Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu

- biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc linh hoạt thể hiện được nội dung truyện

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.

II/Đồ dùng:

-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III/Hoạt động dạy học:

 1/Giới thiệu bài:

- HS quan sát tranh sgk và GV giới thiệu bài đọc

 2/ Luyện đọc, tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

- Hai HS đọc toàn bài.

- HS nối tiếp đọc đoạn:

 Đoạn 1: Từ đầu."buồn não ruột";

 Đoạn 2: Tiếp theo.".mịt mù";

 Đoạn 3: Tiếp."cái chân gỗ";

 Đoạn 4: Phần còn lại.

- HS đọc trong nhóm.

- Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tên một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày(chiếu sáng, phơi khô các vật, lương thực, thực phẩm, làm muối...)
 +Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời .
 +Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+Trò chơi củng cố về vai trò của năng lượng mặt trời.
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
- Cử hai nhóm HS tham gia (mỗi nhóm 5 HS).
- Mỗi HS chỉ được ghi một vai trò ứng dụng (không được ghi trùng nhau)
- Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được thì coi như thua cuộc.
- GV cho cả lớp bổ sung thêm.
 chiếu sáng sưởi ấm 
 .....
C/ Củng cố, dặn dò.
- Nêu những tác dụng của năng lượng mặt trời? Ở nhà các em thường sử dụng năng lượng mặt trời để làm gì?
- HS chuẩn bị bài sau sử dụng năng lượng chất đốt
Thứ ba, ngày 30 tháng 1 năm 2018
TOÁN
 Luyện tập về tính diện tích (TT)
I/Mục tiêu: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
- GV kiểm tra VBT toán của HS
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV y/c HS :
+ Vẽ hình tương tự ở sgk trang 104, đo và tìm cách tính diện tích hình đó
+ Nêu quy trình tính:
- Chia mảnh đất thành các hình có thể tính được diện tích.
- Đo khoảng cách trên mảnh đất.
- Tính diện tích.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
HS làm bài 1. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
- HS thảo luận nhóm tìm cách giải và nêu kết quả
Bài 1: 
- GV hướng dẫn để HS nhận ra: Theo hình vẽ thì mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật và hai hình tam giác, tính diện tích của chúng, từ đó
suy ra diện tích cả mảnh đất. 
Đáp số : 7833 m2
Bài 2: GV hướng dẫn HS tương tự BT1.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại công thức tính và cách tính diện tích các hình.
- HS làm BT ở VBT toán 5 ở nhà
__________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Công dân
I/Mục tiêu:
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân; các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi của công dân.
- Vận dụng vốn từ đã học, viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm lại bài tập ở tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS đọc y/c của bài tập, GV giao việc:
 + Đọc lại các từ đã cho.
 + Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ để tạo thành cụm từ có nghĩa.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
Nhóm 1: Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân.
Nhóm 2: công dân gương mẫu, công dân danh dự.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 2:
- Nối 1 với b; nối 2 với c; nối 3 với a.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 3: Viết một đoạn văn 5 câu nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
- HS viết bài vào vở.
- Một số HS đọc bài viết của mình, GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung.
C/Củng cố, dặn dò:
- Thi viết lại các từ về chủ đề đã học
- HS ghi nhớ những từ mới học để sử dụng trong học tập và giao tiếp hàng ngày.
- Chuẩn bị tiết sau: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
____________________________
Thứ tư, ngày 31 tháng 1 năm 2018
TẬP ĐỌC
Tiếng rao đêm
I/Mục tiêu
- biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc linh hoạt thể hiện được nội dung truyện
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.
II/Đồ dùng: 
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
 1/Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh sgk và GV giới thiệu bài đọc
 2/ Luyện đọc, tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hai HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp đọc đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu..."buồn não ruột"; 
 Đoạn 2: Tiếp theo....".mịt mù"; 
 Đoạn 3: Tiếp..."cái chân gỗ"; 
 Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS đọc trong nhóm.
- Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
 -Tác giả nghe tiếng rao bán bánh giò vào lúc nào?
 - Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào?
 - Đám cháy xảy ra vào lúc nào? Được miêu tả ra sao?
 - Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
 - Chi tiết nào trong bài đọc gây bất ngờ cho người đọc?
 - Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc toàn bài, GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét, khen những HS đọc hay.
C/Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- Chuẩn bị cho chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình
__________________________
TOÁN
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu: HS biết:
- Tìm một số yếu tố chưa biết của hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. 
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
HS làm bài 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập y/c gì?
- Hãy viết côngthức tính diện tích hình tam giác.
- Hãy xác định các yếu tố đã biết trong công thức.
- Nêu cách tính độ dài đáy khi biết S và chiều cao.
Đáp số : 5/2 m.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập.
- GV gắn hình minh họa lên bảng.
- Bài tập hỏi gì?
- Diện tích khăn trải bàn là diện tích hình nào?
- So sánh diện tích hình thoi MNPQ và diện tích hình chữ nhật ABCD?
Bài 3: 
- HS phát biểu quy tắc tính chu vi hình tròn khi biết đường kính.
- HS làm bài vào vở, gọi đại diện nhóm lên bảng chữa bài.
Đáp số : 7,299 m
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình thoi.
- Nhắc HS biết cách vận dụng công thức tính trong một số tình huống thực tế.
___________________________
Thứ năm, ngày 1 tháng 2 năm 2018
TOÁN
Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình HCN và hình lập phương.
- Biết các đặc điểm về yếu tố của HHCN và HLP.
II/Đồ dùng:
- Một số HHCN và HLP có kích thước khác nhau.
- Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS làm bài 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
III/Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:
- GV kiểm tra VBT của học sinh
2/Bài mới:
a/Giới thiệu bài học
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
+ Hình thành một số đặc điểm của HHCN, HLP và một số đặc điểm của chúng.
* Hình hộp chữ nhật:
- GV giới thiệu mọt số vật thật có dạng HHCN: bao diêm, viên gạch.
- Giới thiệu mô hình HHCN.
 + HHCN có mấy mặt?
 + Các mặt đều là những hình gì?
 + Hãy so sánh các mặt đối diện?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ?đó là những đỉnh nào?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh đó là những cạnh nào?
- GV kết luận
- HS tự nêu tên các đồ vật có dạng HHCN.
* Hình lập phương:
- GV đưa ra mô hình HLP
+ Hình lập phương gồm có mấy mặt? Bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh?
- Các nhóm quan sát HLP, đo kiểm tra chiều dài các cạnh.
- HS trình bày kết quả đo.
 + Vậy ta rút ra kết luận gì về độ dài các cạnh của HLP?
 + Hãy nêu nhận xét về 6 mặt của HLP?
 + Nêu đặc điểm của hình lập phương?
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: GV yêu cầu đại diện một số cặp nêu kết quả, các cặp khác nhận xét. - - GV đánh giá bài làm của HS.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4 
Bài 2: HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật.
Bài 3: Củng cố về biểu tượng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
C/Củng cố, dặn dò:
- Y/C 2 hs Phân biệt HHCN và HLP.
- Về nhà ghi nhớ các đặc điểm của HHCN và HLP.
__________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu:
- HS kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hóa; ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS lần lượt kể câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo hiến pháp pháp luật.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Hướng dẫn HS kể chuyện
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Một HS đọc cả 3 đề bài, các em khác lắng nghe.
- Ba HS đọc gợi ý trong SGK.
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể, câu chuyện đó em được chứng kiến hay tham gia.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS kể chuyện trong nhóm:
 + HS kể theo nhóm 4.
 + Kể sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
 + Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen những em kể hay.
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem nội dung tranh minh họa tuần 22.
________________________________
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I/Mục tiêu:
- HS lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
 II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nêu tác dụng của việc lập chương trình hoạt động.
- Nêu cấu tạo của chương trình hoạt động.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- GV treo bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
- Cho HS đọc đề bài.
- HS nêu đề bài mình chọn để lập chương trình.
- Một số cặp đọc.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- HS thực hành làm bài.
- Một số HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
C/Củng cố, dặn dò:
- Khi lập chương trình hoạt động cần chú ý những điều gì ?
- Những HS lập CTHĐ chưa tốt về nhà làm lại.
_______________________________
Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả người
I/Mục tiêu.
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được bài văn hay hơn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lần lượt đọc lại CTHĐ đã làm ở tiết trước.
- HS nhận xét - GV kết luận
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV cho HS nhắc lại 3 đề bài của tiết kiểm tra trước.
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
+Ưu điểm:
 - Xác định đúng đề bài.
 - Có bố cục đầy đủ, hợp lí.
- Biết tả hình dáng và hoạt độngc ủa người mình tả, nhiều bài văn tự nhiên, chữ đẹp như Thảo Hoà, Cẩm Trang, Hoàng.. Một số bạn tiến bộ như Tài, Trung, Gia Bảo, Hải Hà
+Tồn tại:
- Một số bài bố cục chưa chặt chẽ.
- Dùng từ chưa chính xác, câu văn nghèo hình ảnh.
- Một số bài chữ viết chưa cẩn thận như Danh, Luyến, Bảo An.
- Một sô tả con fmang tính chất kể lể, chưa biết dùng biện pháp so sánh, gợi hình ảnh
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lỗi trên bảng.
- Cho HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV đọc bài văn hay của các em: Thảo Hoà, Cẩm Trang, Gia bBảo.
- HS tự viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
- Gọi 1 số em đọc lại đoạn văn.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài.
_________________________
TOÁN
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình hộp chữ nhật
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về S xq và S tp của HHCN.
- Biết tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật.
II/Đồ dùng: 
- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
- Bộ đồ dùng dạy Toán.
- HS làm bài 1,2. Khuyến khích HS làm thêm bài 3.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Là những mặt nào? Các mặt có đặc điểm gì?
- Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
+ Hình thành công thức tính S xung quanh, S toàn phần HHCN.
a. Diện tích xung quanh.
- Cho HS quan sát mô hình trực quan về HHCN, y/c HS chỉ ra các mặt xung quanh
-Tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN gọi là diện tích xung quanh của HHCN.
- GV nêu bài toán và gắn hình minh họa lên bảng(ví dụ SGK trang 109)
- GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS nêu cách tính:
b. Diện tích toàn phần.
GV giới thiệu: Diện tích tất cả các mặt gọi là diện tích toàn phần.
- Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của HHCN?
- Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào?
- HS tính vào vở nháp, nêu kết quả.
- HS nhắc lại cách tính.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 2:
 HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán.
Đáp số : 204 dm2
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính S xung quanh, S toàn phần HHCN.
- Hoàn thành các bài tập trong VBT.
ĐỊA LÍ:
Các nước láng giềng của Việt Nam
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào bản đồ, đọc tên và nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm chính và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào.
 - Biết Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước châu á.
- Bản đồ tự nhiên châu á.
- Hình minh họa trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Dân cư châu á tập trung ở vùng nào ?Tại sao?
- Chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta?
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- Chỉ vị trí Việt Nnam trên bản đồ Châu Á? Việt Nam tiếp giáp với những nước nào? 
- GV giới thiệu: Các nước láng giêng của Việt Nam
2/Tìm hiểu một số nước láng giềng của Việt Nam:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm
- HS thảo luận tìm hiểu về đặc điểm của các nước, hoàn thành vào bảng sau và báo cáo trước lớp
Nước
Địa hình
Các sản phẩm chính
Cam-pu-chia
Lào
- GV nhận xét và kết luận, giới thiệu về đền Ăng – co – vát( Cam-pu-chia) và Luông Pha –băng (Lào)
- Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu dạng lòng chảo. Biển hổ là nơi thấp nhất và giàu tôm cá. Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
- Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Rừng có nhiều gỗ quý. Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
c) Trung Quốc.
- HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á, tìm hiểu về đất nước Trung Quốc.
Nước
Địa hình
Dân cư
Kinh tế 
Trung quốc
- HS trình bày kết quả - các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận : Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, diện tích lớn thứ ba thế giới, kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại, các sản phẩm chính của Trung Quốc là tơ, lụa, góm, sứ, chè. Vạn Lí Trường Thành là một công trình kến trúc vĩ đại của Trung quốc được xây dựng từ thời Tần Thủy Hoàng.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS đọc mục ghi nhớ sgk
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Châu Âu.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 21
- Phổ biến kế hoạch tuần 22
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 21
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học
- Hoàn thành các thủ tục về bảo hiểm
- HS đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. 
- Học sinh cố gắng nhiều trong học tập, đi học chuyên cần
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt;
- Hăng say giải bài trên báo; sử dụng tốt tivi trong giờ học; 
- Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp
- Giúp đỡ bạn trong học tập
- Tinh thần vượt khó tốt như Nguyên, Giang, Đường
 + Tồn tại: Tình tạng quên tắt đèn lại diễn ra; nhiều em vận dụng vào tính diện tích thực tế một số hình còn yếu do chưa nắm vững kiến thứcmột số bạn còn ăn quà vặt trong lớp, chữ chưa cẩn thận.
Nhắc nhở: Ánh, Luyến, Đường, An
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Chăm chỉ học tập chuyên cần, cần thường xuyên ôn lại bài cũ và học trước bài mới
- Giữ gìn tài sản và của công
- Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Nắm chắc kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Thường xuyên có ý thức tựu học
- Cố gắng vượt qua khó khăn vì thời tiết khắc nghiệt để đi học chuyên cần và làm bài học bài đầy đủ
- Nắm vững kiến thức tất cả các môn học
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018
TẬP ĐỌC
Lập làng giữ biển
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi, phân biệt lời kể các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
II/Đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Tranh ảnh về những làng ven biển.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hai HS đọc bài Tiếng rao đêm.
- Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
B/Bài mới
1/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc
2/Luyện đọc, tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc toàn bài 1 lượt.
- HS đọc nối tiếp đoạn:
 Đoạn 1:Từ đầu...."tỏa ra hơi nước" 
 Đoạn 2: Tiếp đó...."thì để cho ai"?
 Đoạn 3: Tiếp theo..".nhường nào" 
 Đoạn 4: Phần còn lại.
- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, tỏa ra, võng, Mõm Cá Sấu.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Bài văn có những nhân vật nào?
- Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
 - Bố Nhụ nói: "Con sẽ họp làng”chứng tỏ ông là người thế nào? 
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 
- Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ? 
- Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
- Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- Em hãy rút ra nội dung chính của bài văn.
 Gv bổ sung, ghi bảng đại ý bài.
TUẦN 21
Thứ năm, ngày 1 tháng 2 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/Mục tiêu.
- Hiểu được thế nào là câu ghép thể hiện nguyên nhân - kết quả.
- Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu để tạo câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
* Không dạy phần nhận xét
II/Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:
- Nêu đặc điểm về câu ghép
2/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
a. Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo cho nên tôi phải đâm bèo thái khoai.
 (vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả)
b. Vì nhà quá nghèo,chú phải bỏ học.(vế 1 chỉ nguyên nhân;vế 2 chỉ kết quả)
c. Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 1-KQ;vế 2-NN)
d. Vàng cũng quý vì nó đắt và hiếm (vế 1: KQ;vế 2-NN)
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: HS thảo luận nhóm 4 làm và nêu kết quả.
Bài 3: Chọn từ tại và nhờ để điền vào chỗ trống.
C/Củng cố, dặn dò:
- Nêu các cách nối các vế trong câu ghép?
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
______________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GDKNS: Kĩ năng lập kế hoạch
I/Mục tiêu
-Làm và hiểu được nội dung bài tập 1,2,3 & ghi nhớ.
-Rèn cho học sinh có kĩ năng lập kế hoạch trong các công việc.
-Giáo dục cho học sinh có ý thức biết lập ké hoạch sao cho lịch trình phù hợp để tiến hành công viẹc được thuận lợi.
II/Đồ dùng:
- Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kĩ năng giá trị
2/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_21_nam_hoc_2017_2018.doc