Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 1- Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hs biết một số loại giấy bìa và dụng học thủ công.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.

3. Thái độ: Biết giữ gìn đồ dùng học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công.

- HS: Dụng cụ để học thủ công.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Khởi động : Ổn định định tổ chức.

- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

 

docx13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 1- Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ngày tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Bài 1 1: Tiếng
Tách lời ra từng tiếng
Toán:
Tiết học đầu tiên
	Thứ ngày tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Bài 1 1: Tiếng
Tách lời ra từng tiếng
Toán:
Nhiều hơn, ít hơn
Tự nhiên và xã hội:
Bài 1:CƠ THỂ CHÚNG TA
A.Mục tiêu:
 - HS nhận ra ba phần chính của cơ thể : đầu , mình , chân, tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
B.Đồ dùng dạy học 
 Hình vẽ trong SGK trang 5, SGK Tự nhiên và xã hội
 C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Bài cũ: -Kiểm tra sách Tự nhiên và xã hội, 
II.Bài mới:
Hoạt động 1:
Mục tiêu: gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
 G.V nêu câu hỏi: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
-Giáo viên treo tranh lên bảng.
-G.viên k.luận:SGV
Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận cơ thể và nhận biếït được cơ thể chúng ta gồm có 3 phần.
Bước 1 : Giáo viên nêu câu hỏi:
+ “ Quan sát các hình vẽ trang 5 SGK. Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?”
+ Qua hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể chúng ta có mấy phần?”
-Hãy biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, tay, chân như các bạn trong hình.
-Cơ thể của chúng ta gồm mấy phần?
-GV kết luận: SGV
Hoạt động 3:
-Gv yêu cầu hs cả lớp đứng tại chỗ gv hô đưa tay phải hoặc tay trái
GV nêu: Tay phải là tay cầm bút đó là bên phải cơ thể; Bên tay trái là tay không cầm bút đó là bên trái của cơ thể .
III.Củng cố -Dặn dò:
-Về nhà tự nhớ và chỉ lại tên các bộ phận ở 
-Q.sát các hình ở SGK trang 4. H.động theo nhóm đôi.
-Học sinh xung phong lên nói tên các bộ phận cơ thể (đầu, cổ, mình, chân, tay...)
-Học sinh hoạt động nhóm đôi. Thảo luận và trả lời từng nội dung của tranh.
-Hs trả lời
-Học sinh xung phong lên biểu diễn trước lớp
-Học sinh trả lời
HS đưa theo hiệu lệnh của gv
HS khá , giỏi lên thực hành
Thứ ngày tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Tiếng giống nhau
ĐẠO ĐỨC:
EM LÀ HOC SINH LỚP MỘT( T1)
A. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.(HS khá, giỏi biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp( HS khá, giỏi biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn).
-GDKNS: KN tự giới thiệu về bản thân. KN thể hiện sự tự tin trước đông người. KN lắng nghe tích cực. KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”; “ Đi đến trường” và “Em đến trường”.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định: Yêu cầu Hs hát bài “ Ngày đầu tiên đi học”.
B. Bài mới:
1.Phần đầu: Khám phá
 Giới thiệu bài, ghi tựa Em là học sinh lớp Một.
2.Phần hoạt động: Kết nối
a)Hoạt động 1: Bài tập 1:
Trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên:
*Mục tiêu: Giúp Hs biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. GDKNS: thể hiện sự tự tin trước đông người.
*Hướng dẫn cách chơi:
- Chia lớp thành các nhóm (6 – 10 em)
 Nêu yêu cầu: Em đầu tiên giới thiệu tên mình với các bạn và chỉ định một bạn bất kì tiếp tục giới thiệu tên mình và tên bạn giới thiệu trước. Tiếp tục như vậy đến hết các bạn trong nhóm.
- Gợi ý để Hs thảo luận.
+ Trò chơi giúp em điều gì? Có bạn nào cùng tên với em không?
+ Em thấy thế nào khi được giới thiệu tên và được nghe các bạn giới thiệu tên.
+ Em hãy kể tên một vài bạn trong lớp mình.
Kết luận: Mỗi người điều có một cái tên. trẻ em cũng có quyền có họ tên.
- Giới thiệu tên cho Hs biết và cách xưng hô khi trò chuyện với nhau.
b)Hoạt động 2: Bài tập 2.
Mục tiêu: GDKNS tự giới thiệu về bản thân.
- Nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích (nhóm đôi).
- Gọi Hs giới thiệu trước lớp.
- Hỏi: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?
 Kết luận: Mỗi người điều có những điều mình thích và không thích. những điều đó có thể giống hoặc khác giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác bạn khác.
Nghæ
c)Hoạt động 3: Bài tập 3: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
*Mục tiêu: GDKNS: KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè
- Nêu yêu cầu: Em hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em:
+Ai chuẩn bị và đưa em đi học? Chuẩn bị những gì?
+ Đến lớp có gì khác ở nhà?
+ Em phải làm gì để xứng đáng là Hs lớp một?
Kết luận: Vào lớp một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới, em sẽ học nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa.
-Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
-Em rất vui và tự hào vì mình là Hs lớp Một.
-Em và các bạn cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
3. Nhận xét, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
-Hát đồng thanh.
-Lắng nghe. Lặp lại tựa.
- Theo dõi, lắng nghe,
- Thực hiện trò chơi.
- Từng nhóm đứng thành vòng tròn.
- Thảo luận.
- Nêu ý kiến: CN.
 -Vài Hs kể trước lớp.
- Tự giới thiệu trong lớp.
- Chia nhóm ( 3 – 4 em)
- Kể về mình cho các bạn trong nhóm nghe.
- Vài Hs kể trước lớp.
- Lắng nghe.
-Lắng nghe.
	........................................................
Thứ năm ngày tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
TIẾNG KHÁC NHAU- THANH
............................................................... 
Toán:
 HÌNH VUÔNG- HÌNH TRÒN
 	Chiều thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2019
Đọc thư viện
................................................................................................
Luyện Tiếng việt:
Luyện các nét
....................................................................................
Luyện Toán:
Luyện các hình 
Thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Tách tiếng thanh ngang ra hai phần- Đánh vần
....................................................................
Toán:
HÌNH TAM GIÁC
..........................................................................
Thủ công:
Bài 1: Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết một số loại giấy bìa và dụng học thủ công.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
3. Thái độ: Biết giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công.
- HS: Dụng cụ để học thủ công.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động : Ổn định định tổ chức.
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài : Ghi đề bài.
Hoạt động1: Giới thiệu giấy, bìa.
Mục tiêu: Cho hs quan sát giấy, bìa.
Cách tiến hành: Gv cho hs quan sát giấy, bìa.
+ Giới thiệu: Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây: Tre, nứa, bồ đề...
+ Cho Hs xem quyển vở mới, giới thiệu giấy bên trong, bìa ở ngoài.
+ Giấy màu để học thủ công, mặt trứơc là các màu: xanh, đỏ, tím, vàng... Mặt sau có kẻ ô.
Kết luận: Gọi Hs phân biệt giấy, bìa.
Nghỉ giữa tiết 
Hoạt động 2:  Giới thiệu dụng cụ để học thủ công
- Mục tiêu: Hs biết những dụng cụ để học thủ công.
- Cách tiến hành: Gv giới thiệu thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
- Kết luận: Gọi hs nêu những dụng cụ để học thủ công.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo dục tư tưởng: + Cẩn thận khi dùng kéo.
+ Cất giữ đồdùng học tập sau khi sử dụng
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác”
- Hs quan sát.
- 2 Hs trả lời.
- Hs quan sát.
- 2 Hs trả lời.
......................................................................
Tổng kết tuần 1
Nhắc HS ổn định nề nếp lớp
Nhắc nhở 1 số em còn thiếu DCHT
HS đi học đều, đúng giờ
 Tác phong gọn gàng
 Làm quen các lệnh trong bài
 ................................................
Văn hóa giao thông:
Bài 1: ĐỘI MŨ BẢO HIỂM- HĐ1
TUẦN 2:
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Tiếng có một phần khác nhau
Toán: 
Luyện tập
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Bài 2: Âm
Phụ âm- Nguyên âm
 Toán: 
Các số 1,2,3
Tự nhiên và xã hội:
 Bài 2: Chúng ta đang lớn
I. Mục tiêu:
	- Nhận ra sự thay đổi của bản thân, về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết của bản thân .
II.Chuẩn bị: VBT, SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động thầy
1.Bài cũ: -Nêu các bộ phận chính của cơ thể?
-Muốn cơ thể phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì?
2.Bài mới:- Giới thiệu
HĐ1.Làm việc với SGK
*Kết luận
HĐ2.Liên hệ bản thân và các bạn cùng lứa tuổi
3.Củng cố, dặn dò:
-Muốn cơ thể lớn nhanh và phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì?
-Chuẩn bị: Nhận biết các vật xung quanh
Đầu, mình, chân tay
-tập thể dục, thường xuyên vận động,..
QST- 
-Nắm được quá trình lớn lên của em bé theo thứ tự từng hình ở SGK
-Biết được cơ thể lớn lên dựa vào việc cân nặng và đo chiều cao
-Hiểu được việc tập đếm số là biểu hiện sự hiểu biết hơn
HĐ nhóm 4
-Trong nhóm đo với nhau
-Nêu kết quả giữa mình với các bạn trong nhóm
-Hiểu được nguyên nhân sự lớn lên không giống nhau: ăn ít, không đủ chất, không tập thể dục, ăn ngủ không điều độ
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Phân biệt phụ âm, nguyên âm
Đạo đức:
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT( TIẾT 2)
A. MỤC TIÊU:
- Trẻ em có quyền có họ tên, quyền đi học.
-Có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, học được nhiều điều mới lạ.
- Biết kể chuyện theo tranh.
- Giáo dục trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt.
-GDKNS: KN tự giới thiệu về bản thân. KN thể hiện sự tự tin trước đông người. KN lắng nghe tích cực. KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ trang 4, 5, 6/ BTĐD
2. Học sinh: Sách bài tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 2
TG
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định: Cùng Hs hát bài “ Đi tới trường”.
B. Bài mới:
1.Phần đầu: Khám phá
* Giới thiệu bài:
Ghi tựa Em là học sinh lớp Một.
2.Phần hoạt động:
a)Hoạt động 1: Bài tập 4.
Mục tiêu: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh. GDKNS: thể hiện sự tự tin trước đông người và KN lắng nghe tích cực.
- Chia nhóm, yêu cầu Hs q.sát tranh (tr. 4"6) trong vở bài tập và kể chuyện theo tranh.
- Mời vài Hs kể trước lớp.
- Kể lại chuyện ( chỉ vào tranh).
Tranh 1: Đây là bạn Mai; Năm nay Mai 6 tuổi, vào lớp một. Cả nhà chuẩn bị cho Mai đi học.
Tranh 2: Mẹ đưa mai đến trường. trường mai thật đẹp. Cô giáo tươi cười đó em và các bạn vàolớp. Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Em sẽ tự đọc được truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết được thư cho bố khi bố đi công tác xa Mai sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, có bạn trai lẫn bạn gái. Giờ chơi, em cùng các bạn chơi đùa thật là vui.
Tranh 5: Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường, lớp mới, về cô giáo và các bạn. cả nhà điều vui: Mai đã là Hs lớp một rồi.
Nghæ
b)Hoạt động 2: Múa hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “ Trường em”.
*Mục tiêu: GDKNS: thể hiện sự tự tin trước đông người.
- Mời Hs lên thực hiện.
- Hướng dẫn Hs hát hoặc hát cho Hs nghe bài “ Em yêu trường em ”.
Kết luận:
- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành Hs lớp một.
- Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là hs lớp Một.
* Hướng dẫn Hs đọc câu thơ cuối bài.
- Đọc cho Hs đọc theo.
- Gọi Hs đọc.
NAY EM LỚN LÊN RỒI.
KHÔNG CÒN NHỎ XÍU NHƯ HỒI LÊN NĂM.
3. Nhận xét, dặn dò.
Hát.
- Kể trong nhóm.
- 2 – 3 em kể.
- Quan sát tranh. Lắng nghe Gv kể.
- Tự chọn: Múa hát, đọc thơ, vẽ tranh.
- Giới thiệu, trình diễn trước lớp.
- Hát hoặc lắng nghe.
-Đọc theo Gv.
-Đọc: CN + ĐT.
-Lắng nghe.
	Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Phân biệt phụ âm, nguyên âm
Toán :
Luyện tập
Chiều thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2019
Luyện Tiếng Việt
Âm : /a/
I/ Mục tiêu: 
-Giúp HS nhớ được các âm vừa học
- HS chậm nhớ, đọc được âm vừa học, Vẽ được mô hình, đưa đúng tiếng vào mô hình. phân tích được một số tiêng có trong từ ứng dụng
- HSHT đọc được âm vừa học, 
- HSVT đọc được âm vừa học, Vẽ được mô hình, đưa đúng tiếng vào mô hình. Đọc và nối được...đọc được câu ứng dụng. HS viết đúng chính tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Mẫu chữ, tranh trong sách ôn luyện trang 12
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Hoạt đông 1: Khởi đông. Hát
2: Hoạt động 2: Thực hành
GV cho HS mở Sách em tự ôn trang 12
* Bài 1:GV HD hS nêu yêu cầu bài 
* Bài 2: GV nêu yêu cầu bài làm
* Bài 3: Nêu đề bài
HSchậm phân tích 1 số tiếng, HS HT và HSVT đọc 
* Bài 4: HDHS viết bài
- Đọc
- viết bảng con.
Viết vào vở em tự ôn
IV/ Nhận xét- dặn dò: HS nhận xét 
Nhắc HS nắm luật chính tả
Đánh dấu x vào mô hình đúng.
Hs làm.
Đọc: ba ba, bà ạ.
HS viết bài
Ba bà, bà ạ.
Luyện Toán:
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS nắm được các số 1,2,3
Nối được các mẫu vật với các số
	II/Chuẩn bị: Vở ôn luyện
 III/ Nội dung:
HS làm vào vở
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt:
Âm / c /
Toán: 
Các số 1,2,3,4,5
Thủ công:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_t.docx