Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: HS biết:

- Ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan trọng chi viện sức người, sức của cho chiến trường Miền Nam.

II-Đồ dùng:

- Bản đồ hành chính VN.

- Hình minh họa trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Vì sao đảng và Chính phủ, Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển nhà máy cơ khí Hà Nội?

B/Bài mới:

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

*Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

- GV treo bản đồ VN, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn.

- Đường Trường Sơn có vị trí như thế nào với hai miền Nam-Bắc của nước ta?

- Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

- Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi sgk, báo cáo kết quả
- Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?
- Hộp thư mật dùng để làm gì?
- Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
- Qua những vật có hình chữ V, liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
- Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai long? Vì sao chú lại làm như vậy?
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
 - Nêu nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc nối tiếp các đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, khen những HS đọc tốt.
C/Củng cố, dặn dò:
- Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tìm đọc thêm các truyện nói về các chiến sĩ tình báo.
____________________________
TOÁN
Giới thiệu hình trụ-Giới thiệu hình cầu
( Bài đọc thêm)
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về hình trụ-hình cầu.
- Nhận dạng hình trụ, hình cầu.
- Xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
II/Đồ dùng:
- Một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
- Hình vẽ hình trụ, hình cầu.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra HS làm bài tập ở VBT
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
1/Giới thiệu hình trụ:
- GV đưa ra một vài hình có dạng hình trụ: hộp sữa, hộp chè.... HS quan sát.
- GV treo tranh hình trụ và chỉ vào 2 đáy.
 + Hình trụ có hai mặt dáy là những hình gì? Có bằng nhau không?
 + GV chỉ và giới thiệu mặt xung quanh
- GV đưa ra một vài hình vẽ không có dạng hình trụ để HS nhận dạng.
2/ Giới thiệu hình cầu.
- GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng, quả địa cầu...và giới thiệu quả bóng có dạng hình cầu.
- GV đưa ra hình vẽ hình cầu, các vật hình cầu: quả bóng bàn, đồng thời đưa ra một số vật không phải hình cầu: quả trứng, quả lê, quả táo...
- Yêu cầu HS chỉ và lấy ra các vật là hình cầu.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- Yêu cầu HS đọc SGK để nhận ra các dạng hình, không làm bài vào vở.
C/Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
Thứ năm, ngày 1 tháng 3 năm 2018
TOÁN
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu: HS biết:
- Tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn?
B/Luyện tập:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- GV y/c HS vẽ hình và ghi các số liệu đã cho vào hình vẽ.
- HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- HS tự làm bài, 1 HS làm ở bảng.
 Đáp số: a, 6 cm2 ; 7,5 cm2 b, 80 %
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập, vẽ hình, ghi các số liệu đã biết vào hình vẽ.
- HS làm bài vào vở, đại diện 1 nhóm HS làm ở bảng để chữa bài.
- GV gợi ý cho HS giỏi có thể tính theo cách khác: Nhận xét độ dài đáy tam giác bằng đáy hình bình hành, chiều cao hình tam giác và hình bình hành cũng bằng nhau. Suy ra: S tam giác = S hbh.
 Kết quả : Diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
Bài 3: - HS đọc y/c đề bài.
- Tính diện tích phần tô màu bằng cách nào?
- HS làm và chữa bài. GV nhận xét.
 Đáp số: 13,625 cm2
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại công thức tính diện tích các hình đã học.
- Hoàn thành bài tập trong VBT Toán
___________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
I/Mục tiêu:
- HS kể được một câu chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh làng xóm, phố phường.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hai HS kể lại câu chuyện đã đựơc nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
* Hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề.
- GV chép đề bài lên bảng lớp.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
*Hướng dẫn HS kể chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổii với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp. GV theo dõi, giúp HS thể hiện cử chỉ và điệu bộ khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc trước nội dung tiết kể chuyện tuần sau.
________________________________
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập về tả đồ vật
I/Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật.
- Nắm cấu tạo của văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả, biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 4 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu yêu cầu bài học
2/Làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: Một HS đọc y/c bài tập và đọc bài văn Cái áo bà ba.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 a. Bố cục của bài văn: gồm 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu về cái áo: Từ đầu . màu cỏ úa.
+ Thân bài:
- Tả bao quát.
- Tả những bộ phận của áo.
- Nêu công dụng của áo.
+ Kết bài: Tình cảm của con đối với chiếc áo, kỉ vật của người cha để lại.
b. Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết đoạn văn.
- HS trình bày bài làm trước lớp
- GV và cả lớp bổ sung.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật
- GV nhận xét tiết học.
- Những em viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
____________________________
Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I/Mục tiêu:
- HS lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ýđã lập một cách rõ ràng, đủ ý.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết TLV trước.
- GV nhận xét 
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- HS đọc 5 đề bài trong SGK. 
- GV nêu yêu cầu: HS chọn một trong 5 đề và lập dàn ý cho đề bài đã chọn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- HS làm và trình bày kết quả.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài: Trình bày miệng bài văn.
- Dựa vào dàn ý đã lập, HS tập nói trong nhóm.
- HS tập nói trước lớp.
- GV nhận xét khen những HS lập dàn ý tốt, biết dựa vào dàn ý để trình bày.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
____________________________
TOÁN
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu:
HS biết tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
II/Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài.
2/HS làm bài tập.
HS làm bài tập 1(a,b); bài 2. Khuyến khích HS có năng khiếu hoàn thành cả 3 bài.
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: 
- HS đọc y/c bài tập.
- Bể cá có dạng hình gì? kích thước là bao nhiêu?
- Nhận xét gì về đơn vị đo của các kích thước?
- Diện tích kính dùng để làm bể tương ứng với diện tích nào của hình hộp chữ nhật?
Đáp số : a, 230 dm2 b, 300 m2 c, 225 dm2
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 
- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách tính SXQ; STP hình lập phương.
- Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
Đáp số : a, 9 m2 b, 13,5 m2 c, 3,375 m2
Bài 3: 
- HS tự đọc đề làm bài.
- Chữa bài, kết luận: 
 Khi cạnh HLP tăng lên n lần thì diện tích toàn phần tăng lên n x n lần, thể tích hình lập phương tăng lên n x n x n lần.
Kết quả : a, Diện tích toàn phần hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b, Thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N.
C/Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Hoàn thành BT ở VBT Toán 5
____________________________
ĐỊA LÍ
Ôn tập
I/Mục tiêu: 
- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí giới hạn lãnh thổ của châu á,châu Âu.
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về châu á,châu Âu.
- So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục.
II/Đồ dùng:
- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.
- Các lược đồ, hình minh họa từ bài 17 đến bài 21.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên bang Nga?
- Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản?
- Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm lớp
*Trò chơi: Đối đáp nhanh
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 hàng dọc, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới.
- Lần lượt từng đội ra câu hỏi,đội kia trả lời về một trong các nội dung vị trí địa lí,giới hạn, lãnh thổ, dãy núi lớn, sông lớn của châu Á, châu Âu. Nếu đội trả lời đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sẽ bị loại.
- Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi, kết thúc cuộc chơi đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
HĐ 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa hai châu lục á ,Âu.
- HS kẻ bảng và tự hoàn thành bảng sau:
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế
C/Củng cố,dặn dò:
- GV tổng kết về nội dung châu Á và châu Âu.
- Dặn HS về ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về châu á, châu Âu.
________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 24
- Phổ biến kế hoạch tuần 25
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 24
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Hưởng ứng tích cực tết trồng cây; Trồng và chăm sóc tốt bồn hoa của lớp
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Thói quen sắp xếp bàn ghế ngăn nắp được duy trì
- Tích cực chủ động xây dựng bài mới như Gia Bảo, Cẩm Trang, kiều Oanh, Hải Hà
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như Nguyên, Hoàng
- Một số bạn tích cực tham gia tập luyện để dự thi Hội thi Chỉ huy đội giỏi Như Hoàng, Cẩm Trang, Kiều Oanh, Ánh
- Giữ gìn tài sản chung tốt như Hải Đăng, Danh, Nguyên, Ánh
+ Tồn tại: Một số bạn còn chưa hăng say, chủ động tìm hiểu bài nên chưa kịp tiến độ chung như Đường, Bảo An, Danh, Luyến...
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
* GV phổ biến kế hoạch tuần 25
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Phụ nữ việt Nam 8/3
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn lại bài cũ và nghiên cứu trước bài mới khi đến lớp
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Ôn luyện lại kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Thường xuyên có ý thức tự học
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Tham gia tích cực phong trào đội sao
- Động viên bạn Cẩm Trang tập luyện để thi Phụ trách sao giỏi
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Bà, mẹ và cô giáo
- GV nhận xét, dặn dò
TUẦN 25
Thứ hai , ngày 5 tháng 3 năm 2018
TẬP ĐỌC
Phong cảnh đền Hùng
I/Mục tiêu:
- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài văn với thái độ tự hào ca ngợi; giọng đọc trang trọng tha thiết.
 - Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II/Đồ dùng : 
 - Tranh minh họa trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật.
- Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh, GV giới thiệu bài đọc
2/ Luyện đọc, tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Một HS đọc toàn bài văn.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
 Đoạn 1: Từ đầu .... chính giữa.
 Đoạn 2: Tiếp theo ...xanh mát.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc các từ ngữ: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc...
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Làm việc cả nhóm 4
 - Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
 - Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
 - Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
 - Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
 - Nêu nội dung của bài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GDKNS: Kiên định và từ chối (T1)
 I/Mục tiêu
-Làm và hiểu được nội dung bài tập 1, 2, 3 & ghi nhớ
-Rèn cho học sinh có kĩ năng kiên định và từ chối.
-Giáo dục cho học sinh có ý thức kiên định và từ chối đúng lúc.
II/Đồ dùng
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III/Các hoạt động
A/Kiểm tra bài cũ
B/Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi
Bài tập 1:
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.*Giáo viên chốt kiến thức:Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lựa chọn các hoạt động có ích, không tham gia các hoạt động có hại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
Bài tập 2:
- Gọi một học sinh đọc các tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
-Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Giáo viên chốt kiến thức:Chúng ta cần lựa chọn các phương án tích cực để giải quyết tình huống.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 Bài tập 3:
- Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
-Học sinh làm việc cá nhân.
-Đại diện một số em trình bày kết quả.
-Các HS khác nhận xét và bổ sung.
*Giáo viên chốt kiến thức:Chúng ta cần biết từ chối những tình huống tiêu cực.
* Ghi nhớ: ( Trang 25)
C/Củng cố- dặn dò
- Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?
- Về chuẩn bị bài tập còn lại.
Thứ sáu, ngày 23 tháng 2 năm 2018
CHÍNH TẢ:
Nhớ - viết: Cao Bằng
I/Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao bằng
- Viết hoa đúng các tên người, tên địa lý Việt Nam (BT 2,3).
II/Hoạt động dạy học: 
1/Bài cũ:
- 1HS lên bảng nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam
Cả lớp viết 2 tên người, 2 tên địa lý Việt Nam
- HS khác nhận xét, GV kết luận
2/Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: Nhớ - viết :
- GV đọc đoạn cần viết (4 khổ thơ đầu) trong bài thơ Cao Bằng
- HS đọc thầm đoạn văn , chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai và luyện viết theo cặp
- GV cho HS viết bài chính tả ; chấm chữa 1 số bài ; nêu nhận xét chung . 
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu nội dung bài
- HS làm bài cặp đôi
- HS lên bảng thi đua làm bài
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành: Côn Đảo, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn, Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV nói về các địa danh trong bài
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu của bài
- Tìm những tên riêng có trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng quy tắc chính tả, tên riêng nào viết sai.
- HS viết lại cho đúng các tên viết sai
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài vào vở hoặc VBT
- HS lên bảng làm
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Viết sai 	Sửa lại
Hai ngàn 	Hai Ngàn
Ngã ba 	Ngã Ba
Pù mo 	Pù Mo
pù xai 	Pù Xai
C/Củng cố, dặn dò: 
+ Khi viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học và dặn HS luyện viết thêm ở nhà
KHOA HỌC
Lắp mạch điện đơn giản.
I/Mục tiêu: 
- Laép ñöôïc maïch ñieän thaép saùng ñôn giaûn baèng pin,boùng ñeøn,daây daãn.
II/Chuẩn bị: 
- H×nh trang 94, 95, 97 SGK.
- ChuÈn bÞ theo nhãm: Mét côc pin, d©y ®ång cã vá bäc b»ng nhùa, bãng ®Ìn pin, mét sè vËt b»ng kim lo¹i vµ mét sè vËt b»ng nhùa, cao su, sø, ...
- ChuÈn bÞ chung: Bãng ®Ìn ®iÖn háng cã th¸o ®ui ®Ó nh×n thÊy râ hai ®Çu d©y.
III/Hoạt động dạy học:
A/. Bµi cò: 
- GV gäi HS nªu ghi nhí bµi Sö dông n¨ng l­îng ®iÖn
+V× sao chóng ta ph¶i sö dông ®iÖn tiÕt kiÖm.
HS và GV Nhận xét
B/ Bµi míi:
Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện đơn giản: 
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Gv yêu cầu HS cho biết trong lớp học điện đóng vai trò gì?
=> Lắp mạch điện như thế nào để dèn sáng
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
-GV yờu cầu HS thảo luận mụ tả bằng lời, hoặc hình vẽ những hiểu biết ban đầu của mỡnh vào vở thớ nghiệm về lắp mạch điện từ pin, bóng đèn và dây dẫn. Bạn thư kí tổng hợp ghi vào bảng nhóm.
- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất
- Định hướng cho HS nêu ra các câu hỏi thắc mắc liên quan
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
-GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức 
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm
- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức:
- HS xác định cực âm (-), cực dương (+) của pin, 2 đầu của dây tóc bóng đèn.
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (Hình 4 trang 95 SGK) và nêu được:
+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
Hoạt động 2: Quan sát; Dự đoán và kiểm tra
- Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng? Tại sao?
- Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau (đoản mạch như trường hợp hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin. Nên thao tác nhanh khi thí nghiệm để tránh làm hỏng pin.
- Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.,
C/Cũng cố dặn dò:
+ Để có một mạch diện đơn giản cần có những thiết bị gì?
- Chuẩn bị bài sau
DẠY HỌC BUỔI HAI THEO LĨNH VỰC
TUẦN 24
Thứ năm, ngày 1 tháng 3 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I/Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Biết tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm lại BT 4 của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét 
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: HS đọc yêu của BT và làm bài.
- Chữa bài .
 Kết quả : 
a, 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa .... đã...
b, 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừa .... đã...
c, 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càng ....càng...
+Các vế của các câu ghép trên được nối với nhau bằng những cặp từ nào?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2: Cách thực hiện tương tự BT1.
 Kết quả : 
a, Mưa càng to, gió càng mạnh.
b, Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c, Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
+ Kể tên các cặp từ hô ứng vừa tìm được?
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
_______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
HĐNGLL: Giao lưu VN mừng Đảng - mừng Xuân
I/ Mục tiêu
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm, Xoay quanh chủ đề “ Mừng đảng, mừng xuân ’’.
- Thông qua giao lưu văn nghệ này HS thêm yêu quê hương đát nươc và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng .
II/ Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp.
III/ Tài liệu phương tiện
- Các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm, Xoay quanh chủ đề “ Mừng đảng, mừng xuân ’’ .
- Cờ để báo hiệu xin thi cho các đội .
IV/ Các bước tiến hành.
1/ Chuẩn bị
- GV p

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_24_nam_hoc_2017_2018.doc