Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- HS hoàn thành vở Tập viết, nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa Q đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1.

- HS thực hành viết chữ hoa Q , chữ ứng dụng Quê , câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp. ;HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.

- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp, HS yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ 1. BP viết câu ứng dụng – HĐ2.

- HS: Bảng con, vở Tập viết.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa Q.
- HS lắng nghe. 
_____________________________________________________
Kỹ năng sống
BÀI 20: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
 - Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
2.Kỹ năng:
 - Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
3.Thái độ:
 -HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
 -Mẫu thiếp chúc mừng,kéo,giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Khởi động: Hát bài: Sắp đến Tết rồi
- Gọi 2 học sinh nêu
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hoạt động quan sát
- Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
a/ Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số mẫu thiếp chúc mừng.
+Thiếp chúc mừng thường có hình gì?
+Mặt thiếp trang trí thế nào?
+Ghi những nội dung gì?
-Em hãy kể tên những loại thiếp chúc mừng mà em biết?
-Thiếp chúc mừng khi được đưa tới người gửi bao giờ cũng để trong phong bì.
-Thiếp chúc mừng dùng để làm gì?
- Quan sát
+Hình chữ nhật,hình tròn,
+Vẽ hoa lá
+Chúc mừng năm mới,8-3,20-11,.
-HS nối tiếp nhau kể.
-Quan sát phong bì
-HS cho ý kiến
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
+ Bước 1: cắt, gấp thiếp chúc mừng.
+Bước 2: trang trí thiếp chúc mừng 
+Nhắc lại quy trình
Hoạt động 3: Thực hành
-Cho HS tập gấp ,cắt,trang trí thiếp chúc mừng
GV theo dõi
3. Củng cố, dặn dò
- HS quan sát
- HS trưng bài sản phẩm
-2,3HS nhắc lại
Thực hành theo bàn
Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
(Từ ngày 21/01/2020 - 29/01/2020)
_________________________________________________________
Thứ năm ngày 30 tháng 1 năm 2020
Sáng Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3)
- Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học môn toán.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bảng nhân 3.
- Nhận xét, tuyên dương.
 2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập. 
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng nhân 3 tính nhẩm ghi kết quả vào ô trống. 
- Chốt kết quả.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và tìm cách giải.
- Muốn biết 5 can như vậy chưa bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở.
- Nhận xét, chốt dạng toán.
Bài 4: Tương tự bài 3.
- Cho HS tự giải vào vở. 
- Thu vở nhận xét. 
Bài 2: (HD nếu còn thời gian)
 Hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân 3 để tìm thừa số thích hợp trong mỗi phép nhân.
Bài 5: (HD nếu còn thời gian)
- GV yêu cầu HS nhận xét dãy số. 
- Tiếp tục điền số tiếp theo vào chỗ chấm. 
- Chữa bài, nhận xét, cho HS đọc lại dãy số. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Thi trả lời nhanh KQ phép tính do bạn đưa ra.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào SGK, 3 HS lên làm bảng lớp.
- Chữa bài - nhận xét, đọc.
- HS đọc, tóm tắt bài.
- HS làm bài tập vào vở, đổi chéo KT.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, nêu cách làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tóm tắt và giải.
- Chữa bài, nhận xét
- Trả lời miệng, nhận xét.
- Chữa bài.
- HS tự nhận xét dặc điểm của từng dãy số. 
- HS tự điền số, chữa bài, nhận xét. 
- Thực hiện cặp đôi.
_______________________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA R
I. Mục tiêu.
- Nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa R. Viết đúng, viết đẹp chữ cái hoa R (1 dòng cỡ
vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Biết cách nối nét từ các chữ hoa R sang chữ viết thường trong chữ ghi tiếng Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Viết đúng cụm từ ứng dụng: Ríu rít chim ca (3 lần). 
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho HS.
- GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị
- Mẫu chữ hoa R đặt trong khung chữ (HĐ1). 
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết chữ Q – Quê.
- Lớp viết bảng con.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung. 
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa R 
- GV đưa mẫu chữ, yêu cầu HS quan sát:
+ Chữ hoa R cao mấy ô li, rộng mấy ô li?
+ Chữ hoa R gồm mấy nét ? 
+ Đó là những nét nào ? Nét 1 giống chữ nào đã học.
- HS quan sát mẫu.
+ Chữ R cao 5 li, rộng hơn 5 li một chút
+ Chữ hoa R gồm 2 nét .
- HS nêu .
- GV chỉ theo khung chữ mẫu và giảng giải quy trình viết
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết lần 2
- Quan sát theo hướng dẫn của GV 
 Viết bảng chữ R
- GV yêu cầu HS viết chữ hoa R vào trong không trung sau đó viết bảng con 
- GV nhận xét, uốn nắn
HĐ2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng : “Ríu rít chim ca ”
- GV hỏi: “Ríu rít chim ca” có nghĩa là gì?
- Quan sát và nhận xét.
+ Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
+ Độ cao của các chữ?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? 
- HS viết bảng con
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
- Tả tiếng chim hót rất trong trẻo và vui vẻ, nối liền nhau không dứt. 
- 4 tiếng...
- R, h, cao 2,5 li; t cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách đủ để viết 1 chữ cái o
- Viết bảng chữ “ Ríu” 
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV nhận xét, uốn nắn.
HĐ3: HD viết vào vở Tập viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở TV 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- Thu và nhận xét 5 - 7 bài.
 Tuyên dương những em viết đúng, đẹp
- HS viết bảng con 
- HS viết vào vở theo yêu cầu của GV.
C. Củng cố - dặn dò.
+ Nêu lại cấu tạo chữ cái R?
- GV tổng kết, nhận xét tiết học. 
________________________________________________
Luyện viết
CHỮ HOA R 
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo, cách viết chữ R hoa (chữ đứng) đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1. HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Ríu rít chim ca
- HS thực hành viết chữ hoa R (chữ đứng). HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.
- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ. BP viết câu ứng dụng.
- HS: Bảng con, vở Luyện viết. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa Q
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung và đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa: 
- GV giới thiệu chữ mẫu:
- Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: 
- Chữ hoa R cao mấy li? rộng mấy li?
- Chữ hoa R gồm mấy nét? Là những nét nào? 
- Yêu cầu HS viết chữ hoa R trong không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:
Ruột để ngoài da. 
- Cụm từ này nói lên điều gì? 
+ HD quan sát, nhận xét:
- Những con chữ nào cao 2,5 li? Con chữ nào cao 2 li? Con chữ nào cao 1,5 li? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? 
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Ríu trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
+ Cụm từ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay. HD tương tự. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Hoạt động 4: Thu vở nhận xét bài:
- GV thu 8 - 9 bài.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa R?
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS luyện viết lại và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa S. 
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, đọc.
- Chữ hoa R cao 2,5 li , rộng 2 ô li. 
- Chữ hoa R gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo vòng xoắn giữa thân chữ.
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa R.
- HS viết chữ hoa R trong không trung và bảng con. 	
- HS đọc câu ứng dụng.
- Ý nói người có tính hay quên.
- Chữ R, g cao 2,5 li. Chữ đ, d cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Các con chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách đủ viết một chữ cái o.
- Chữ Ruột vì đứng ở đầu câu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa R.
- HS lắng nghe. 
____________________________________________
 Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu cho học sinh về bảng nhân 3.
- Rèn kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3, áp dụng bảng nhân 3 vào làm các bài tập có liên quan và giải toán có phép tính nhân trong bảng nhân 3.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi bài tập 1 và 4
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1. Củng cố bảng nhân 3:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện để củng cố bảng nhân 3.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
* HS nêu đặc điểm của bảng nhân 3.
-> GV chốt: Bảng nhân 3 có TS thứ nhất đều là 3, TS thứ hai là dãy số liên tiếp từ 1 đến 10, tích là dãy số đếm thêm 3 từ 3 đến 30.
HĐ2: Thực hành: 
Bài 1: Số? (GV treo bảng phụ)
3 x ... = 15 
3 x ... = 21 
... x 6 = 18
12 = 3 x ...
 9 = ... x 3 
24 = ... x 8
-> Dựa vào bảng nhân 3 để điền tiếp thừa số còn lại.
Bài 2. Mỗi đĩa có 3 quả cam. Hỏi 7 đĩa như thế có bao nhiêu quả cam?
- Có mấy đĩa đựng cam?
- Mỗi đĩa có mấy quả?
- Muốn biết 7 đĩa có bao nhiêu quả cam làm tính gì?
- YC HS tự tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
- GV chốt đáp án đúng.
* Củng cố giải toán bằng phép tính nhân trong bảng nhân 3.
Bài 3. (BP) Số luống rau trong vườn nhà Bống là số bé nhất có hai chữ số, biết rằng trên mỗi luống mẹ Bống trồng 3 cây bắp cải. Hỏi vườn rau nhà Bống có bao nhiêu cây bắp cải?
- Trong BT3 có 1 dữ kiện còn ẩn, theo em đó là dữ kiện nào?
- Để tìm được số cây bắp cải trong vườn trước hết em phải làm gì?
- Theo em vườn nhà Bống có bao nhiêu luống rau?
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
-> Chốt: Đối với bài toán có lời văn khi một dữ kiện trong bài còn ở dạng ẩn để giải được bài toán đó trước hết phải xác định được dữ kiện ẩn là bao nhiêu.
- GDHS biết làm các công việc nhà phù hợp với khả năng (tưới cây, nhặt cỏ, ...)
HĐ3. Củng cố - dặn dò.
- HS đọc lại bảng nhân 3.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- Nhận xét.
- HS nêu yc
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả điền.
- NX, chữa bài.
- HS đọc đề.
- Có 7 đĩa.
- Mỗi đĩa có 3 quả.
- Làm tính nhân.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- HS đọc đề, hỏi đáp theo cặp xác định yêu cầu đề. (BT cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Phải làm phép tính nào?....)
- Số luống rau trong vườn.
- Phải xác định số luống rau trong vườn.
- Có 10 luống (vì 10 là số bé nhất có 2 chữ số).
- HS giải vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu câu trả lời khác.
Đáp án:
Số bé nhất có hai chữ số là 10. Vậy vườn nhà Bống có 10 luống rau.
 Số cây bắp cải trong vườn nhà Bống có là: 3 x 10 = 30 (cây)
 Đáp số: 30 cây.
- HS đọc nối tiếp.
Thứ sáu ngày 31 tháng 1 năm 2020
Sáng Đạo đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : 
- Học sinh biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
- Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Có ý thức trả lại của rơi khi nhặt được. Quý trọng người thật thà, không tham của rơi.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: xác định giá trị bản thân,(giá trị của sự thật thà), kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu bài tập dành cho HĐ1 .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
HĐ 1: Đóng vai
GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
- Em làm trực nhật và nhặt được 1 quyển truyện của bạn nào đó để trong ngăn bàn, em sẽ 
- Em nhặt được chiếc bút đẹp ở sân trường, em sẽ 
- Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không trả lại, em sẽ 
* GV nhận xét, chốt cách giải quyết.
+TL:
- Em có đồng ý với cách ứng xử của bạn không? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật?
- Em có suy nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn?
HĐ 2: Thi kể chuyện, đọc các bài thơ, bài ca dao về không tham của rơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò : 
Đọc bài thơ "Bà còng" 
 Cái Tôm, cái Tép trong bài có ngoan không? Vì sao?
- HS nhận phiếu - chuẩn bị .
- HS lên đóng vai, xử lí tình huống.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS trình bày phần chuẩn bị của mình.
Nhận xét, bình chọn về nội dung, cách thể hiện của các bạn.
Tuyên dương bạn có tiết mục hay nhất.
- HS nêu
______________________________________________
Toán
BẢNG NHÂN 4
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thành lập bảng nhân 4 và học thuộc lòng bảng nhân 4.
- Áp dụng bảng nhân 4 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. Thực hành
 đếm thêm 4.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 4 chấm tròn.
- Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài. 
2.2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 4:
- Gắn một tấm bìa có bốn chấm tròn lên bảng và hỏi: 
+ Có mấy chấm tròn?
+ 4 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 4 được lấy mấy lần?
=> 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 4 x 1 = 4 ( ghi bảng)
- Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 4 vừa lập được sau đó cho HS thời gian để học.
- Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời 
+ Có 4 chấm tròn. 
+ Lấy 1 lần.
+ Lấy 1 lần
- HS đọc phép nhân: 4 nhân 1 bằng 4 
- Sử dụng các tấm bìa có gắn chấm tròn, lập các phép tính nhân còn lại theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp đọc đồng thanh sau đó tự nhẩm học thuộc lòng.
- Đọc bảng nhân.
- Thi đọc thuộc lòng.
2.3. Luyện tập - thực hành.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài.
* Củng cố: Bảng nhân 4.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Có tất cả mấy chiếc ô tô?
+ Mỗi chiếc ô tô có mấy bánh xe?
+ Vậy để biết 5 ô tô có tất cả bao nhiêu bánh xe ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
* Chốt: Áp dụng bảng nhân 4 vào giải toán có lời văn.
- Tính nhẩm
- Làm bài và kiểm tra bài bài làm của bạn.
- 2 HS đọc bài, lớp đọc thầm. 
- Có 5 ô tô 
- Mỗi chiếc ôtô có 4 bánh xe. 
- Tính tích 4 x 5 
- HS làm bài theo yêu cầu.
 Bài giải 
 5 ôtô có số bánh xe là 
 4 x 5 = 20( bánh xe) 
 Đáp số: 20 bánh xe. 
Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- Cho HS đọc xuôi, đọc ngược kết quả.
* Chốt: Cách đếm thêm 4.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
4
8
12
16
20
24
28
32
36
40
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- Nhận xét giờ học.
- 4,5 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- Nghe nhận xét giờ học.
________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
AN TOÀN KHII ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Nhận xét 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông, quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành cho HS.
- HS có ý thức chấp hành tốt quy định trật tự ATGT.
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
+ Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng làm chủ bản thân.
II. Chuẩn bị : 
- Tranh, ảnh SGK T42 (HĐ1); Tranh, ảnh SGK trang 43 (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu 1 số phương tiện giao thông và các loại đường giao thông tương ứng?
- Khi đi các phương tiện giao thông cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
HĐ1: Nhận biết 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- YC HS quan sát tranh tr 42.
- YC thảo luận các tình huống trong tranh.
- Gợi ý HS thảo luận:
+ Tranh vẽ gì? Điều gì có thể xảy ra?
+ Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
+ Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
- YC các nhóm trình bày ý kiến?
-> Để đảm bảo an toàn khi ngồi sau xe phải bám vào người ngồi đằng trước,...
HĐ2: Biết 1 số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- YC HS quan sát tranh tr 43.
- Hành khách đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
- Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
- Hành khách đang làm gì? 
- Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô?
- Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay cửa bên trái của xe?
- YC HS nêu 1 số điểm khi đi xe buýt mà em biết?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GD HS Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Cuộc sống xung quanh.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 về tình huống được vẽ trong tranh.
- HĐ cả lớp: đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS giải thích lí do.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát tranh.
- Đứng ở điểm đợi xe buýt. Xa mép đường.
- Hành khách đang lên xe ô tô khi ô tô dừng hẳn.
- Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. 
- Khi ở xe ô tô không nên đi lại , nô đùa, không thò đầu, thò tay qua cửa 
- Đang xuống xe. Xuống ở cửa bên phải.
- HS nêu 1 số điểm khi đi xe buýt.
- HS lắng nghe.
____________________________________________________
Kĩ năng sống
BÀI 21: NÊU Ý KIẾN CÁ NHÂN
I. Mục tiêu: 
- HS tự tin và chủ động nêu ý kiến của mình với mọi người.
- Rèn luyện thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Khởi động: 
- HS hát tập thể.
- GV giới thiệu bài.
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
 - GV kể cho HS nghe câu chuyện 
“ Hộp bút màu của Hòa”.
 - Nêu câu hỏi:
 + Vì sao lúc đầu mẹ lại mua bút màu nước?
 + Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?
 + Em có những mong muốn gì hãy viết ra cho ba mẹ biết.
Hoạt động 2:
 - GV chia HS thành các nhóm thảo luận làm bài tập.
 - Yêu cầu các nhóm trình bày.
Hoạt động 3:
- Gv hướng dẫn HS nắm được những giá trị rút ra Câu chuyện và Trải nghiệm.
Hoạt động 4: Tự đánh giá
- GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
- Khi thể hiện ý kiến cá nhân, em cần chú ý điều gì?
- Lớp hát bài “ Thật là hay”
- HS lắng nghe, suy nghĩ và tự thực hiện vào vở thực hành phần trả lời câu hỏi.
- Trình bày ý kiến.
- Các nhóm thảo luận và trình bày.
- Những lợi ích của việc nêu ý kiến cá nhân.
- HS nêu :
- Khi thể hiện ý kiến cá nhân, em nên:
 + Tự tin.
 + Suy nghĩ trước khi nói.
 + Đóng góp theo hướng tích cực.
 + Vui vẻ.
 + Nhiệt tình đưa ra ý kiến của mình.
- Những việc nên tránh:
 + Nhút nhát rụt rè.
 + Lười suy nghĩ, bảo thủ.
 + Sợ thầy cô, bạn bè chê cười.
- HS tự đánh giá vào vở thực hành việc tự tin nêu ý kiến cá nhân của mình.
- 2, 3 HS nêu.
_________________________________________________
Chiều Toán( tăng)
LUYỆN TẬP: BẢNG NHÂN 2, 3, 4
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học về các bảng nhân 2, 3, 4. Ôn tập cách thực hiện dãy tính có hai dấu phép tính. Ôn tập về giải toán. 
- HS thực hành tính nhẩm, thực hiện dãy tính, giải toán có lời văn.
- GDHS tự giác, tích cực ôn tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ chép bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Nội dung: 
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết. 
GV cho HS trao đổi trong bàn theo các nội dung:
- Nêu các phép tính trong các bảng nhân 2, 3, 4 đã học? Thứ tự thực hiện dãy tính có các phép tính n

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_thuy.doc
Giáo án liên quan