Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
- GDKNS: KN xử lí thông tin và tổng hợp thông tin; KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ. Hình minh hoạ trong SGK.
III/Hoạt động dạyhọc:
A/Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét ?
- Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét?
g vật. - HS khá làm được bài tập 2. II/Hoạt động dạy học. A/Kiểm tra bài cũ. - HS trao đổi cặp đôi tìm 1 cặp từ đồng âm và đặt câu với các cặp từ đó - GV kiểm tra một số cặp B/Bài mới. 1/Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học 2/Tìm hiểu ví dụ. Bài tập 1: - HS trao đổi cặp đôi làm miệng, sau đó cho HS đọc kết quả bài làm của mình . - GV nhận xét đưa ra kết luận đúng. - Cho HS nhắc lại nghĩa của từng từ. Bài tập 2,3: - HS thảo luận theo cặp rồi báo cáo kết quả thảo luận. - GV hỏi thêm: Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở hai bài tập có gì giống nhau? - GV nêu kết luận: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. GV hỏi, vậy: + Thế nào là từ nhiều nghĩa? + Thế nào là nghĩa gốc? + Thế nào là nghĩa chuyển? GV : Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nó khác hẳn với từ đồng âm. Nghĩa của từ đồng âm hoàn toàn khác nhau. 3/ Phần ghi nhớ: - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - 2 HS lấy một số ví dụ minh họa. 4/Luyện tập. Bài 1: - HS làm miệng cặp đôi và nêu kết quả Bài 2: Thảo luận nhóm 4 và thi tìm nhanh các từ chuyển nghĩa của các từ lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng -Tổ chức chữa bài. Củng cố. 5/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại phần ghi nhớ - Học thuộc phần ghi nhớ. Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa. Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017 TẬP ĐỌC Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà I/Mục tiêu: - Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. - HS khá học thuộc cả bài thơ. II/Đồ dùng dạy học: - Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc. III/Hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ. - 3 HS nối tiếp đọc ba đoạn bài Những người bạn tốt và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? + Điều kì diệu gì khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a/Luyện đọc: - GV đọc mẫu, HS đọc nối tiếp theo khổ, GV kết hợp sửa lỗi. - HS đọc chú giải cặp đôi - HS luyện đọc theo nhóm 4, một số nhóm đọc trước lớp. - 1 HS đọc toàn bài b/Tìm hiểu bài: - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi ở sgk, 1 HS khá điều hành cả lớp chia sẻ + Những hình ảnh nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên sông Đà ? +Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà ? + Những câu thơ nào trong bài thể hiện phép nhân hóa ? + Cho HS rút ra nội dung chính của bài. GV bổ sung , ghi bảng. c/ Đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ. - Gọi HS đọc lại bài thơ. - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối. - HS luyện đọc theo cặp. Gọi 2 em đọc diễn cảm bài. - HS nhẩm học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. 3/Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học.Về nhà học thuộc bài thơ. TOÁN Khái niệm số thập phân (tiếp) I/Mục tiêu: HS biết: - Đọc, viết các số thập phân (dạng đơn giản thường gặp ). - Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. - HS cần làm bài: 1,2. Khuyến khích làm các bài còn lại. II/Hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ: - Viết các phân số thập phân sau thành các số thập phân: = dam.; dm =m..; mm = m; 5 cm =..dm B/Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học 2/Giới thiệu số thập phân (tiếp theo). - GV treo bảng phụ viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc. - HS viết 2m 7dm dưới dạng có đơn vị đo là mét. - GV giới thiệu 2m được viết thành 2,7m. - GV giới thiệu cách đọc: 2,7m đọc là hai phẩy bảy mét. - Tương tự giới thiệu 8,56m; 0,195m. - GV nêu kết luận: các số 2,7 ; 8,56 ; 0, 195 cũng là các số thập phân. 3/ Giới thiệu cấu tạo số thập phân: 5 , 86 Phần nguyên Phần thập phân 4/ Luyện tập. Bài 1: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các số thập phân. - GV cùng cả lớp nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài: viết lần lượt các số thập phân vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, cả lớp đối chiếu - chữa bài. 5/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS ôn bài, làm thêm bài tập 3. _____________________________ Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 TOÁN Hàng của số thập phân - Đọc, viết số thập phân I/Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết tên các hàng số thập phân( dạng đơn giản thường gặp) - Tiếp tục học cách đọc, viết số thập phân. Chuyển phân số thành hỗn số có chứa phân số thập phân. - HS cần làm bài1,2a,b. Khuyến khích làm thêm các bài còn lại. II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ: - Điền các phân số thâp phân vào chỗ trống: 0,2 =; 0,05 = ..; 0,045 = .. B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học 2. Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân. - HS trao đổi cặp đôi phân tích các hàng của số thập phân 375,406 và ghi vào bảng sau: Số thập phân 3 7 5 , 4 0 6 Hàng Trăm chục đơn vị Phần mười Phần trăm Phần nghìn - Nêu các hàng của phần nguyên, phần thập phân trong số thập phân trên. - Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng cao hơn kề nó? Cho ví dụ. - Mỗi đơn vị của một hàng bằng một phần mấy của hàng thấp hơn kề nó? Cho ví dụ. - HS nêu tên các hàng và giá trị của mỗi hàng một số ví dụ. 3/Luyện tập: Bài 1: - HS trao đổi cặp đôi tự làm bài vào vở. Bài 2: Thi lên bảng viết giữa ba tổ -Yêu cầu HS làm bài phần a, b. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Làm theo nhóm thi giữa 5 nhóm 3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách đọc viết số thập phân - Dặn HS ôn bài, hoàn thành bài tập ở VBT _____________________________ KỂ CHUYỆN Cây cỏ nước Nam I/Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. - Hiểu nội dung từng đoạn chuyện. - Hiểu ý nghĩa truyện: Khuyên ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. II/Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa trong SGK. III/Hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ: - 1 HS lên kể câu chuyện có nội dung về ca ngợi tình hữu nghị hoà bình chống chiến tranh xâm lược - Nhận xét, đánh giá B/Dạy bài mới: 1/Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học học 2/ Các hoạt động: a/ GV kể chuyện - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm các yêu cầu trong SGK. - GV kể 2 lần, HS nghe và ghi lại tên một số cây thuốc quý trong truyện. - GV giải thích một số từ ngữ: trường năng, dược sơn. b/ Hướng dẫn kể chuyện * Kể chuyện theo nhóm. - HS dựa vào tranh minh họa và lời kể của GV, nêu nội dung của từng bức tranh. - HS dựa vào nội dung kể chuyện trong nhóm. * Thi kể chuyện trước lớp. - HS thi kể chuyện theo nhóm trước lớp theo hình thức nối tiếp. - Tổ chức thi kể toàn bộ câu chuyện. * Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Câu chuyện kể về ai? - Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Vì sao truyện có tên gọi là Cây cỏ nước Nam? 3/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét HS kể chuyện. - Dặn HS về nhà kể cho mọi người cùng nghe. - Chuẩn bị bài tiết sau. ___________________________________ TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh I/Mục tiêu:Giúp HS: - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn; hiểu mối liên về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn. II/Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa vịnh Hạ Long và Tây Nguyên. III/Hoạt động dạy học: 1/Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu giờ học 2/ Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - HS hoạt động theo nhóm 2: Đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long và trả lời các câu hỏi cuối đoạn văn. Mở bài:Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của nước Việt Nam. b/Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long theo gió ngân lên vang vọng. c/ Kết bài: Núi non, sông nước tươi đẹpmãi mãi giữ gìn. + Phần thân bài gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả gì ? + Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn văn và trong cả bài ? - Gọi đại diện các nhóm trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu của đề bài. - GV nhắc hS: Để chọn đúng câu mở đoạn cần xét xem câu nào là nêu được ý bao trùm toàn đoạn. - HS làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả bài làm. Đoạn 1: Câu mở đoạn b. Đoạn 2 : Câu mở đoạn c. Bài tập 3: - HS làm bài tập vào vở bài tập. - Chấm chữa bài. 3/ Dặn dò: -Viết một đoạn văn trong bài văn miêu tả cảnh sông nước. ________________________________ Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017 TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh I/Mục tiêu: - Biết chuyển một phần dàn ý( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. II/Hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại cách viết đơn B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2/Hướng dẫn làm bài tập. - Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý. - HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long. - HS tự viết đoạn văn vào vở bài tập. - Gọi 5- 6 HS đọc bài làm của mình trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 3/ Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa hoàn thành bài tại lớp tiếp tục hoàn thiện đoạn văn. - Quan sát ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em. __________________________ TOÁN Luyện tập I/Mục tiêu: Biết: - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số. - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - HS cần làm bài 1, 2, 3. Khuyến khích làm thêm các bài còn lại. II/Hoạt động dạy học. A/Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra vở bài tập của HS - Chữa bài, nhận xét. B/Bài mới. a/Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học b/Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: HS trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập Phần a/.GV hướng dẫn cả lớp làm chung phép tính đầu ở bảng giúp HS biết thực hiện chuyển một phân số thành hỗn số theo hai bước. Phần b/. Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân. - Gọi HS làm mẫu 1 bài ở bảng sâu đó cả lớp tự làm bài vào vở. Bài 2: - Thi giữa đội nam và đội nữ, thi làm nhanh và đúng, sau đó nhận xét và nêu cách thực hiện Bài 3: HS làm việc ác nhân tự hoàn thành vào vở Bài 4: Thi giữa 5 nhóm/ GV nhận xét và và sửa sai 3/ Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn HS ôn bài, hoàn thành các bài tập của tiết học. _______________________________ ĐỊA LÍ Ôn tập I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố, ôn tập nội dung kiến thức sau: - Xác định và nêu được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ (lược đồ). - Nêu tên và chỉ được các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của nước ta trên bản đồ (lược đồ ). - Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam; địa hình; khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. II/Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Các hình minh họa trong SGK. III/Hoạt động dạy và học: A/Kiểm tra bài cũ: - Em hãy trình bày các loại đất chính ở nước ta? - Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta. B/Dạy bài mới: 1/ Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. a) Quan sát lược đồ Việt Nam khu vực Đông Nam á, chỉ trên lược đồ và mô tả: + Vị trí giới hạn của nước ta. + Vùng biển nước ta. + Một số đảo và quần đảo của nước ta: quần đảo Trường Sa, Quần đảo Hoàng Sa; Cá đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. b) Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam: + Nêu tên và chỉ vị trí các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung. + Nêu tên chỉ vị trí các đồng bằng của nước ta trên bản đồ. + Chỉ vị trí sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã , sông Cả, 2/ Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. - HS thảo luận theo nhóm nhỏ để hoàn thành bảng sau: Các yếu tố tự nhiên Đặc điểm chính Địa hình Khoáng sản Khí hậu Sông ngòi Đất Rừng 3/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét giờ học -Về nhà xem lại các bài tập ôn tập về các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. _____________________________________ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I/Mục tiêu - Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 7và phổ biến kế hoạch tuần 8 II/Chuẩn bị ; - Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình. - Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo. III/Các hoạt động dạy học 1/ Ổn định: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động 2/ Đánh giá hoạt động tuần qua: - Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua - Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ. 3/ GV đánh giá chung : Ưu điểm: - Nề nếp: Hưởng ứng tốt tần lễ chào mừng ngày PNVN 20/10, HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; thực hiện tốt an taonf gaio thông đội muc bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Tuyên dương ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản tốt. - Học tập: Chữ viết có nhiều tiến bộ; Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.Tuyên dương các tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn Danh, Trung, Luyến, Đường có nhiều tiến bộ trong học tập.Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh, kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực. - Giải bài trên bào kịp thời tuyên dương Thảo Hoà, Hoàng, Cẩm Trang, Gia Bảo *Tồn tại: Hôm thứ hai Tổ 2 chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhở. Còn có một số bạn chưa biết chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau do vậy mà ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của nhóm. Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ như bảo An, Trung, Đăng Anh. Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ kịp thời như Dung, Danh, Trung... 4/ Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp. -Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần 8 - Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà - Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS. - Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt. - Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học. - Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra. - Hướng dẫn HS viết chữ đẹp - Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp - Rèn viết cho em Danh, đăng Anh 5/ Ban văn nghệ Tổ chức hát và đọc thơ về mẹ và cô 5/Luyện tập( HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt) BT1: Làm việc cá nhân BT2: Làm việc cặp đôi - Nêu quy tắc đánh dấu thanh những tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ? BT3: Thi giữa 3 tổ hoàn thành các câu thành ngữ 6/ Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau KHOA HỌC: Phòng bệnh sốt rét I/Mục tiêu: - Sau bài học, HS có khả năng - Biết được nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét II/Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 26,27 SGK III/Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dùng thuốc an toàn? Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý điều gì? Để cung cấp vitamin cho cơ thể chúng ta cần phải làm gì? 2/ Giới thiệu bài: - GV nêu nhiệm vụ học tập 3/ Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét: - GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát và đọc lời thoại của của nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK. - Trả lời các câu hỏi ở sgk - Đại diện từng nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung - GV: Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người. - Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? + Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? + Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào? + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 4/ Cách đề phòng bệnh sốt rét - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2 quan sát hình minh hoạ trang 27 SGK và nhận xét các tranh - Chia sẻ trước lớp bằng các câu hỏi sau + Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì? + Chúng ta cần làm gì để đề phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh? 5/ Cuộc thi tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, tham gia đóng vai làm cán bộ y tế dự phòng đang tuyên truyền cho mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh sốt rét? 6/ Nhận xét, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thành VBT và chuẩn bị bài sau. DẠY HỌC BUỔI HAI THEO LĨNH VỰC TUẦN 7 Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ nhiều nghĩa I/Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu của bài tập 3. - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa trong câu. - Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. - HS khá đặt được câu ở bài 4. II/Hoạt động dạy học: A/Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ. - Tìm nghĩa chuyển của các từ: miệng , cổ. B/Dạy bài mới. 1/ Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Làm miệng cặp đôi Đáp án: 1- d ; 2- c ; 3-a ; 4- b . Bài tập 2: Làm miệng cặp đôi - Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? GV: Từ “chạy” là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc.Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh. Bài tập 3: Thảo luận nhóm 4, báo cáo kết quả - Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. Bài tập 4: Thi giữa ba tổ đặt câu đúng và nhanh - GV cho HS đọc bài làm của mình và nhận xét những câu đúng. 3/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại khái niệm về từ nhiều nghĩa - Ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Hoạt động 2: Dế mèn bênh vực kẻ yếu I/Mục tiêu: - Giup HS hiểu : Giup đỡ và bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết. - Giao dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè. II/ Tài liệu và phương tiện: - Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp. - Kịch bản “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu ’’ - Trang phục, mũ áo cho các vai Dế mèn, chị Nhà trò, Nhện chúa. III/Các bước tiến hành: 1/Chuẩn bị: - GV phát kịch bản cho các đội để tập dượt trong tuần 1. - Tổ chức cho HS thi diễn kịch, GV cử ra ban giám khảo, chia lớp thành 3 đội theo 3 tổ. - Nội dung kịch bản: Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Người dẫn chuyện: Dế mèn tướng rất oai phong, đầu to gồ ghề, đôi cánh giang rộng, cặp chân khỏe nhờ ham tập luyện đạp vào không khí kêu vù vù Đang vui vẻ nghêu ngaoca hát, bỗng Dế Mèn nghe tiếng cô Nhà Trò thút thít khóc bên bờ cỏ. Dế Mèn dương cặp mắt tròn xoe nhìn thân hình gầy nhom, ốm yếu của chị Nhà Trò. Dế Mèn: Nhà Trò, tại sao em khóc ? Đứa nào bắt nạt em ? Nhà Trò ( lau nước mắt, mếu máo ) : Anh ơi!, anh ơi! Hu huAnh cứu emLà bọn nhện độc Dế Mèn: Anh biết bọn này nổi tiếng hay phá phách. Thế chúng làm gì em ? Nhà Trò : Chúng đánh em. Không cho em tới trường. Mấy lần bọn nhện giăng tơ giữa đường đòi bắt em, vặt chân, vặt cánh em, còn định ăn t
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_7_nam_hoc_2017_2018.doc