Giáo án tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Hiền

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè

- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.

*KN: Thể hiện sự tự tin.;KN giao tiếp ứng xử.;KN thể hiện sự cảm thông .;KN p/phán.

II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp: thảo luận nhóm ; đóng vai ; tổ chức trò chơi ; trình bày 1 phút.

III. Đồ dùng dạy - học: - Vở bài tập Đạo đức. Một số đồ dùng, dụng cụ để chơi sắm vai.

IV. Các hoạt động dạy - học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 3 tháng 2 năm 2020
 TIẾNG VIỆT: Tiêt 201, 202
NGUYÊN AM ĐÔI /UA/ - VẦN CÓ ÂM CUỐI / UÔN; UÔT/
 ----------------------------------------
Thứ ba ngày 4 tháng 2 năm 2020
 TIẾNG VIỆT: Tiêt 203, 204
 VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI / UA /
---------------------------------
TOÁN: Tiết 81
PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7
I.Mục tiêu:
- Biết làm các phép trừ, biết trừ nhẩm dạng 17-7.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Thích học toán biết vận dụng vào thực tế.
II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng gài, que tính.
- Học sinh:- Que tính.
 III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: - Cho HS tính nhẩm.
12 + 2 – 3 =
17 – 2 – 4 =
3.Bài mới: Giới thiệu: Ghi bảng
+ Hoạt động 1: Thực hành trên que tính.
- Cho học sinh lấy 17 que tính và tách thành 2 phần.
- Cất đi 7 que rời, còn lại mấy que?
- Có phép tính: 17 – 7.
+Hoạt động 2: Đặt tính và làm tính trừ.
- Đặt phép tính 17 – 7 ra nháp. 
Bài 1: Yêu cầu gì? 
GVHD cách đặt tính – HD cách làm.
-Yêu cầu cả lớp làm bảng con – Gọi một số HS lên bảng làm – NX sửa sai.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS tính nhẩm vào SGK – Gọi HS nêu kết quả nối tiếp GVNX ghi bảng.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán.
?Bài toán cho biết cái gì? 
?Bài toán yêu cầu ta tìm cái gì?
?Muốn biết số kẹo còn lại ta làm sao? Yêu cầu HS làm bài vào vở.
4.Củng cố:
- Hệ thống bài
5.Dặn dò – Nhận xét:
-Học sinh nêu.
- Hoạt động lớp.
- Học sinh lấy bó 1 chục và 7 que rời.
- Tách bên trái bó 1 chục, bên phải 7 que.
- Học sinh cất 7 que.
- Còn lại 1 chục que.
- Hoạt động lớp.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu cách thực hiện.
-Tính.
- theo dõi
- Lớp làm bảng con – 2 em làm bảng lớp
-Tính nhẩm:
 15-5=10 11-1=10 16-3=13
 12-2=10 18-8=10 14-4=10
 13-3=11 17-4=13 19-9=10
Viết phép tính thích hợp.
- Có 15 cái kẹo đã ăn 5 cái kẹo.
- Còn lại bao nhiêu cái kẹo.
15
 -
 5
 =
 10
ĐẠO ĐỨC: Tiết 21
EM VÀ CÁC BẠN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
*KN: Thể hiện sự tự tin...;KN giao tiếp ứng xử...;KN thể hiện sự cảm thông ...;KN p/phán.
II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: thảo luận nhóm ; đóng vai ; tổ chức trò chơi ; trình bày 1 phút.
III. Đồ dùng dạy - học: - Vở bài tập Đạo đức. Một số đồ dùng, dụng cụ để chơi sắm vai.
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Em đã làm gì để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Phân tích tranh (bài tập 2)
KNS: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
- Trong từng tranh các bạn đang làm gì?
- Các bạn đó có vui không? Vì sao?
- Noi theo các bạn đó các em cần cư xử như thế nào với bạn bè?
àCác bạn trong các tranh cùng học, cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó, các em cần vui vẻ,đ/kết, cư xử tốt với bạn bè của mình
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
- Để cư xử tốt với bạn, các em cần làm gì?
- Với bạn bè, cần tránh những việc gì?
- Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
àKhông được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, bạn giận Có như vậy tình cảm bạn bè mới được gắn bó, bạn bè yêu mến.
Hoạt động 3: Giới thiệu bạn thân của mình
Bạn tên gì? Học ở đâu? Em và bạn đó cùng học, cùng chơi với nhau như thế nào?
4. Củng cố: GV hệ thống lại các ý chính. 
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Khen HS biết cư xử tốt với bạn.
- Chuẩn bị bài: Em và các bạn (tt).
- Hát.
- HS trả lời, em khác nhận xét.
- HS đọc đề bài theo GV
- HS từng cặp thảo luận.
- HS trình bày kết quả theo từng tranh
- Em khác bổ sung ý kiến
- HS phát biểu, em khác bổ sung.
- Một số HS kể trước lớp.
 ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 64
 VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI / UA /
--------------------------------------------
ÔN TOÁN: Tiết 64
PHÉP TRỪ DẠNG 17-7
I. Mục tiêu:
- Làm thành thạo các phép trừ, biết trừ nhẩm dạng 17-7. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Rèn kĩ năng làm toán.
-Thích học toán biết vận dụng thực tế.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nội dung ôn luyện
- Học sinh: VBTT.
 III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
3.Bài mới:
Bài 1: Yêu cầu gì? 
GV nhắc lại cách đặt tính – HD cách làm.
-Yêu cầu cả lớp làm bảng con – Gọi một số HS lên bảng làm – NX sửa sai.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS tính 
- Gọi HS nêu kết quả nối tiếp GVNX ghi bảng.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán.
?Bài toán cho biết cái gì? 
?Bài toán yêu cầu ta tìm cái gì?
?Muốn biết số kẹo còn lại ta làm sao? Yêu cầu HS làm bài vào vở.
4.Củng cố:
5.Dặn dò – Nhận xét:
-Tính.
- theo dõi
- Lớp làm bảng con – 2 em làm bảng lớp
-Tính nhẩm:
 15-5=10 11-1=10 16-3=13
 12-2=10 18-8=10 14-4=10
Viết phép tính thích hợp.
- Có 15 cái kẹo đã ăn 5 cái kẹo.
- Còn lại bao nhiêu cái kẹo.
16
 -
 6
 =
 10
Thứ sáu ngày 7 tháng 2 năm 2020
 TIẾNG VIỆT: Tiết 209,210
VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI / ƯA /
-------------------------------------------
TOÁN: Tiết 84
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (gắn với thông tin đã biết). Các câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).
	- Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
	- GD HS tính chính xác, biết áp dụng vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng con, bảng phụ, đồ dùng cho trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài tập 4, 5 / SGK trang 114
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- GV cho HS quan sát tranh nêu câu hỏi gợi ý để điền số vào chỗ chấm.
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán có câu hỏi như thế nào?
+ Theo câu hỏi này thì ta phải làm gì?
àNhư vậy bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số (chỉ bảng) gắn với các thông tin mà đề bài cho biết và câu hỏi để thông tin cần tìm (chỉ bảng).
Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập 2
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thông tin mà đề bài cho biết.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ và đọc bài toán. 
- Bài toán này còn thiếu gì? 
Bài 4: Nhìn tranh vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
4. Củng cố: Bài toán có lời văn thường có những thông tin và yêu cầu gì?
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Giải toán có lời văn.
- HS hát tập thể.
- 2 HS làm trên bảng lớp.
- HS khác chữa bài, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 – 2 em đọc đề bài toán
- Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn.
 Tóm tắt:
 Có: 1 bạn
 Thêm: 3 bạn
 Có tất cả:...bạn?
- HS quan sát, viết số vào tóm tắt và đọc bài toán của mình.
 Tóm tắt:
 Có:......bạn
 Thêm:..... bạn
 Có tất cả:...bạn?
- Thiếu câu hỏi
- HS viết câu hỏi vào vở 
- Hs làm bài, trình bày, lớp NX
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Đánh giá, nhận xét được ưu khuyết điểm trong tuần. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ tuần sau.
 	 - Rèn kĩ năng hợp tác, mạnh dạn xậy dựng, đóng góp ý kiến trước tập thể. 
 	 - Giáo dục các em có ý thức xây dựng tập thể, tinh thần phê và tự phê tốt, phát huy được những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm còn mắc phải trong tuần.
II. Các HĐ dạy và học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần.
 *Tổng kết:
- GV: cho học sinh nêu :
+ Chuyên cần .Vệ sinh .Trang phục . Học tập. Nề nếp
- GV: nhắc nhở HS chuẩn bị ôn bài trước khi đến lớp
- GV đánh giá, nhận xét chung (ưu điểm, tồn tại về các mặt).
- Tổ chức bình chọn tổ, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ. 
 3. Triển khai kế hoạch tuần 22:
 a. Về học tập:
 - Học chuyên cần
 - Kt bài đầu giờ 
 - Giúp các bạn còn chậm 
 - Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp. 
 - Bồi dưỡng hs có năng khiếu, giúp đỡ hs có nguy cơ chưa hoàn thành chương lớp học. 
 - Nhắc học sinh ăn mặc phù hợp theo mùa, đúng đồng phục của trường.
- Tham gia thi giải toán trên mạng...
 - Thực hiện tốt luật giao thông, .....
b. Nề nếp:
- Xây dựng nền nếp lớp, thể dục, vệ sinh,
 - Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
c. Thực hiện các phong trào của liên đội 
- Tiếp tục thực hiện phong trào nuôi heo đất.
- Lớp trưởng nhận xét chung. 
- Các tổ trưởng: 
+ Báo cáo tình hình chung của tổ trong tuần qua (về học tập, nề nếp thể dục, vệ sinh, thực hiện các phong trào). 
+ Xếp loại từng tổ viên.
- Các tổ khác tham gia ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến. 
- HS lắng nghe để thực hiện.
-------------------------------------
ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 65
VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI / ƯA /
ÔN TOÁN: Tiết 65 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 	
- Nắn vững cách tìm số liền trước, số liền sau.
- Biết cộng, trừ các sô (không nhớ) trong phạm vi 20.
- ý thưc ôn taaoj chu đáo.
II/ Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, vở toán
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài 4 trang 113/ SGK
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1 Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
- Tia số trên điền từ số 1 đến số 8
- Tia số dưới điền từ số 10 đến số 20
Bài 2 Trả lời câu hỏi: 
- Số liền sau của số 7 là số nào?
- Số liền sau của số 9 là số nào?
- Số liền sau của số 10 là số nào?
- Số liền sau của số 19 là số nào?
+ GV hướng dẫn: Muốn tìm số liền sau ta đếm thêm 1 hoặc cộng thêm 1
- Số liền trước của số 8 là số nào?
- Số liền trước của số 10 là số nào?
- Số liền trước của số 11 là số nào?
- Số liền trước của số 1 là số nào?
+ Muốn tìm số liền trước ta bớt 1 hoặc trừ đi 1
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
- GV chấm và chữa bài.
Bài 4: Tính 
11 + 2 + 3 = 17 – 5 – 1 =
12 + 3 + 4 = 17 – 1 – 5 =
4. Củng cố: Yêu cầu HS tìm số liền trước.
5. Nhận xét - Dặn dò: Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Bài toán có lời văn.
- HS hát tập thể.
- 2 em làm trên bảng.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS đọc đầu bài.
- 2 HS làm trên bảng
- Cá nhân đọc và chữa bài.
- HS làm bài
- 2 HS đọc chữa bài, nhận xét
- HS làm trên phiếu học tập
- HS làm theo dãy bàn.
- Chữa bài, nhận xét
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: Tiết 21
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I/ Mục tiêu: 
- Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống.
- Có kĩ năng ứng xử, giao tiếp tốt với mọi người.
- Yêu quý gia đình, lớp học và nơi các em sinh sống.
II/ Đồ dùng dạy - học: - Các hình trong bài 21 SGK trang 44
III/Các hoạt động day - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Làm thế nào để giữ an toàn trên đường đi học?
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Tố chức cho HS chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
* GV nêu một số câu hỏi gợi ý:
- Kể về các thành viên trong gia đình bạn.
- Nói về những người bạn yêu quý.
- Kể về ngôi nhà của bạn.
- Kể về những việc bạn đã làm để giúp đỡ bố mẹ.
- Kể về cô giáo, thầy giáo của bạn.
- Kể những gì bạn thấy trên đường đến trường.
- Kể tên một nơi công cộng và nói về các hoạt động đó.
- Kể về một ngày của bạn.
* Cách tiến hành: 
- GV gọi lần lượt từng HS lên hái hoa và đọc to câu hỏi trước lớp.
 4. Củng cố: 
- Hệ thống lại nội dung toàn chương. Liên hệ giáo dục.
 5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Cây rau.
- HS hát.
- Hs 2 – 3 em trả lời, em khác nhận xét.
- HS thực hiện trò chơi.
- Trả lời câu hỏi theo nhóm hai em
- Hs lần lượt lên hái hoa và chuẩn bị trong thời gian 2 phút sau đó trình bày trước lớp.
- Nhận xét, vỗ tay khen ngợi.
-----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_bui_thi_hie.doc
Giáo án liên quan