Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

ĐẠO ĐỨC

BÀI 13: PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn.

- Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Máy tính, ti vi.

- SGK Đạo đức 1.

- Một số vật sắc nhọn như: dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì,. để chơi khởi động.

- Đồ dùng để thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu.

- Một số đồ dùng để phục vụ đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’

Em hãy nêu những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã.

- Gv nhận xét

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: 2’ Gv nêu yêu cầu bài học

 2. Khởi động: 5’

Cách 1: Tổ chức cho HS nhớ lại và chia sẻ cùng bạn theo các câu hỏi gợi ý ở SGK Đạo đức 1, trang 64.

Cách 2: Tổ chức cho HS chơi trò “Gọi tên đồ vật”. -Cách chơi: GV lần lượt giơ từng đồ vật sắc nhọn, HS phải gọi đúng tên đồ vật. HS nêu sai tên sẽ bị đứng ra ngoài, quan sát các bạn khác chơi.

- Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi: Các đồ vật các em vừa gọi tên có đặc điểm gì chung?

- HS trả lời.

- GV kết luận: Những đồ vật này đều sắc nhọn, có thể gây thương tích cho chúng ta nếu không cẩn thận.

- GV giới thiệu bài mới.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS viết xong, tự đối chiếu với bài mẫu, soát bài; dùng bút chì gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV sửa chữa, nhận xét một số bài của HS. 
2.2. Làm bài tập chính tả 
a) BT 2 (Em chọn vần nào: uyt hay uych?) 
- HS đọc YC. GV viết lên bảng s.., h... (2 lần). 
- HS làm bài vào VBT (điền vẫn còn thiếu vào từng chỗ trống). 
- 2 HS báo cáo kết quả (điền vần trên bảng lớp). 
- Cả lớp đọc 2 cậu đã hoàn chỉnh:
a) Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt chết đuối.
b) Nai leo lên mỏm đá tập bay thì rơi huỵch xuống đất.
b) BT 3 (Chữ nào hợp với chỗ trống: c hay k?) 
- HS đọc YC. GV viết lên bảng: ...ể, ...âu chuyện, ...ính, ...on. 
- HS làm bài vào VBT hoặc vào vở (chỉ viết chữ cần điền: kể, con,...).
- (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp. (Có thể tổ chức thi tiếp sức: Các từ thiếu chữ được viết trên bảng 2 lần. Hai nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau điền chữ. Nhóm điền đúng, nhanh, báo cáo kết quả rõ ràng sẽ thắng cuộc).
- Cả lớp đọc: kể viết là ca / câu (chuyện) viết là cờ / kính viết là ca / con viết là cờ.
- Cả lớp đọc lại 2 câu văn:
1) Sơn ca, nai và ếch thường kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị.
2) Thầy giáo voi giương kính lên cũng không đọc được chữ của kiến con. 
3. Củng cố, dặn dò 3’
- GV tuyên dương, khen ngợi những HS tích cực.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 13: PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn. 
- Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
- SGK Đạo đức 1. 
- Một số vật sắc nhọn như: dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì,... để chơi khởi động.
- Đồ dùng để thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu. 
- Một số đồ dùng để phục vụ đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 
Em hãy nêu những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã. 
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ Gv nêu yêu cầu bài học 
 2. Khởi động: 5’
Cách 1: Tổ chức cho HS nhớ lại và chia sẻ cùng bạn theo các câu hỏi gợi ý ở SGK Đạo đức 1, trang 64.
Cách 2: Tổ chức cho HS chơi trò “Gọi tên đồ vật”. -Cách chơi: GV lần lượt giơ từng đồ vật sắc nhọn, HS phải gọi đúng tên đồ vật. HS nêu sai tên sẽ bị đứng ra ngoài, quan sát các bạn khác chơi. 
- Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi: Các đồ vật các em vừa gọi tên có đặc điểm gì chung? 
- HS trả lời. 
- GV kết luận: Những đồ vật này đều sắc nhọn, có thể gây thương tích cho chúng ta nếu không cẩn thận. 
- GV giới thiệu bài mới.
3. Khám phá 20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm có liên quan đến vật sắc nhọn 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm có liên quan đến các vật sắc nhọn. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 64 và cho biết: 
1) Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? 
2) Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì hậu quả như thế nào? 
- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ được GV giao. 
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Mỗi em chỉ trình bày về một tranh, cả lớp quan sát bạn trình bày và nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận sau mỗi tranh: 
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chiếc kéo có đầu nhọn. Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương. 
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng. Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm. 
+ Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tuốc nơ vít vào người của một bạn đứng đối diện để dọa, trêu bạn. Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tuốc nơ vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm.
Lưu ý: GV có thể khuyến khích HS kể thêm những hành động, việc làm khác có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. 
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. 
- HS được phát triển năng lực hợp tác. 
* Cách tiến hành: 
- GV đặt vấn đề: Ở hoạt động trước, chúng ta vừa chỉ ra được một số hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. Vậy để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, chúng ta cần phải làm gì? 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm, tìm cách để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. 
- HS làm việc nhóm. 
- GV mời một số nhóm trình bày kết quả, mỗi nhóm chỉ nêu 1 – 2 biện pháp phòng tránh. 
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn: 
+ Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch. 
+ Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn. 
+ Không ngậm các vật sắc nhọn trong miệng. 
+ Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ. + Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.
+ ... 
Lưu ý: GV nên khuyến khích HS kể thêm một số biện pháp khác để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, ngoài các hình đã gợi ý trong SGK. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị thương chảy máu 
* Mục tiêu:
- HS nêu được các bước sơ cứu vết thương chảy máu. 
- HS được phát triển năng lực hợp tác. 
* Cách tiến hành: 
- GV đặt vấn đề: Các vật sắc nhọn có thể làm chúng ta bị thương, chảy máu.
- Vậy chúng ta có thể sơ cứu các vết thương chảy máu như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 65 và nêu các bước sơ cứu vết thương chảy máu. 
- HS làm việc theo cặp.
- Mời một số cặp trình bày ý kiến, mỗi cặp nêu một bước sơ cứu. 
- GV kết luận về các bước sơ cứu vết thương chảy máu, vừa nói, vừa chỉ vào từng tranh: 
+ Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu. 
+ Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy. 
+ Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương. 
+ Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo bằng kín. 
- GV cần lưu ý HS: 
+ Nếu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần băng mà để hở cho dễ khô. 
+ Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã băng thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lí.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Các vật sắc nhọn dễ làm em bị thương, chảy máu. Vì vậy, em cần cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày và học cách sử dụng dao kéo an toàn. 
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết sau.
TỰ HỌC
TỰ ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
	Học sinh tự ôn luyện một số kiến thức đã học về : 
 - Luyện tập củng cố : Luyện đọc bài:Chuyện trong vườn
 - Luyện viết bài: Chuyện trong vườn
 - Luyện Toán dạng 25 + 4; 25 + 40
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	+ phiếu học tập ghi nội dung bài tập của từng nhóm.
 + Vở bài tập, BTTV, sách TV
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC: 
1. GV nêu mục tiêu tiết học 2’: 
	2. Tổ chức cho các em tự học: 30’
*. Hoạt động 1: Chia nhóm HS
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Đọc, viết chưa đảm bảo yêu cầu
 b. Nhóm 2: Chưa nắm chắc các dạng 25 + 4; 25 + 40
 c. Nhóm 3: Đọc viết tốt, làm toán tốt.
 *. Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc 
* Giao việc và hướng dẫn các nhóm hoàn thành.
- Phát phiếu học tập cho từng thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc nội dung phiếu và cách giải quyết.
	- Các nhóm tự học dưới sự điều khiển của nhóm trưởng 
	+ Đại diện nhóm nêu lại nhiệm vụ của nhóm mình .
	+ GV lệnh cho các nhóm làm việc 
- GV nhận xét, bổ sung, nếu cần.
Nhóm1: Luyện đọc Luyện đọc bài: Chuyện trong vườn
 - GV đọc mẫu bài
 - HS thi đọc trước nhóm , giáo viên và học sinh nhận xét tuyên dương những em đọc tiến bộ.
Nhóm 2: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 12 + 13 24 + 15 36 + 23
 13 + 26 29 + 10 35 +12 
Bài 2: Tính 
 15 + 4 = 12 + 5 =
 13 + 6 = 27 + 2 =
 32 + 4 = 16 + 3 =
Nhóm 3: 1. Đọc trơn, đọc diễn cảm bài tập đọc: 
2. Luyện viết bài: 
 Gv viết mẫu, hs nhìn chép bài Chuyện trong vườn
	* Hoạt động 3 : Hệ thống kiến thức 
	Giáo viên giải đáp thắc mắc, hệ thống lại các kiến thức vừa ôn dưới hình thức cả lớp .
	3. Cũng cố: 2’ 
	? Chúng ta đã tự học được nội dung gì? 
	4. Dặn dò:1’ 
	+ Nhận xét chung tiết học 
Thứ 4, ngày 7 tháng 4 năm 202
 TOÁN 
Bài 63: PHÉP TRỪ DẠNG 39 – 15 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ dạng 39 - 15).
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi
- Bộ đồ dùng Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5 ’
Hs làm vào bảng con: 23 + 5; 24 + 40, 26 + 30
- GV nhận xét
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động khởi động 5’
1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ dạng 17-2.
2. HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).
- HS thảo luận nhóm bàn:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 39 - 15 = ? bằng cách thao tác trên các khối lập phương.
3. Hoạt động hình thành kiến thức 15’
1. HS tính 39-15 = ?
- Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 39 - 15 = ? (HS có thể dùng que tính, có thề dùng các khối lập phương, có thể tính nhẩm, ...).
- Đại diện nhóm nêu cách làm.
2. GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 39 - 15 = ?
- HS đọc yêu cầu: 39 - 15 = ?
- HS quan sát GV làm mẫu:
+ Đặt tính thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
+ Thực hiện tính từ phải sang trái:
Trừ đơn vị cho đơn vị.
Trừ chục cho chục.
- GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.
3. GV viết một phép tính khác lên bảng. Chẳng hạn: 63 - 32 = ?
- HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính, trừ từ phải sang rrái, đọc kết quả.
- HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình.
- GV lấy một số bảng con đặt tính chưa thẳng hoặc tính sai để nhấn mạnh lại cách đặt tính rồi viết kết quả phép tính cho HS nắm chắc.
- HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 39 - 15 = ?
4. Hoạt động thực hành, luyện tập 5’
Bài 1
- GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính.
- HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- HS nhắc lại cách đặt tính dọc, quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.
5. Củng cố, dặn dò2’
- GV yêu cầu hs nhắc lại cách đặt tính rồi tính
Thứ 5, ngày 8 tháng 4 năm 2021
Tự nhiên xã hội
BÀI 18: THỰC HÀNH: 
RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được lợi ích của sự rửa tay
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa tay.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Xà phòng
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
- Khăn mặt ( mỗi HS có 1 khăn riêng) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
RỬA TAY
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Lợi ích của việc rửa tay
1. Hoạt động 1: Thảo luận lợi ích của việc rửa tay
	* Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc rửa tay
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát hình và nói về nội dung của hình vẽ trang 116 SGK (hình vẽ cho thấy sau khi tiếp xúc với đất, 1 bạn lấy tay dịu mặt, 1 bạn cầm thức ăn để ăn), sau đó sẽ cùng hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây:
+ Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao?
(Gợi ý: Các bạn không nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi tay tiếp xúc với đất vì tay bẩn dụi vào mắt sẽ làm đau mắt, tay bẩn cầm thức ăn sẽ gây đau bụng, .. )
+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay.
( Gợi ý: Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh được các bệnh về ăn uống, về da, về mắt,  ) 
+ Hàng ngày, bạn thường rửa tay khi nào?
( Gợi ý: rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính.
- Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “ Em có biết?” ở cuối trang 116 SGK 
	LUYỆN TẬP 
2. Rửa tay như thế nào?
2. Hoạt động 2: Thực hành rửa tay 
	* Mục tiêu 
- Thực hiện được 1 trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa tay đúng cách.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay.
	GV gợi ý cho HS làm ướt tay, lấy xà phòng và thực hiện các động tác theo hình trang 117 SGK ( chà xát lòng bàn tay; cọ từng ngón tay; chà xát mu bàn tay; chà xát các kẽ ngón tay; chụm 5 ngón tay này cọ vào lòng bàn tay kia và đổi lại) và cuối cùng xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch rồi lau khô tay bằng khăn mặt hoặc khăn giấy sạch.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa tay như hình vẽ, HS khác và GV nhận xét.
	Lưu ý: GV có thể làm mẫu rửa tay đúng cách cho cả lớp quan sát trước khi các em thực hành, rửa tay thật theo nhóm. 
Bước 3: Làm việc theo nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm; phát vật dụng ( hình “Chúng mình cần” trang 117 SGK) dùng để thực hành rửa tay.
- HS thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành.
Bước 4: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay theo đúng cách. 
- Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay trước lớp. Các bạn nhận xét, góp ý. 
Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 117 SGK.
	3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
________________________________________
TIẾNG VIỆT
GÓC SÁNG TẠO
EM YÊU THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về con vật / loài cây, loài hoa yêu thích; biết trang trí sản phẩm.
- Viết được một vài câu giới thiệu sản phẩm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị của GV: Những mẩu giấy cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt (có dòng kẻ ô li) để phát cho HS viết và đính vào những sản phẩm. Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.
- ĐDHT của HS: Tranh, ảnh con vật, cây, hoa sưu tầm hoặc tranh HS tự vẽ con vật, cây, hoa; giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...; Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 2’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài 5’
a) Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các minh hoạ (BT 1), nhận ra hình ảnh các con vật, cây hoa được chụp, vẽ, cắt dán; đoán xem phải làm gì (sưu tầm tranh, ảnh, cắt dán, tô màu, vẽ, viết để thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên).
b) Giới thiệu bài: Trong tiết học Em yêu thiên nhiên, các em sẽ sưu tầm tranh, ảnh hoặc tự vẽ tranh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích. Sau đó, trang trí, tô màu sản phẩm, viết lên đó lời giới thiệu. Cả lớp sẽ thi đua xem ai có sản phẩm đẹp, viết được lời giới thiệu ấn tượng, thể hiện đúng chủ đề Em yêu thiên nhiên.
2. Khám phá 5’Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 YC trong sách. 
- HS 1 đọc YC của BT 1.
- HS 2 đọc YC của BT 2. 4 HS tiếp nối nhau đọc các lời giới thiệu làm mẫu bên 4 sản phẩm của 4 bạn HS.
- HS 3 đọc YC của BT 3; đọc lời giới thiệu bức tranh nói về tình bạn thân thiết giữa bạn Sơn và chó Lu.
3. Luyện tập 20’
3.1. Chuẩn bị
- HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh con vật, cây, hoa các em sưu tầm hoặc tranh, ảnh tự vẽ,... GV nhắc những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích.
- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để HS sẽ viết rồi đỉnh vào vị trí phù hợp trên sản phẩm.
- HS mở VBT, GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở;
+ Với những HS đã có sự chuẩn bị thì trang vở đó là nơi đính sản phẩm, lưu giữ sản phẩm, ghi nhận sự tiến bộ của HS.
+ Với những HS chưa có sự chuẩn bị, các em sẽ dán tranh, ảnh, vẽ con vật, cây hoa, trang trí trên trang vở này và viết lời giới thiệu ở vị trí trung tâm – chỗ có ô hình chữ nhật (hoặc hình trái tim) và các dòng kẻ ô li.
3.2. Làm sản phẩm
- HS trang trí sản phẩm: dán tranh, ảnh vào giấy và trang trí cho đẹp. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ một con vật hoặc một loài cây, hoa yêu thích (khoảng 8 – 10 phút).
- HS viết lời giới thiệu tranh, ảnh – viết vào sản phẩm hoặc vào mẩu giấy có dòng kẻ ô li, rồi dán lên sản phẩm. GV khuyến khích HS viết 3 – 4 câu. Nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm.
3.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm 
- Từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình.
- GV đính lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp, lời giới thiệu hay.
* GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc, mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. Cuối giờ, GV sửa lời trên sản phẩm cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại vào mẩu giấy khác (có dòng kẻ ô li) rồi đính lại vào sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò 3’
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo, nhắc HS về nhà trang trí sản phẩm cho ấn tượng hơn, viết lại lời giới thiệu cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày vào tiết học tuần sau. Sản phẩm được sửa chữa vẫn được đính vào vị trí trong VBT (để không thất lạc) sau khi gỡ đi sản phẩm cũ.
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chuyện của hoa hồng.
TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN: CHUYỆN CỦA HOA HỒNG
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của hoa hồng.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của hoa hồng, của mẹ đất, ông mặt trời.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công lao của mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu/ 5 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
- GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ câu chuyện Ba món quà, mời HS 1 kể chuyện theo 3 tranh đầu, HS 2 kể chuyện theo 2 tranh cuối.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý).7’
1.1. Quan sát và phỏng đoán
GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ Chuyện của hoa hồng: Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào? (Chuyện có 4 nhân vật: hoa hồng giun đất, mẹ đất và ông mặt trời).
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Hoa hồng là loài hoa rất thơm và đẹp. Hoa hồng thường kiêu ngạo. Chuyện gì đã xảy ra với cô bé hoa hồng xinh đẹp trong câu chuyện này khi cô muốn rời khỏi mẹ đất đã nuôi dưỡng mình? Cuối chuyện, hoa hồng đã hiểu ra điều gì?
2. Khám phá và luyện tập 20’
2.1. Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. 
- Câu mở đầu: kể khoan thai.
- Giọng hoa hồng lúc kinh hãi khi nhìn thấy giun đất; lúc coi thường, khinh miệt khi nói với mẹ về anh giun đất; lúc trầm trồ, ngưỡng mộ khi nhìn thấy cảnh vật từ trên cao; lúc sợ hãi, hoảng hốt cầu cứu ông mặt trời khi lả đi vì nắng.
- Giọng mẹ đất, ông mặt trời: chậm rãi, từ tốn. 
- Hai câu cuối (sự ân hận của hoa hồng): giọng thấm thía.
Chuyện của hoa hồng 
(1) Khu vườn nọ có nhiều loài hoa nhưng đẹp nhất, thơm nhất là hoa hồng.
Sáng hôm ấy, hoa hồng bỗng nghe thấy tiếng sột soạt dưới chân. Nhìn xuống, thấy một con vật thân dài loằng ngoằng, hoa hồng kêu lên: “Khiếp quá!”.
(2) Nghe thấy vậy, mẹ đất bảo:
- Đó là anh giun đất. Anh ấy là bạn tốt của cây cối. Nhờ có anh ấy mà đất tơi xốp, rễ cây hút được nước và thức ăn đấy con ạ.
Hoa hồng bĩu môi: 
- Nom anh ta sợ quá. Con chả cần anh ta!
(3) Nói rồi hoa hồng đu lên cành bưởi. Từ trên cao, nó thấy khu vườn thật đẹp. Nó reo lên: “Ôi, đẹp quá!”.
(4) Đến trưa, mặt trời lên cao, những tia nắng chói chang hút dần dòng nhựa trong hoa hồng. Hoa hồng lả đi. Nó cầu cứu mặt trời:
- Cứu cháu với, ông mặt trời ơi! 
Ông mặt trời bảo:
- Sao cháu lại trèo lên đó? Không có mẹ đất, cháu sống s

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan