Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông.

- Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.

- HS có thể kẻ, cắt, dán được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.

- HS khéo tay kẻ và cắt dán được hình vuông theo 2 cách. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt thêm được hình vuông có kích thước khác.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện KN sử dụng kẻ, cắt, dán được hình vuông thành thạo, nhanh.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê yêu thích môn học. Rèn đôi tay khéo léo cho HS.

4. Góp phần hình thành và phát triển năng lực :

- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực nghệ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
BÀI 26: CON GÀ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nêu ích lợi của con gà. 
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. 
- HS M3, M4 kể về một số loài gà về: ích lợi, nêu được các bộ phận bên ngoài của con gà, ăn thịt gà giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tư duy.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng có ý thức chăm sóc gà. 
- Hs cẩn thận khi ăn thịt gà để không bị hóc xương. 
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê yêu thích môn học, yêu thích các loài động vật.
* KNS: - HS có ý thức phòng chống dịch cúm A H5N...
- Áp dụng phương pháp : “ Bàn tay nặn bột”.
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực : - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên và con người.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Các hình ảnh trong bài 26 – SGK 
- HS: sách giáo khoa tự nhiên – xã hội.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: “ Ai thông minh”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách thực hiện: - 
- GV đọc câu đố: 
 “ Con gì mào đỏ 
 Lông mượt như tơ
 Sáng sớm tinh mơ 
 Gọi người thức dậy?”
 - Là con gì ?
- GV: Đúng rồi đó các em, vậy con gà có những bộ phận nào, có đặc điểm và lợi ích ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Con gà”.
- Ghi tên bài: Con gà 
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS thi giải câu đố.
- HS lắng nghe và trả lời .
- HS nhắc lại đầu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (25 phút)
* Mục tiêu: Nêu ích lợi của con gà. 
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
a : Tìm hiểu các bộ phận của con gà ( Áp dụng phương pháp : Bàn tay nặn bột )
- GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu yêu cầu: Vẽ 1 con gà và nêu các bộ phận của con gà.
- Nhận xét về sự hiểu biết ban đầu
- Các em có ý kiến thắc mắc của mình.
- Đưa ra ý kiến đề xuất của mình .
- Vậy phương án nào tối ưu nhất ? 
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Cho Hs mở SGK, tr.54
- Đối chiếu với những hiểu biết ban đầu em có nhận xét gì ?
- Kết luận: Gà có đầu, mình, chân và đuôi. 
b: Thảo luận nhóm đôi:
- Các em quan sát và thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút, quan sát tranh 3 ,4, 5 xem tranh vẽ gì ? Người ta nuôi gà để làm gì? 
- GV hướng dẫn dán tranh 3, 4 ;
- Tranh vẽ gì ?
* Chốt : Gà nuôi nhiều, nhốt chuồng trại lớn như thế này gọi là nuôi gà công nghiệp. 
- Thường người ta cho gà ăn gì ?
- Theo em người ta nuôi gà để làm gì ?
* Chốt : Người ta nuôi gà để bán, ăn thịt, lấy trứng 
- Ăn thịt gà và trứng gà cung cấp cho ta gì ?
- Nếu nhà mình nuôi gà mình phải làm gì ?
- GV : Ăn thịt gà và trứng gà phải là gà khoẻ mạnh, không ăn gà bệnh, gà chết . Các em biết tại sao không ? 
* Kết luận: - Nuôi gà : Phải tiêm phòng ngừa đầy đủ. Không nên ăn thịt gà chếtvì có thể gà bị mắc các bệnh dịch như: dịch cúm A H5N.
- Nếu gà bệnh phải báo ngay cho cơ quan thú y xử lí, có ý thức phòng chống dịch cúm A H5N1....
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại. 
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm lên chia sẻ trước lớp: 
. Gà có đầu , chân , đuôi 
. Gà có đầu , mình , chân
. Gà có đầu , mình chân, đuôi 
- Giống nhau : Gà có đầu , chân
? Có phải gà có đầu, mình 
? Con gà nào cũng có đầu, mình, chân 
? Con gà nào cũng có mình, có đuôi không
- Em xem trong tranh
- Em quan sát SGK
- Em xem trên ti vi ,...
- Quan sát SGK
- Thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp: Con gà có đầu , mình , chân và đuôi.
- Em thấy nhóm 1, 2 có những hiểu biết chưa đầy đủ.
- Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trước lớp. 
- Để bán ,
- Trả lời cá nhân 
- Cá nhân tự trả lời 
3. Hoạt động thực hành: (3 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được để vẽ các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
Trò chơi : Thi vẽ con gà và mô tả con gà mình vẽ :
Bước 1 : 
- Gv cho hs mang giấy vẽ , chì bút 
Bước 2 :
- Gv gọi 1 vài hs lên giới thiệu con gà của mình vẽ.
- Gv tuyên dương 1 số em.
4. Hoạt động vận dụng: (2')
- Trò chơi bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái , gà con => Nhận xét 
- Khen hs học tốt.
 - Gọi HS nêu lợi ích của con gà.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị trước cho bài con mèo. 
- Hs mang giấy vẽ và bút màu. 
- Hs thi vẽ con gà vào bảng nhóm. 
- HS chỉ và giới thiệu con gà của nhóm mình, nói được tên các bộ phận của con gà. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................------------------------------------------------------------------------
 Toán 
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp )
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69; nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kĩ năng biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69; nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69 để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
- HS làm bài tập 1, 2, 3.
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép bài tập 1, 2, 3. 
- HS: Vở ô li toán, sách giáo khoa.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: “ Bắn tên”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách chơi: - GV cho HS chơi, nhận xét trò chơi, chữa bài...
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS chơi
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69; nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
Giới thiệu các số từ 50 đến 60:
_Cho HS thao tác trên các thẻ que tính và các que tính để nhận ra có: 5 bó, mỗi bó có 1 chục que tính, nên viết vào chỗ chấm ở cột “chục” là 5; có 4 que tính nữa nên viết 4 vào chỗ chấm ở cột “đơn vị”.
- Có 5 chục và 4 đơn vị tức là có năm mươi tư, năm mươi tư viết như sau:
GV viết: 54 Đọc: Năm mươi tư
* GV hướng dẫn tương tự như trên để HS nhận ra số lượng, đọc, viết các số từ 51 đến 60.
* Lưu ý:
51: Đọc là Năm mươi mốt
54: Năm mươi tư hoặc năm mươi bốn
55: Năm mươi lăm hoặc năm mươi nhăm
 c) Giới thiệu các số từ 61 đến 69:
_GV hướng dẫn tương tự như giới thiệu các số từ 50 đến 60.
 Cho HS đọc các số để nhận ra thứ tự của chúng
HS quan sát tranh, thảo luận nhóm bốn theo yêu cầu của giáo viên. Chia sẻ trước lớp.
HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên. Chia sẻ trước lớp.
3. Hoạt động thực hành: (20 phút)
- HS làm bài tập 1, 2, 3.
* Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69; nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
* Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu, làm cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu, làm cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 3 : Cho HS nêu yêu cầu, làm bài trong nhóm 4, chia sẻ .
- Cho HS làm vào bảng nhóm. 
- HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh hơn” .
- Cho HS đếm xuôi, ngược lại các số.
 Bài tập phát triển năng lực: 
- Cho HS làm vở, GV quan sát, nhận xét nhanh.
4. Hoạt động vận dụng: ( 2’)
- Cho hs đọc các số từ 10 đến 69 và ngược lại.
- Nhận xét, dặn dò.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Viết số: 
50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57,58, 59.
- Viết số: 
- 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69,70.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
* Bài 4 
- Viết số thích hợp vào ô trống.
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ năm ngày tháng năm 2020
Tiếng Việt
TIẾT 7 + 8 : ÔN TẬP
I: MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố bài Vần, Nguyên âm đôi.
- Rèn kĩ năng luyện tập ngữ âm.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc, viết các vần, các nguyên âm đôi đã học, các tiếng, từ, câu ứng dụng đã học nhanh, phát âm chuẩn, viết đúng chính tả... 
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK Tiếng Việt CNG lớp I, tập II, phiếu học tập ghi tên các Tiếng Việt CNG lớp I, tập II.
- HS: SGK Tiếng Việt CNG lớp I, tập II, bảng con, vở...
III : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: “ Ai đọc giỏi”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách thực hiện: 
- GV cho HS đọc 1 bài trong SGK.
 - GV nhận xét.... giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- 3 HS đại diện 3 tổ lên thi đọc.
- HS nhắc lại đầu bài.
2. Hoạt động thực hành : (30 phút)
* Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố bài Vần, Nguyên âm đôi.
- Rèn kĩ năng luyện tập ngữ âm.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
Bài 1 : Ôn tập các mẫu vần đã học
Cho HSthảo luận và nhắc lại 5 mẫu vần đã học. GV viết lên bảng:
Mẫu 1 : Vần chỉ có âm chính; Mẫu2 : Vần chỉ có âm đệm và âm chính.
Mẫu 3 : Vần chỉ có âm chính và âm cuối; Mẫu 4 : Vần có đủ âm đệm ,âm chính và âm cuối; Mẫu 5 : Vần có nguyên âm đôi
- Yêu cầu HS vẽ mô hình 5 mẫu vần đó. Đọc phân tich mô hình, ....
Bài 2 : Kiểm tra năng lực phân tích ngữ âm của học sinh.
 Em hãy đọc các tiếng sau: là , khúc , quà, ngoại , khuya.
Câu 1 :Tìm và đưa vào mô hình một tiếng kiểu vần chỉ có âm chính
Câu 2 :Tìm và đưa vào mô hình một tiếng kiểu vần có âm đệm và âm chính
Câu 3 :Tìm và đưa vào mô hình một tiếng kiểu vần có âm chính và âm cuối
Câu 4 :Tìm và đưa vào mô hình một tiếng kiểu vần có âm đệm , âm chính và âm cuối
Câu 5 :Tìm và đưa vào mô hình một tiếng kiểu vần có nguyên âm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc yêu cầu của bài sau đó GV gọi HS nêu từng 
yêu cầu và gọi từng HS lên đưa tiếng vào mô hình.
HS cả lớp vẽ vào bảng con
Gọi HS nhận xét, phân tích mô hình.
GV chốt đáp án
Đáp án: Câu 1: là ; Câu 2 : quà; Câu 3 : khúc; Câu 4 : ngoại; Câu 5: khuya
Bài 3: Cho HS lên chơi trò chơi: “ Hái hoa dân chủ”.
- Gv nhận xét, tuyên dương 1 số em.
- HS nghe .
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. 
HS vẽ ra bảng con...
- HS làm việc cá nhân. 
HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ trước lớp...
HS thi đọc...
HS lên bốc thăm phiếu và đọc bài theo phiếu.
3. Hoạt động vận dụng: (2')
- Khen hs học tốt.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về ôn tập 5 mẫu vần đã học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ --------------------------------------------------------------
Âm nhạc
--------------------------------------------------------------
Toán 
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾP )
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99
 - Nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kĩ năng biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99 để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4.
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép bài tập 2, 3, 4. 
- HS: Vở ô li toán, sách giáo khoa.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: “ Bắn tên”.
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài..
* Cách chơi: - GV cho HS chơi, nhận xét trò chơi, chữa bài...
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS chơi
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút)
* Mục tiêu: - Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50; nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
a. Giới thiệu các số từ 70 đến 80:
- Cho HS thao tác trên các thẻ que tính và các que tính để nhận ra có: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và nói “ Có 7 chục que tính”; Lấy thêm 1 que tính nữa và nói “ Có 1 que tính” 
- Chỉ vào 7 bó que và 1 que học sinh nói “ 7 chục và 1 là bảy mươi mốt”.
GV ghi bảng thành cột như SGK: 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính, nên viết vào chỗ chấm ở cột “chục” là 7; có 1 que tính nữa nên viết 1 vào chỗ chấm ở cột “đơn vị”.
- Có 7 chục và 1 đơn vị tức là có bảy mươi mốt, bảy mươi mốt ta viết như sau:
GV viết: 71 Đọc: bảy mươi mốt
- Làm tương tự như vậy để học sinh nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 70 š 80 
b: Giới thiệu các số từ 80 š 99: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt nhận ra các số 81, 82, 83, 84  98, 99 tương tự như giới thiệu các số từ 70 š 80 
- Gọi học sinh đọc lại các số từ 80 š 99
 * HS đọc, viết các số từ 70 đến 99.
- Cho HS đọc các số để nhận ra thứ tự của chúng.
* Lưu ý:
71: Đọc là bảy mươi mốt
74: Bảy mươi tư 
95: chín mươi lăm 
HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên. Chia sẻ trước lớp.
+ 7 chục que tính là 70 que tính.
+ 7 chục que tính và 1 que tính là 71 que tính.
HS quan sát tranh, thảo luận nhóm bốn theo yêu cầu của giáo viên. Chia sẻ trước lớp.
3. Hoạt động thực hành: (20 phút).
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4.
* Mục tiêu: 
- Rèn HS kĩ năng biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99.
- Cugr cố HS nắm được thứ tự các số từ 70 đến 99.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ trước lớp.
* Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu, làm cá nhân, chia sẻ trước lớp.
- Hs đếm xuôi, ngược từ 70 đến 80.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 và lưu ý học sinh đọc các số, đặc biệt là 71, 74, 75 .
* Bài 2: Cho học sinh tự nêu yêu cầu bài tập 2 rồi làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.
* Bài 3: Học sinh tự làm bài 
- Chơi trò chơi: “Xì điện”.
* Bài 4: 
 Trong hình vẽ bên có bao nhiêu cái bát?
Gv: Cũng là chữ số 3, nhưng chữ số 3 ở bên trái chỉ 3 chục hay 30; chữ số 3 ở bên phải chỉ 3 đơn vị.
 Bài tập phát triển năng lực:
- Cho HS làm vở, GV quan sát, nhận xét nhanh.
4. Hoạt động vận d ụng: ( 2’)
- Cho hs thi đếm các số từ 70 đến 99 và ngược lại.
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1’)
- Cho HS làm bài tập 6.
- Nhận xét, dặn dò.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Viết số: 
70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77,78, 79, 80.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
a)
80
81
82
83
84
84
86
87
88
89
90
b)
89
90
91
92
92
94
95
96
97
98
99
- Học sinh nhận ra “cấu tạo” của các số có 2 chữ số. Chẳng hạn : a) Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị .
HS nêu yêu cầu bài, làm, chia sẻ trước lớp.
Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời “ Có 33 cái bát”. Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị. 
* Bài 5 :
- Viết số thích hợp vào ô trống.
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
HS thi đếm.
* Bài 6:
- Viết số thích hợp vào ô trống.
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
-------------------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Luyện Toán
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh biết đọc đúng , viết đúng các số có 2 chữ số từ 20à50. Điền đúng số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Vận dụng các kĩ năng đọc đúng , viết đúng các số có 2 chữ số từ 20à50. Điền đúng số vào dưới mỗi vạch của tia số để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
- Thấy được vẻ đẹp của môn Toán.
- Góp phần hình thành phát triển cho HS các năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết các vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động khởi động:
- Cho HS hát.
- GV giới thiệu vào bài.
Ôn tập kiến thức cò
- GV nhận xét, tuyên dương
Hs hát
- Cả lớp làm vào bảng con
 24, 28, 80, 45, 91
Bài mới:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài tập 1: Viết (theo mẫu)
- GV hướng dẫn
- GV quan sát, kiểm tra.
- GV và học sinh chữa bài của các bạn trên bảng.
b. Bài tập 2: Nối theo mẫu
- GV hướng dẫn.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
c. Bài tập 3: Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- GV cùng HS chữa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài.
- HS làm vào vở, ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_26_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.doc