Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

- Biết tính diện tích hình thang.

*Em Tuệ biết làm bài 1a,b

II/Đồ dùng:

- Bảng phụ.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.

- HS chữa bài 3 trong VBT.

B/Bài mới:

HS làm bài 1; 3(a). KK HS hoàn thành bài 3.

Hoạt động 1: Llàm việc cặp đôi

Bài 1:

- Hướng dẫn HS nhận xét các đơn vị đo của các số đó.

- Các số đó thuộc loại số nào?

 Kết quả : a, 70 cm2 b, 63/48 m2 c, 1,15 m2

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: HS tự làm ,đổi vở cho nhau để kiểm tra.
 Kết quả : a, 6 cm2 ; b, 2 m2 ; c, 1/30 dm2
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: - HS vẽ hình minh họa.
- Muốn so sánh diện tích của hình thang ABED và diện tích của hình tam giác BEC ta phải biết gì?
- HS chữa bài trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét và sửa chữa.
- Đối với hình thang vuông ta cần lưu ý điều gì?
 Đáp số : 3,36 dm2
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 3:
- HS vẽ hình theo y/c.
- Muốn tính số cây đu đủ có thể trồng được ta làm thế nào?
- Để tính diện tích trồng đu đủ trước tiên ta phải tính được diện tích nào?
- Đây là dạng toán nào đã học?
- HS làm và chữa bài.
 Đáp số : 120 cây
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác và hình thang 
- GV nhận xét giờ học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn HS về luyện tập thêm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu ghép
I/Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản: câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý và có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu ghép; thêm được một vế câu để tạo thành câu ghép.
*Em Tuệ biết đọc phần nhận xét
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-HS lấy ví dụ về câu ghép, nêu cấu tạo câu ghép
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
 - GV nêu mục đích y/c của tiết học.
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện các y/c của bài tập.
- HS làm bài và trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại các đặc điểm của câu ghép (Phần ghi nhớ).
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hai HS nhắc lại phần ghi nhớ theo cách hiểu của các em.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 
Bài 1: - HS đọc y/c của bài tập
- Bài tập nêu 2 y/c: 
 +Tìm câu ghép trong đoạn văn.
 +Xác định các vế câu ghép trong đoạn văn.
Chẳng hạn : Câu1: Trời / xanh thẳm, biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. C V C V
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT.
- HS làm vào VBT.
Kết quả : - Không thể tách các vế của câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế nêu một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài 3: 
- HS đọc y/c bài tập, làm bài.
- HS phát biểu ý kiến.Cả lớp nhận xét bổ sung những phương án trả lời khác.
Hoạt động 4 :Củng cố
- HS nhăc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học,
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- HS ôn lại bài học ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép.
CHÍNH TẢ
 Nghe - viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2, bài 3a
*Em Tuệ biết viết hai dòng
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-Kiểm tra bài tập 2 tiết trước
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- Nghe viết bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, phân biệt được r,d,gi qua bài tập 3a
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Bài chính tả cho em biết điều gì?
- GV nhắc HS chú ý những tên riêng cần viết hoa.
- GV đọc chính tả cho HS viết.
- GV đọc lại bài chính tả, cho HS đổi vở cho nhau rà soát lỗi.
- GV chấm một số bài. Nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 2 
- GV nêu yêu cầu của BT.
- HS trao đổi cặp đôi trong bàn làm bài vào VBT.
- Một số cặp HS nêu kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải : giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: GV cho HS làm BT 3a.
- Cách thực hiện tương tự BT2.
Lời giải : ra, giải, già, dành.
- Một số HS đọc lại mẩu chuyện vui đã điền hoàn chỉnh.
Hoạt động 4 :Củng cố
- Thi viết đúng và viết đẹp các chữ viêt shao trong bài chính tả giữa ba tổ
- GV nhận xét tiết học. 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn HS kể lại câu chuyện Làm việc cho cả ba thời cho người thân nghe.
Thứ năm, ngày 17 tháng 1 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn mở bài)
I/Mục tiêu:
- Nhận biết được 2 kiểu mở bài( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người.
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở bài tập 2. 
*Em Tuệ biết đọc bài 1
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh
B/Bài mới
1/ Giới thiệu bài.
- Nhận biết các kiểu mở bài trong bài văn tả người
2/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài tập 1:
- HS đọc y/c bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, trao đổi cặp đôi suy nghĩ chỉ ra sự khác nhau của hai cách mở bài.
- GV nhận xét, kết luận :
 + Đoạn MB a – mở bài theo kiểu trực tiếp : Giới thiệu trực tiếp người định tả.
 + Đoạn MB b – mở bài theo kiểu gián tiếp : giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài tập 2:
- HS đọc y/c bài tập.
- GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- HS viết hai đoạn mở bài cho đề bài đã chọn.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Mỗi em đều nêu rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay dán tiếp.
- GV và cả lớp nhận xét, phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
Hoạt động 3:Củng cố
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
GV dặn HS những em viết đoạn mở bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
______________________________
TOÁN
Hình tròn. Đường tròn
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn. 
- Thực hành vẽ hình tròn bằng com pa.
*Em Tuệ biết vẽ một hình tròn
II/Đồ dùng:
- Com pa, thước kẻ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nêu cách tính diện tích hình thang.
- HS chữa bài 3 SGK.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS trao đổi cặp đôi Vẽ hình tròn tâm O; bán kính 10cm. 
- Hãy nêu cách vẽ hình tròn biết tâm và bán kính?
- GV vừa vẽ trên bảng vừa nhắc lại 4 thao tác.
- GVgọi 1 HS khác vẽ bán kính và đường kính.
- Hãy so sánh các bán kính OA và OB.
- Hãy so sánh bán kính và đường kính hình tròn.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
HS làm bài tập 1, 2. KK HS làm thêm bài 3. 
Bài 1: HS thực hành vẽ hình tròn có bán kính 3cm; 5 cm.
- HS tự làm bài vào vở.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 2: HS thực hành vẽ 2 hình tròn tâm A và tâm B từ đoạn thẳng AB cho trước.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn một số HS còn yếu.
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu.
- GV chấm một số bài.
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các yếu tố của hình tròn
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà vẽ một hình tròn bán kính 2 cm lên bìa cứng; cắt và mang tới lớp.
_________________________
_LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Cách nối các vế câu ghép
I/Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn; viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.
*Em Tuệ biết đọc phần nhận xét
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết trước
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- Câu ghép có đặc điểm gì, vận dụng như thế nào, cô sẽ cùng các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2/Tìm hiểu nội dung bài học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hai HS đọc tiếp nối bài tập 1.Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tích 2 vế câu ghép.
- Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? Là những cách nào? (Hai cách: dùng từ có tác dụng nối; dùng dấu câu để nối trực tiếp).
- HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: 
- HS đọc y/c bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn và tự làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ để chữa bài.
- HS nhận xét bài bạn làm ở bảng. Kết luận lời giải đúng, chữa bài.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 2: - HS đọc y/c của bài.
- GV mời 1 - 2 HS làm mẫu. VD1
- Bích Vân là bạn thân nhất của em. Tháng 2 vừa rồi, bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương.Vóc người bạn thanh mảnh,/ dáng đi nhanh nhẹn,/ tóc cắt ngắn, gọn gàng,..... 
Câu 4 (in nghiêng) là một câu ghép, gồm 3 vế. Các vế nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
- HS tự viết đoạn văn.
 - HS tiếp nối nhau trình bày đoạn văn, chỉ ra câu ghép có trong đoạn văn của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
Hoạt động 4:Củng cố
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học. 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
KỂ CHUYỆN
Chiếc đồng hồ
I/Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết và quan trọng; do đó cần làm tốt nhiệm vụ được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ:
- HS nhắc lại chủ điểm đã học
B/ Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Chiếc đồng hồ gồm có những bộ phận nào? Nếu thiếu đi một trong các bộ phận đó thì nó có hoạt động không? Vậy tại sao câu chuyện lại có tên chiếc đồng hồ? Hôm nay các em cùng nghe nhé!
- GV kể chuyện lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2-vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- GV Hướng dẫn HS kể chuyện theo cặp.
- HS kể từng đoạn chuyện theo cặp.
- Cùng nhau trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- 4 em thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh.
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
Hoạt động 4:Củng cố
- HS nêu nội dung và ý nghĩa câu chuyện; GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I/Mục tiêu:
- HS nhận biết được 2 kiểu kết bài( mở rộng và không mở rộng) qua 2 đoạn kết bài trong SGK.
- Viết được 2 đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS đọc các đoạn mở bài tiết trước đã được viết lại.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- Tìm hiểu về các kiểu kết bài khi viết bài văn
2/ Hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động 1: Làm việc nhóm
Bài 1:
- Một HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, trả lời câu hỏi:
 + Kết bài a và b nói lên điều gì?
 + Kết bài nào có thêm lời bình luận?
 + Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào?
 + Hai cách kết bài này có gì khác nhau?
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập và đọc lại 4 đề bài ở BT 2 tiết luyện tập tả người trang 12.
- GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- HS nêu tên đề bài mà các em chọn.
- HS viết các đoạn kết bài và nối tiếp nhau đọc các đoạn đã viết.
- Cả lớp nhận xét và góp ý.
Hoạt động 4:Củng cố
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
Y/c những HS viết đoạn kết bài chưa được về nhà viết lại.
- HS có năng khiếu về nhà tập viết kết bài mở rộng cho các đề bài còn lại. 
_________________________
TOÁN
Chu vi hình tròn
I/Mục tiêu:
- HS biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ vẽ một hình tròn.
- Tranh phóng to hình vẽ trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu các bước khi vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn?
- HS vẽ hình tròn theo các bước đã nêu.
- Gọi 1 HS vẽ một bán kính và một đường kính trong hình tròn đó.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 HĐ 1: Giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn.
 a. Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan.
- GV, HS đưa hình tròn đã chuẩn bị.
- HS thảo luận nhóm, tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia cm và mm.
- GV nêu: Độ dài đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- Chu vi của hình tròn bán kính 2 cm đã chuẩn bị bằng bao nhiêu?
 b.Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như SGK.
- Đường kính bằng mấy lần bán kính? Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác như thế nào?
- HS phát biểu quy tắc.
- GVnêu VD minh họa. HS áp dụng công thức để tính.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
HS làm bài 1(a, b); 2 (a); 3. Khuyến khích HS hoàn thành các bài tập. 
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- HS thực hành tính chu vi hình tròn có đường kính d cho trước.
Lưu ý HS: Khi số đo cho dưới dạng phân số có thể chuyển thành số thập phân rồi tính. Khi tính ra kết quả và ghi đáp số ta cần chú ý ghi rõ tên đơn vị đo.
 Kết quả: a) 1,88 cm2	b) 7,85 dm2 c) 2,51 m2
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS thực hành tính chu vi hình tròn có bán kính r cho trước.
Kết quả: a) 17,27 cm2 ; b) 417,62 dm2 ; c) 3,14 m2.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: 
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
 Đáp số: 2,36 m2
Hoạt động : Củng cố
- Chấm, chữa bài. Nhận xét
- Củng cố bài: +Yêu cầu HS phân biệt đường tròn và hình tròn
 +Tìm chi vi hình tròn chính là tính độ dài đường tròn.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
Y/c những HS chưa hoàn thành bài học về nhà tiếp tục luyện tập
_________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần qua
- Phổ biến kế hoạch tuần tới
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
- Ổn định nề nếp
- Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần
- Tự đánh gía hoạt động của tổ
- Nhận xét hoạt động tuần qua.
Hoạt động 3: Đánh giá hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- Lớp phó học tập đọc tổng hợp thi đua đạt được của từng cá nhân.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. Phần lớn các em có ý thức học bài làm bài, tranh thủ các giờ ra chơi ôn tập các môn tiếng Việt và toán; Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt; hăng say giải bài trên báo; sử dụng tốt tivi trong giờ học; chuẩn bị đồ dùng sách vở học kì II; tham gia tập luyện tốt chuẩn bị thi điền kinh cấp huyện.
Tuyên dương: Bảo Yến, Hoàng, Hà An, Khánh Ly, Phương Anh
-Tổ chức thành công cuộc họp phụ huynh của lớp
+ Tồn tại: Tình tạng quên VBT vẫn còn; chưa nắm vững kiến thức môn toán do kĩ năng tính toán kém, vận dụng vào giải toán có lời văn hạn chế ở những em như Đạt, Lãm, Nam, Diệu Linh, chưa tự giác tự phục vụ, bình nước hết vẫn không nhớ lấy; bảo quản của công chưa tốt làm mất chìa khoá lớp.
Hoạt động 4: Phổ biến kế hoạch tuần tới
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tự nguyện
- Chăm chỉ học tập chuyên cần, cần thường xuyên ôn lại bài cũ và học trước bài mới
-Chuẩn bị tốt cho hội chợ ẩm thực ngày tết yêu thương quyên góp ủng hộ bạn nghèo ăn tết.
-Tham gia tốt việc tổ chức phục vụ hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện 
-Tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện đạt kết quả cao
-Nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng kĩ năng tính toán
TUẦN 19
Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2019
KHOA HỌC
Dung dịch
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- HS  biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
- Giáo dục HS yêu khoa học, trân trọng thành quả mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra.
II/ Đồ dùng dạy học:  
- Phiếu  học tập cho các nhóm.
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. Nước đun sôi, bình nhựa, thìa nhỏ, các chén nhỏ, bảng nhóm. Vở thí nghiệm.
- Máy chiếu, máy tính.
III. Hoạt động dạy học
A/Bài cũ:
- HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi sau:
+ Hỗn hợp là gì?
+Nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu giờ học 
2/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành tạo ra một sung dịch
- GV cho HS nêu các dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị.
Giáo viên: Cô có một chai nước lọc, một ít muối đựng trong chén.
- Nước ở thể gì? Muối ở thể gì?(Nước có vị gì. Muối có vị gì?)
Bước 1: Tình huống xuất phát:
- Đổ muối vào nước, lấy thìa khuấy đều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? 
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu: 
- Em hãy viết ra giấy những gì em suy nghĩ được sau đó thảo luận trong nhóm và ghi vào giấy khổ lớn.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4: Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối. Ghi kết quả vào bảng sau:
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn ( Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.
- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?
- GV ghi bảng và chốt cách thực hiện.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu.
- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy.
- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu).
- Hỗn hợp muối hòa tan vào trong nước người ta gọi là dung dịch. (GV ghi từ Dung dịch lên bảng). Cho HS nếm thử.
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Vậy dung dịch là gì?
(GV chiếu kết luận lên bảng chiếu.)
- Muốn tạo ra độ mặn, độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào?
- Em hãy lấy ví dụ về dung dịch. 
- GV tạo dung dịch nước và nước xả.
- GV đổ dầu ăn vào nước, khuấy. Cho HS nêu có phải là dung dịch không.
- Muốn có 1 dung dịch cần có điều kiện gì?
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
Chuyển: Để tách muối trong dung dịch nước muối ta làm thế nào, chúng ta chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch (PPBTNB)
Bước 1: Tình huống xuất phát.
- Cô pha dung dịch nước muối nóng.
- Dung dịch nước muối này có vị gì?
- Đặt đĩa lên cốc nước muối sau 1 thời gian ta thấy nước bám ở đĩa. Vậy nước này có vị gì?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu 
- Em hãy viết những suy nghĩ của mình vào giấy sao đó thảo luận và ghi kết quả của nhóm vào giấy khổ lớn.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.
- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu.
- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy.
- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu).
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối người ta làm thế nào? 
- Đó là cách chưng cất.
- Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp này để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và 1 số ngành khác cần nước thật tinh khiết. ( GV cho HS xem và giải thích cách chưng cất trên màn chiếu). Ngoài ra có thể làm ra rượu, tinh dầu,...cũng bằng cách này
Hoạt động 3: Đố bạn  ( sử dụng : PPDHTC)
- HS suy nghĩ cá nhân 2 phút để trả lời các câu hỏi trong SGK.
Câu 1. Để sản xuất ra nước cất, trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào trong các cách sau:
A. Lọc                B. Làm lắng                 C. Chưng cất            D. Phơi nắng
Câu 2.  Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta đã làm cách nào?
A. lọc                 B. làm lắng                   C. Chưng cất            D.phơi nắng
Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”  để chữa bài tìm ra đáp án đúng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_19_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan