Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:

- Xác định khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.

II/Đồ dùng dạy học:

- Một số vỉ thuốc thường gặp: Ampixilin, Paractamon,

- Phiếu học tập.

III/Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tác hại của thuốc lá? Tác hại của rượu bia? Tác hại của ma tuý?

- Khi bị người khác lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào?

2/ Giới thiệu bài:

- GV nêu nhiệm vụ học tập.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào?
2/ Giới thiệu bài:
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
3/ Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2: 
- HS giới thiệu với các bạn về loại thuốc mà mình mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì ? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào?
- GV nhận xét và khen những HS đã có kiến thức cơ bản về cách sử dụng thuốc.
- Em đã sử dụng những loại thuốc nào ? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào ?
- GV chuẩn kiến thức. Cho HS quan sát các vỉ thuốc GV đã chuẩn bị
4/ Sử dụng thuốc an toàn
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 những vấn đề sau:
Đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời trang 24. Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn ?
- GV nhận xét.
5/ Trò chơi : “ Ai đúng, ai nhanh”
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2:
- HS đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, sau đó xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
- Các nhóm thi đua dán kết quả của mình lên bảng lớp.
- HS nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét.
6/ Củng cố, nhận xét
- HS trả lời nhanh các câu hỏi:
 Thế nào là sử dụng thuốc an toàn?
 Khi đi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017
TOÁN:
Héc-ta
I/Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc-ta, vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
- Làm bài tập 1a(2 dòng đầu), bài 1b (cột đầu), bài 2, kể cả HS khá giỏi.
- HS khá giỏi hoàn thành các bài tập còn lại.
III/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tả BTVBT Toán 5
2/ Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
3/Giới thiệu đơn vị đo diện tích hec-ta
- GV giới thiệu thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng, ao hồ, người ta thường dùngdơn vị đo là hec-ta.
- 1héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và kí hiệu là ha.
- 1hm2 bằng bao nhiêu m2?
4/ Luyện tập
Bài 1: HS làm việc cá nhân, củng cố cho hs cách đổi đơn vị đo diện tích từ lớn sang bé, từ bé sang lớn.
Bài 2: HS làm việc cặp đôi, rèn luyện cho hs kĩ năng đổi đơn vị đo ( có gắn với thực tế) . 
Kết quả là: 22 200ha = 222km2.
Bài 3: HS làm việc cặp đôi, HS điền đúng các dấu > ,< , = nhưng phải giải thích tại sao phải điền dấu đó.
Bài 4: HS làm việc nhóm 4, báo cáo kết quả, nhận xét
Đáp số: 3000m2
5/ Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại đơn vị đo đã học
- GV nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác
I/Mục tiêu: 
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với một từ ở bài tập 3* HS K+G: đặt được 2, 3 câu với 2, 3 thành ngữ, tục ngữ.
II/Đồ dùng dạy học:
- Từ điển.
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra ( Kiểm tra nhóm 4)
- Thế nào là từ đồng âm?
- Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ?
- GV nhận xét 
2/ Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
3/: Luyện tập
- HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1: HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài tập vào VBTTV
- Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
	Hữu có nghĩa là “có”: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
Bài 2: : HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài tập vào VBTTV
Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
	Hợp có nghĩa là “ đúng với yêu cầu, đòi hỏi ... nào đó”: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Bài 3: : HS làm việc cá nhân, nối tiếp nahu đặtc âu
- Yêu cầu HS chọn từ ở bài tâp 1, 1 từ ở bài tập 2 để đặt câu, GV nhận xét. 
4/ Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các từ chủ đề Hữu nghị - Hợp tác đã học
- Về nhà học thuộc lòng 3 câu thành ngữ.
Thứ tư, ngày 11 tháng 10 năm 2017
TẬP ĐỌC:
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
I/Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài; Đọc đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về nhà văn Đức Si-le hoặc tranh ảnh về hành động tàn bạo của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ hai.
III/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ
- HS cặp đôi đọc lại bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai và nêu nội dung chính của bài.
2/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tảnh, GV nêu nhệm vụ học tập.
3/ Luyện đọc
- GV đọc mẫu, HS đọc thầm.
- GV hướng dẫn đọc bài và chia đoạn :
 Đoạn 1: Từ đầu đến chào yêu.
 Đoạn 2: Tiếp theo cho đến điềm đạm trả lời.
 Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS luyện đọc những từ ngữ : Si-le, Pa-ri, Vin-hem-ten,Ooc-lê-ăng.
- HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa từ.
- HS đọc cả bài.
4/ Tìm hiểu bài 
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành câu hỏi SGK và chia sẻ trước lớp
- Câu chuyện xẩy ra ở đâu ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên 
tàu ?
- Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
-Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lời tên sĩ quan bằng tiếng Đức ?
-Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá như thế nào ?
- Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ?
-Em hiểu thái độ của ông cụ đối với phát xít Đức và tiếng Đức như thế nào?
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
5/ Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc -HS luyện đọc.
- GV nhận xét.
6/ Củng cố, dặn dò
- 2 HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN:
Luyện tập
I/Mục tiêu: 
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. Làm bài tập 1,2 
* Đối với HS năng khiếu: hoàn thành thêm các bài tập còn lại.
II/Hoạt động dạy và học: 
1/Kiểm tra bài cũ
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm
km2 =ha 2300ha = .km2 3km25hm2 = ha
2/Cũng cố về các đơn vị đo diện tích
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: 1 HS nêu yêu cầu thực hiện đổi đơn vị đo diện tích
VD: 1ha = 10.000m2 
nên 5ha = 50.000m2 
- HS thảo luận cặp đôi tự làm bài vào vở và đổi chéo vở kiểm tra
- GV nhận xét và đánh giá 
Bài tập 2: 1 HS nêu yêu cầu, 1 HS tiến hành đổi đơn vị đo để 2 vế có cùng tên đơn vị rồi tiếp tục so sánh.
- HS làm việc cặp đôi, đổi vở chữa lỗi
- Chữa bài GV nhận xét và đánh giá
Bài tập 3: 1 HS nêu yêu cầu, phân tích bài toán, thảo luận nhóm 4 hoàn thành BT
- GV củng cố kỹ năng giải toán liên quan đến diện tích
 Diện tích căn phòng là:
6 x 4 = 24 (m2)
Số tiền mua gỗ là:
 280.000 x 24 = 6.720.000 (đồng)
Bài tập 4: Tiến hành tương tự BT 3
Chiều rộng khu đất là 20 x = 150 (m)
Diện tích khu đất bằng m2 là:
200 x 150 = 30.000 (m2)
Đổi ra ha 30.000 m2 = 3ha
ĐS: 3 ha
3/ Nhận xét, dặn dò;
- GV nhận xét, củng cố lại kiến thức; HS hoàn thành BTVBT Toán
Thứ năm, ngày 12 tháng 10 năm 2017
TOÁN:
Luyện tập chung
I /Mục tiêu:
 -Tính diện tích các hình đã học
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
- Bài tập cần làm BT1, BT2.
- HS có năng khiếu cố gắng làm hết các BT trong SGK
II/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ
- HS đổi chéo vở kiểm tra VBT Toán 5
- GV kiểm tra nhận xét.
2/Giới thiệu bài
- GV nêu nhệm vụ học tập.
3/ Luyện tập
Bài 1: Cho HS làm việc cặp đôi, tự làm bài rồi chữa bài
Bài giải:
Diện tích nền căn phòng là:
9 x 6 = 54(m2)
54 m2 = 540000 cm
Diện tích một viên gạch là:
30 x 30 = 900 ( c m2)
Số viên gạch dùng để lát kín nền că phòng là:
540000: 900 = 600 (viên)
Đáp số : 600 viên
Bài 2: HS thảo luận nhóm 4 đọc yêu cầu tìm hiểu bài toán rồi làm bài theo các phần a, b.
Đáp số: a: 3200 m2
 b. 16 tạ
Bài tập 3,4 HS có năng khiếu hoàn thành và chữa bài tại lớp nếu có thời gian
4/ Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS hoàn thành VBT Toán 
KỂ CHUYỆN:
Củng cố kể chuyện: Ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
I/Mục tiêu: 
- Kể được một câu câu chuyện em đã được biết qua sách báo, ti vi nói về một anh hùng, danh nhân của nước ta hay là những câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh họa cho truyện kể (nếu có)
III/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ
- HS kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc về chủ điểm Hoà bình.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
2/ Giới thiệu bài
- GV nói lí do không học tiết học này mà được thay thế một nội dung khác.
3/ Hướng dẫn kể chuyện
- HS đọc đề bài GV ghi đề bài lên bảng.
- Em hãy nêu các từ ngữ trọng tâm trong đề bài.
- HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mà mình sẽ kể cho lớp nghe.
4/ Kể chuyện
- HS kể chuyện theo nhóm 4
(Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, góp ý cho nhau và tự đặt được một số câu hỏi để hỏi bạn).
- HS thi kể chuyện trước lớp, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét và bình chọn HS kể hay.
5/ Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó.
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập làm đơn
I/Mục tiêu: 
- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đúng nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng.
* GDKNS: KN ra quyết định ( Làm đơn trình bày nguyện vọng), KN thể hiện sự cảm thông ( Chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
II/Đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu đơn đã học ở lớp Ba.
- Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn.
- PP/KTDH: Phân tích mẫu; Rèn luyện theo mẫu, Tự bộc lộ.
III/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV chấm bài tập ( Bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ).
- GV nhận xét.
2/ Giới thiệu bài
- GV nêu nhệm vụ học tập.
3/ Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn
- HS đọc bài văn Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng.
- GV giao việc cho HS:
- Đọc và hiểu nội dung bài văn để từ đó làm bài tập 2 một cách dễ dàng.
- Đọc phần chú ý trong SGK.
- HS quan sát bảng phụ có ghi mẫu đơn và tìm hiểu:
- Phần quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy ?
- Ta cần viết hoa những chữ nào ?
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày lá đơn.
4/HS viết đơn( HS làm việc nhóm 4)
- HS đọc thầm lại bài văn.
- GV phát mẫu đơn cho HS.
- HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu.
- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét.
 5/Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thiện lá đơn, viết vào vở và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu: 
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích.
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
III/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc lại lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
 - GV nhận xét.
2/ Giới thiệu bài
- GV nêu nhệm vụ học tập.
3/ Luyện tập
Bài tập 1. ( HS thảo luận nhóm 4 và nói cho nhau nghe, báo cáo trước lớp, nhận xét)
 Đoạn a) 
- Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
- Đoạn văn tả đặc diểm nào của biển?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì vào những thời điểm nào?
- Tác giả sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả ?
- Khi miêu tả biển, tác giả đó có những liên tưởng thú vị như thế nào ?
- Theo em liên tưởng có nghĩa là gì ?
Đoạn b. ( Tương tự với các câu hỏi của đoạn văn a)
Bài tập 2. HS xác định yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm 4 hoàn thành vào bảng nhóm
- Các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
4/ Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN:
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Biết
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức có phân số.
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Làm bài 1,2(a,d), bài 4.
* Đối với HS có năng khiếu: Hoàn thành các bài tập còn lại.
II/Hoạt động dạy và học: 
1/ Kiểm tra bài cũ
- HS đổi vở BT Toán kiểm tra lẫn nhau, GV kiểm tra
2/ Giới thiệu bài
- GV nêu nhệm vụ học tập.
3/ Cũng cố về so sánh và tính giá trị biểu thức có phân số
Bài tập 1: 1 HS nêu yêu cầu, làm việc nhóm 2, HS nhắc lại cách so sánh các phân số cùng mẫu số
Bài tập 2: 1 HS nêu yêu cầu. 
- GV chia cho 4 nhóm làm 4 bài vào bảng phụ và chữa chung trước lớp
- 1 em nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tình cộng, trừ, nhân, chia các phân số.
Bài tập 3: HS đọc y/c và thảo luận nhóm 2 thi hoàn thành bài tập 
- Đổi 5ha = 50.000m2.
- Muốn tìm 1 phân số của 1 số ta làm thế nào ?
Bài tập 4: HS đọc y/c và thảo luận nhóm 4 thi hoàn thành bài tập vào bảng nhóm
- Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó ta làm thế nào ?
4/Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; HS về hoàn thành bài tập ở VBTT
ĐỊA LÍ
Đất và rừng
I/Mục tiêu: 
- Biết các loại đất chính ở nước ta Phe-ra-lít, đất phù sa 
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa 
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên lược đồ. 
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta, điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
*GDBVMT: Cần có ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, rừng một các hợp lí.
II/Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Bản đồ phân bố rừng Việt Nam (nếu có).
-Tranh ảnh thực vật & động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
III/Hoạt động dạy - học:
A/Kiểm tả bài cũ:
- HS làm việc nhóm 2 nêu lại đặc điểm của vùng biển nước ta
B/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
C/Khai thác nội dung bài:
1/Đất ở nước ta:
- HS làm việc cặp đôi đọc mục 1 sgk và hoàn thành BT1, báo cáo trước lớp
- 2 HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta.
GV trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với việc bảo vệ & cải tạo.
+	Em hãy nêu 1 số biện pháp bảo vệ & cải tạo đất ở địa phương em. ( Bón phân hữu cơ, thau chua, rửa mặn)
*	Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi & đất Phù sa ở vùng đồng bằng.
2/Rừng ở nước ta:
- HS thảo luận nhóm 4 quan sát H1, H2, H3 & đọc SGK để hoàn thành BT 2,3 VBT và chỉ vùng phân bố của rừng rậm & rừng ngập mặn trên lược đồ.
- Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
- 1số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn.
*GV: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng nhiệt đới& rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi & rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển.
* Làm việc cả lớp:
+	Em hãy cho biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người.
+	Để bảo vệ rừng nhà nước & người dân phải làm gì?
+	Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
GV phân tích thêm: Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng (khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng) đã và đang là mối đe dọa lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt KT mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó, việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.
- HS ghi nội dung chính vào vở
3/ Cũng cố - dặn dò:
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ, khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lí?
- HS về chuẩn bị bài 7: Ôn tập
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 6 và phổ biến kế hoạch tuần 7
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
- Nề nếp: HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội. Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Tuyên dương ban cán sự lớp điều hành lớp khoa học và sáng tạo.
- Học tập: Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.Tuyên dương các tổ trưởng và lướp phó phụ tách học tập làm việc rất tích cực đã tìm ra được những bạn cá biệt để giúp đỡ trở thành đôi bạn cùng tiến. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bai tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút, đọc báo. 
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh bước đầu đã biết hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
Tồn tại: Còn có một số ít bạn đang còn chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhiều. Khu vực vệ sinh còn bẩn. Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, đồ dùng cá nhân chưa gọn gàng. Còn có một số nhóm trưởng chưa biết cách điều hành nhóm của mình nên các bạn trong nhóm chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau do vậy mà ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của nhóm.Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ. Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ như Ngọc Ánh, Bảo An, Trung...
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần 6
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Rèn viết cho em Danh, đăng Anh
5/ Ban văn nghệ Tổ chức trò chơi
TUẦN 6
Thứ năm, ngày 12 tháng 10 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Luyện mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác
I/Mục tiêu:
 - Củng cố, luyện tập và mở rộng vốn từ ngữ về chủ đề : Hữu nghị – Hợp tác.
 - Tập đặt câu với các từ ngữ thuộc chủ đề : Hữu nghị – Hợp tác.
II/Đồ dùng daỵ hoc:
- Bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Luyện tập.
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng, hữu ý.( HS làm việc cặp đôi)
a, Tình  giai cấp. (hữu ái)
b, Hành động đó là  chứ không phải vô tình. ( hữu ý)
c, Trở thành người  ( hữu dụng)
d, Sự thống nhất  giữa lí luận và thực tiễn. (hữu cơ)
e, Cuộc đi thăm  của Chủ tịch nước. (hữu nghị)
Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: hợp tác, hợp lí, hợp lực, hợp nhất, hợp tuyển. .( HS làm việc cặp đôi)
a, Bộ đội  cùng nhân dân chống thiên tai. (hợp lực)
b, Cách giải quyết hợp tình,  (hợp lí)
c,  hai xã nhỏ thành một xã lớn. (hợp nhất)
d, Sự  về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực. (hợp tác)
e, Bộ  thơ văn thời Lý – Trần. (hợp tuyển)
Bài 3: Dựa vào nghĩa của tiếng hòa xếp các từ sau thành 2 nhóm: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn.
- Thảo luận nhóm hai hoàn thành bài tập
Bài 4:Tìm 3 thành ngữ ( hoặc tục ngữ, ca dao)nói về tinh thần hợp tác
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
- Đồng tâm hợp lực
 - Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- HS làm việc nhóm 4 thi tìm nhanh
3/ Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học, HS về ôn lại bài học
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Mình hỏi gì, mình làm gì?
I/Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu và biết làm điều mình thích sẽ giúp mình vui vẻ thoải mái; làm điều mình giỏi sẽ đem lại kết quả tốt đẹp và sự khen ngợi của mọi người từ đó giúp các em có động lực để theo đuổi mục tiêu và làm những việc có ích cho bản thân.
II/Chuẩn bị:
- Ph

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_6_nam_hoc_2017_2018.doc
Giáo án liên quan