Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: Giúp HS ôn:

- Bảng đơn vị đo khối lượng.

- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng.

- Luyện tập viết các số đo k/l dưới dạng STP với các đơn vị đo khác nhau.

- Bài tập cần làm 1, 2a, 3. Khuyến khích HS làm thêm các bài còn lại.

II/Đồ dùng:

- Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn, để trống một số ô bên trong.

III/Hoạt động dạy học.

A/Bài cũ: Làm việc nhóm 4

- Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng

 - Trao đổi tìm hiểu ví dụ sgk

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 tấn 562 kg = 4,562 tấn c) 12 tấn 6 kg = 12,006 tấn
 b) 3 tấn 14 kg = 3, 014 tấn d) 500 kg = 0,500 tấn
Bài 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, thảo luận các bước tính sau đó làm và chữa bài. 
 Bài giải
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong một ngày là:
9 x 6 = 54 ( kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày là:
54 x 30 = 1620 ( kg)
1620 kg = 1,620 tấn
Đáp số: 1,620 tấn
- 1 HS chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
- Dặn HS về nhà ôn bài, hoàn thành các bài tập còn lại.
____________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I/Mục đích-yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời. 
- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên. 
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc nhóm 4
- Nhóm trưởng kiểm tra các bạn làm lại bài tập 3 để củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- HS nhắc lại chủ điểm đang học
- GV nêu mục tiêu, giới thiệu bài học
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Làm việc cả lớp
- HS nối tiếp đọc bài Bầu trời mùa thu, cả lớp đọc thầm
- GV có thể sửa một số lỗi phát âm cho HS.
Bài tập 2: HS làm việc theo nhóm 4
- Thảo luận nhóm ghi k/q vào giấy, dán lên bảng lớp theo y/c BT:
+Những từ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+Những từ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa/dịu dàng/buồn bã..
+Những từ ngữ khác: cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/cao hơn.
Bài tập 3: Làm việc cả lớp
+ Cá nhân tự làm bài viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
- HS làm bài: Chú ý cần sử dụng những từ gợi tả, gợi cảm.
- HS đọc đoạn văn. GV và cả lớp nhận xét, chọn đoạn văn hay nhất.
C/Củng cố, dặn dò:
- Khi viết bài văn miêu tả ta cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
- Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
_______________________________
Thứ tư, ngày 1 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
Đất Cà Mau
I/Mục đích-yêu cầu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau. 
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II/Đồ dùng :
-Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bản đồ VN; tranh ảnh về cảnh thiên nhiên, con người trên mũi Cà Mau.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc nhóm 4
- HS đọc chuyện Cái gì quý nhất; trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh sgk nhận xét hình ảnh, GV giới thiệu bài đọc
2/Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a/ Luyện đọc: Làm việc cả lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng các từ gợi tả: mưa dông, đổ ngang, hối hả, đất xốp, đất nẻ chân chim.
- GV h/d HS xác định 3 đoạn của bài văn.
 Đoạn 1: Từ đầu... nổi cơn dông
 Đoan 2: Từ Cà Mau đất xốp.... bằng thân cây đước
 Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn(2 lượt bài)
- HS đọc chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo cặp, tìm từ khó đọc.
- Một HS đọc to trước lớp.
b/Tìm hiểu bài: Làm việc nhóm 4
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi sgk
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+ Giải nghĩa một số từ khó: phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số.
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
+ Giải nghĩa từ khó: sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát,
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
- Một học sinh có năng khiếu điều hành lớp trả lời câu hỏi
3/ Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4.
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
C/Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét tiết học
- Tiết sau: Ôn tập giữa học kì I; đọc các bài HTL đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
_____________________________
TOÁN
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp HS ôn:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường dùng.
- Luyện tập viét số đo diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
- Bài tập cần làm 1, 2. Khuyến khích HS làm các bài còn lại. 
II/Đồ dùng dạy học: Bảng mét vuông.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: mỗi tổ một cột làm cặp đôi
Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là ha.
a. 2,3 km2 ; 4 ha 5m2 ; 9 ha 123 m2
b. 4,6 km2 ; 17 ha 34 m2 ; 7 ha 2345 m2
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- GV cho HS ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích nêu lại lần lượt các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
VD 1: HS trao đổi cặp đôi, viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 3 m2 5 dm2 = ... m2
- HS phân tích và nêu cách giải: 3 m2 5 dm2 = 3 m2 = 3,05 m2
Vậy : 3 m2 5 dm2 = 3,05 m2
 VD 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 42 dm2 = ... m2
 - Thực hiện tương tự VD 1
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó thống nhất kết quả.
Bài 2: HS trao đổi cặp đôi
 a) 1654 m2 = 0,1654 ha
 b) 1 km2 = 100 ha
 c) 15 ha = 0,15 km2
Bài 3: Mỗi tổ làm một bài, và thêm bài d, thi đua xem ai nhanh hơn
 a) 5,34 km2 = 534 ha c) 6,5 km2 = 650 ha
 b) 16,5 m2 = 16 m2 50dm2 d) 7,6256 ha = 76256 m2 	 
- HS báo cáo và sửa sai
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Ôn lại cách đổi các đơn vị đo diện tích.
___________________________________
Thứ năm, ngày 2 tháng 11 năm 2017
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Giúp HS ôn:
- Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
- Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích.
- BT cần làm: 1, 2, 3, 4. 
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc nhóm 4
- Kiểm tra HS làm bài ở VBT toán của HS
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học 
2/ Thực hành:
Bài 1: Mỗi tổ một bài, bài d cả ba tổ cùng làm; báo cáo và giải thích cách làm
Bài 2: Mỗi tổ một bài, làm xong báo cáo và giải thích cách làm
Bài 3: Làm việc nhóm 4, sau đó một vài nhóm nêu kết quả, lớp và GV nhận xét. ( Chú ý so sánh sự khác nhau giữa việc đổi đơn vị đo diện tích với việc đổi đơn vị đo độ dài )
Bài 4: Làm việc cả lớp
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành vào vở ôli và chữa bài
 Bài giải
 0,15 km = 150 m
 Ta có sơ đồ:
 Chiều dài: 
 	150m
 Chiều rộng:
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 2 = 5 (phần)
 Chiều dài sân trường hình chữ nhật là:
 150 : 5 x 3 = 90 (m)
 Chiều rộng sân trường hình chữ nhật là:
 150 – 90 = 60 (m)
 Diện tích sân trường hình chữ nhật là:
 90 x 60 = 5400 (m2)
 5400 m2 = 0,54 ha.
 Đáp số: 5400 m2 ; 0,54 ha. 
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Ôn lại cách đổi số đo độ dài, khối lượng, diện tích.
__________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
- Tiếp tục kể lại chuện đã nghe, đã đọc về chủ đề Con người với thiên nhiên.
- Cũng cố kĩ năng đánh giá và nhận xét
II/Đồ dùng:
- Một số truyện nói về q/h giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi...
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kể tên một số câu chuyện về chủ đề con người với thiên nhiên
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài (Làm việc cả lớp)
- Một HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những chữ quan trọng: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Một HS đọc gợi ý1,2,3 trong SGK.
 - Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện ( Làm việc nhóm)
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
- Các nhóm cử đại diện nhóm thi kể
- Cả lớp và GV nhân xét.
C/Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách kể chuyện hấp dẫn 
- Đọc trước nội dung tiết KC tuần 10
_______________________________
________________________________
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I/Mục đích-yêu cầu:
- Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
-Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.
- Biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
- GDKNS: thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; hợp tác.
- Không làm bài tập 3.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Thực hiện nhóm 4
- HS đọc bài cái gì quý nhất và cho hS nhắc lại nội dung bài
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích giờ học
2/ Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Hoạt động nhóm 4
+Vấn đề tranh luận : Cái gì quý nhất trên đời?
+ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn.
+ý kiến lí lẽvà thái độ tranh luận của thầy giáo.
- GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luạn về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí, có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
Bài tập 2: Hoạt động cả lớp
- GV phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật
- Từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm đóng các vai Hùng, Quý, Nam thực hiện cuộc trao đổi, thảo luận
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: Làm việc nhóm 4, dành cho HS có năng khiếu
C/Củng cố, dặn dò:
- Khi thuyết trình tranh luận cần chú ý điều gì?.
- HS nhớ các điều kiện thuyết trình, tranh luận
____________________________________
Thứ sáu, ngày 3 tháng 11 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập thuyết trình, tranh luận 
I/Mục đích-yêu cầu: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận .
- GDKNS: thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; hợp tác.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm lại bài 3, tiết TLV trước.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV cho HS chơi trò chơi, cùng nahu tranh luận về chủ đề thiên nhiên trong cuộc sống
2/Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: - HS thảo luận nhóm 4 và trình bày trước lớp.
- H/D HS nắm vững y/c của đề bài: ý kiến một nhân vật,mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
- Trước khi mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, HS cần tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh
- Kết luận cuối cùng: Cây xanh cần cả đát nước, không khí, ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- GV mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm vai tranh luận (Đất, Nước, Không khí, ánh sáng).
- GV ghi tóm tắt những ý kiến hay (đã có lí lẽ, dẫn chứng mở rộng) vào bảng tổng hợp ý kiến.
Bài tập 2: Làm việc cả lớp
- HS đọc nội dung và y/c bài tập 2.
- HS nắm vững y/c của đề bài: Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
Yêu cầu: Cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn
- HS là việc cá nhân, phát biểu ý kiến của mình
C/Củng cố, dặn dò:
- Khi thuyết trình tranh luận cần chú ý điều gì?
- Về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL những đoạn văn, bài thơ hay.
______________________________
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
 BT cần làm: 1, 3, 4. 
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc nhóm 4
Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Đơn vị đo là m
Đơn vị đo là dm
Đơn vị đo là cm
12,5 m
76 dm
908 cm
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- Cũng cố ôn tập về cách viết các đơn vị đo dưới dạng số thập phân
2/Hướng dẫn thực hành
Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó một HS nêu cách làm và đọc kết quả.
Bài 3, 4: GV cho HS làm việc cặp đôi, sau đó thống nhất kết quả.
Bài 5: ( Dành cho HS có năng khiếu):
 - GV cho HS nhìn hình vẽ, cho biết túi cam cân nặng bao nhiêu?
 HS nêu túi cam cân nặng 1kg800g.
 a. 1kg 800g = 1,800 kg.
 b. 1kg800g = 1800 g.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách chuyển đổi các đơn vị đo sang số thập phân
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
ĐỊA LÍ
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I/Mục tiêu:
 - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam
 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- Biết được ở miền núi dân cư thưa thớt, ở đồng bằng đất chật người đông nên cần có chính sách phân bố dân cư đồng đều giữa các vùng.
II/Đồ dùng: 
- Bảng số liệu về mật độ dân số nước ta.
 - Lược đồ mật độ dân số nước ta.
 - Hình minh hoạ trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
 - Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài mới:
- Tìm hiểu về đặc điểm dân cư nước ta
2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc sách GV thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
 - Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ?
 - Truyền thuyết " Con rồng cháu tiên” của nhân dân ta thể hiện điều gì?
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho câu trả lời của HS .
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
- GV nêu VD và giải thích về mật độ dân số.
- GV treo bảng thống kê mật độ dân số của một số nước châu á và hỏi: Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
- So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu á.
- Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số VN?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV treo lược đồ mật độ dân số VN và hỏi: Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?
- HS thảo luận nhóm 2 các nội dung sau:
+ Chỉ trên lược đồ và nêu:
* Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2
* Những vùng có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2
* Vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người km2
* Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2
+ Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư thưa thớt?
+Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển gây ra những khó khăn gì ?
+ Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng miền núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế ở miền núi ?
+ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, Nhà nước ta đã làm gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
C/ Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ở sgk
- GV tổng kết tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 9 và phổ biến kế hoạch tuần 1
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động 
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần8
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần 8.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
*Nề nếp: Tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua của liên đội; HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; Thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; Thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả; Ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản tốt.
* Học tập: Chữ viết có nhiều tiến bộ tuyên dương Tài, Bảo Bảo, Nguyên; Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn. Tuyên dương Danh, Bảo An tiến bộ vượt bậc; Tuyên dương các tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn Danh, Trung, Luyến, Đường có nhiều tiến bộ trong học tập. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút và đầu tiết học.
* Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Ban cán sự lớp hướng dẫn các bạn thực hiện tốt vệ sinh lớp học
*Tồn tại: Thực hiện đồng phục chưa nghiêm túc như Ánh thiếu áo vào thứ hai; Còn có một số bạn chưa biết chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau do vậy mà ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của nhóm; một vài bạn còn quên đồ dùng học tập Kiều Anh, Tài
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần 10
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Đẩy mạnh phong trào giải bài trên báo và phong trào rèn chữ giữ vở
- Tăng cường sự hoạt động của ban cán sự lớp
- Ôn tập chuẩn bị đánh gái kiểm tả giữa kì I
5/ Tổ chức văn nghệ cho học sinh
- Thi thuyết trình về một chủ đề do nhóm tự chọn
- Dặn HS chuẩn bị bài học tuần sau
TUẦN 9
Thứ năm, ngày 2 tháng 11 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Đại từ
I/Mục đích:
- Nắm được khái niệm đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế.
- Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống và chỉ ra các biện pháp đã sử dụng
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học
2/Hình thành khái niệm
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài tập 1: HS đọc BT 1 phần nhận xét thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi trong SGK
- HS trình bày. GV kết luận :
 + Những từ in đậm ở đoạn a(tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
 + Từ in đậm ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi lặp lại từ đó.
 + Những từ nói trên được gọi là đại từ: Đại từ có nghĩa là thay thế.
Bài tập 2: Thực hiện tương tự BT 1.
- Từ vậy thay cho từ thích; từ thế thay cho từ quý
=>Vậy và thế cũng là đại từ.
+ Đại từ là gì?
- HS đọc và nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Thực hành
Bàì 1: Làm việc cặp đôi , nhận xét và nêu kết quả
- Khi sử đụng đại từ cần chú ý điều gì?
Bài tập 2: Làm việc cá nhân
- Nhắc lại các đại từ dùng trong bài?
Bài 3: Làm việc nhóm 4
- GV nhắc HS để tránh thay thế từ chuột bằng quá nhiều từ “nó”, làm cho từ “nó” bị lặp nhiều, gây nhàm chán.
C/Củng cố, dặn dò:
- Một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về đại từ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài tập 2, 3.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hoạt động 3: Kết bạn cùng tiến
I/Mục tiêu:
- Thông qua việc kết bạn cùng tiến giúp giáo dục để HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè những khó khăn trong học tập, cũng như trong các hoạt động khác.
II/Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp.
- Nhưng câu chuyện về Đôi bạn cùng tiến trong trường, trên sách báo, trên đài,
III/Các bước tiến hành:
A/Bài cũ:
- Ở trường Liên đội thường phát động phong trào gì để giúp bạn tiến bộ?
- Em và bạn nào là đôi bạn cùng tiến?
- Hằng ngày các em thường giúp đỡ nhau như thế nào?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV phổ biến nội dung tiết học : Tổ chức ra mắt đôi bạn cùng tiến trong lớp.
- GV giải thích ý nghĩa của việc kết đôi bạn cùng tiến.
- Hướng dẫn HS cách tạo lập đôi bạn cùng tiến: Là những người học chung một lớp, có cùng sở thích, ngồi cùng bàn, hoặc gần nhà nhau.
- GV yêu cầu HS 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_9_nam_hoc_2017_2018.doc