Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Thứ 5 ngày 28 tháng 1 năm 2021

TIẾNG VIỆT

 BÀI 103:uôi ươi

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi.

 Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôi, vần ươi.

 Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cá và chim.

 Viết đúng các vần uôi, ươi, các tiếng (dòng) suối, (quả) bưởi cỡ nhỡ (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Máy tính, máy chiếu.

 Bộ đồ dùng lớp 1 Học liệu điện tử

Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')

 1 HS đọc bài Hạt nắng bé con (bài 102).

1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm có vần ui, vần ưi.

B. DẠY BÀI MỚI:

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC VIẾT ÔI, ƠI
I.MỤC TIÊU;
HS củng cố việc đọc, viết được ôi, ơi đã học.
HS củng cố kĩ năng viết .
Rèn tư  thế ngồi viết, cách cầm bút, kỹ năng viết
II. ĐỒ DÙNG :
Vở HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài : (2’) 
GV giới thiệu nội dung giờ học; ghi mục bài lên bảng.
HS nhắc lại tên bài
2.Luyện tập
 Hoạt động 1 : Củng cố việc đọc: (14’)	
 HS đọc ở sách giáo khoa 
Đọc sách giáo khoa 
HS đọc nhóm 4 - GV bao quát chung
Các nhóm thi đọc -Thi đọc cá nhân
Lớp, GV nhận xét
Hoạt động 2 : Củng cố việc viết : (17')
GV cho HS viết đúng cỡ chữ từng bài theo quy trình sau:
+ GV đọc và hướng dẫn các chữ cần viết 
+ HS đọc lại các chữ
+ GV đọc từng tiếng, HS rồi viết vào vở
+ HS đọc lại chữ vừa viết
 Đánh giá, nhận xét bài viết của HS.
 Tuyên dương những bài viết đẹp, đặt dấu thanh đúng. Đặc biệt động viên khen ngợi những HS có tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò : (2’) 
GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
Nhận biết:	 Mỗi số (11,12,13,14,15,16) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (1,2,3,4,5,6,7,8,9) biết đọc, viết các số đó; điền được các số : 11, 12, 13, 14, 15, 16,17,18,19,20 trên tia số. Làm các bài tập: bài1, bài 2, bài 3, bài 4.
II. Đồ dùng :
Bộ đồ dạy học toán1 
 III. Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: (5’)
 Gọi 3 HS đọc , viết các sô: 13, 14,15
 GV- HS nhận xét
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài GV ghi mục bài: (1’)
Hoạt động1:(13’) Giới thiệu số 16 số 17 và số 18,19
 Học sinh lấy 1 bó chục que tính và 6 que tính rời. Được tất cả bao nhiêu que tính?
10 que tính và 6 que tính là 16 que tính.
 Giáo viên ghi bảng: 16
 Đọc : mười sáu.
 Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có 2 chữ số là 1 và 6 viết liền nhau, từ trái sang phải.
Tiến hành tương tự như số 16.
Số 13 gồm có mấy chữ số? Chữ số hàng chục là mấy? Chữ số hàng đơn vị là mấy?
 Số 14 gồm có mấy chữ số? Chữ số hàng chục là mấy? Chữ số hàng đơn vị là mấy?
 Số 15 gồm có mấy chữ số? Chữ số hàng chục là mấy? Chữ số hàng đơn vị là mấy?
Hoạt động2:(14’) Hướng dẫn HS thực hành: 
Bài 1: MT- HS được Viết số
Mười một,mười hai,mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu
11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20
HS làm bài ở bảng - GV theo dõi giúp đỡ thêm
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
17,18,19, 20
 HS làm bài vào vở - GV theo dõi giúp đỡ thêm
 Bài 3: Nối mỗi tranh với một ô trống thích hợp:
17 con gà, 18 con gấu, 19 con thỏ, 15 con cua
HS làm bài ở bảng phụ - GV theo dõi giúp đỡ thêm
 Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
 HS làm bài ở bảng lớp - GV theo dõi giúp đỡ thêm
 Nhận xét bài làm.
 Chữa bài: Trên bảng lớp
 Hướng dẫn trò chơi: GV nêu tên trò chơi: Điền số gì?
Số 18 gồm ............. chục .............. đơn vị
Số 17 gồm ............. chục .............. đơn vị
 Số 19 gồm ............. chục .............. đơn vị
 Số 20 gồm ............. chục .............. đơn vị
 Nhận xét trò chơi
 C. Nhận xét tiết học - dặn dò: (2’)
Tuyên dương những em làm bài tốt.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 27 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
 BÀI 102:ui ưi
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
 HS nhận biết các vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi. 
 Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ui, vần ưi.
 Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con.
 HS viết đúng các vần ui, ưi, các tiếng (ngọn) núi, gửi (thư) cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Máy chiếu, máy tính.
Bộ đồ dùng lớp 1 Học liệu điện tử
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')
2 HS đọc thuộc lòng bài Ong và bướm (bài 101).
 1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm được có vần ôi, vần ơi.
 GV - HS nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ui, vần ưi.(2')
Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá(14')
 Mở học liệu điện tử.
2. Dạy vần ui 
 GV viết: u,i. /HS (cá nhân, cả lớp): u - i - ui.
 HS nói: ngọn núi. / Tiếng núi có vần ui. / Phân tích vần ui, tiếng núi. / Đánh vần, đọc trơn: u - i - ui / nờ - ui - nui - sắc - núi / ngọn núi.
2.1. Dạy vần ưi (như vần ui) 
 Đánh vần, đọc trơn: ư - i - ưi / gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi thư. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: ui, ngọn núi; ưi, gửi thư.
Hoạt động 2: Luyện tập mở rộng vốn từ .(14')
 Mở học liệu điện tử
 (BT 2: Tiếng nào có vần ui? Tiếng nào có vần ưi?) 
 (Quy trình như các bài trước) HS tìm tiếng có vần ui, vần ưi. 
 HS báo cáo. 
 GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng cúi có vần ui. Tiếng ngửi có vần ưi... 
3.Tập viết (bảng con - BT 4) . 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp. 
b) Viết vần: ui, ưi
 1 HS đọc vần ui, nói cách viết. 
 GV vừa viết vần ui vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa u và i. / Làm tương tự với vần ưi.
 HS viết: ui, ưi (2 lần). 
c) Viết tiếng: (ngọn) núi, gửi (thư) (như mục b).
 GV viết mẫu tiếng núi, hướng dẫn cách viết, cách nối nét. Dấu sắc đặt trên ư. 
 HS viết: (ngọn) núi, gửi (thư) (2 lần).
TIẾT 2
Hoạt động 3: Tập đọc (33')
 Học liệu điện tử
(BT 3)
a) GV chỉ hình minh họa bài Hạt nắng bé con; giới thiệu: Bài đọc kể chuyện hạt nắng xuống đất chơi, đã làm nhiều việc tốt cho bông hồng, cho hạt mầm...
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thả, sụt sùi, an ủi, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất. Giải nghĩa từ: sụt sùi (Hạt nắng gặp bông hồng bị gãy cành đang sụt sùi khóc.): từ gợi tả tiếng khóc nhỏ, kéo dài, như cố giấu, cố nén. Phả (Nghe hạt mầm thì thầm, nó phả hơi ấm xuống đất. ): làm làn hơi bốc mạnh thành luồng.
c) Luyện đọc từ ngữ: hạt nắng, xuống đất, gãy cành, sụt sùi, an ủi, gửi tặng, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất, cánh tay hồng, bên kia núi.
d) Luyện đọc câu 
 GV: Bài đọc có 6 câu. 
 GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
 Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
1 HS làm mẫu: a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi.
 HS làm bài trên VBT. 
1 HS đọc kết quả. 
 GV giúp HS nối, ghép các vế câu trên bảng lớp, chốt lại đáp án (a - 2,- 1, c - 3).
 Cả lớp đọc lại kết quả (không đọc các chữ cái và số TT): a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi. b) Bông hồng - 1) được hạt nắng an ủi. c) Hạt nắng - 3) giúp hạt cây nảy mầm. 
C. Củng cố, dặn dò: (2') 
 HS tìm tiếng ngoài bài có vần ui (VD: vui, bụi, lùi, bụi,...).
 GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc: xem trước bài 103 (uôi, ươi).
------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 41. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 20.
Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 20.
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh khởi động.
Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười, hai mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Hoạt động khởi động:(6')
Chơi trò chơi “Đếm tiếp” theo nhóm hoặc cả lớp như sau:
Đưa ra một số, chẳng hạn số 17 (GV viết hoặc gắn thẻ số đó lên bảng coi đó là số “đích”).
Một HS đếm tiếp từ 1 (hoặc từ một số cho trước) đến số “đích”. HS khác theo dõi, nhận xét.
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài GV ghi mục bài: (2’)
 Hoạt động1. Thực hành, luyện tập:(20')
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Nêu hoặc đặt các thẻ số thích hợp vào mỗi ô ? .
Đọc cho bạn nghe các số từ 1 đến 20 và từ 20 về 1.
Lưu ỷ: GV có thể tổ chức hoạt động: Yêu cầu HS lấy thước kẻ thẳng, quan sát và đọc các số ghi dưới mỗi vạch của thước, nhận xét. Hoặc phát cho mỗi nhóm một băng giấy có vạch chia (như thước kẻ 20 trong hình vẽ). HS thảo luận và viết các số thích họp dưới mỗi vạch để tạo thành một chiếc thước. HS đánh dấu một số đố bạn đếm tiếp, đem lùi, đếm thêm từ sổ đó.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
 GV mở HLĐT, cho học sinh quan sát và đếm số theo thứ tự từ trái qua phải, tìm số thích hợp rồi đặt thẻ số đó vào ô trống có dấu
 Đọc kết quả cho bạn kiểm tra và nói cho bạn nghe cách làm.
Bài 3. 
 GV mở HLĐT, cho học sinh quan sát, đếm và nói cho bạn nghe: số hình ghép thành bức tranh; số hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong bức tranh.
 Chia sẻ trước lóp.
 Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Hoàn thành ở VB
Bài 4. 
 GV mở HLĐT, cho học sinh quan sát và đếm số theo thứ tự từ trái qua phải, tìm gắn thẻ số thích họp cho mỗi toa tàu.
 Chia sẻ cách làm với bạn.
 Hoàn thành BT ở VBT
GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
 Hoạt động2. Vận dụng:(5')
Bài 5
 GV mở HLĐT, cho học sinh quan sát 
 Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số lượng mỗi loại cây trong bức tranh.
 Chia sẻ trước lóp. 
 Các HS khác lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.
 GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về bức tranh. Chẳng hạn: HS chỉ vào một giá cây rồi hỏi: “Trên giá này, có tất cả bao nhiêu cây?”.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
C. Củng cố, dặn dò:(2')
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì chc em trong cuộc sông hằng ngày?
Đê đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ vớ. bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 28 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
 BÀI 103:uôi ươi
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi. 
 Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôi, vần ươi. 
 Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cá và chim.
 Viết đúng các vần uôi, ươi, các tiếng (dòng) suối, (quả) bưởi cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy tính, máy chiếu.
 Bộ đồ dùng lớp 1 Học liệu điện tử
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5') 
 1 HS đọc bài Hạt nắng bé con (bài 102).
1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm có vần ui, vần ưi.
B. DẠY BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: vần uôi, vần ươi.(2')
 Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá(14')
 Mở học liệu điện tử
2. Dạy vần uôi 
 GV viết bảng: âm đôi uô, chữ i. / HS (cá nhân, cả lớp); uô - i - uôi.
 HS nói: dòng suối. / Tiếng suối có vần uôi. / Phân tích vần uôi. / Đánh vần, đọc trơn: uô - i - uôi / sờ - uôi – suôi - sắc - suối / dòng suối.
2.1. Dạy vần ươi (như vần uôi): Chú ý: Vần ươi gồm âm đôi ươ và âm i. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: uôi, dòng suối; ươi, quả bưởi. 
Hoạt động 2: Luyện tập mở rộng vốn từ .(14')
 Mở học liệu điện tử
(BT 2: Tiếng nào có vần uôi? Tiếng nào có vần ươi?) 
GV chỉ từng từ ngữ, 1 HS, cả lớp đọc. 
Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
 HS báo cáo. 
 GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng chuối có vần uôi. Tiếng tươi có vần ươi,... 
3. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp. . 
b) Viết vần: uôi, ươi 
1 HS đọc vần uôi, nói cách viết.
 GV vừa viết vần uôi vừa hướng dẫn: các con chữ cao 2 li, cách viết dấu mũ của ô, cách nối nét. / Làm tương tự với vần ươi.
 HS viết: uôi, ươi (2 lần). 
c) Viết tiếng: (dòng) suối, (quả) bưởi (như mục b).
 GV vừa viết mẫu tiếng suối vừa hướng dẫn: chữ s cao hơn 1 li; chú ý nét nối giữa các con chữ; dấu sắc đặt trên ô. / Làm tương tự với bưởi. 
 HS viết: (dòng) suối, (quả) bưởi (2 lần).
TIẾT 2
Hoạt động 3: Tập đọc (33')
 Học liệu điện tử
(BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Cá và chim: Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thế mà cá và chim vẫn trò chuyện, kết bạn cùng nhau, đi chơi cùng nhau. Các em cùng lắng nghe để biết cá và chim trò chuyện thế nào.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): bơi dưới suối, hót trên cây, biết bơi, xuống đây, đôi cánh, bay trên trời, thích lắm.
d) Luyện đọc câu, đoạn 
 GV: Bài có mấy câu văn, bao nhiêu dòng thơ? (4 câu văn, 13 dòng thơ). 
GV chỉ từng câu văn, từng khổ thơ cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu văn, từng khổ thơ (cá nhân, từng cặp): (Đọc cá nhân) HS 1 đọc câu đầu: Cả bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: HS 2 đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá). HS 3 đọc tiếp câu: Chim trả lời: và 4 dòng thơ (lời chim). HS 4 đọc câu: Cá nói: và 5 dòng thơ (lời cá). HS 5 đọc câu văn cuối cùng. (Đọc từng cặp). Cặp thứ nhất đọc câu đầu: Cá bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: Cặp thứ hai đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá)... 
e) Thi đọc theo lời nhân vật
 GV: Bài Cả và chim là lời trò chuyện giữa cá và chim. Để đọc đúng vai, các em cần xác định những câu văn nào là lời người dẫn chuyện, những câu thơ nào là lời cá, lời chim. GV chỉ bài đọc trên bảng, cùng HS xác định:
+ Lời dẫn chuyện; 4 câu văn. 
+ Lời cá rủ chim (4 dòng thơ): Này bạn chìm gì? . Thích lắm! 
+ Lời chim (4 dòng thơ); Ôi bạn cả ơi! ... Chim bay trên trời, + Lời cá (5 dòng thơ): Không lo chim ơi! ... Thích lắm!
Từng tốp (mỗi tốp 3 HS) nhìn SGK cùng luyện đọc theo vai. 
Một vài tốp thi đọc theo vai. Cả lớp và GV nhận xét. 
1 HS đọc cả bài./ Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc. 
 GV chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. /1 HS làm mẫu: a) Cả - 2) bơi dưới suối. 
 HS làm bài trong VBT. 
1 HS đọc kết quả. 
 Cả lớp đọc lại kết quả: 
a) Cá - 2) bơi dưới suối. 
b) Chim - 3) bay trên trời. 
c) Cá và chim - 1) cùng đi chơi. 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 20). 
C. Củng cố, dặn dò:(2')
 HS tìm thêm tiếng ngoài bài có vần uôi (tuổi, cuối, đuổi,...), có vần ươi (tưới, cưới,...).
GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà luyện đọc thêm bài thơ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 41. CÁC số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
1. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Đếm số lượng bằng cách tạo mười.
Đọc, viết các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ:
Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
Các thẻ số 10, 20, ..., 90 và các thẻ chữ: mười, hai mươỉ, chỉn mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động:(5')
HS thực hiện các hoạt động sau:
Quan sát tranh khởi động.
Suy nghĩ thảo luận theo cặp hoặc theo bàn: Có cách nào đếm số khối lập phương dễ dàng và ít nhầm lẫn không?
Chia sẻ trước lóp.
GV nhận xét, hướng dẫn HS cách đếm số khối lập phương theo cách gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đem.
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài GV ghi mục bài: (1’)
Hoạt động1. Hình thành kiến thức:(7')
1. GV hướng dẫn HS đếm 10, 20, 30 khối lập phương (như một thao tác mẫu)
- GV lấy 10 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 10 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh; nói: “mười”; gắn thẻ chữ “mười”, thẻ số “10”.
 GV lấy 20 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 20 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh, 20 khối lập phương thành 2 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương; chỉ vào từng thanh đếm: “mười, hai mươi”; gắn thẻ chữ “hai mươi”, thẻ số “20”.
 GV giới thiệu: Khi có nhiều khối lập phương, các em có thể đếm từ ỉ đến 20 nhưng cũng có thể gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi”. Cách đếm này sẽ giúp chúng ta ít nhầm lẫn hơn.
 Tương tự như vậy, GV lấy 30 khối lập phương xếp thành 3 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi, ba mươi” và trả lời có 30 khối lập phương; gắn thẻ chữ “ba mươi”, thẻ số “30”.
2. HS thực hành đếm khối lập phương:(5')
HS thực hiện theo nhóm, sau đó báo cáo kết quả.
GV có the giao cho mỗi nhóm một số khối lập phương rời có số lượng khác nhau (chẳnghạn: nhóm 1: 40; nhóm 2: 50; ...; nhóm 6: 90).
HS báo cáo kết quả, nói cách đếm của nhóm.
GV nhận xét, gắn kết quả lên bảng, HS chỉ vào từng thanh đếm, đọc số Chẳng hạn: chỉ vào 4 thanh; đếm: “mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi”; nói “Có 40 khối lập phương”.
Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
HS lấy ra đủ số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu cua GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 70 khối lập phương (7 thanh), lấy thẻ số 70 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy.
 Hoạt động2. Thực hành, luyện tập:(15')
Bài 1. 
 GV mở HLĐT
HS thực hiện các thao tác:
Đem số lượng hạt, nói kết quả: “Có ba mươi hạt vòng”, đặt thẻ số 30 bên cạnh các chuỗi vòng.
GV đật câu hỏi để HS chia sẻ cách làm và nhận ra để đếm có tất cả bao nhiêu hạt vòng, ta nhận xét 3 chuỗi vòng giống nhau đều có 10 hạt vòng. Ta đếm mười, hai mươi, ba mươi. Có tất cả ba mươi hạt vòng.
Đếm số lượng viên kẹo, nói kết quả: “Có bốn mươi viên kẹo”, đặt thẻ số 40 bên cạnh các túi kẹo.
 Hoàn thành BT ở VBT
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 2. 
 GV mở HLĐT
HS thực hiện các thao tác:
HS nêu số còn thiếu trên mỗi quả chuông ghi dấu “?”, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
 HS đọc các số từ 10, 20,..., 90 và ngược lại: 90, 80,..., 10.
 Hoạt động vận dụng
Bài 3. HS thực hiện theo nhóm bàn, mỗi HS chọn một thẻ số trong các thẻ số: 10, 20, ..., 90 rồi lấy đủ số đồ vật tương ứng. Chẳng hạn, HS A chọn thẻ 40 thì HS A sẽ lấy ra đủ 40 que tính, hoặc 40 khối lập phương,...
C. Củng cố, dặn dò:(2')
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Khi phải đếm nhiều đồ vật, em nhắc bạn nên đếm thế nào cho dễ dàng và chính xác.
 về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số 10 đến 90 được sử dụng trong các tình huống nào.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc đem, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đôi chia sổ với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
LƯU Ý 
Ý tưởng chủ đạo của hoạt động hình thành các số 10, 20,..., 90 là tố chức cho HS: đếm số lượng bằng cách gom thành nhóm 10 rồi đếm các nhóm đó. Bài này chưa dùng thuật ngữ “chục”, “số tròn chục”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 29 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 102, 103)
I. MỤC TIÊU:
Viết đúng các vần ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ.
 Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
 Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:(5')
 Cả lớp viết các chữ vào bảng con các vần ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi 
 GV nhận xét
 B. DẠY BÀI MỚI:
 1.Giới thiệu bài. GV nêu MĐYC của bài học.: (1')
 Hoạt động 1:.Luyện tập:(12")
 2. Viết chữ cỡ nhỡ 
 HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ) viết trên bảng: ui, ngọn núi; ưi, gửi thư; uôi, dòng suối; ươi, quả bưởi. /HS đọc, nói cách viết từng cặp vần.
 GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi).
Hoạt động 2. Viết chữ cỡ nhỏ (15')
HS viết các vần, từ ngữ vào vở Luyện viết.
 HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi.
 GV hướng dẫn HS viết từng từ ngữ, chú ý độ cao của các con chữ: s cao hơn 1 li; t cao 1,5 li, d, q cao 2 li; g, b, h cao 2,5 li. Khi HS viết, không đòi hỏi các

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_20_nam_hoc_2020_2021.doc