Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Mỹ Hoa

I/ Mục tiêu: Sau bài học , HS biết :

- Nêu tác nhân , đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết .

- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết .

- Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt .

- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người .

II/ Hoạt động dạy học :

 

doc41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Mỹ Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phiếu.
- Tai
- Răng
- Mũi
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm việc theo cặp.
 - Đại diện cặp trình bày.
 -Lớp nhận xét
-HS làm, trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-2HS đọc to, lớp đọc thầm
-1 vài HS không nhìn sách nhắc lại nội dung ghi nhớ.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm việc cá nhân, mỗi em dùng viết chì gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển.
-2 HS lên làm trên phiếu.
-Lớp nhận xét.
-HS gạch đúng dưới các từ GV đã hướng dẫn.
-
1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân, ghi các từ tìm được ra giấy nháp.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc các từ tìm được.
-Lớp nhận xét.
2’
3) Củng cố :
-Cho HS nhắc lại nội dung bài cần ghi nhớ.
-2HS nhắc lại .
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những ví dụ về nghĩa chuyển của các từ đã cho ở bài tập 2 của phần Luyện tập.
- Chuẩn bị tiết sau “ Luyện tập về từ nhiều nghĩa”
Tiết 2; Toán:
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (33)
I. Mục tiêu
 Giúp HS : Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
Biết đọc, viết các số thập phân, dưới dạng đơn giản.
Làm được bài tập 1,2.
II. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: GV viết lên bảng :
1dm ; 5dm ; 1cm ; 7cm ; 1mm ; 9mm
? Mỗi số đo chiều dài trên bằng một phần mấy của mét ?
- GV nhận xét.
2. Dạy – học bài mới
- Giới thiệu: Trong toán học và trong thực tế có những lúc nếu dùng số tự nhiên hay phân số để ghi giá trị của một đại lượng nào đó sẽ gặp khó khăn. Chính vì thế người ta đã nghĩ ra số thập phân. Số thập phân là gì ? Giờ học hôm nay chúng ta cùng dựa vào các số đo chiều dài để xây dựng những số thập phân đơn giản.
2.2.Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân.
Ví dụ a; GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
- GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi : Đọc và cho biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét ?
? có 0m1dm tức là có 1dm. 1dm bằng mấy phần mười của mét ?
- GV viết lên bảng 1dm = m.
- GV giới thiệu: 1dm hay m ta viết thành 0,1m. GV viết 0,1m lên bảng thẳng hàng với m để có : 1dm = m = 0,1.
- GV chỉ dòng thứ hai và hỏi : Có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét ?
? Có –m-dm1cm tức là có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét ?
- GV viết lên bảng : 1cm = m.
- GV giới thiệu :1cm hay m ta viết thành 0,01m.
- GV viết 0,01 mét lên bảng thẳng hàng với để có : 1cm = m = 0,01m.
- GV tiến hành tương tự với dòng thứ ba để có : 1mm = m = 0,01m.
? m được viết thành bao nhiêu mét ?
? Vậy phân số thập phân được viết thành gì ?
? m được viết thành bao nhiêu mét ?
? Vậy phân số thập phân được viết thành gì ?
? m được viết thành bao nhiêu mét ?
? Vậy phân số được viết thành gì ?
- GV nêu: Các phân số thập phân , , được viết thành: 0,1; 0,01; 0,001.
- GV viết số 0,1 lên bảng và nói: Số 0,1 đọc là không phẩy một.
? Biết m = 0,1m, em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào ?
- GV viết lên bảng 0,1 = và yêu cầu HS đọc.
- GV hướng dẫn tương tự với các phân số 0,01 ; 0,001.
- GV kết luận : Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là các số thập phân.
Ví dụ b: GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ b hoàn toàn như cách phân tích ví dụ a.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1: (34)
-GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn tia số như trong SGK.
- GV gọi HS đọc trước lớp.
+ Hãy đọc các phân số thập phân trên tia số.
+ Hãy đọc các số thập phân trên tia số.
+ Mỗi phân số thập phân vừa đọc ở trên bằng các số thập phân nào ?
- GV tiến hành tương tự phần b.
Bài 2: (35)
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng : 7dm = ...m = ...m
? 7dm bằng mấy phần mười của mét ?
? m có thể viết thành số thập phân như thế nào ?
- GV nêu : Vậy 7dm = m = 0,7m
- GV hướng dẫn tương tự với
9cm = m = 0,09m.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài.
.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn hs về nhà đọc, viết số thập phân và chuẩn bị
Khái niệm số thập phân (tt)
- HS trả lời
- HS nghe.
- HS đọc thầm.
+ Có 0 mét và 1 đề-xi-mét.
+ 1dm bằng một phần mười mét.
- HS theo dõi thao tác của GV.
+ Có 0m 0dm 1cm.
+ 1cm bằng một phần trăm của m
- HS theo dõi thao tác của GV.
+ m được viết thành 0,1m.
+ Phân số thập phân được viết thành 0,01.
+ được viết thành 0,01m.
+ được viết thành 0,01
+ m được viết thành 0,001m
+ được viết thành 0,001.
- HS đọc số 0,1 : không phẩy một.
+ HS nêu : 0,1 = .
- HS đọc : không phẩy một bằng một phần mười.
- HS đọc và nêu: 0,01 đọc là không phẩy không một.
0,01 = .
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV để rút ra 
0,5 = ; 0,07 = ;
- Các số 05 ; 0,07 gọi là các số thập phân.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS quan sát và tự đọc các phân số thập phân, các số thập phân trên tia số.
- HS lên bảng vừa chỉ trên tia số vừa đọc.
+ Các phân số thập phân :
 ; .... .
+ Các số thập phân : 0,1 ; 0,2 ; .... 0,9.
+ Ta có : = 0,1; = 0,2 ; .....
- HS đọc đề bài trong SGK.
+ 7dm bằng m.
+ m có thể viết thành 0,7m.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần.
 Chính tả: (nghe- viết)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn văn Dòng kinh quê hương.
- Làm đúng bài tập chính tả luyện đánh dấu thanh ở tiếng có chứa nguyên âm đôi ia/ iê
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp 
- HS viết các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa...
? Em có nhận xét gì về quy tắc viết dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ?
- GVnhận xét.
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em cùng viết bài Dòng kinh quê hương và làm bài tập chính tả về các tiếng có nguyên âm đôi ia/ iê
 2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả 
 a) Tìm hiểu nội dung bài 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
- Gọi hS đọc phần chú giải
? Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu hS tìm từ khó khi viết, đọc và viết từ khó đó
 c) Viết chính tả
 d) Thu, nhận xét chính tả
 Bài 2: Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS thi tìm vần. Nhóm nào điền xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
- HS đọc lại đoạn thơ
 Bài 3: Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi hS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu đọc thuộc lòng đoạn thơ và các câu thành ngữ trên
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc, 
- 2 HS viết bảng 
+ các tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính
- Các tiếng có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính
- HS nghe
- HS đọc đoạn viết 
- HS đọc chú giải 
+ Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ.
- HS tìm và nêu các từ khó: dòng kinh, quen thuộc, mái ruồng, giã bàng, giấc ngủ..
- HS viết theo lời đọc của GV
- Thu 10 bài 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thi tìm vần nối tiếp . Mỗi HS chỉ điền 1 từ vào chỗ trống
- HS đọc thành tiếng bài hoàn chỉnh
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
 Rạ rơm thì ít, gió động thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
- HS đọc 
- Lớp làm vào vở 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài của bạn
- HS đọc: Đông như kiến
 Gan như cóc tía
 Ngọt như mía lùi
+ HS đọc thuộc lòng
- HS chuẩn bị bài sau
 Khoa học:
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I/ Mục tiêu: Sau bài học , HS biết : 
Nêu tác nhân , đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết . 
Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết . 
Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt . 
Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người . 
II/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1/ Kiểm tra bài cũ: Những việc nên làm để phòng bệnh sốt rét. (GV cho một số đáp án để HS chọn đáp án đúng ) 
2/ Giới thiệu bài: Sốt xuất huyết là bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không ? Cách phòng ngừa như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay . 
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập trong SGK . 
GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK 
? Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? Tại sao? 
Kết luận: Sốt xuất huyết là bệnh do vi – rút gây ra, bệnh nặng có thể gây chết người, hiện nay chưa có thuốc đặc trị . 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2;3;4 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Chỉ và nói về nội dung của từng hình . 
? Giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình . 
? Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết ? 
? Gia đình bạn sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy ? 
Kết luận: Cách phòng bệnh: vệ sinh nhà ở, diệt muỗi, bọ gậy, cần ngủ màn. 
4/ Củng cố, dặn dò, nhận xét:
- GV cùng HS hệ thống củng cố tiết học 
- h/s chọn đáp án đúng.
Nghe giới thiệu bài . 
Làm việc cá nhân . 
- Một số HS nêu kết quả bài làm của mình – Cả lớp nhận xét. 
Thảo luận cả lớp .
Thảo luận nhóm 3
Đại diện nhóm báo cáo 
Các nhóm khác bổ sung 
- HS chuẩn bị bài học sau
Tập đọc:
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
 I. Mục tiêu
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành
 2. hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sớc mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên
 3. Học thuộc lòng bài thơ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài tập đọc những người bạn tốt
 Hỏi về nội dung bài
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình 
- công trình thuỷ điện sông Đà là một công trình thuỷ điện lớn được XD với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô
Một đêm trăng trên công trường, tiếng đàn của cô gái Nga ngân vang trong đêm trăng sáng đã làm rung động nhà thơ . bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu qua bài ....
 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- chia đoạn: 3 khổ thơ
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Nêu từ khó đọc và ghi bảng
- GV đọc mẫu từ khó
- HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
 kết hợp nêu chú giải
GV giải nghĩa thêm: 
+ Cao nguyên: vùng đất rộng và cao, có sườn dốc 
+ Trăng chơi vơi: trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
 b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS đọc thầm đoạn và câu hỏi 
? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trong bài thơ rất tĩnh mịch?
? Những chi tiết nào gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
? Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- 3 HS lần lượt đọc và trả lời
- HS quan sát
- 1 HS đọc to 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó
- 2 HS luyện đọc nối tiếp cho nhau nghe
- 1 HS đọc 
- HS đọc thầm và 1 HS đọc to câu hỏi 
+ cả công trường ngủ say cạnh dòng sông , những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
+ Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: công trường ngủ say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
+ Câu: chỉ có tiếng đàn ngân nga/ với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên một hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân lên, lan toả ...vào dòng sông lúc này như một " dòng trăng" lấp loáng
Khổ thơ cuối bài cũng gợi một hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. bằng bàn tay khối óc kì diệu của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên thì mang lại cho con người những nguồn tài nguyên quý giá 
? Hãy tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá?
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông 
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên 
Sông đà chia ánh sáng đi muôn ngả 
GV: Để làm công trình thuỷ điện này người ta đã xây dựng một chiếc đập lớn ngăn dòng nước từ đầu nguồn đổ xuống tạo ra ở vùng cao nguyên này một hồ chứa nước mênh mông tựa biển. Hình ảnh " biển sẽ nằm bữ ngữ.." nói lên sức mạnh kì diệu của con người . Tác giả dùng từ " bỡ ngỡ" làm cho biển có tâm trạng như con người, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng cao.
? Hãy nêu nội dung chính của bài?
GV ghi nội dung bài 
 c) Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp bài
- HS đọc diễn cảm khổ thơ 3: GV treo bảng phụ viết khổ thơ 3 
 GV đọc mẫu 
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc thuộc bài
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, sức mạnh của những con người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc thuộc 
- HS chuẩn bị bài sau
Toán
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN tiếp (36)
I. Mục tiêu
 Giúp HS: Nhận biết khái niệm về số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
Biết đọc, viết các số thập phân.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Họat động học
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về số thập phân.
2.2.Giới thiệu khái niệm về số thập phân.
a)Ví dụ: GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
? Đọc và cho biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét ?
? Em hãy viết 2m7dm thành số đo có một đơn vị đo là mét.
- GV viết lên bảng 2m7dm = m. 
- GV giới thiệu: 2m7dm hay m được viết thành 2,7m. GV viết 2,7m lên bảng thằng hàng với m để có : 2m7dm = m = 2,7m.
- GV giới thiệu: 2,7m đọc là (hai phẩy bẩy mét)
? Có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét ?
- GV Có 8m 5dm 6cm tức là có 8m và 56cm.
? Hãy viết 8m 56cm dưới dạng số đo có một đơn vị đo là mét.
- GV viết lên bảng: 8m 56cm = m.
- GV giới thiệu: 8m56cm hay m. được viết thành 8,56m.
- GV viết 8,56 lên bảng thẳng hàng với m. để có: 8m56cm = m = 8,56m.
- GV giới thiệu: 8,56m đọc là (tám phẩy năm mươi sáu mét)
- GV tiến hành tương tự với dòng thứ ba để có :
0m 195 cm = m = 0,195m.
- GV giới thiệu : 0,195m đọc là không phẩy một trăm chín mươi lăm mét.
- GV nêu kết luận: Các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là các số thập phân.
b) Cấu tạo của số thập phân
- GV viết to lên bảng số 8,56 yêu cầu HS đọc số, quan sát và hỏi:
? Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần ?
- Mỗi số thập phân gồm hai phần : phần nguyên là phần thập phân, chúng được phân cách với nhau bởi dấu phẩy.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ các chữ số phần nguyên và phần thập phân của số 8,56.
- GV viết tiếp số 90,638 lên bảng, yêu cầu HS đọc và chỉ rõ các phần chữ ở mỗi phần của số thập phân.
* Lưu ý: Với số 8,56 không nói tắt phần thập phân là 56 vì thực chất phần thập phân của số này là ; Với số 90,638 không nói phần thập phân 638 vì thực chất phần thập phân của số này là .
2.3.Luyện tập thực hành
Bài 1: (37)
GV viết các số thập phân lên bảng sau đó chỉ bảng cho HS đọc từng số, Yêu cầu nhiều HS trong lớp được đọc.
Bài 2: (37)
 Gv hỏi:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng hỗn số: và y/c hs viết thành số thập phân 
- GV y/c hs tụ viết các số còn lại.
- GV cho HS đọc số thập phận sau khi viết 
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu khái niệm số thập phân
- Dặn hs về nhà học khái niệm số thập phân và xem trước bài hàng của số thập phân.đọc, viết số thập phân
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS đọc thầm.
+ Có 2 mét và 7 đề – xi – mét.
+ 2m7dm = m.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- HS đọc và viết số: 2,7m.
+ Có 8m 5dm6cm.
+ HS viết 8m 56cm = m.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- HS đọc và viết số: 8,56 m.
- HS đọc và viết số: 0,195m.
- HS nghe và nhắc lại.
- HS thực hiện yêu cầu :
+ Các chữ số trong số thập phân được chia thành 2 phần và phân cách với nhau bởi dấu phẩy.
 8,56
Phần nguyên Phần thập phân 
8,56 đọc là: tám phẩy năm mươi sáu
- 1 HS lên bảng chỉ, các HS khác theo dõi và nhận xét: Số 8,56 có một chữ số ở phần nguyên là 8 và hai chữ số ở phần thập phân là 5 và6
- HS trả lời tương tự như với số 8,56.
- H/s đọc
+ Bài tập yêu cầu chúng ta viết các hỗn số thành số thập phân rồi đọc.
- HS Viết và nêu :
 = 5,9 ; 82=82,45
810 
- 2 HS lên bảng viết số thập phân, HS cả lớp viết vào vở bài tập.
 Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (70)
 I. Mục tiêu
- Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn .
- xác định được cấu tạo một bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
 A. Kiểm tra bài cũ: Thu chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của HS
- GV nhận xét bài làm của HS 
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập
- Tổ chức HS thảo luận nhóm
- HS đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long 
? Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên
? Phần thân bài gồm có mấy đoạn? mỗi đoạn miêu tả những gì?
? Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?
 Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh
 Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
- 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình.
- GV nhận xét sửa chữa bổ xung 
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà đọc và viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu và viết một đoạn văn miêu tả về sông nước.
- 3 HS nộp bài 
- HS nghe
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm2
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước VN.
+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ long....theo gió ngân lên vang vọng.
+ Kết bài: Núi non, sông nước ....mãi mãi giữ gìn.
- Phần thân bài gồm 3 đoạn:
+ Đ1: tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long
+ Đ2: tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long
+ Đ3: tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
+ Những câu văn in đậm là câu mở đầu của mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. với cả bài mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.
- HS đọc
- HS thảo luận 
+ Đ1: Câu mở đoạn b Vì câu mở giới thiệu được cả một vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong bài
+ Đ2: Câu mở đoạn c Vì có quan hệ từ nối tiếp nối 2 đoạn . Giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Đ1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam ...in dấu chân người.
Đ2: Nhưng Tây Nguyên....Trên những ngọn đồi.
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- 2 HS viết
- 3 HS đọc 
- Hs ôn lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau
 Địa lý:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Xác định và nêu tên được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ.
- Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo.
- Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, đồng bằng lớn.
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:( 3 phút)
? Em hãy trình bày về các loại đất chính của nước ta?
? Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới: ( 32 phút )
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Thưc hành một số kĩ năng địa lý liên quan đến các 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_7_nam_hoc_2019_2020_le_thi_my_h.doc