Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
Tự nhiên – xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Củng cố kỹ năng sưu tầm, xử lý thông tin.
- Thể hiện được việc em có thể làm để góp phần cho cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- 6 biển báo giao thông rời ( xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi từ 1 đến 6.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số thông tin, hình ảnh về chủ đề Cộng đồng địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Con số bí ẩn”
* Mục tiêu
- Ôn tập kiến thức về 1 số biển báo giao thông
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- HS được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS lên rút thăm. GV sẽ công bố số thứ tự tương ứng với 1 biển báo giao thông để các nhóm chuẩn bị trình bày.
Ví dụ:
/ gõ chiêng. 2.2. Dạy vần yêng - Đánh vần, đọc trơn: yê - ngờ - yêng / yê - ngờ - yêng - hỏi - yểng / yểng. - GV nhắc lại quy tắc chính tả: yểng viết là yê vì trước nó không có âm đầu. 2.3. Dạy vần iêc - Đánh vần, đọc trơn: iê - cờ – iêc / xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc / xiếc. * Củng cố: HS nói 3 vần vừa học: iêng, yêng, iêc, 3 tiếng mới học: chiêng, yểng, xiếc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêng? Tiếng nào có vần iêc?) - HS đọc từng từ dưới hình; tìm tiếng có vần iêng, vần iêc, báo cáo. - GV chỉ từng từ, cả lớp nói: Tiếng diệc có vần iêc. Tiếng riềng có vần iêng,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu: - Vần iêng: viết iê rồi viết ng; chú ý: nối nét i - e - n, lia bút từ n sang viết tiếp g, ghi dấu chấm ở chữ i, dấu mũ ở chữ .. / Hướng dẫn tương tự với yêng, iêc. - chiêng: viết ch rồi đến iêng / yểng viết yê, ng, dấu hỏi đặt trên ê. / Làm tương tự với xiếc. b) HS viết: iêng, yêng, iêc (2 lần). / Viết: chiêng, yểng, xiếc. ______________________________________________ Thứ 3, ngày 29 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 83: iêng yêng iêc (2 tiết) MỤC TIÊU - Nhận biết các vần iêng, yêng, iêc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêng, yêng, iêc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêng, vần yêng, vần iêc. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cô xẻng siêng năng. - Viết đúng các vần iêng, yêng, iêc, các tiếng chiêng, yểng, xiếc (trên bảng con). + Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài - Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi để chiếu lên bảng lớp hình ảnh của BT 2. - Bộ đồ dùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) 32’ a) GV giới thiệu hình ảnh cô xẻng siêng năng dọn dẹp, chị gió làm rác bay tứ tung. Các em cùng nghe đọc bài để biết cô xẻng và chị gió nói chuyện gì. b) GV đọc mẫu, nhân giọng các từ gợi tả, gợi cảm: siêng năng, hăm hở, văng khắp chốn, ủ rũ, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém. c) Luyện đọc từ ngữ: siêng năng, làm việc, hăm hở, văng, khắp chốn, buồn lắm, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém, chăm chỉ. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 9 câu. GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu: “Chị chớ buồn... mát mẻ mà”.) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 3 đoạn (4 câu / 3 câu / 2 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng vế câu. - HS làm bài trong VBT. - 1 HS nối ghép các vế câu trên bảng lớp. GV chốt đáp án. - Cả lớp đọc: a) Cô xẻng - 2) rất siêng năng. / b) Chị gió - 3) giúp nhà nhà mát mẻ. / c) Chú yểng - 1) khen cô xẻng và chị gió. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Chỉ 1 vài từ bất kỳ để HS đọc lại - Tuyên dương những HS tích cực. TẬP VIẾT (1 tiết – sau bài 82, 83) MỤC TIÊU - Viết đúng eng, ec, iêng, yêng, iêc, xà beng, xe téc, chiêng, yểng, xiếc - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi. - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - Gv đọc cho hs viết vào bảng con: siêng năng, con yểng - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2’GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập 25’ a) HS đọc: eng, xà beng, ec, xe téc, iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc. b) Tập viết: eng, xà beng, ec, xe téc. - 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần eng, ec, độ cao các con chữ, - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh trên các tiếng (xà) beng, (xe) téc. - HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. GV kiểm tra, giúp đỡ HS. c) Tập viết: iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc (như mục b). HS hoàn thành phi Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò 3’ - Đọc lại những tiếng vừa viết. - GV tuyên dương những HS tích cực. TOÁN Bài 34: LUYỆN TẬP (tiết2) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ. - Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 2. Hoạt động khởi động 5’ HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc trừ (trong phạm vi 10) trong thực tế gắn với gia đình em. 3. Hoạt động thực hành, luyện tập15’ Bài 3 - Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng. - Sau đó HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ. - HS nói cách thực hiện trong từng hợp. - HS tự nêu thêm ví dụ tương tự đố bạn thực hiện. Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. * Ở bức tranh thứ nhất: Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim. * Ở bức tranh thứ hai: Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi. Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ? Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ. C. Hoạt động vận dụng 5’ - GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn. 5. Củng cố, dặn dò 3’ - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn. TIẾNG VIỆT BÀI 84: ong oc (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ong, oc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ong, vần oc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đi học. - Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con). + Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài - Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, ti vi. - Bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 2 HS đọc bài Cô xẻng siêng năng (bài 83). - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2’ vần ong, vần oc. 2. Chia sẻ và khám phá 10’(BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ong - HS đọc: o - ngờ - ong./ Phân tích vần ong./ Đánh vần, đọc: o - ngờ - ong / ong. - HS đọc: bóng./ Phân tích: Tiếng bóng có vần ong./ Đánh vần, đọc trơn: o - ngờ - ong / bờ - ong - bong - sắc - bóng / bóng. 2.2. Dạy vần oc: Đánh vần, đọc trơn: o - cờ - oc / sờ - oc - soc - sắc - sóc / sóc. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ong, oc, 2 tiếng mới học: bóng, sóc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ong? Tiếng nào có vần oc?) - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. - Tìm tiếng có vần ong, vần oc, báo cáo. / GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng cóc có vần oc. Tiếng chong có vần ong,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ong: viết o rồi đến ng; chú ý viết o và ng không gần quá hay xa quá. Làm tương tự với vần oc. - bóng: viết b rồi đến ong, dấu sắc đặt trên o. / Làm tương tự với sóc. b) HS viết: ong, oc (2 lần). / Viết: bóng, sóc. _______________________________________ Tự nhiên – xã hội ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Củng cố kỹ năng sưu tầm, xử lý thông tin. - Thể hiện được việc em có thể làm để góp phần cho cộng đồng. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - 6 biển báo giao thông rời ( xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi từ 1 đến 6. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội - Sưu tầm 1 số thông tin, hình ảnh về chủ đề Cộng đồng địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Con số bí ẩn” * Mục tiêu - Ôn tập kiến thức về 1 số biển báo giao thông * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp - HS được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS lên rút thăm. GV sẽ công bố số thứ tự tương ứng với 1 biển báo giao thông để các nhóm chuẩn bị trình bày. Ví dụ: Số thăm 1 2 3 4 5 6 Biển báo Đường người đi bộ sang ngang Cấm người đi bộ Cấm đi ngược chiều Giao nhau với đường sắt không có rào chắn Đá lở Bến phà Bước 2: Làm việc theo nhóm - HS thảo luận về biển báo mà nhóm đã rút thăm được. Đưa ra tình huống và nêu rõ việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và người thân khi gặp biển báo đó. Ví dụ: Bố đèo em đi chơi, gặp biển báo “ Đường người đi bộ sang ngang”, em nhắc bố điều khiển xe chạy chậm lại, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang – nếu cần sẽ dừng hẳn xe lại, đợi người đi bộ qua hết mới tiếp tục đi. - Cử 1 bạn sẽ trình bày trước lớp. Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về biển báo giao thông nhóm đã chuẩn bị. - Các nhóm nhận xét, góp ý lần nhau. - Gv nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. 2. Em có thể đóng góp gì cho cộng đồng? 4. Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống * Mục tiêu - Thể hiện việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - Mỗi nhóm chọn 1 trong 2 tình huống được thể hiện ở hình vẽ trang 65 SGK ( các em cũng có thể nghĩ ra 1 tình huống khác). - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn 1 cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai. Một số HS xung phong nhận vai và trình bày trước lớp. Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng. ( Ví dụ: Tình huống 1: Nhắc nhở các bạn trật tự nơi công cộng; Tình huống 2: Nhắc nhở mọi người vứt rác đúng nơi quy định). - Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử các bạn lựa chọn để đóng vai, từ đó rút ra bài học: Mỗi người đều cần có ý thức trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng từ những việc làm hàng ngày như giữ trật tự, giữ vệ sinh nơi công cộng, - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng, động viên các nhóm làm tốt. IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3, 4 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương ở VBT để đánh giá kết quả học tập của chủ đề này. Thứ 4, ngày 30 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT Bài 85: ông ôc (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công. - Viết đúng các vấn ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con). + Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài - Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi - Bộ đồ dùng TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 2 HS đọc bài Tập đọc Đi học (bài 84). - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2’ vần âng, vần âc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 10’ 2.1. Dạy vần ông - HS đọc: ô - ngờ - ông./ Phân tích vần ông./Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông - HS nói: dòng sông / sông. / Phân tích tiếng sông. / Đánh vần và đọc: sờ - ông - sông / sông. - Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông / sở - ông - sông / dòng sông. 2.2. Dạy vần ôc (như vần ông) Đánh vần, đọc trơn: ô - cờ - ôc / gờ - ốc - gôc - sắc - gốc / gốc đa. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ông, ôc, 2 tiếng mới học: sông, gốc, 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ông? Tiếng nào có vần ôc). - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần ông, vần ôc, báo cáo - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng thông có vần ông. Tiếng cốc có vần ôc,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ông: viết ô rồi đến ng (g cao 5 li); chú ý viết ô gần ng./ Làm tương tự với vần ôc. - Tiếng sông: viết s rồi đến ông. Làm tương tự với gốc, dấu sắc đặt trên ô. b) HS viết: ông, ôc (2 lần). / Viết: (dòng) sông, gốc (đa). TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) 32’ a) GV giới thiệu hình ảnh quạ và công đang trang điểm cho nhau. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): công, trắng muốt, làm đẹp, trang điểm, gật gù, eng éc, sốt ruột, dốc hết, đen như than. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 11 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (Chỉ liền 2 câu: Đẹp quá! Giờ đến lượt tớ.). - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài, chia bài làm 3 đoạn (2 / 4 / 5 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng vế câu./ HS làm bài, nói kết quả (GV ghi lại kết quả trên bảng). - Cả lớp đọc: a) Bộ lông của công đẹp - 2) là nhờ qua trang điểm cho. / b) Bộ lông của quạ đen - 1) là do quạ dốc hết lọ bột đen lên thân... * Cả lớp đọc 2 trang của bài 85; đọc 9 vần mới học trong tuần dưới chân trang 152. 4. Củng cố, dặn dò 3’ - Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe. - Tuyên dương những HS tích cực. Tự nhiên – xã hội BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM ( 3 TIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh. - Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, ) - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường - Bảng phụ. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội - Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU Hoạt động chung cả lớp: - HS nghe nhạc Lý cây xanh - HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: + Bài hát nhắc đến những gì? + Những từ nào nói về cây xanh? GV dẫn dắt vào bài học: Bài học nói đến cây xanh quanh ta, hoa, lá, Và đây cũng chính là bài mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “ Cây xanh quanh em”. 1. Nhận biết một số cây KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Hoạt động 1: Nhận biết một số cây * Mục tiêu - Nêu được tên 1 số cây. - Đặt được câu hỏi về tên cây, hoa, quả và chiều cao, màu sắc của cây. - So sánh được chiều cao, độ lớn của 1 số cây. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi - Hướng dẫn HS cách quan sát hình vẽ ở các trang 68, 69 SGK. - Hỏi: Kể tên các cây có trong bức tranh ( cây dừa, hoa cúc, cây rau bắp cải, rau xà lách, cây cam, cây chuối, cây bèo tây, cây hoa súng). Lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết các cây trong tranh, GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm. + Cây nào đang có hoa, cây nào đang có quả? Hoa và quả của chúng có màu gì? + So sánh các cây trong bức tranh, cây nào cao, cây nào thấp? ( Cây cao như: cây dừa, cây bàng, cây cam, cây chuối; Cây thấp như: hoa cúc, cây rau bắp cải, xà lách, ) Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp - GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình ảnh mà HS mang đến: tên cây, cây cao hay thấp, cây đang có hoa, đang có quả không? - Một HS đặt câu hỏi về các đặc điểm của cây, HS kia trả lời, gợi ý như sau: + Cây này là cây gì? Nó có đặc điểm gì? + Cây này cao hay thấp? Cây có hoa, quả không? - Nhà bạn hoặc vườn trường có những cây gì? Hãy ghi và vẽ vào bảng phụ. Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm - Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vẽ vừa hoàn thành. - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian). Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp - Chọn đại diện HS giới thiệu về tên các cây của nhóm. Các HS của nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 2. Hoạt động 2: Thi gọi tên một số cây * Mục tiêu - Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các loài cây mà HS đã học. - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội. * Cách tiến hành Bước 1: Chia nhóm - GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm. Bước 2: Hoạt động nhóm - Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên 1 số loài cây bằng tranh ảnh hoặc vật thật theo các nhóm, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV chọn 2 nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất. - Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc tên các loài cây. Bước 4: Củng cố - HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Trong tự nhiên, có rất nhiều cây xung quanh ta, có nhiều loại cây, có những cây rất to, có những cây rất nhỏ, ) - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các cây có xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau. Lưu ý: - Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi về các loài cây trong hình càng tốt. HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo các gợi ý trên. - GV cần phát huy tối đa kiến thức hiểu biết, vốn từ của HS. - Hình trong sách có những cây sống trên cạn, 1 số cây sống dưới nước như bèo, hoa súng, .. GV có thể giới thiệu qua: cây xanh quanh ta có thể sống trên cạn và sống dưới nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nội dung này ở Lớp 2 nhé! ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 1 bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS. _____________________________________________ Thứ 5, ngày 31 tháng 12 năm 2020 TẬP VIẾT BUỔI CHIỀU : (1 tiết – sau bài 84, 85). I. MỤC TIÊU - Viết đúng ong, oc, ông, ôc, bóng, sóc, dòng sông, gốc đa - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - Gv đọc cho hs viết vào bảng con: : con công, thông gia, gốc đa - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài:2’GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập 25’ a) HS nhìn bảng đọc: ong, bóng, oc, sóc, ông, dòng sông, ôc, gốc đa. b) Tập viết: ong, bóng, oc, sóc. - 1 HS đọc; nói cách viết các vần ong, oc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu sắc trên o (bóng, sóc). - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ông, dòng sông, ôc, gốc đa (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò 3’ - Đọc lại những tiếng vừa viết. - GV tuyên dương những HS tích cực. TIẾNG VIỆT BÀI 74: CÔ BÉ VÀ CON GẤU MỤC TIÊU - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. - Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. - Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cô bé nhân hậu chữa chân cho gấu. Gấu đền ơn cô, Câu chuyện là lời khuyên: Cần sống thân thiện, giúp đỡ các loài vật. - Đối với học sinh năng khiếu yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện. - Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, Ti vi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ GV chỉ 3 tranh đấu minh hoạ truyện Hàng xóm (bài 80); nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5, 6. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 5’ (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV đưa lên bảng tranh minh hoạ, yêu cầu HS xem tranh, cho biết chuyện có những nhân vật nào (cô bé, con gấu, bố mẹ cô), đoán điều gì xảy
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_1_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc