Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.

- Vận dụng công thức dể giải một số bài toán đơn giản.

II/Đồ dùng: Bảng phụ.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- HS nhắc lại công thức tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Gọi HS nhận xét.

B/Bài mới:

 - HS thực hành làm bài tập1, 2. Khuyến khích HS làm thêm bài 3.

Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi

 

doc31 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết học.
- Dặn HS ôn tập kiến thức vừa luyện tập.
Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2018
TẬP ĐỌC
Cao Bằng
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm, thể hiện lòng yêu
mến của t/g với người dân Cao Bằng.
- Hiểu nội dung bài thơ: ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
II/Đồ dùng: 
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bản đồ VN.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV treo tranh minh họa. HS quan sát tranh.
- Một HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc các từ ngữ: lặng thầm, suối khuất, rì rào...
- HS luyện đọc theo cặp, tìm hiểu từ ngữ mới.
- GV đọc toàn bài một lượt.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS đọc thầm bài đọc và thảo luận trả lời câu hỏi sgk
- Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? 
- Từ ngữ hình ảnh nào nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? 
-Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
- Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì? 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc khổ thơ 3.
- HS luyện đọc, thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng. GV nhận xét
- Bài thơ nói lên điều gì?
C/Củng cố, dặn dò:
- 2HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
___________________________
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợpliên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II/Đồ dùng: 
Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu công thức và quy tắc tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Từ công thức tính SXQ và STP , rút ra cách tính chu vi mặt đáy và chiều cao.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS làm bài tập 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
-HS nhắc lại công thức tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 2 em làm ở bảng để chữa bài.
Kết quả: a) 3,6 m2; 5,5 m2 ; b) 8,1 m2; 12,6 cm2.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi 
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Hãy nêu các yếu tố đã biết, các yếu tố cần tìm trong từng trường hợp.
- HS thực hành tính các yếu tố chưa biết rồi điền vào bảng.
- HS nêu miệng kết quả.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
Cho HS trình bày kết quả so sánh.
- GV giúp HS đưa ra kết quả đúng: gấp 3 lần.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lạ quy tắc và công thức tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Hoàn thành VBT Toán 
________________________________
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2018
TOÁN
 Thể tích của một hình
I/Mục tiêu:
- HS có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II/Đồ dùng:
- Một hình lập phương, một hình hộp chữ nhật trong suốt.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nhắc lại đặc điểm của HHCN và HLP
B/Bài mới:
1/ GV giới thiệu bài
2/Tìm hiểu khái niệm ban đầu về thể tích
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a.Ví dụ 1:
- GV trưng bày đồ dùng trực quan, HS quan sát.
- Hỏi:
 +Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
 +Hình nào lớn hơn, hình nào nhỏ hơn?
- GV giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
- GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật.
- Hãy nêu vị trí của hai hình khối? 
- Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b.Ví dụ 2:
- GV treo hình minh họa.
- Mỗi hình C và D được tạo bởi mấy hình lập phương nhỏ?
- Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3:
- GV đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK trang 114.
- HS tách hình xếp được thành 2 phần.
- Hình P gồm mấy hình lập phương?
- Khi tách hình P thành hai hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
- Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
- Hãy nêu cách tìm?
 + Đếm trực tiếp trên hình.
 + Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp.
Bài 2:
- HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả thảo luận.
- HS nêu cách làm.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3:
- GV chuẩn bị lên bàn 6 hình lập phương.
- Cho HS xung phong xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật khác nhau.
- GV kết luận: các hình có kích thước, hình dạng khác nhau nhưng thể tích của chúng có thể bằng nhau.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn: Nắm một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình và hoàn thành BT VBT
__________________________
KỂ CHUYỆN
Ông Nguyễn Khoa Đăng
I/Mục tiêu: HS biết:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp bảo vệ cuộc sống bình yên
 cho dân.
II/Đồ dùng: 
Tranh minh họa câu chuyện.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- 1 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hóa.
- GV nhận xét,cho điểm.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV kể lần 1 nội dung câu chuyện.
- GV viết lên bảng các từ ngữ và giải thích: Truông, sào huyệt, phục binh.
- GV kể chuyện lần 2 (kết hợp chỉ tranh).
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
 a. HS kể trong nhóm : Từng nhóm 2 HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
 ( mỗi em kể một hoặc hai tranh ), sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
 b. HS thi kể chuyện trước lớp. 
- HS lên bảng thi kể theo từng đoạn của câu chuyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào.
- Câu chuyện nói về điều gì?
C/Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe
_____________________________
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập văn kể chuyện
I/Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II/Đồ dùng: 
Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV chấm một số đoạn văn HS viết lại ở tiết trước.
- GV nhận xét.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: 
- HS đọc y/c bài tập.
- HS làm bài, trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 1.Kể chuyện là gì? (là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật).
 2.Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? (Qua hành động của nhân vật; qua lời nói, ý nghĩa của nhân vật; qua những đặc điểm ngoại hình của nhân vật).
 3.Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:
- HS đọc câu chuyện Ai giỏi nhất?
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày, cả lớp nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại câú tạo bài văn kể chuyện.
- HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện.
____________________________
TẬP LÀM VĂN
Kể chuyện 
( Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
 Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết hoàn chỉnh được một bài văn kể chuyện. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn HS làm bài.
- GV ghi 3 đề bài lên bảng. HS đọc từng đề bài và nhắc lại yêu cầu của đề.
- HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, tên câu chuyện sẽ kể.
- GV : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích . Cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng. 
3/ HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
4/ Thu bài.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
-Về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần 23.
________________________________
Thứ sáu, ngày 9 tháng 2 năm 2018
TẬP ĐỌC
Phân xử tài tình
I/Mục tiêu:
- HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài Cao Bằng.
- Địa thế Cao Bằng được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
- Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gọi 2 HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu...."bà này lấy trộm" 
Đoạn 2: Tiếp theo....."cúi đầu nhận tội" 
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc trong nhóm.
- Một HS đọc cả bài trước lớp.
- GV đọc bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
- Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp?
- Vì sao quan cho rằng người không khóc mới chính là người lấy cắp?
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
- Vì sao quan lại dùng cách trên?
- Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu?
- Câu chuyện trên nói lên điều gì?(Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án)
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Gọi 4 HS đọc phân vai.
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, khen những bạn đọc tốt.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm đọc những truyện về xử án.
_____________________________
TOÁN
 Xăng-ti-mét khối - Đề-xi-mét khối
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về cm3, dm3.
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích: xăng-ti mét khối, đề- xi- mét 
khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề- xi- mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
II/Đồ dùng:
- Mô hình hình lập phương 1dm3 và 1cm3.
- Hình vẽ minh họa cạnh hình lập phương 1 dm và hình lập phương cạnh 1 cm.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Đại lượng thể tích là gì?
- So sánh thể tích các hình ở bài tập 3?
B/Bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
+Hình thành biểu tượng cm3, dm3 và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích.
a. Xăng-ti-mét khối:
- GV trình bày vật mẫu hình lập phương có cạnh 1 cm.
- Đây là hình khối gì ? Có kích thước là bao nhiêu?
- GV: Thể tích của hình lập phương này là 1 cm3.
- Em hiểu cm3 là gì?
- Xăng –ti-mét khối viết tắt là cm3.
b. Đề-xi-mét khối.
- GV trình bày mẫu vật khối lập phương cạnh 1 dm, HS xác định kích thước vật thể.
- GV: Hình lập phương này có thể tích là 1dm3.
- Vậy dm3 là gì?
- Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
 c. Quan hệ giữa cm3 và dm3.
- GV trưng bày hình minh họa.
- Có một hình lập phương có cạnh dài 1 dm.Vậy thể tích của hình lập phương đó bằng bao nhiêu?
- Chia cạnh của HLP đó thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?
- Hãy tìm cách xác định số lượng HLP cạnh 1 cm?
- Thể tích HLP có cạnh 1 cm là bao nhiêu?
- Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3?
 1 dm3 = 1000 cm3
 Hay 1000 cm3 = 1 dm3
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
HS làm bài 1, 2(a). Khuyến khích HS làm thêm bài 2 (b).
Bài 1: 
- HS đọc đề bài, GV treo bảng phụ.
- Bảng ghi mấy cột, là những cột nào?
- HS tiếp nối nhau chữa bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:
- Đổi số đo từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ, ta chỉ việc nhân nhẩm số đo với 1000.
- Đổi số đo từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, ta chia nhẩm số đo cho 1000.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo cm3 và dm3.
- Hoàn thành bài tập trong VBT toán
_______________________________
ĐỊA LÍ
Châu Âu
I/Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu : Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu :
 + diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
 + Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
 + Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lươc đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II/Đồ dùng dạy - học:
-Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
- Bản đồ Các nước châu Âu; Bản đồ Tự nhiên châu Âu.
III/Các hoạt động dạy - học:
1/Vị trí địa lí, giới hạn:
Hoạt động 1: (cá nhân)
-HS quan sát hình 1, xem bảng số liệu về diện tích các châu lục (bài17) và trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài, để nhận biết: vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu.
HS báo cáo kết quả làm việc: chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ...
GV yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Âu so với các châu lục khác.
GV nói thêm: Châu Âu, châu Á gắn liền với nhau tạo thành đại lục Á- Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
2/Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 2: (nhóm nhỏ)
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+Quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu & Đông Âu.
Tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1, GV yêu cầu HS dựa vào ảnh để mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi điểm.
-HS báo cáo kết quả làm việc trên kênh hình./ Nhận xét, bổ sung.
-GV nói thêm: Về mùa đông trên các đỉnh núi của châu Âu có tuyết phủ tạo nên nhiều sân chơi thể thao lí thú.
-GV khái quát lại ý chính ở phần này.
*	Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, có khí hậu ôn hoà.
3/Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu:
Hoạt động 3: (cả lớp)
-HS làm việc cá nhân: Xem lại bảng số liệu bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
HS trình bày kết quả làm việc./ Nhận xét, bổ sung.
HS quan sát tiếp hình 4 rồi kể tên các hoạt động SX của người dân châu Âu được phản ánh qua các ảnh SGK.
HS đọc SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà em biết (dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm,...)
GV nói thêm về cách thức SX công nghiệp của các nước ở châu Âu: có sự liên kết của nhiều nước để SX các mặt hàng: ô tô, máy bay, hàng điện tử,...
Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có ngành kinh tế phát triển.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài học sau
LỊCH SỬ
Nhà máy thuỷ điện đầu tiên của nướcta
I/Mục tiêu: 
- Biết nhà máy thuỷ điện Hoà bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ, .
II/Đồ dùng dạy - học:
Ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
Phiếu học tập của HS.
III/Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (Cả lớp)
GV sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn của nước ta thời kháng chiến chống Pháp) để nêu vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành SX bằng máy móc và sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhằm thực hiện mục đích đó.
GV nêu nhiệm vụ học tập:
+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
+ Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng & thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
+ Thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 Hoạt động 2: (Cá nhân)
-	HS đọc SGK & để hoàn thành nhiệm vụ 1 của bài học (+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?) dự theo các câu hỏi gợi ý sau:
+	Nêu tình hình nước ta sau hoà bình lập lại.
+	Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc. Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
+	Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời sẽ có tác động ra sao đến sự nghiệp các mạng của nước ta?
Hoạt động 3: (Nhóm)
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận câu hỏi gợi ý sau:
+	Nêu thời gian, địa điểm, khung cảnh lễ khởi công.
+	Trình bày tóm tắt lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+	Đặt trong bối cảnh nước ta thời bấy giờ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
-	Các nhóm làm việc, đại diện nhóm báo cáo kết quả. / Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-	GV kết luận.
Hoạt động 4: (Cả lớp)
-	GV tổ chức cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của Nhà máy cơ khí Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:
+	Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội SX có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp XD & bảo vệ Tổ quốc?
+	Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy Cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào?
C/Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục in đậm SGK.
GV nhận xét tiết học
HS chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 22
- Phổ biến kế hoạch tuần 23
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 22
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học
- HS đi học đầy đủ, trong tuần không có HS vắng học. 
- Học sinh cố gắng nhiều trong học tập, đi học chuyên cần
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt;
- Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp
- Giúp đỡ bạn trong học tập, tuyên dương Kiệt, Gia Bảo, Hoàng
- Tinh thần vượt khó tốt như Nguyên, Ánh, Đường, Giang
 + Tồn tại: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh chưa tích cực, sắp xếp đồ dùng sách vở chưa gọn gàng, thời tiết lạnh nên đi học chậm giờ; nhắc nhở: Dung, Bảo An
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Nghỉ tết Nguyên đán đúng lịch và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tuyên truyền gia đình và người thân không đốt pháo, đánh bạc dịp Tết; nghỉ tết tươi vui lành mạnh
- Thực hiện tốt nề nếp sau nghỉ tết
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Ôn lại bài cũ và nghiên cứu trước bài mới khi đến lớp
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Ôn luyện lại kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Thường xuyên có ý thức tự học
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày và ở gia đình em?
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục tiêu bài học
2/Tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng?
- Trong đó chất đót nào ở thể khí? Thể lỏng? Thể rắn?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
a. Sử dụng các chất đốt rắn.
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
- Than đá được sử dụng trong những việc gì?
- ở nước ta than đá chủ yếu được khai thác ở đâu?
- Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
 b. Sử dụng chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết?
- ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
- Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong HĐ thực hành.
 c. Sử dụng các chất khí đốt
- Có những loại khí đốt nào?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
C/Củng cố,dặn dò:
- Em hãy kể tên một số loại chất đốt mà em biết.
- Tìm hiểu về sự an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
___________________________
DẠY HỌC BUỔI HAI T

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_22_nam_hoc_2017_2018.doc