Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 31 - Năm học 2017-2018
I/Mục tiêu:
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương
con nơi quê nhà.
II/Đồ dùng:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hai HS đọc hai đoạn trong bài Công việc đầu tiên.
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
B/Bài mới:
Tích cực hóa vốn từ bằng cách đặt câu với câu tục ngữ đó. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: Gọi 3 HS đặt câu theo minh hoạ 3 tác dụng của dấu phẩy: - Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các vế câu. - Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các chức vụ đồng chức trong câu. B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài và trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi Bài 2: - Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con: mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt đẹp nhất cho con. - Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn phải cậy nhờ tướng giỏi. - Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia đánh giặc. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Bài 3: - HS đọc lại y/c bài tập. - HS tiếp nối nhau trình bày câu mình vừa đặt. - GV và cả lớp nhận xét. C/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS hiểu đúng và ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp qua tiết học. __________________________ Thứ tư, ngày 18 tháng 4 năm 2018 TẬP ĐỌC Bầm ơi ! I/Mục tiêu: - Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. II/Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Hai HS đọc hai đoạn trong bài Công việc đầu tiên. - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm. - HS đọc đoạn nối tiếp. - Luyện đọc từ ngữ: Mưa phùn, tiền tuyến... - HS đọc trong nhóm - HS đọc chú giải. - GV đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động 2: Làm việc nhóm - Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? - GV treo tranh minh họa và giới thiệu tranh. - Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng? - Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ? - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh? - Quan lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh? Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - HS đọc diễn cảm bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng. - GV nhận xét. C/Củng cố, dặn dò: - Bài thơ nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà học thuộc bài thơ. _____________________________ TOÁN Phép nhân I/Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm. II/Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp +Ôn tập về phép nhân và tính chất của phép nhân. - GV ghi phép tính: a x b = c. - Nêu các thành phần của phép nhân - Nêu các tính chất của phép nhân. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bài 1: - HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân số thập phân, nhân phân số. - HS làm bài, rồi chữa bài. Bài 2: - HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000.... - Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta làm thế nào? - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 Bài 3: - HS quan sát, thảo luận nhóm 4 tìm xem thực hiện cách nào là thuận tiện nhất. - Em đã sử dụng những tính chất nào của phép nhân? - HS tự làm vào vở sau đó chữa bài. Chẳng hạn : a, 2,5 x 7,8 x 4 = 7,8 x 2,5 x 4 = 7,8 x 10 = 78 Bài 4: - HS đọc đề bài. - GV vẽ hình tóm tắt lên bảng. - HS chữa bài theo hai cách khác nhau. Đáp số: 123 km C/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - HS về ôn lại kiến thức đã học. Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2018 TOÁN Luyện tập I/Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về ý nghĩa của phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - GV kiểm tra VBT của học sinh B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi Bài 1: - Khi nào phép cộng nhiều số hạng có thể chuyển thành phép nhân? - Ta đưa về phép nhân như thế nào? - Trong bài này ngoài việc tính toán các số còn phải chú ý điều gì? Bài 2: - HS nhận xét các thành phần trong hai phép tính. - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính. - HS tự làm và chữa bài. Kết quả: a, 7,275 ; b, 10,4. Hoạt động 2: Làm việc nhóm Bài 3: - HS đọc lại đề bài. - Bài toán cần vận dụng dạng toán điển hình nào đã biết? - HS tự giải, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Đáp số: 78 522 695 người Bài 4: - Khi thuyền xuôi dòng thì chuyển động thực trên dòng có vận tốc như thế nào? - Bài toán thuộc dạng nào? - HS tự giải, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Đáp số: 31 km C/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SGK. __________________________ KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến, tham gia I/Mục tiêu: - HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của bạn. - Biết trao đổi với các bạn về một nhân vật trong chuyện, trao đổi về cảm nghĩ của mình về việc làm của nhân vật. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Hai HS lần lượt kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài - GV nhận xét,cho điểm. B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những ý chính: Việc làm tốt, của bạn em. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Hai HS đọc gợi ý trong SGK. - Một vài HS nói về nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện sẽ kể. Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 * HS kể trong nhóm. - HS kể chuyện theo nhóm 4. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp *HS thi kể chuyện. - Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp. - GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. C/Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 32. ___________________________ TẬP LÀM VĂN Ôn tập về tả cảnh I/Mục tiêu: - Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý một trong những bài văn đó. - Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nnghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Nêu dàn bài chung về văn tả cảnh đã học. - GV và cả lớp nhận xét. B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4 Bài 1: - Các em liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 11 đến tuần 14. - Chọn một bài văn vừa liệt kê và lập dàn ý cho bài văn vừa chọn. - HS trình bày kết quả,GV chốt lại kết quả đúng. - HS nói về bài văn mình đã chọn. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp Bài 2: - HS đọc bài : Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. C/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn. __________________________________ Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2018 TẬP LÀM VĂN Ôn tập về văn tả cảnh I/Mục tiêu: - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh: trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin. II/Đồ dùng: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Hai HS lần lượt trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh đã viết ở tiết trước. - GV nhận xét,cho điểm. B/Bài mới: 1. HS làm bài tập. Bài 1: - HS chọn một trong 4 đề bài trong SGK. - HS trình bày dàn ý đã lập. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Bài 2: - HS nhắc lại yêu cầu. - HS trình bày miệng dàn ý - Cả lớp thảo luận trao đổi cách sắp xếp các ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất. C/Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. ___________________________ TOÁN Phép chia I/Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. II/Đồ dùng: - Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: HĐ 1: Ôn tập về phép chia và tính chất của phép chia. a) Trong phép chia hết. - GV ghi bảng phép chia: a : b = c - HS nêu các thành phần của phép chia. - Hãy nêu tính chất của số 1 trong phép chia. - Nêu tính chất của số 0 trong phép chia. b) Trong phép chia có dư. - GV viết phép chia: a : b = c (dư r) - HS nêu thành phần của phép chia. - GV viết bảng như SGK trang 163. - Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia. HĐ 2: Thực hành luyện tập. Bài 1: - HS tự làm bài. - HS chữa bài và nêu cách tính. - GV hướng dẫn HS để tự HS nêu được: Trong phép chia a : b = c , ta có a = c x b ( b khác 0) Bài 3: - HS tự làm bài. - HS nối tiếp đọc bài làm. - HS nhắc lại cách chia nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001.... - HS nhắc lại cách chia nhẩm một số cho 0,25; 0,5. Bài 4: - Cho học sinh tự làm bài sau đó chữa bài. Kết quả: a, 5/3 ; b, 10. C/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cấu tạo của phép chia - Về nhà ôn và hoàn thành bài tập. _____________________________ ĐỊA LÍ Địa lí địa phương: Vùng biển quê em I/Mục tiêu: Giúp HS hiểu : - Vùng biển ở quê em có nhiều hải sản quý hiếm, nơi đây đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người. - Có ý thức bảo vệ môi trường biển. II/ Đồ dùng dạy học: - ảnh chụp cảnh biển. III/Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học 2. Tìm hiểu bài: - HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu vai trò của biển. + Biển đã mang lại ích lợi gì cho người dân địa phương NX ? + Hãy kể tên các loài hải sản có ở vùng biển quê em ? ( Cá, tôm, cua, ghẹ, mực, ốc, sò, ...... ) - Đại diện các nhóm trả lời, GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung. + Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của biển thì chúng ta cần phải làm gì ? C/Củng cố, dặn dò: - Bảo vệ tài nguyên của biển là trách nhiệm của ai ? - Nhận xét giờ học - HS chuẩn bị bài sau ___________________________ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I/Mục tiêu - Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 31 và phổ biến kế hoạch tuần 32 II/Chuẩn bị : - Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình. - Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo. III/Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi, hát về chú bộ đội - Ổn định nề nếp, GV giới thiệu bài học Hoạt động 2: Làm việc tổ đánh giá hoạt động tuần 31 - HS đánh giá về các mặt: nề nếp; học tập; vệ sinh; các hoạt động khác - Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua về nề nếp, học tập, vệ sinh và cá hoạt động khác - Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần Hoạt động 3: Làm việc cả lớp *GV đánh giá bổ sung tuần qua + Nề nếp: HS đi học chuyên cần, không vắng buổi nào; thực hiện tốt nội quy nhà trường và an toàn giao thông; sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Chú trọng đến việc ôn bài và trả bài; Ban cán sự lớp hướng dẫn lớp tự quản tốt. Không còn hiện tượng nói leo. + Học tập: Tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài học bài và làm bài đầy đủ; chuẩn bị tốt đồ dùng học tập, khôgn còn hiện tượng chưa thuộc bài - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng - Hoạt động khác: Giải bài trên báo kịp thời, tham gia tập luyện để dự thi Ngày hội đọc sách đạt giải Ba. Tuyên dương: Gia Bảo, Cẩm Trang, Hoàng,Kiều Anh Nhắc nhở: Đăng Anh, Danh, Đường, Trung chưa giữ trật tự trong giờ sinh hoạt tập thể. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp * GV phổ biến kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam 30/4 - Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định. -Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần 32 - Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà - Khắc phục tình trạng ồn khi đi học giờ bộ môn. - Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt. - Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học. - Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra. - Động viên hướng dẫn học sinh tích cực ôn tập để thi cuối kì và thi chuyển cấp - Tham gia tập luyện dự Hội thi đọc diễn cảm Hoạt động 5: Làm việc cả lớp - Thi vẽ tảnh về chủ đề chú bộ đội giữa ba tổ, bình chọn tranh đẹp và khen ngợi. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài cho tuần học 32 TUẦN 31 Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy I/Mục tiêu: - Tiếp tục ôn luyện củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trongcâch dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy. - Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi dùng dấu phẩy. II/Đồ dùng: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - HS1 đặt câu với nội dung câu tục ngữ: Bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con. - HS2 đặt câu với nội dung câu tục ngữ: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bài 1: - HS nêu 3 tác dụng của dấu phẩy. - HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong hai đoạn 1 và 2. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 2: Làm việc cá nhóm Bài 2: - Lời phê của xã: Bò cày không được thịt. - Anh hàng thịt sửa lại: Bò cày không được, thịt.(thêm dấu phẩy) - Lời phê trong đơn cần được viết chính xác là: Bò cày, không được thịt. Bài 3: - HS chỉ ra 3 dấu phẩy đặt sai. - Đặt 3 dấu phẩy lại cho đúng. C/Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy. _____________________________ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin I/Mục tiêu: -Rèn cho học sinh có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để hoàn thành công việc có hiệu quả. - Giáo dục cho học sinh có ý thức quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh II/Đồ dùng: - GV chuẩn bị vở bài tập kỹ năng sống lớp 5 - HS chuẩn bị vở bài tập kỹ năng sống lớp 5 (BT 1, 2).. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Kế hoạch là gì? - Lập kế hoạch có tác dụng gì? - Để giúp các em có kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, hôm nay cô trò ta cùng học tiếp chủ đề 8 B/Bài mới: 1/Giơi thiệu bài: - Để giúp các em có kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, hôm nay cô trò ta cùng học tiếp chủ đề 8 . Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 Bài tập 1. Trò chơi “Nhà báo tìm người nổi tiếng” - Gọi HS đọc đề bài - Xác định yêu cầu của đề bài - Hướng dẫn HS cách chơi - HS chơi theo nhóm - Lần lượt từng nhóm chơi - Theo em làm thế nào mà nhà báo tìm ra người nổi tiếng nhanh chóng? Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4 Bài tập 2. Tìm phương án trả lời đúng nhất. 1- Ý B 2- Ý B 3- Ý A - Gọi HS đọc đề bài - Xác định yêu cầu của đề bài - HS thảo luận N2 - HS trình bày kết quả theo nhóm C/Cũng cố - dặn dò: - Chúng ta phải hiểu phải chọn những cách nhanh chóng để giải quyết vấn đề thì công việc mới nhanh gọn được. - Về nhà chuẩn bị bài tập 3, 4 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN Đọc cá nhân Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2018 CHÍNH TẢ Nghe-viết: Tà áo dài Việt Nam I/Mục tiêu: - Nghe-viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam. - Tiếp tục luyện viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - GV đọc cho cả lớp viết: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động. - GV nhận xét, ghi điểm. B/Bài mới: 1/ Hướng dẫn nghe -viết. - GV đọc một lượt bài chính tả. - Đoạn văn kể chuyện gì? - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc bài chính tả, HS soát lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét. 2/ HS làm bài tập. Bài tập 2: a) Giải thưởng trong các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao: - Giải nhất: Huy chương Vàng. - Giải nhì: Huy chương Bạc. - Giải 3: Huy chương Đồng. b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng: - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân. - Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú. c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm: - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng. - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc. C/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương. - Ôn lại bài đã học ___________________________ KHOA HỌC Môi trường I/Mục tiêu: Giúp HS: - Có khái niệm ban đầu về môi trường. - Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương mình đang sống. II/Đồ dùng: Hình minh họa trong SGK. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật?- Thế nào là sự thụ tinh ở động vật? - Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và nhờ côn trùng mà em biết? - Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và đẻ con mà em biết? B/Bài mới: A/Bài cũ: - HS kể cho nhau nghe về các thành phần trong tự nhiên B/Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 4 - HS hoạt động theo nhóm 4: Đọc thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 SGK. - HS đọc các thông tin trong mục thực hành. - HS chữa bài tập, GV dán 4 hình minh họa trong SGK. - HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trên bảng. +Môi trường rừng gồm những thành phần nào? +Môi trường nước gồm những thành phần nào? +Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? +Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? +Môi trường là gì? Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp - HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi. + Bạn đang sống ở đâu? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống? - HS phát biểu và nhận xét chung về môi trường địa phương. Hoạt động 1: Hoạt động theo cả lớp - GV tổ chức cho HS vẽ tranh về chủ đề Môi trường mơ ước. - GV gợi ý: + Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào? ở đó có các thành phần nào? Hãy vẽ những gì mình mơ ước? - Tổ chức cho HS trình bày ý tưởng hoặc tranh vẽ của mình trước lớp. C/Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS hoàn thiện bức tranh về môi trường mơ ước. DẠY HỌC BUỔI HAI THEO LĨNH VỰC LỊCH SỬ Lịch sử địa phương Tìm hiểu về khu di tích Ngã ba Đồng Lộc I/Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: - Ngã ba Đồng Lộc là một di tích lịch sử ở xã Đồng Lộc – huyện Can Lộc – Hà Tĩnh. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, nơi đây đã bị nhiều trận đánh ác liệt. - Biết một số anh hùng đã hi sinh tại đây. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu giao việc, tranh ảnh, một số tư liệu về ngã ba Đồng Lộc. III.Các hoạt động dạy học. A/ Kiểm tra: - Nhà máy được xây dựng trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy? - HS trả lời, GV nhận xét và ghi điểm. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học 2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - H: Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc nằm ở địa phương nào ? (....thuộc xã Đồng Lộc - huyện Can Lộc - Hà Tĩnh ) - GV giới thiệu với HS về một số thông tin về ngã ba Đồng Lộc. - Cho HS xem một số hình ảnh về ngã ba Đồng Lộc. - GV đọc cho HS nghe “10 đoá hoa nơi ngã ba Đồng Lộc” ( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - trang 94 ). - GV ghi lên bảng tên của mười cô gái : Hồ Thị Cúc, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hợi, Võ Thị Hà, Trần Thị Hường, Võ Thị Tần, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Xanh, Trần Thị Rạng. C/Củng cố, dặn dò: - H: 10 cô gái thanh niên xung phong hi sinh khi đang làm nhiệm vụ gì ? - Nhận xét giờ học. ____________________________ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp. 1. Sơ kết tuần 31. - Lớp trưởng đánh giá cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần. - Các tổ cờ đỏ báo cáo kết quả kiểm tra nề nếp học tập. - Lớp phó đọc kết quả tổng hợp điểm thi đua của từng cá nhân . - GV nhận xét chung: * Ưu điểm: Đi học đúng giờ. Nhiều em đạt điểm cao trong học tập. Trực nhật vệ sinh khá sạch sẽ.Trang phục đảm bảo. * Tồn tại: Một số em còn nói tự do trong giờ học; ở các buổi học hiện tượng HS quên sách vở vẫn diễn ra. Một số em đến ngày kiểm traVSCĐ, sách vở vẫn chưa hoàn thành. - Bình chọn HS được tuyên dương, HS cần nhắc nhở dưới cờ. 2.Triển khai kế hoạch tuần 32. - Thực hiện tốt nề nếp dạy học. - Rèn chữ viết, tu sửa sách vở. - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh được phân công, giữ vệ sinh trường lớp
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_31_nam_hoc_2017_2018.doc