Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, Hs biết:
Biết một vài điểm mói về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền đường ô tô, đường sắt.
+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới, chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để gt các vùng kinh tế).
- Tranh ảnh tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Tiếng chiến: có âm cuối, dấu thanh đặt chữ cái thứ hai nguyên âm đôi Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2019 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong 2 cách: Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. - Làm bt: 1, 3, 4. II. Các hoạt động dạy hoc: Hoạt động của GV 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (4 phút) - Lớp phó bắt nhịp bài hát. - Gọi 2 HS lên bảng làm BT. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: yêu cầu HS tóm tắt rồi giải Tóm tắt: 12 quyển : 24 000 đồng 30 quyển : ....... đồng ? Bài 2: Y/c HS biết 2 tá bút chì là 24 bút chì Tóm tắt: 24 bút chì : 30 000 đồng 8 bút chì : ... đồng ? Bài 3: Tóm tắt: 120 HS cần : 3 xe 160 HS cần : ... xe ? Bài 4: 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Hoạt động của HS - Cả lớp hát. - 2 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp lắng nghe. Bài giải Giá tiền mua 1 quyể n vở là: 24 000 :12 = 2 000 ( đồng) Số tiền mua 30 quyển vở là: 2 000 x 30 = 60 000 ( đồng) Đáp số: 60 000 đồng * Hs khá giỏi tóm tắt đề rồi tự giải Bài giải 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là: 24 : 8 = 3( lần) Số tiền mua 8 bút chì là: 30 000 : 3 = 10 000 ( đồng) Đáp số: 10 000 đồng Bài giải 1 ô tô chở được là: 120: 3 = 40 ( HS) Để chở 160 HS cần dùng số ô tô là: 160 : 40 = 4( ô tô) Đáp số: 4 ô tô - HS tóm tắt rồi giải vào vở Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy hoc: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.KT bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới: HD HS luyện tập Bài tập 1: - GV cùng cả lớp nhận xét Bài tập 2: - GV yêu cầu HS chọn một phần thân bài đã lập dàn ý, chuyển thành một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh - GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn văn viết tự nhiên chân thực 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. - HS trình bày kết quả quan sát - HS nêu yêu cầu bài tập 1 - Một vài HS trình bày k/q quan sát ở nhà - HS lập dàn ý chi tiết - 2,3 em làm bài vào bảng nhóm - HS trình bày - Nêu yêu cầu bài tập - HS viết một đoạn văn ở phần thân bài. Riêng HS khá giỏi ghi ra bảng nhóm - HS nối tiếp trình bày - Lớp nhận xét bổ sung - Xem lại bài văn Lịch sử Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (S/10) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, Hs biết: Biết một vài điểm mói về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: + Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền đường ô tô, đường sắt. + Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới, chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trong SGK phóng to. - Bản đồ hành chính Việt Nam (để gt các vùng kinh tế). - Tranh ảnh tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ HS 1: Nêu sự khác nhau giữa phái chủ hòa và phái chủ chiến? HS 2: Tôn Thất Thuyết đã chuẩn bị như thế nào cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? HS 3: Nêu diễn biến của cuộc phản công ở kinh thành Huế? 2. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề Hoạt động 1 Gv nêu nhiệm vụ học tập của Hs: + Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX. + Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX. + Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kỳ này. Hoạt động 2 - Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhiệm vụ học tập theo các gợi ý sau: + Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào chủ yếu? Sau khi thực dân Pháp xâm lược những ngành kinh tế nào mới ở nước ta? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế mang lại. + Trước đây, xã hội Việt Nam chủ yếu có những giai cấp nào? Đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra sao? Hoạt động 3 Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Hoạt động 4 Gv nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỷ XX. H: Em hãy nêu nguyên nhân của sự biến đổi về kinh tế -xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX? 3. Củng cố, dặn dò Hs đọc mục Ghi nhớ SGK. Chuẩn bị bài sau. 3 HS lên bảng HS lắng nghe HS thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc HS lắng nghe HS khá giỏi trả lời 3, 4 HS đọc Luyện từ và câu Từ trái nghĩa (S/38) I. MỤC TIÊU Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND ghi nhớ). Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1), biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT 2, BT 3). HS khá giỏi đặt được câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ HS đọc lại đoạn văn miêu tả trong bài sắc màu em yêu ở BT 3 GV nhận xét. 2. Bài mới HĐ1: Phần nhận xét Bài 1 - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. - GV hướng dẫn Hs dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ: Chính nghĩa, phi nghĩa. Từ Nghĩa của từ Phi nghĩa Trái với đạo lý. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ. Chính nghĩa Đúng với đạo lý. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải chống lại cái xấu, chống lại áp bức bất công. - Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa. Bài 2: - Hs đọc yêu cầu bài tập. - Hs dùng từ điển để hiểu nghĩa từ. Lời giải: Sống / chết, vinh / nhục ( Vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ). - Hs thảo luận theo cặp hoàn thành bài tập. - Hs trình bày kết quả. - Cả lớp và Gv nhận xét - Chữa bài. Bài 3 - Hs đọc yêu cầu bài tập. - Hs suy nghĩ phát biểu ý kiến. Lời giải: Cách dùng từ trái nghĩa trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt nam, thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. HĐ2: Phần ghi nhớ HS đọc ghi nhớ ở SGK. HĐ3: Phần luyện tập Bài 1: Hs đọc yêu cầu của bài tập, tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ. - Gv yêu cầu 4 Hs lên bảng, mỗi em gạch chân cặp từ trái nghĩa trong một thành ngữ, tục ngữ. - Lời giải: Đục/ trong, đen/ sáng, rách/ nát, dở/ hay. Bài 2: Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Hs thực hiện tương tự bài 1. - Lời giải: Hẹp/ rộng, xấu/ đẹp, trên/ dưới. Bài 3: Yêu cầu các nhóm trao đổi rồi thi tiếp sức. Lời giải: + Hoà bình/ chiến tranh, xung đột. + Thương yêu/ căm ghét,... + Đoàn kết/ chia rẽ,.... + Giữ gìn/ phá hoại,.... HS Khá Giỏi: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở BT 3 - Hs đặt câu và nối tiếp nhau trình bày. ( Hs có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ). - Ví dụ: 1) Ông em yêu thương tất cả các cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào. 2) Đoàn kết là sống, chia rẻ là chết. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học, dặn dò HS. 2 HS đọc HS đọc HS phát biểu HS lắng nghe HS đọc HS thảo luận theo cặp Đại diện nhóm trình bày HS nhận xét HS đọc HS phát biểu ý kiến 3, 4 HS đọc ghi nhớ HS đọc 4 HS lên bảng HS nhận xét HS đọc HS trao đổi HS đặt câu Thứ tư ngày 02 tháng 10 năm 2019 Toán Ôn tập và bổ sung về giải toán (tt) I. MỤC TIÊU Giúp Hs : Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ HS lên bảng làm bài tập 4 sgk/20 GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề HĐ1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ - Gv nêu ví dụ SGK - Hs tự tìm kết quả: Số bao gạo có được khi chia hết 100kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5kg, 10kg, 20kg rồi điền vào bảng. Số kg gạo ở mỗi bao 5kg 10kg 20kg Số bao gạo 20 bao 10 bao 5 bao - Gv cho Hs quan sát bảng rồi nhận xét: “Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần”. HĐ2: Giới thiệu bài toán và cách giải - Gv hướng dẫn Hs thực hiện cách giải bài toán theo các bước: a) Tóm tắt bài toán: 2 ngày: 12 người. 4 ngày: ..... người? b) Phân tích bài toán để tìm ra cách giải bài toán theo cách 1 “ Rút về đơn vị”, chẳng hạn: - Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần số người là bao nhiêu? (bước rút về đơn vị). Từ 2 ngày xuống 1 ngày thì số người gấp lên 2 lần, do đó số người cần là: 12 x 2 = 24 (người) - Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu? Từ 1 ngày gấp lên 4 ngày thì số người giảm đi 4 lần, cụ thể số người cần là: 24 : 4 = 6 ( người) - Trình bày bài giải cách 1/ SGK. c) Phân tích bài toán để tìm ra cách giải theo cách 2 “ Tìm tỉ số”, chẳng hạn: - Thời gian để đắp xong nền nhà tăng lên thì số người cần có sẽ tăng lên hay giảm đi? (giảm đi). Ở bài này thời gian gấp lên mấy lần? ( 4 ngày gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 ( lần)). Như vậy số người giảm đi mấy lần? ( 2 lần). Từ đó muốn đắp nền nhà trong 4 ngày thì cần số người là bao nhiêu? ( Số người cần có là: 12 : 2 = 6 (người)). - Trình bày bài giải ( cách 2/ SGK). HĐ3: Thực hành Bài 1: Yêu cầu Hs tóm tắt bài toán rồi tìm ra cách giải bằng cách “ Rút về đơn vị”. Chẳng hạn: Tóm tắt: 7 ngày: 10 người. 5 ngày: .... người? Bài giải: Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 10 x 7 = 70 ( người) Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 ( người) ĐS: 14 người GV nhận xét 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học, dặn dò HS. HS lắng nghe HS tự tìm kết quả HS nhận xét HS thực hiện cách giải HS lắng nghe HS tóm tắt và tìm cách giải Tập đọc Bài ca về trái đất (S/41) I. MỤC TIÊU Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc1, 2 khổ thơ). Học ít nhất 1 khổ thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi những câu thơ luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (4 phút) 2. Day - học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc (14 phút) Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (9 phút) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (9 phút) 3. Củng cố, dặn dò (2 phút) - Lớp phó bắt nhịp bài hát. - Đọc bài “Những con sếu bằng giấy” và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Cả lớp hát đồng thanh bài “Trái đất này là của chúng mình”. - GV: Đây là một bài hát được phổ nhạc từ một bài thơ của nhà thơ Định Hải. Bài thơ “Bài ca trái đất” nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều rất quang trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để hiểu điều đó. - Mời 1 HS đọc toàn bài thơ. - GV lưu ý HS nghỉ hơi đúng nhịp Trái đất này / là của chúng mình Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh Trái đất trẻ / của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen.../ dù da khác màu Bom H, bom A / không phải bạn ta Tiếng hát vui / giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran / cho trái đất không già - Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn bài thơ. GV uốn nắn cách đọc, phát âm, ngắt hơi cho HS và kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ khó (chú giải). -Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - Mời 2 nhóm đọc trước lớp. - GV đọc diễn cảm bài thơ giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm. - Yêu cầu HS đọc thầm để trả lời các câu hỏi: + Hình ảnh trái đất có gì đẹp? + Đọc khổ thơ 2, em hiểu hai câu thơ cuối nói gì? + Thảo luận: Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? + Bài thơ muốn nói với em điều gì? GDMT: Trái đất là mái nhà chung của tất cả mọi người vậy bản thân em phải làm gì để môi trường sống xung quanh em luôn sạch đẹp? - Mời 1 HS đọc diễn cảm bài thơ - Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm 3 đoạn của bài thơ. - Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng. * Trò chơi: Thả thơ - Lượt 1: Thả từng câu thơ. Vd: Khổ thơ 1 đọc theo hàng dọc thì hàng được GV chỉ định sẽ nối tiếp nhau đọc các câu thơ trong khổ 1. Nếu ai không đọc được sẽ bị loai. Tương tự cho khổ thơ 2, 3 (GV thay đổi vị trí HS khi đọc). - Lượt 2 : Thả từng khổ thơ (tiến hành tương tự như trên). - Mời 1 HS đọc thuộc bài thơ. - Qua bài thơ, em cho biết tác giả muốn gửi gắm với em điều gì? - Em sẽ làm gì để giữ được sự bình yên của trái đất? - GV nhận xét giờ học, khen HS đọc diễn cảm hay. Dặn HS về đọc trước bài “Một chuyên gia máy xúc”. - Cả lớp hát. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - HS lắng nghe. - Hát tập thể bài hát. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi bài. - Quan sát phần ngắt nhịp một số câu thơ. - HS đọc 2 lượt. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - 2 nhóm đọc. - Theo dõi phần đọc diễn cảm của GV. - HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi: + Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có... sóng biển. + Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm... + HS trao đổi nhóm đôi trả lời. + Trái đất là của chúng em / Dù khác màu da nhưng chúng ta phải yêu thương nhau / Phài chống chiến tranh giữ yên cho trái đất trẻ mãi/. - 1HS đọc diễn cảm bài thơ. - 3 HS đọc diễn cảm. - HS luyện đọc thuộc lòng. - Xung phong tham gia trò chơi “Thả thơ” theo sự hướng dẫn của GV. - 1 HS đọc. - HS trả lời. - Lớp lắng nghe. & Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2019 Toán Luyện tập I. MỤC TIÊU Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, bảng phụ, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. 2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề + Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề, trao đổi N2 Bài 3: (HD về nhà làm) -Chấm bài 3. Củng cố, dặn dò *Có thể giải bài toán quan hệ tỉ lệ bằng những cách nào? - Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài 4. - 2 em làm bài 2. + Bài 1: HS đọc đề, tóm tắt đề rồi giải bài toán theo cách “ tìm tỉ số” + Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề, trao đổi N2 - HS tìm cách giải bài toán: trước hết tìm số tiền thu nhập bình quân hằng tháng khi có thêm 1 con, sau đó tìm số tiến thu nhập bình quân hằng tháng bị giảm đi bao nhiêu ?) - Với gia đình có 3 người (bố, mẹ và 1 con ) thì tổng thu nhập của gia đình là: 800000 x 3 = 2400000 (đồng) - Với gia đình có 4 người (thêm 1 con) mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người là: 2400000 : 4 = 600000 (đồng) Như vậy bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm đi là: 80000 – 60000 = 200000 (đồng) -Liên hệ: Giáo dục sinh đẻ có kế hoạch. + Bài 3: HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải, chẳng hạn: Trước hết tìm số người đào mương sau khi bổ sung thêm người là bao nhiêu? -HS có thể giải bằng cách “ tìm tỉ số” ( ĐS: 105 m) - HS trả lời Khoa học Vệ sinh tuổi dậy thì (S/18) I. MỤC TIÊU - Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì. -Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. *KNS:- Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. -Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể. -Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi “tập làm diễn giả” về nững việc nên làm ở tuổi dậy thì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình minh hoạ Sgk/ 18,19 Phiếu học tập ghi thông tin những việc nên làm để đảm bảo vệ sinh tuổi dậy thì. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm của con người ở từng giai đoạn vị thành niên ? - Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn tuổi trưởng thành ? - Biết được đặc điểm của con người từng giai đoạn có ích gì ? 2. Giới thiệu: Các em ở giai đoạn nào của cuộc đời ? Hằng ngày ai giúp em lựa chọn quần áo và làm vệ sinh cá nhân ? (HSTL). 3. Bài mới *HĐ1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì Gv giảng và đặt vấn đề. - Vậy ở tuổi này chúng ta nên làm gì để giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ? Gv ghi nhanh ý kiến lên bảng. Gv: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nhưng ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục mới phát triển vì vậy chúng ta cần phải biết giữ vệ sinh. *HĐ2: HS làm bài phiếu học tập - Gv giao phiếu bài tập có nội dung như VBT/14 các bạn nhóm nữ làm tất cả,nam bỏ câu d Đối với nhóm nữ gv hướng dẫn cho các em về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp khi hành kinh. Gọi hs đọc mục “ bạn cần biết ” Sgk/ 19 *HĐ3: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển lần lượt quan sát h4→7/ 19 và trả lời câu hỏi: Cần làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? Gv khuyến khích hs đưa thêm những ví dụ khác. GV kết luận: 4. Củng cố, dặn dò -GV cho HS làm nhanh BT Khoanh tròn vào ý trả lời đúng: Nên làm gì để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì? - Thường xuyên tắm giặt,rửa mặt,gội đầu và thay quần áo. - Đặc biệt hằng ngày phải rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay quần áo lót. - Thực hiện tất cả những việc trên. Nhận xét tiết học. Nhắc HS thực hiện tốt điều đã học. - 3 HS trả bài - HS nghe và trả lời câu hỏi + Thường xuyên tắm, gội, thay quần áo lót, thường xuyên rửa bộ phận sinh dục. * Chia lớp thành các nhóm nam nữ riêng. - Đại diện mỗi nhóm trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung. * HĐ nhóm đôi - Hs thảo luận cử đại diện trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung. -HS ghi nhanh ý cần điền vào bảng con (Ý c) Luyện từ và câu Luyện tập về từ trái nghĩa I. Mục tiêu: - Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5) * Học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, làm được toàn bộ BT 4. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bút dạ, bảng nhóm III. Các hoạt động dạy hoc Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho VD. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới: H/d HS làm bài tập Bài tập 1: - Giao việc cho học sinh. -GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài tập 2: Bài tập 3 -GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài 4: Gợi ý cho HS nên dùng cặp từ trái nghĩa cùng từ loại: cao / thấp; cao kều / lùn tịt; cao cao / thâm thấp... 3. Củng cố dặn dò: NX tiết học - 1 HS trả lời - HS học thuộc các thành ngữ tục ngữ BT2 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - 2,3 HS làm vào bảng nhóm - Cả lớp làm vào vở BT * HS học thuộc lòng 4 thành ngữ, tục ngữ - Nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận và làm vở BT - Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống - Các cặp từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya - Nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài - Trình bày - HS đặt câu có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc 2 câu, mỗi câu 1 từ trái nghĩa * Làm được toàn bộ bài tập 4 và nêu trước lớp. Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019 Tập làm văn Tả cảnh (Kiểm tra viết) (S/47) I. MỤC TIÊU - Viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài,thân bài,kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. -Diễn đạt thành câu ;bước đầu biết dùng các từ ngữ,hình ảnh gợi tả trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Chọn một trong 3 đề bài sau: 1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 2. Tả một cơn mưa. 3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em). Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS -Gọi HS nêu lại dàn bài chung về tả cảnh 2. Bài mới *HĐ1:Tìm hiểu bài -Goi HS đọc các đề bài H:Đề bài 1 YC các em làm gì? Bài này em sẽ chọn tình tự tả như thế nào ?Trọng tâm sẽ tả những gì ? H:Đề bài
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_4_nam_hoc_2019_2020_tran_ngoc_t.doc