Giáo án Tổng hợp Khối Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Thùy

Tin học: 4A

Bài 2: Khám phá máy tính

a. Môc tiêu

Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:

- So sánh được điểm giống và khác nhau giữa máy tính xưa và nay

- Nêu được chức năng các bộ phận của máy tính

B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Máy chiếu, phòng máy

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ

 Em hãy nêu các bộ phận của máy tính để bàn?

III. Bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ Hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019
Kĩ năng sống: 1A
Bài 1: Kĩ năng hòa nhập môi trường mới (T2)
A. MỤC TIÊU 
- Thực hiện được một số hành động để thích nghi với môi trường mới.
- Biết được vị trí và tên của một số phòng chức năng.
- Nhớ được tên các bạn trong lớp
- Nhớ được tên các thầy cô trong trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Giáo viên: SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên mở nhạc bài hát : Ngày đầu tiên đi học
- Yêu cầu cả lớp vỗ tay và hát theo
Hoạt động 2: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh đi tham quan một số phòng học và các phòng chức năng trong trường.
- Sau khi đi tham quan giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi sau :
+ Phòng Giáo dục thể chất để làm gì
+ Phòng thư viện có những gì ? Hàng ngày các bạn vào thư viện làm gì ?
+ Tương tự giáo viên hỏi chức năng của phòng y tế, phòng tin học
? Những hành động nào thể hiện học sinh tích cực
- HS : Hăng hái phát biểu bài, đi học đúng giờ
Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng
- Giáo viên yêu cầu học sinh có thể chỉ được các phòng chức năng.
- Hãy nhớ tên tất cả các bạn trong lớp.
- Hãy nhớ tên các thầy cô trong trường.
III. Củng cố, dặn dò :
- Giáo viên tuyên dương các bạn học sinh trả lời tốt.
Thứ Ba, ngày 24 tháng 9 năm 2019
Tin học: 5A
Bài 2: Thông tin được lưu trong máy tính
 như thế nào? (T1)
A. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
- Phân biệt tệp và thư mục
- Biết cách xem các thư mục và tệp trong máy tính
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu, phòng máy
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Bài cũ:
- Các chương trình và thông tin quan trọng thường xuyên dùng đến được lưu ở đâu?
- Gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét
III. Bài mới
* Hoạt động 1: 1. Tệp và thư mục (Thảo luận nhóm đôi)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và 2 (SKG)
? Theo em sách vở để như thế nào dễ tìm hơn
- Gọi một học sinh trả lời.
- GV nhận xét và giới thiệu: Để dễ tìm, thông tin cũng cần được sắp xếp một cách có trật tự. Trong máy tính thông tin được lưu trên các tệp (tệp chương trình, tệp văn bản, tệp hình vẽ...)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3
-Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1. Để phân biệt các tệp khác nhau em căn cứ vào đâu.
2. Khi quan sát tệp trên màn hình em thấy tệp có những phần nào?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời và nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét và rút ra kết luận
? Các tệp được sắp xếp ở đâu
HS: Các tệp được lưu trong các thư mục.
- GV giới thiệu khái niệm thư mục mẹ và thư mục con.
* Hoạt động 2: 2. Xem các thư mục và tệp
- Học sinh đọc nhầm nội dung trong SGK
- Để các tệp và thư mục có trong máy tính em làm thế nào?
- HS: Nháy đúp chuột vào Mycomputer
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 7(SGK)
- Em hãy chỉ ra đâu lầ đĩa cứng, đĩa CD, cổng USB
Gọi một số học sinh lên chỉ, GV nhận xét.
- Nếu nháy vào nút Folder em sẽ thấy cửa sổ giống hình 8 (SGK)
- GV giới thiệu cách khác để khám phá máy tính.
IV. Củng cố
- GV nhận xét tiết học.
Tin học: 4A
Bài 2: Khám phá máy tính
a. Môc tiªu 
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
- So sánh được điểm giống và khác nhau giữa máy tính xưa và nay
- Nêu được chức năng các bộ phận của máy tính
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu, phòng máy
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
	Em hãy nêu các bộ phận của máy tính để bàn?
III. Bài mới
*Hoạt động 1: 1. Máy tính xưa và nay
- Gọi một học sinh đọc nội dung bài học
? Máy tính đầu tiên ra đời vào năm nào và có tên gọi là gì?
- Học sinh trả lời: Năm 1945, có tên là ENIAC
? Chiếc máy tính này nặng bao nhiêu và chiếm bao nhiêu m2
- Gọi 1 học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét
? Máy tính ngày nay nặng bao nhiêu kg, chiếm bao nhiêu m2?
? Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa máy tính xưa và nay?
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận
- Gọi học sinh nhắc lại
*Hoạt động 2: 2. Các bộ phận của máy tính làm gì?
B3: Em đã biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính. Hãy gọi tên các bộ phận của máy tính ở hình 5 dưới đây
- Gọi học sinh trả lời
- Giáo viên kết luận: bàn phím và chuột giúp em đưa thông tin vào, màn hình cho em biết thông tin ra.
- Giáo viên lấy ví dụ thực tế để giúp học sinh nhận biết thông tin vào và thông tin ra.
IV. Củng cố
	- Giáo viên kiểm tra nhận xét vở một số học sinh
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	Thứ Năm, ngày 26 tháng 9 năm 2019
HĐGD: 1A, 2A
Chủ điểm: Trường em xanh, sạch, đẹp
A. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
- Hiểu được trường lớp của mình đang học.
- Luôn có ý thức giữ gìn trường lớp luôn sạch.
- Không xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn trường lớp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Giáo viên: Loa, thẻ
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Giới thiệu
 Giáo viên giới thiệu nội dung bài học
III. Bài mới
- GV cho cả lớp hát bài “Em yêu trường em” 
 Hoạt động 1 : Khởi động- trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
GV nêu luật chơi: cô nêu câu hỏi nhiệm vụ của các nhóm sau 15 giây suy nghĩ đưa ra phương án trả lời bằng cách giơ thẻ A, B, C. Mỗi đội chơi trả lời đúng được thưởng một lá cờ. Cuối cuộc chơi đội nào được nhiều lá cờ đội đó thắng cuộc.
Câu 1: Trường của chúng ta có nhiều cây xanh không?
A. Có nhiều cây xanh.
B. Không có cây xanh.
C. Có ít cây xanh.
Câu 2: Trong lớp của chúng ta được trang trí đẹp và sạch chưa?
A. Chưa được trang trí.
B. Được trang trí đẹp và sạch.
C. Trang trí chưa đẹp.
Câu 3: Để trường lớp luôn sạch đẹp em phải làm gì?
A. Luôn vẽ bậy lên tường.
B. Luôn quét dọn sạch sẽ.
C. Không làm gì?
Câu 4: Chúng ta cần làm gì để bồn hoa cây cảnh của trường mình luôn xanh tốt?
A. Không quan tâm.
B. Luôn nhổ cỏ và chăm sóc.
C. Dẫm lên bồn hoa.
- GV nêu câu hỏi và đội nào có tín hiệu giơ thẻ nhanh được quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng được thưởng một lá cờ.
- Trả lời xong câu hỏi GV nhận xét tuyên dương
Ngôi trường chúng ta đamg học có rất nhiều cây xanh và cây bóng mát nhằm phục vụ cho các em những giờ ra chơi. Để cho ngôi trường của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp các em không được vứt rác bừa bãi hay bẻ các cành cây để ngôi trường của chúng ta ngày một đẹp hơn. 
Như vậy qua HĐ1, các em đã cùng nhau trao đổi chia sẽ những ý kiến về trường lớp xanh, sạch, đẹp. 
Hoạt động 2: Tự tin tỏa sáng
- GV tạo 3 nhóm chơi: nhóm ca sỹ nhí; nhóm họa sỹ nhí, nhóm tuyên truyền viên nhỏ tuổi.
- HS có năng khiếu nhận làm nhóm trưởng và tìm bạn có năng khiếu giống mình về một đội chơi
- Các nhóm họa sỹ chuẩn bị mười phút vẽ một bức tranh về chủ điểm bảo vệ môi trường
- Nhóm ca sỹ nhí : Hãy tập và biểu diễn một tiết mục văn nghệ có nội dung bảo vệ môi trường?
- Nhóm tuyên truyền viên nhỏ tuổi viết và hùng biện kêu gọi các bạn có ý thức bảo vệ trường, lớp.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm
- Sau 10 phút các nhóm thể hiện phần thi
- GV, HS các nhóm theo dõi
- Bình chọn: Các nhóm thể hiện xong phần thi chuyển sang bình chọn
- GV công bố nhóm dành được nhiều bình chọn nhất và tuyên dương
- GV treo bức tranh của nhóm họa sỹ và chốt lại thông điệp “Hãy bảo vệ trường em xanh, sạch, đẹp”
- GV nhận xét kết luận
3. Củng cố bài: 
HS hát đồng thanh 1 bài hát Mái trường mến yêu.
Tin học: 3A
Bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính (T1)
a. Môc tiªu 
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
	Em hãy nêu các bộ phận của máy tính để bàn?
Em hãy nêu một số máy tính thường gặp?
Máy tính giúp em làm gì?
- Gọi 3 học sinh trả lời
- GV nhận xét.
III. Bài mới
*Hoạt động 1: 1. Tư thế ngồi khi làm việc với máy tính (HĐ nhóm 2)
- Giáo viên chiếu nội dung bài học lên máy chiếu.
- HS đọc thầm nội dung và thảo luận nhóm 2 để làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Gọi đại diện một số nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét.
	*Hoạt động 2: 2. Khởi động máy tính
- GV chiếu thông tin trong sách giáo khoa.
- HS đọc thông tin trong hình, sau đó thảo luận nhóm chỉ ra vị trí công tắc khởi động trên thân máy tính em đang sử dụng.
- Giáo viên đi tất cả các máy và gọi HS ngồi trên máy đó chỉ công tắc trên thân máy.
- Giáo viên rút ra kết luận: Để khởi động máy tính em thực hiện:
	+ Bật công tắc trên thân máy.
	+ Bật công tắc trên màn hình.
- Các nhóm thực hành bật máy của nhóm mình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát màn hình sau khi khởi động và giới thiệu cho các em biết các biểu tượng trên màn hình nền.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp nhắc lại ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Thứ Sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019
Tin học: 5A
Bài 2: Thông tin được lưu trong máy tính
 như thế nào? (T2)
A. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
- Biết cách mở và em nội dung của các thư mục
- Nhận biết và đọc tên các đĩa, ổ đĩa và thiết bị lưu trữ khác hiện ra trong cửa sổ.
- Tìm được thư mục chứa các tệp văn bản, hoặc tệp hình vẽ của em đã lưu trong máy.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu, phòng máy
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
Giáo viên kiểm tra sĩ số
II. Bài cũ:
Em hãy nêu cách để xem thông tin trong máy tính?
- Gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét
III. Bài mới
- HS về vị trí máy được phân công
- GV nêu nội dung thực hành gồm:
T1: Khởi động máy tính. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Mycomuter trên màn hình nền. Nhận biết và đọc tên các ổ đĩa và thiết bị lưu trữ khác hiện ra trong cửa sổ.
T2: Nháy nút Folders, sau đó nháy chuột vào dòng có chứa chữ (C:) ở ngăn bên trái cửa sổ.
T3: Nháy chuột trên một biểu tượng thư mục để mở và xem nội dung của thư mục đó ở ngăn bên phải. Quan sát sự thay đổi hình dáng của biểu tượng.
T4: Hãy tìm thư mục chứa tệp văn bản hoặc tệp hình vẽ của em đã lưu trong máy.
- Học sinh thực hành.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm.
IV. Củng cố:
- GV gọi một số em lên thực hành.
- GV nhận xét và tuyên dương những em làm tốt.
Tin học: 4A
Bài 2: Khám phá máy tính (T2)
a. Môc tiªu 
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
- Hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa
- Vận dụng các kiến thức đã học để tìm thông tin vào và thông tin ra trong thực tế
- Học sinh nghiêm túc học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Giáo viên: Giáo án, SGK
- Học sinh: vở ghi, SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
	Em hãy nêu chức năng các bộ phận của máy tính để bàn?
III. Bài mới
	* Bài tập
B4: Khi tính tổng của ba số 15, 21 và 9, thông tin vào là gì và thông tin ra là gì?
	- Gọi 1 học sinh đọc nội dung bài tập
	- Học sinh thảo luận nhóm đôi
	- Gọi đại diện một số nhóm trả lời
	- Giáo viên nhận xét
	Thông tin vào là: 15, 21, 9
	Thông tin ra là: 45
B5:
	Giáo viên hướng dẫn học sinh: Thông tin vào là gì? Thông tin ra là gì?
B6: 
	- Gọi 1 học sinh đọc bài 
	- Thông tin vào là gì?
	- Học sinh trả lời: Thông tin vào là tiếng chuông
B7: (Dành cho học sinh khá và giỏi)
	- Giáo viên hướng dẫn: Muốn xếp loại học sinh cô giáo phải dựa vào gì?
	- Thông tin vào là: điểm cuối kỳ
	- Thông tin ra là: Xếp loại học sinh
IV. Củng cố
	- Giáo viên kiểm tra nhận xét vở một số học sinh
	- Giáo viên tuyên dương những bạn làm bài tốt và trình bày vở sạch sẽ
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	Tin học: 3A
Bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính (T2)
a. Môc tiªu 
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
- Thực hiện được thao tác tắt máy tính.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu, phòng máy
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
	Em hãy nêu tư thế khi ngồi làm việc với máy tính?
- Gọi 1 học sinh trả lời
- GV nhận xét.
III. Bài mới
*Hoạt động 1: 3. Tắt máy tính (HĐ nhóm 2)
- Giáo viên làm mẫu trên máy
- Học sinh quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi: Hãy nêu các bước tắt máy tính?
- Gọi một số nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và kết luận. Các bước tắt máy tính là:
+ Bước 1: Nhấn vào phím lá cờ.
+ Bước 2: Nhấn vào nút Shut down
+ Bước 3: Nhấn vào phím Enter để tắt máy
+ Bước 4: Tắt công tắc màn hình.
- Gọi một số em lên làm theo mẫu.
*Hoạt động 2: Thực hành
- Giáo viên chiếu bài tập số 1, 2 lên máy chiếu.
- Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
- Các nhóm vào máy thực hành bật và tắt máy.
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_tieu_hoc_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_hoan.doc
Giáo án liên quan