Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Hà Mạnh Cường

I.Mục tiêu:

 Giúp HS :

• Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.

• Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị. hoạc tìm tỉ số"

• Học sinh làm được bài tập 1

II. Đồ dùng dạy học:

• Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc48 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Hà Mạnh Cường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến tranh.
Thứ ba, ngày ...... tháng ...... năm 2019
 Toán
LUYỆN TẬP (19)
-Mục tiêu:
 Giúp HS rèn luyện kỹ năng :
Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ, bằng một trong hai cách "rút về đơn vị hoạc tìm tỉ số".
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này các em sẽ cùng làm các bài toán có liên quan đến tỉ lệ đã học ở tiết 16.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Biết giá tiền của một quyển vở không đổi, nếu gấp số tiền mua vở lên một lần thì số vở mua được sẽ như thế nào ?
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán rồi giải.
Tóm tắt
12 quyển : 24000 đồng
30 quyển : ... đồng ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : Trong hai bước tính của lời giải, bước nào gọi là bước “rút về đơn vị”?
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Bài toán cho em biết gì và hỏi em điều gì ?
- Biết giá của một chiếc bút không đổi, em hãy nêu mối quan hệ giữa số bút muốn mua và số tiền phải trả.
- 24 cái bút giảm đi mấy lần thì được 8 cái bút ?
- Vậy số tiền mua 8 cái bút như thế nào so với số tiền mua 24 cái bút ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
24 bút : 30 000 đồng
8 bút : ... đồng ?
* GV cho hS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : Trong bài toán trên bước nào gọi là bước tìm tỉ số ?
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS nêu mối quanhệ giữa số học sinh và số xe ôtô.
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
120 học sinh : 3 ôtô
160 học sinh : ... ôtô ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đè bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt
2 ngày : 76000 đồng
5 ngày : đồng
- GV chữa bài, nhận xét HS.
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận được biết mức trả công một ngày không đổi.
3. củng cố – dặn dò
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Bài toán cho biết mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng.
- Bài toán hỏi nếu mua 30 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền.
- Khi gấp số tiền lên bao nhiêu lần thì số vở mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Mua 1 quyển vở hết số tiền là :
24 000 : 12 = 200 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là :
2000 x 30 = 60 000 (đồng)
Đáp số : 60 000 đồng
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS : Bước tính giá tiền của một quyển vở gọi là bước rút về đơn vị.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết mua hai tá bút chì hết 30 000 đồng. Hỏi mua 8 cái bút như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
- Khi gấp (giảm) số bút muốn mua bút bao nhiêu lần thì số tiền phải trả cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 24 : 8 = 3, 24 cái bút giảm đi 3 lần thì được 8 cái bút.
- Số tiền mua 8 cái bút bằng số tiền mua 24 cái bút giảm đi 3 lần.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số lần 8 cái bút kém 24 cái bút là :
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 8 cái bút là :
30 000 : 3 = 10 000 (đồng)
Đáp số : 10 000 đồng
- 1 HS chữa bài của bạn.
- Bước tính số lần 8 cái bút kém 24 cái bút được gọi là bước tìm tỉ số.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Bài toán cho biết để chở 120 học sinh cần 3 xe ôtô. Hỏi có 160 học sinh thì cần mấy xe ôtô như thế ?
- Khi gấp (giảm) số HS bao nhiêu lần thì số xe ôtô cần để chở HS cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Mỗi ôtô chở được số học sinh là :
120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ôtô cần để chở 160 học sinh là :
160 : 40 = 4 (ôtô)
 Đáp số : 4 ôtô
- 1 HS chữa bài của bạn.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số tiền công được trả cho 1 ngày làm là :
72 000 : 2 = 36 (đồng)
Số tiền công được trả cho 5 ngày công là :
36 000 x 5 = 180 000 (đồng)
Đáp số : 180 000 đồng
Chính tả
 ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nghe- viết đúng, đẹp bài văn Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- Luyện tập về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng
II. đồ dùng dạy học
- Mô hình cấu tạo vần viết sẵn vào 2 tờ giấy khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Dán giấy có mô hình cấu tạo vần lên bảng
- Yêu cầu HS lên bảng viết phần vần của tiếng trong câu Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình vào bảng cấu tạo vần. 
- Gọi hS nhận xét bài bạn làm trên bảng
- HS nhận xét về các dấu thanh trong tiếng mà bạn đã đánh dấu 
H: Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?
H: Dấu thanh được đặt đâu trong tiếng
- GV nhận xét 
B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ và thực hành luyện tập về cấu tạo vần, quy tắc viết dấu thanh trong tiếng.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi hS đọc đoạn văn
H: vì sao Phrăng- Đơ Bô- en lại chạy sang hàng ngũ quân ta?
H: Chi tiết nào cho thấy Phăng Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước VN?
H: vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết
- yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
 c) Viết chính tả
 d) Soát lỗi, chấm bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- HS tự làm bài tập
- H: tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo vần có gì giống và khác nhau?
- GV nhận xét KL: Tiếng chiến và tiếng nghĩa cùng có âm chính là nguyên âm đôi, tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.Bài 3H; Em hãy nêu quy tắc viết dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa... 
GVKL: Khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm .còn các tiếngcó nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi 
 3. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét giờ học
- dặn HS về học ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng
- HS lên bảng viết.
- HS nhận xét bài trên bảng của bạn 
- HS nhận xét
- Phần vần của tiếng gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối
- Dấu thanh được đặt ở âm chính.
- HS đọc đoạn văn
- Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.
- Bị địch bắt , dụ dỗ, tra khảo, nhưng ông nhất định không khai
- vì Phrăng Đơ Bô- en là người lính Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân ta thương yêu gọi anh là bộ đội cụ Hồ
- Phrăng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, phan Lăng, dụ dỗ, chính nghĩa.
- HS đọc và viết
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở
- Về cấu tạo hai tiếng 
+ giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
HS nhận xét bài của bạn
- Dấu thanh được đặt ở âm chính
- tiếng nghĩa không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái dấu ghi nguyên âm đôi 
- Tiếng chiến có âm cuối , dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
 KHOA HỌC 
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I/ Mục tiêu: Sau bài học ,HS biết : 
Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên , tuổi trưởng thành , tuổi già .
Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời 
II/ Chuẩn bị : - hình trang 16; 17 
Sưu tâm tranh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau . 
III/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ : Những thay đổi ở tuổi dậy thì ( GV nêu một số đáp án ) 
2/ Giới thiệu bài : 
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
Hoạt động 1: Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16; 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi . Thư ký của nhóm ghi ý kiến vào bảng sau : 
Giai đoạn 
Đặc điểm nổi bật 
Tuổi 
ị thành niên
Tuổi tr
ởng thành
Tuổi già 
Kết luận : Tuổi vị thành niên : giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn . Tuổi trưởng thành : được đánh dấu bằng sự phát triển về mặt sinh học và xã hội . Tuổi già : cơ thể suy yếu dần . 
Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” 
Xác định những người trong ảnh mà nhóm sưu tầm đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời .
GV hỏi :- Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? 
-Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì ? 
GV nhận xét rút ra kết luận . 
4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét 
Dùng bảng con để chọn đáp án 
Nghe giới thiệu bài 
Làm việc theo nhóm 6 – cả nhóm thảo luận – thư ký ghi vào biên bản 
Các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng – đại diện nhóm báo cáo – các nhóm khác bổ sung . 
Làm việc theo nhóm 6
Thảo luận nhóm 
Cử người lần lượt lên trình bày – các nhóm khác nêu ý kiến . 
HS trả lời câu hỏi 
Tập đọc
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Bước đầu biết đọc diễn cảm bìa thơ với giọng vui, tự hào.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình dẳng giữa các dân tộc .
3. Trả lời được các câu hỏi sgk, học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ. H/s khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
- bảng phụ để ghi những câu thơ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc bài những con sếu bằng giấy 
H: Cô bé kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
H: các bạn nhỏ đã làm gì?
- GV nhận xét 
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà trẻ em VN nào cũng biết. Qua bài thơ này, nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều quan trọng . Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc 
- GV đọc bài 
- 1 HS đọc bài
- Chia đoạn: 3 đoạn theo 3 khổ thơ
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn thơ
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó học sinh hay đọc sai lên bảng
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
Kết hợp giải nghĩa từ Trong SGK
- Đọc theo lướt bài tìm từ, câu khó đọc
- GV ghi từ câu khó đọc lên bảng 
- GV đọc và gọi HS đọc , sau đó GV nhận xét bổ xung. 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu bài thơ
b) Tìm hiểu nội dung bài
- HS đọc thầm từng đoạn 
- HS đọc câu hỏi 
H: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
H: Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 ý nói gì?
 GV ghi ý 1: Trái đất này là của trẻ em
H:Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? 
GV ghi ý 2: Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
H: 2 câu thơ cuối bài ý nói gì?
H: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
GV ghi ý 3: Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng
H: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV ghi ý nghĩa bài lên bảng
 c) Đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
- HS đọc thuộc lòng theo cặp
- HS thi đọc thuộc lòng tiếp nối
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài và đọc trước bài một chuyên gia máy xúc.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS theo dõi 
- Cả lớp đọc thầm 1 HS đọc to bài thơ
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó 
- HS đọc 
- HS nêu chú giải
- HS đọc lướt bài thơ, tìm câu khó đọc
- HS đọc 
- 1 HS đọc toàn bài 
- Lớp đọc thầm đoạn
- 1 HS đọc câu hỏi 
+ Trái đất như quả bóng xanh giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và nhữnh cánh chim hải âu vờn trên sóng biển.
+ Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng đều thơm và quý, như mọi người trên thế giới dù là da vàng, da trắng, da đen đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau, đều đáng quý đáng yêu.
+ Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom H, bom, A, xây dựng một thế giới hoà bình. Chỉ có hoà bình , tiếng cười mới mang lại sự bình yên trẻ mãi không già cho trái đất.
+ khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình.
+ Bài thơ muốn nói rằng: 
Trái đất này là của trẻ em
Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
- bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- HS nhắc lại 
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc thuộc lòng theo cặp
- HS thi đọc
Lớp nhận xét
	Thứ tư, ngày ..... tháng ..... năm 2019
Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS :
Làm quen với bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. Làm được bài tập 1/c.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bài tập ví dụ viết sẵn trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này các em sẽ làm quen với mối quan hệ tỉ lệ và giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
2.2.Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ
a) Ví dụ 
- GV treo bảng phụ có viết sắn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi : Nếu mỗi bao đựng được 5 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao?
- Nếu mỗi bao đựng 10 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao ?
+ Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg đến 10 kg thì số bao gạo như thế nào?
+ 5 kg gấp mấy lên thì được 10 kg ?
+ 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 10 bao gạo ?
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
- GV hỏi : Nếu mỗi bao đựng được 20 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao ?
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg lên 20 kg thì số bao gạo như thế nào ?
+ 5kg gấp mấy lên thì được 20 bao gạo ?
+ 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 5 bao gạo ?
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 4 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
b) Bài toán
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi ta điều gì ?
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- GV cho HS nêu hướng giải của mình.
- GV nhận xét cách mà HS đưa ra.
* Giải bài toán bằng cách rút về đơn vị
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài, sau đó hỏi :
+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, vậy nếu số người làm tăng thì số ngày sẽ thay đổi thế nào ?
- Biết đắp nền nhà trong 2 ngày thì cần 12 người, nếu muốn đắp xong 1 ngày thì cần bao nhiêu người ?
GV có thể viết lên bảng như sau để HS dễ theo dõi :
2 ngày : 12 người.
1 ngày : ..... người ?
- GV : Đắp nền nhà trong 2 ngày thì cần 12 người, đắp nền nhà trong 1 ngày thì cần số người gấp đôi vì số ngày giảm đi 2 lần.
- GV hỏi : Biết đắp nền nhà trong 1 ngày thì cần 24 người, hãy tính số người cần để đắp nền nhà trong 4 ngày ?
GV có thể viết lên bảng như sau để HS theo dõi :
1 ngày : 24 người
4 ngày : ... người ?
- GV : Đắp nền nhà trong 1 ngày thì cần 24 người, đắp nền nhà trong 4 ngày tức là số ngày gấp 4 lần thì cần số người giảm đi 4 lần là :
24 : 4 = 6 (người)
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV nhận xét phần trình bày lời giải của HS.
- GV giới thiệu : Bước tìm số người cần để làm xong nền nhà trong 1 ngày gọi là bước “rút về đơn vị”
* Giải bằng cách tìm tỉ số
- GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ tỉ lệ giữa số người làm việc và số ngày làm xongnền nhà.
- GV hỏi : So với 2 ngày thì 4 ngày gấp mấy lần 2 ngày ?
- Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp số ngày làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm thay đổi như nào?
- Vậy để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV nhận xét phần lời giải của HS.
- GV nêu : Bước tìm xem 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần gọi là bước “Tìm tỉ số”
2.3.Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc một số lần thì số người cần để làm việc sẽ thay đổi thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
7 ngày : 10 người
5 ngày : ... người ?
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV kết luận về lời giải đúng, sau đó hỏi: + Vì sao để tính số người cần để làm xong công việc trong 1 ngày chúng ta lại thực hiện phép nhân 10 x 7 ?
+ Vì sao để tính người cần để làm xong công việc trong 5 ngày chúng ta lại thực hiện phép tính 70 : 5 ?
+ Trong hai bước giải toán, bước nào gọi là bước “rút về đơn vị”.
3. củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học sau đó dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- HS : Nếu mỗi bao đựng đuợc 5 kg gạo thì số gạo đó chia hết cho 20 bao.
- Nếu mỗi bao đựng được 10 kg thì số gạo đó chia hết cho 10 bao.
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5kg đến 10kg thì số bao gạo giảm từ 20 xuống còn 10 bao.
+ 10 : 5 = 2, 5 kg gấp lên 2 thì được 10kg.
+ 20 : 10 = 2, 20 bao gạo giảm đi hai lần thì được 10 bao gạo.
+ Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo giảm đi 2 lần.
- 2 HS lần lượt nhắc lại.
- HS :Nếu mỗi bao đựng 20 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho 5 bao.
+ Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg lên 20 kg thì số bao gạo giảm từ 20 bao xuống còn 5 bao.
+ 20 : 5 = 4, 5kg gạo gấp lên 4 lần thì được 20kg.
+ 20 : 5 = 4 , 20 bao gạo giảm đi 4 lần thì được 5 bao gạo.
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 4 lần thì số bao gạo giảm đi 4 lần.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài toán cho ta biết làm xong nền nhà trong 2 ngày thì cần có 12 người.
- Bài toán hỏi để làm xongnền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra lời giải.
- Một số HS trình bày cách của mình trước lớp.
+ Mức làm của mỗi người như nhau, khi tăng số người làm việc thì số ngày sẽ giảm.
- Nếu muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần 12 x 2 = 23 (người)
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng trình bày lời giải, HS cả lớp giải bài toán vào vở.
- HS trao đổi và nêu :
+ Tìm số người cần để làm xong nền nhà trong 1 ngày.
+ Tìm số người cần để làm xong nhà trong 4 ngày.
- HS nêu : Mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp số người làm bao nhiêu lần thì số ngày làm xongnền giảm bấy nhiêu lần.
- HS nêu : 4 ngày gấp 2 ngày số lần 
4 : 2 = 2 (lần)
- Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp số ngày cần để làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm giảm đi 2 lần.
- Để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần 12 : 2 = 6 (người)
- 1 HS lên bảng trình bày, HS cả lớp viết vào vở.
- HS nêu :
+ Tìm số lần 4 ngày gấp 2 ngày.
+ Tìm số người làm trong 4 ngày.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài toán cho biết 10 người làm xong công việc trong 7 ngày, mức làm của mỗi người như nhau.
+ Bài toán hỏi số người cần để làm công việc đó trong 5 ngày.
+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc bao nhiêu lần thì số người cần để làm việc sẽ giảm hoặc gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là :
10 x 7 = 70 (người)
Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là :
70 : 5 = 14 (người)
 Đáp số : 14 người
-HS nghe và ghi nhớ
:
.
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả ngôi trường.
- Viết một đoạn văn miêu tả trường học từ dàn ý đã lập
II. đồ dùng dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cơn mưa.
- Nhận xét
 B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu bài
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh trường học của HS .
- Nhận xét cách quan sát , chọn lọc ghi kết quả quan sát của HS 
- GV: Trong tiết tập làm văn này các em sẽ dựa vào kết quả quan sát được về trường học để lập dàn ý cho một bài vẩnt cảnh trường học, viết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_4_nam_hoc_2019_2020_ha_manh_cuo.doc