Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

- Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.

II/Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc đoạn trong bài Thuần phục sư tử.

- Nêu nội dung bài ?

- GV nhận xét

B/Bài mới:

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m2 = 600 ha ; 9,2 km2 = 920 ha ; 0,3 km2 = 30 ha.
- Nhắc lại mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.
C/hướng dẫn học ở nhà:
- Hoàn thành bài tập sgk và chuẩn bị bài sau
LỊCH SỬ
Xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình
I/Mục tiêu: 
- HS biết nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của
cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước.
II/Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính VN.
- Sưu tầm tranh, ảnh thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta?
- Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc sgk thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
- Năm 1979 Nhà máy thủy điện nào của đất nước ta được xây dựng?
- Nhiệm vụ của cách mạng VN sau khi thống nhất đất nước là gì?
- Hãy chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ?
- Nhà máy được xây dựng trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình công nhân VN và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
- HS quan sát hình 2 và hỏi:Em có nhận xét gì về hình 1?
- Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta?
- Điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
- HS trình bày các thông tin sưu tầm được về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có ở nước ta.
- GV nhận xét tiết học.
C/hướng dẫn học ở nhà:
- Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay.
__________________________
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2019
TOÁN
 Ôn tập về đo thể tích
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa m3,dm3,cm3; viết số đo thể tích dưới dạng số 
thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: 
- GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc y/c bài toán.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS đọc thầm tên các đơn vị đo và phần quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau.
- Các đơn vị này để đo đại lượng nào?
- Hãy nêu mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3?
- Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé liền kề?
- Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn liền kề?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
 HS làm bài tập 2 (cột 1); bài 3 (cột 1). KKHS hoàn thành cả 3 bài tập.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài, chẳng hạn :
1 m3 = 1000 dm3 ; 1 dm3 = 1000 cm3
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài, chẳng hạn :
a, 6 m3 272 dm3 = 6,272 m3
b, 8 dm3 439 cm3 = 8,439 dm3
- HS nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo tiếp liền.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Hoàn thành bài tập sgk và chuẩn bị bài sau
__________________________
TẬP ĐỌC
Tà áo dài Việt Nam
I/Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
II/Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc đoạn trong bài Thuần phục sư tử.
- Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc
2/Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Luyện đọc.
- GV treo tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, HS quan sát và giới thiệu về bức tranh.
- GV chia đoạn trong bài (4 đoạn).
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc từ khó: kín đáo, mỡ gà, buộc thắt vào nhau...
- HS đọc trong nhóm.
- Một HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ VN ?
- Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài truyền thống?
- Vì sao tà áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN ?
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài ?
- Nêu nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- GV đọc mẫu và h/d HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, khen một số HS đọc tốt.
- Bài văn nói về điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- HS về luyện đọc nhiều hơn
 ___________________________
Thứ tư, ngày 11 tháng 4 năm 2018
TOÁN
 Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích 
I/Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Các đơn vị đo diện tích, đo thể tích.
- Cách so sánh các số đo diện tích, đo thể tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến tính thể tích, diện tích các hình đã học.
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền quan hệ với nhau như thế nào?
- Hai đơn vị đo thể tích tiếp liền có quan hệ với nhau như thế nào?
 2/Bài mới:
 HS làm bài 1; bài 2; bài 3(a). KKHS hoàn thành cả 3 bài tập. 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài, giải thích cách làm : 8m2 5dm2 = 8,05 m2.
 8 m2 5dm2< 8,5 m2...
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Cho HS tự nêu tóm tắt rồi giải.
- HS tự làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
 Đáp số : 9 tấn
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: - HS đọc đề bài.
- Muốn biết 80% thể tích của bể là bao nhiêu l nước, ta phải biết gì?
- Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?
- Khối lượng nước chứa trong bể có hình dạng gì?
- Đã biết thể tích khối nước, muốn tính chiều cao cần dựa vào công thức nào?
- HS tự làm bài và chữa bài.
 Đáp số: a, 24 000 lít; b, 2 m.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- HS về ôn lại công thức tính diện tích, thể tích đã học.
	____________________________ 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I/Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ: Biết từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. 
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan hệ bình đẳng nam, nữ.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm bài tập 2, 3 của tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1:- HS đọc y/c bài tập 1.
- Em có đồng ý với ý kiến đề bài đã nêu không? Vì sao?
- Em thích phẩm chất nào nhất ở một bạn nam hoặc một bạn nữ ?
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: :- HS đọc y/c bài tập
- HS đọc lại truyện Một vụ đắm tàu.
- Nêu những phẩm chất chung mà hai bạn nhỏ đều có ?
- Mỗi nhân vật đều có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính ?
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: :- HS đọc y/c bài tập
- GV nhắc lại y/c bài tập.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhẩm HTL các thành ngữ, tục ngữ.
- HS thi đọc thuộc lòng những thành ngữ, tục ngữ đó.
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS cần có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam nữ, có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới tính.
_____________________________
CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Cô gái của tương lai
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức.
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ, VBT.
III/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- GV đọc tên các loại huân chương: Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động..
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
1. HS viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Bài Cô gái của tương lai nói gì?
- HS đọc thầm bài chính tả.
- Luyện viết những từ dễ sai: In-tơ-nét, Ốt-xtrây-li-a, Nghị Viện Thanh niên.
- HS viết chính tả.
- GV đọc một lượt toàn bài, HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét chung.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 1 HS đọc các cụm từ in nghiêng trong bài.
- Yêu cầu HS viết lại các cụm từ đó cho đúng chính tả.
- Gọi HS chữa bài, nêu cách viết.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS trình bày miệng bài làm.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT 2, 3.
___________________________
Thứ năm, ngày 12 tháng 4 năm 2018 
TẬP LÀM VĂN
 Ôn tập về tả con vật
I/Mục tiêu:
- HS hiểu cấu tạo, cách quan sátvà một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật.
- HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II/Đồ dùng: 
- Tranh ảnh về một vài con vật .
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc lại đoạn,bài văn tả cây cối.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
Bài 1:
- HS đọc y/c bài tập
- HS đọc bài Chim họa mi hót.
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời cho từng câu hỏi.
- GV treo bảng phụ chép sẵn cấu tạo ba phần của bài văn tả con vật.
- HS trình bày kết quả, GV nhận xét .
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập 2.
- GV nhắc lại yêu cầu: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật.
- HS làm bài sau đó trình bày bài làm. GV nhận xét.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại
- Cả lớp chuẩn bị nội dung chi tiết viết bài văn tả một cảnh vật mà em yêu thích. 
_________________________________
TOÁN 
 Ôn tập về đo thời gian
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. 
- Chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
HS làm bài tập 1; 2 (cột 1); 3. KKHS hoàn thành cả 3 bài tập. 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1:
- HS đọc y/c bài toán, làm bài vào vở.
- Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
- HS khác nhận xét và đổi vở chữa bài
- Các em đã biết bao nhiêu đơn vị đo thời gian ? Đó là những đơn vị nào ?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: HS chữa bài và nêu cách đổi.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS đọc lại giờ mỗi chiếc đồng hồ.
- Nếu nhìn thấy đồng hồ thứ nhất vào ban đêm thì còn đọc giờ như thế nào nữa?
- HS biết cách đọc giờ trong ngày theo các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Khi nào ta có cách gọi giờ kém?
Hoạt động 3: Làm việc cặp đôi
Bài 4: Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Kết quả : Khoanh vào B.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian đã học.
- Hoàn thành bài tập trong VBT Toán 5
____________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I/Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được VD về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Em hãy tìm những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới?
- Tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất của giới nữ?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:- HS đọc y/c bài tập.
- HS lên trình bày kết quả.
- Nêu tác dụng của dấu phẩy.
 +Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
 +Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 +Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:- HS đọc y/c bài tập và đọc mẩu chuyện.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- Hãy nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
_________________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu.
- HS lập dàn ý, hiểu và kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài.
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lần lượt kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Hướng dẫn HS kể chuyện.
- HS đọc y/c của đề bài.
- GV gạch những từ ngữ cần chú ý.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện mình sẽ kể .
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
* Kể chuyện trong nhóm.
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
* Kể trước lớp.
- HS thi kể chuyện; HS khác, nhận xét, hỏi bạn về nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS kể chuyện hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách kể chuyện
- GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Tả con vật 
(Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
 HS viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
II/Đồ dùng: 
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III/Hoạt động dạy học:
1/ Hướng dẫn HS làm bài.
- GV viết đề bài lên bảng.
- Gọi HS đọc lần lượt từng đề bài.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS giới thiệu về con vật mình sẽ tả.
2/ HS làm bài.
- HS làm bài. 
- GV theo dõi và giúp đỡ một số HS yếu.
- Thu bài.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tuần 31.
______________________________
TOÁN
 Ôn tập về phép cộng
I/Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong giải toán.
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV viết phép tính: a + b = c.
- Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép tính.
 ( a + b ) còn được gọi là gì?
- Hãy nêu các tính chất giao hoán của phép cộng ?
- Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
- Hãy lấy một số bất kì cộng với số 0, nêu nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1: - HS nêu đề bài.
- Nêu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số ?
- Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số ?
- Nêu cách đặt tính phép cộng hai số thập phân và cộng.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Hãy nhận xét các số hạng của tổng đã cho.
- Hãy xem có thể sử dụng tính chất nào của phép cộng để cộng nhanh, kết quả chính xác.
 Kết quả : a, 1689 b, 13/9 c, 38,69
Bài 3:
a/X = 0 b/x = 0
Hoạt động 4: Làm việc nhóm 
Bài 4: - HS tóm tắt đề bài.
- Để trả lời câu hỏi của đề bài ta phải thực hiện phép tính nào?
- Kết quả thu được viết dưới dạng số nào?
- Đề bài yêu cầu gì?
- Sau khi cộng ta phải thực hiện bước gì?
- HS tự làm bài và chữa bài.
 Đáp số : 50% thể tích bể
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng các số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- Hoàn thành bài tập trong VBT Toán
__________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 30
- Phổ biến kế hoạch tuần 31
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 30
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Hưởng ứng tích cực tết trồng cây; Trồng và chăm sóc tốt bồn hoa của lớp
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Thói quen sắp xếp bàn ghế ngăn nắp được duy trì
- Tích cực chủ động xây dựng bài mới như Gia Bảo, Cẩm Trang, kiều Oanh, Hải Hà
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như Nguyên, Hoàng
- Một số bạn tích cực tham gia tập luyện để dự thi Hội thi Chỉ huy đội giỏi Như Hoàng, Cẩm Trang, Kiều Oanh, Ánh
- Giữ gìn tài sản chung tốt như Hải Đăng, Danh, Nguyên, Ánh
+ Tồn tại: Một số bạn còn chưa hăng say, chủ động tìm hiểu bài nên chưa kịp tiến độ chung như Đường, Bảo An, Danh, Luyến...
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
* GV phổ biến kế hoạch tuần 31
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Giải phóng miền Nam 30/4
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn lại bài cũ và nghiên cứu trước bài mới khi đến lớp
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Ôn luyện lại kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Thường xuyên có ý thức tự học
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Tham gia tích cực phong trào đội sao
- Động viên bạn Cẩm Trang tập luyện để thi đọc diễn cảm cấp trường
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Đảng và Bác Hồ
- GV nhận xét, dặn dò
TUẦN 30
Thứ năm, ngày 13 tháng 4 năm 2018
KHOA HỌC
Sự sinh sản của thú
I/Mục tiêu: 
- HS biết thú là loài động vật đẻ con.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ mỗi lứa
nhiều con.
II/Đồ dùng: Tranh ảnh về các loài thú.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS trao đổi cặp đôi nói về sự sinh sản của chim
B/Bài mới:
 Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
- Kể tên một số loài thú mà em biết?
- Theo em thú sinh sản bằng cách nào?
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình minh họa 2 trang 118 trả lời câu hỏi 2.
 + Nêu nội dung hình 1a,1b.
 + Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
 + Nhìn vào bào thai của thú trong bụng mẹ bạn thấy những bộ phận nào?
 + Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
 + Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
 + Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của thú và chim?
 + Bạn có nhận xét gì về sự nuôi con của chim và thú?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Thú sinh sản bằng cách nào?
- Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con?
- HS hoạt động theo nhóm 4: Q/s tranh minh họa trang 120, 121 SGK để phân loại các loài động vật thành hai nhóm mỗi lứa đẻ 1 con và mỗi lứa đẻ 2 con trở lên.
- Các nhóm đổi chéo kiểm tra kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài học
- Tìm hiểu sự nuôi dạy con của một số loài thú.
ĐỊA LÍ
Các đại dương trên thế giới
I/Mục tiêu:
- Ghi nhớ tên bốn đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biêt và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ hoặc trên quả
địa cầu).
- Sử dụng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Thế giới .
- Quả địa cầu.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
1. Vị trí của các đại dương: 
- HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK hoặc quả địa cầu, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy.
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
...........................................
.........................................
Ân Độ Dương
..........................................
..........................................
Đại Tây Dương
..........................................
...........................................
Bắc Băng Dương
.........................................
...........................................
- Đại diện các cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc trước lớp, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu, hoặc trên Bản đồ Thế giới.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 2
2. Một số đặc điểm của các đại dương:
 HS dựa vào bảng số liệu, thảo luận N2 theo gợi ý sau:
 + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
 + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp. 
- HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự : vị trí địa lí, diện tích.
 GV kết luận: Bề mặt trái đất có 4 đại dương, được xếp thứ thự như sau: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_30_nam_hoc_2018_2019.doc