chăm chỉ học tập. b, Tán thành c , Tán thành. d, Không tán thành vì thức khuya sẽ có hại cho sức khoẻ. Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm. - HS đánh giá thành tích chăm chỉ học tập và giải thích. - GV đưa ra một số tình huống . - Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ không? Vì sao? - Em có thể khuyên bạn An như thế nào? GV nhận xét chốt ý: Giờ ra chơi giành cho học sinh vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên giờ nào việc ấy. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Thế nào là chăm chỉ học tập? - Nhận xét tiết học. - Dặn: HS về học bài, xem trước bài “Quan tâm, giúp đỡ bạn “hôm sau học” * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2019 CHÍNH TẢ TẬP CHÉP: NGÀY LỄ I. MỤC TIÊU - Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả Ngày lễ. Viết đúng từ khó. Quốc tế, Phụ nữ. - Làm đúng BT2; BT3a. Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. - GD học sinh có ý thức rèn chữ viết, ngồi viết đúng tư thế. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn cần chép , nội dung các bài tập chính tả . III. TIẾN TRÌNH 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn viết chính tả : - GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép. - Đoạn văn nói về điều gì? Đó là những ngày lễ nào? a, Hướng dẫn cách trình bày: - Những chữ nào trong bài được viết hoa ?(Chữ đầu của mỗi bộ phận trên) - HS viết vào bảng con những từ dễ viết lẫn. Quốc tế, Thiếu nhi, Lao động, Phụ nữ. - GV nhận xét. b, Chép bài: - Yêu cầu HS nhìn bảng chép. GV theo dõi uốn nắn HS c, Soát lỗi: d, Chấm bài: - Chấm 7 bài - Nhận xét, sửa lỗi cụ thể một số em. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống C hay K? - Đề bài yêu cầu gì? Điền vào chỗ trống C hay K? -1 HS làm bảng lớp. - Cả lớp làm VBT - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng ( con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh) Bài 3 :a) HS nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống l hay n - HS làm bài tập vào VBT. GV theo dõi hướng dẫn HS – Nhận xét sửa sai ( a: lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan) C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS chép bài chính tả đúng, sạch, đẹp. - Dặn: HS về nhà học bài làm bài tập vở bài tập - Ghi nhớ quy tắc viết chính tả. Xem trước bài Ông cháu. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG DẤU CHẤM - DẤU CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU - Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng, (BT1, BT2): xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ, họ ngoại (BT3) - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT4) - GDKNS: HS có kĩ năng xác định giá trị, tư duy sáng tạo. - GD học sinh yêu môn học II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4.Vở BT III. TIẾN TRÌNH A. KIỂM TRA B. BÀI MỚI: 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn làm bài tập. Baøi 1: (Miệng) - 1 HS đọc đề bài. Bài tập yêu cầu làm gì? - Lớp mở SGK bài “ Sáng kiến của bé Hà” - Đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng sau đó đọc từ này lên HS tìm: GV Ghi bảng và cho HS đọc lại các từ này.( bố, con, ông, bà, mẹ, cô, chú, cụ già, con, cháu ). Bài 2: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở BT - Cho HS nối tiếp nhau kể. Mỗi HS nói 1 từ VD ( thím, cậu, bác, dì, mợ, con dâu, con rể, chắt ) - Nhận xét và chữa bài vào vở VBT. Bài 3: 1 HS đọc đề bài - Họ nội là những người như thế nào ?( Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố ) - Họ ngoại là những người như thế nào ?( Họ ngoại là những người có quan hệ ruột thịt với mẹ) - HS tự làm bài sau đó một số em đọc bài làm của mình. GV và HS cả lớp nhận xét chớt lại lời giải đúng. Bài 4: 1 HS đọc đề bài và truyện vui. HS làm phiếu BT. - Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu ? - 1 HS làm bảng quay. Cả lớp làm bài - HS cả lớp nhận xét bài trên bảng và chỉnh sửa lại bài mình cho đúng ( nếu sai ) - Truyện này buồn cười ở chỗ nào? C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số. - Biết giải bài toán có một phép tính trừ. (số tròn chục trừ đi một số) - Rèn kĩ năng trừ có nhớ - GD học sinh yêu toán học, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ - 4 bó, mỗi bó 10 que tính, bảng gài que tính III. TIẾN TRÌNH A. KIỂM TRA: Gọi 2 HS lên bảng tìm x X + 7 = 9 3 + X = 9 BÀI MỚI Hoạt động 1: Giới thiệu cách thực hiện phép tính trừ 40 – 8 Bước 1: Giới thiệu cách thực hiện phép tính trừ 40 – 8 và tổ chức thực hành. - Gắn các bó que tính lên bảng gài . - Hướng dẫn HS lấy ra 4 bó mỗi bó 10 que tính và hướng dẫn HS viết đúng vào cột Chục Đơn vị Số: 40 4 0 Số : 8 0 8 số :32 3 2 - Có 4 chục que tính cần lấy bớt đi 8 que tính em làm như thế nào .Lấy bớt đi ta làm tính gì?- GV lấy một bó một chục que tính , tháo rời ra được 10 que tính. Lấy bớt đi 8 que tính còn lại 2 que tính ( 10 – 8 = 2 ). Viết 2 thẳng cột với 0 và 8. Ở cột đơn vị - 4 chục bớt đi 1 chục còn 3 chục ( 4 -1 = 3 ) viết 3 ở cột chục thẳng cột với 4. ba chục que tính và 2 que tính rời gộp lại thành 32 que tính - Như vậy 40 que tính lấy bớt đi 8 que tính còn lại 32 que tính. Bước 2: Đi tìm kết quả - HS tự đặt tính rồi tính - GV hướng dẫn HS tính từ phải sang trái. 0 Không trừ được 8 lấy 10 - 8 =2 viết 2 thẳng cột với 0 và 8 ở cột đơn vị, lấy 4 trừ 1 bằng 3 GV nhận xét . Bước 3: Đặt tính và tính. - GV hướng dẫn 40 – 8. 0 không trừ được 8 , lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1, 4 bớt 1 bằng 3, viết 3 - 0 không trừ được 8 lấy10 trừ 8 bằng 2 , vít 2 - 8 - 4 trừ 1 còn 3 , viết 3 32 Bước 4: Áp dụng - GV yêu cầu HS áp dụng cách trừ trên . 60 50 90 - 9 - 5 - 2 - YC HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện - GV nhận xét ghi điểm Hoạt động 2: Giới thiệu phép thừ 40 -18. Bước 1: Giới thiệu cách thực hiện phép tính trừ 40 – 18 và tổ chức thực hành. - Hướng dẫn HS thao tác trên que tính. Bước 2: Đi tìm kết quả - HS tự đặt tính rồi tính - GV hướng dẫn HS tính từ phải sang trái Bước 3: Đặt tính và tính. - GV hướng dẫn 40 – 18. 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1, 4 bớt 2 bằng 2, viết 2 Bước 4: Áp dụng - Tiến hành tương tự theo bước 4 như trên để HS rút ra cách trừ . - GV hướng dẫn 40 –18. 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2 ,4 trừ 2 bằng 2 viết 2. Vậy 40 - 18 = 22 - GV nhận xét Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Nêu yêu cầu của bài - HS làm bài tập 1 vào bảng con. - Gọi 3 HS bảng lớp . - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho một số em yếu kém . - Sau mỗi bài GV cho HS nêu lại cách tính HS khác nhận xét - GV nhận xét. Bài 2: Yêu cầu gì? Tìm x - HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng a ) x + 9 =30 b)5 +x = 20 c)x + 19 = 60 - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? Bài 3: Gọi một HS đọc đề bài - Một HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán : - Nhận xét HS C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Thi đặt tính rồi tính đúng. 30 -9 70 - 16 - GV nhận xét - GV nhaän xeùt tieát hoïc Dặn: HS về nhà học bài, xem trước bi 11 trừ đi một số * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * MĨ THUẬT VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG I. MỤC TIÊU - HS tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người. - HS làm quen với cách vẽ chân dung, tập vẽ tranh chân dung theo ý thích. - HS biết yêu thương và quan tâm đến mọi người. II. CHUẨN BỊ Một số tranh ảnh về chân dung khác nhau. Giáo án, SGV, VTV2. Tranh của HS năm trước VTV2, chì, màu vẽ, tẩy III. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đồ dùng HS. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: Tim hiểu về tranh chân dung GV giới thiêu một số tranh chân dung gợi ý HS nhân xét về: - Các bức tranh vẽ hình ảnh gì ? - Ba bức tranh có phải là tranh chân dung không? - Tranh chân dung tập trung diễn tả bộ phận nào là chủ yếu? - Ngoài ra ồn vẽ bộ phận nào nữa ? - Trên khôn mặt có những bộ phận nào? - Tóc, mắt, mũ, người... có màu gì? - Tóc, mắt, mũi, miệng mọi người có giống nhau không? - Tranh chân dung vẽ phải có yếu tố gì? Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung - GV cho HS xem một số tranh chân dung có đặc điểm khôn mặt khác nhau để HS biết cách vẽ. - GV vẽ mẫu qua các bước. - Vẽ khôn mặt cho vừa với phần giấy. - Vẽ cổ, vai, thân... - Vẽ tóc, mắt, mũ, miệng,... - Vẽ màu tóc, da, màu áo, màu nền... - GV cho HS nêu cách vẽ. - GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước. Hoạt động 3: Thực hành - GV gợi ý HS chọn nhân vật để vẽ về người thân. - GV quan sát lớp và gợi cho HS. + Cách vẽ, bố cục. + Vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp gợi ý về: - Em vẽ ai đây ? - Bạn vẽ hình đẹp và cân đối với tờ giấy chưa? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Em thích bài vẽ đẹp nào? Vì sao ? - GV nhận xét, tuyên dương. * Củng cố, dặn dò: - Vẽ tranh chân dung về người thân, ông bà, bố mẹ...vào giấy A4. - Xem trước bài mới và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019 TẬP ĐỌC BƯU THIẾP I. MỤC TIÊU - Biết nghĩ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư. (Trả lời được các câu hỏi SGK). - GDKNS: HS có kĩ năng xác định giá trị, tư duy sáng tạo. II. CHUẨN BỊ - Phong bì, bưu thiếp viết sẵn mẫu, và 4 bưu thiếp để trống . III. TIẾN TRÌNH A. KIỂM TRA: 3 HS lên bảng đọc bài Sáng kiến của bé Hà. Và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc ? Bé Hà có sáng kiến gì? - Hai bố con chọn ngày nào làm lễ của ông bà? Vì sao? - Nhận xét. B. BÀI MỚI. 1. GV giới thiệu 2. Luyện đọc : a, GV đọc mẫu lần 1: b, GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu : - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc đúng các từ ngữ: Bưu thiếp, niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận. - GV nhận xét và sửa sau mỗi từ. - Đọc trước lớp từng bưu thiếp và phần ngoài phong bì - HS nối tiếp nhau đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì - GV hướng dẫn các em đọc một số câu. - Người gửi. // Trần Trung Nghĩa // Sở GD và đào tạo Bình Thuận // - Người nhận: // Trần Hoàng Ngân // 18 // Đường Võ Thị Sáu // Thị xã Vĩnh Long // Tỉnh Vĩnh Long // - HS đọc chú giải tư: bưu thiếp. - Đọc trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm 3 .Hướng dẫn HS t́ìm hiểu bài: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai?(Của cháu gửi cho ông bà) Gửi để làm gì ? (Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới) . Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai?(Của ông bà gửi cho cháu ). Gửi để làm gì ?( Để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu) Bưu thiếp dùng để làm gì ?( Để chúc mừng thăm hỏi và thông báo vắn tắt tin tức. Viết một bưu thiếp chúc thọ, hoặc mừng sinh nhật ông bà. Nhớ ghi địa chỉ của ông bà. - GV hướng dẫn HS viết - Khi viết cần viết ngắn gọn, khi viết phong bì thư cần phải ghi rõ địa chỉ người gửi. Người nhận . - Gọi HS đọc bưu thiếp của ḿnh. - GV nhận xét cách viết của HS .Tuyên dương khen ngợi một số em viết hay và trình bày đẹp C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Bưu thiếp dùng để làm gì ? Phong bì dùng để làm gì? - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS nhớ thực hành viết bưu thiếp khi cần thiết. - Dặn: HS về nhà học bài, làm lại bưu thiếp khác cho đẹp hơn. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ 11- 5 I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 – 5. Lập được bảng 11 trừ đi một số. - Bít giải bài toán có một phép tính trừ dạng 11 - 5. - Củng cố về tên gọi và thành phần và kết quả của phép tính trừ. - GD học sinh tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Que tính, bảng cài, bảng trừ viết sẵn nhưng không có kết quả III. TIẾN TRÌNH A. KIỂM TRA: Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. 40 - 9 80 - 7 B. BÀI MỚI: Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 11 - 5 Bước 1: Giới thiệu cách thực hiện phép tính trừ 11 – 5 và tổ chức thực hành GV nêu: Có 11 que tính. Bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? (HS nêu lấy 11-5) - GV viết lên bảng: 11 - 5 = Bước 2: Đi tìm kết quả -HS thao tác trên que tính và trả lời cùng kết quả là 6 - Yêu cầu HS tự suy nghĩ tính và nêu cách tính -GV cho HS thao tác trên que tính - Có 11 que tính, lấy đi 5 que tính còn lại mấy que tính ? - Chốt lại: Cách tách ở que tính. - GV ghi bảng: 11- 5 = 6 - GV nhận xét Bước 3 : Đặt tính và tính. - Hướng dẫn HS đặt phép tính: 11 – 5 = 6 theo cột dọc 11 - Viết số bị trừ. Khi viết số trừ (5) thẳng cột với số 1ở cột đơn vị 5 Rồi viết dấu trừ ở giữa số 11 và 5, rồi kẻ ngang 06 - 11 trừ 5 bằng 6 (viết 6 thẳng cột với số 1và 5) Gọi HS nhắc lại. Bước 4: Áp dụng để lập bảng trừ 11 trừ đi một số: - Dựa vào phép trừ trên các em dùng que tính để lập bảng trừ và tự viết hiệu tương ứng vào phép trừ : 11- 2 = ?.. 11- 4= 11- 7 = 11- 9 = 11 - 3= 11- 6= 11- 8 = - Gọi đại điện các nhóm trình bày. - Các em có nhận xét gì về bảng trừ này không? - Cho HS đọc thuộc lòng. Các công thức trên. HS xung phong đọc. Hoạt động 2. Luyện tập Baøi 1 : Nêu yeâu caàu của bài a. 9 + 2 = 11 2 + 9 = 11 11 - 9 = 2 11 - 2 = 9 - Nhận xét gì các phép tính trên? HS làm bài. Gọi HS nêu miệng. b, Hướng dẫn HS làm rồi chữa bài. Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt. - GV hướng dẫn HS đặt tính, rồi tính. - HS làm bài vở nháp. - Gọi HS lên bảng. - Nhận xét chữa bài Baøi 4: 1 HS đọc yêu cầu. -HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng. - GV nhaän xeùt chữa bài. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Thi đọc thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số. GV nhận xét tiết học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019 TOÁN 31 - 5 I. MỤC TIÊU - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 + 5. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5. - Nhận biết giao điểm của 2 đoạn thẳng. - Làm bài tập 1 dòng 1; bài 2(a, b); bài 3; bài 4. - GD học sinh tự giác học tập. II. CHUẨN BỊ - Bảng gài, que tính. III. TIẾN TRÌNH A. KIỂM TRA - Gọi 2 HS đọc thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số. - 2HS lên bảng đặt tính rồi tính. 11 - 3 11 - 8 - Nhận xét. B. BÀI MỚI Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 31 – 5 Bước 1: Giới thiệu cách thực hiện phép tính trừ 31 – 5 và tổ chức thực hành. - GV nêu bài toán. Có 31 que tính. Bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - GV cho HS hoạt động với 3 bó một chục que tính và 1 que tính rời, để tự tìm được kết quả 31 – 5 = ? - GV viết lên bảng. 31 - 5 = Bước 2: Đi tìm kết quả -HS thao tác trên que tính và trả lời cùng kết quả là 26 - Yêu cầu HS tự suy nghĩ tính và nêu cách tính - GV cho HS thao tác trên que tính - Có 31 que tính, lấy đi 5 que tính còn lại mấy que tính ? - Chốt lại: Cách tách ở que tính. - GV ghi bảng: 31-5 = 26 - GV nhận xét. Bước 3: Đặt tính và tính. - Hướng dẫn HS đặt phép tính: 31 – 5 = 6 theo cột dọc 31 - Vít số bị trừ. Khi viết số trừ (5) thẳng cột với số 1ở cột đơn vị. 5 Rồi viết dấu trừ ở giữa số 31 và 5, rồi kẻ ngang 26 - 11 trừ 5 bằng 6 viết 6, nhớ 1 (viết 6 thẳng cột với số 1và 5), lấy 3 trừ 1 bằng 2 , viết 2 Gọi HS nhắc lại. Bước 4: Ap dụng: 31- 4 = 31 - 6= 31- 7 = 31- 8 = 31 - 9 = - Gọi đại điện các nhóm tŕnh bày. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn 1 bài: 51 1 có trừ được 8 không ? - 8 ta làm như thế nào ? ? - Tương tự HS làm bảng con. Gọi HS lên bảng. - GV nhận xét và sửa sai sau mỗi em. Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: - Tính hiệu ta làm tính gì ? - HS làm bảng con. - GVnhận xét. Bài 3: HS đọc đề bài - 1 HS ln bảng. Cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét chữa bài Bài 4: HS đọc yêu cầu - GV kẻ bảng: Hướng dẫn HS: AB cắt CD ở điểm nào ? - HS nêu - HS khác nhận xét - GV nhận xét C. CỦNG CỐ - DẶN D̉Ò - Thi trả lời nhanh đúng kết quả của các phép tính. 31 - 7 ; 21 - 6 ; 71 - 9 ;71 - 29 - GV nhận xét tiết học . - Dặn ḍ: HS về nhà học bài, làm bài tập VBT. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * CHÍNH TẢ NGHE VIẾT : ÔNG VÀ CHÁU I. MỤC TIÊU - Nghe viết chính xác , trình bày đúng hai khổ thơ - Viết đúng các dấu hai chấm , mở và đóng ngoặc kép dấu chấm than. - Làm đúng các bài tập 2 và bài tập 3 câu a II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ ghi quy tắc chính tả c/k (k, i ,ê,e) - Viết bảng phụ nội dung BT3a. - Vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH A. KIỂM TRA - 1 HS viết lại các ngày lễ vừa học trong bài chính tả trước; - Nhận xét. B. BÀI MỚI 1, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2, Hướng dẫn HS viết bài : - GV đọc qua toàn bài chính tả 1 lượt. HS đọc thầm. - Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông mình không .? - Ông nhường cháu giả vờ thua cho cháu vui. - Hướng dẫn HS tìm dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong bài : - Cho HS tập viết bảng con những tiếng khó viết: Vật, keo, thua, hoan hơ, chiều -- - GV đọc bài. HS viết bài. - Chấm chữa 5 bài nhận xét -Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài: - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời . - Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét đưa ra một số VD : Ca , co ,cô có, cam , cám , còi , cào cào. . .. Kim , kéo , kẹo , kể , kê , . Bài 3 (a): 1 HS đọc yêu cầu: -GV phát cho 3 HS mỗi HS 1 băng giấy viết nội dung BT 3a - Cả lớp làm bài vào vở BT. - HS đính băng giấy viết ND bài tập 3a. - GV nhận xét sửa sai. a / Non, non, nuôi, lao C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: HS về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập. - Xem bài hôm sau học * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * THỦ CÔNG GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (tiết2) I. MỤC TIÊU - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Gấp đúng quy trình, kỹ thuật. - HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng - HS hứng thú gấp thuyền. - Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng - GD ý thức tiết kiệm, giữ vệ sinh lớp học. II. CHUẨN BỊ - Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Giấy thủ công. III. TIẾN TRÌNH A KIỂM TRA:GV kiểm tra dụng cụ HS B BÀI MỚI: a. Giới thiệu: b. Hướng dẫn học sinh thực hành - Giáo viên nêu lại quy trình gấp. Học sinh lắng nghe. Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều. Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. Giáo viên treo quy trình gấp lên bảng. c. Tổ chức gấp: Yêu cầu gấp theo nhóm. Học sinh gấp. -Giáo viên phát mỗi nhóm một tranh mỹ thuật để học sinh dán sản phẩm vào đó. - Giáo viên theo dõi uốn nắn. HS trưng bày sản phẩm. - Nhắc hs miết kĩ các đường mới gấp cho phẳng và lộn thuyền cẩn thận,từ từ để thuyền không bị rách - Yêu cầu nhóm nào gấp xong lên trưng bày sản phẩm. GV nhận xét – Tuyên dương.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_10_ban_moi.docx