Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.

2. Kỹ năng:

- Xác định được: Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong câu văn, đoạn văn.

- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ cho sẵn.

3. Thái độ: Sử dụng từ chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung của cấu tạo từ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 A. Ổn định tổ chức lớp: 1'

 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ.

 

doc39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần nguyên thành số thập phân.
- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 30 /12/2019.
Ngày giảng: Thứ tư/1/1/2020.
Tập đọc
Tiết 34: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người.
2. Kĩ năng:
+ Đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy từng bài ca dao, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
+ Đọc diễn cảm từng bài ca dao.
+ Đọc thuộc lòng bài.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ các bài ca dao trang 168 - 169 SGK. Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đọc bài: Ngu Công xã Trịnh Tường:
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Ông đã nghĩ ra cách gì để gì rừng và bảo vệ nguồn nước?
+ Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi điều gì?
- Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Bài văn ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống cho cả thôn.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
a. Giới thiêu bài: (1') Ca dao về lao động sản xuất.
2. Nội dung:
Luyện đọc: 12'
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Gv chia đoạn: Mỗi bài 1 đoạn.
Đọc nối tiếp đoạn:
 Lần 1 : kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cách đọc câu văn dài.
 Người ta đi cấy lấy công
 Tôi nay đi cấy / còn trông nhiều bề
Trông cho / chân cứng đá mềm
 Trời yên, biển lặng / mới yên tấm lòng.
- Đọc thầm phần chú giải SGK.
 Lần 2: kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK.
 Lần 3: – nhận xét.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.
- Luyện đọc theo nhóm – nhận xét.
Tìm hiểu bài: 10'
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài:
+ Tìm những hình ảnh nói lên những nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
- Những hình ảnh: 
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 
 Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. 
 Tôi nay đi cấy/ còn trông nhiều bề
+ Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
- Những câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan:
Công lênh chẳng quản lâu đâu
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng
+ Tìm những câu thơ ứng với mỗi nội dung:
+Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày?
Những câu thơ:
 Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
+ Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất?
 Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng
+ Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo ?
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
+ Bài ca dao nói lên điều gì?
- Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người.
Đọc diễn cảm học thuộc lòng: 7'
- Gọi học sinh đọc tiếp nối từng bài ca dao. 
+ Nêu giọng đọc từng bài?
- Giọng tâm tình, nhẹ nhàng. 
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài ca dao 3 – Nêu các từ cần nhấn giọng?
 Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
 Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
 Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm long.
- Gọi 2 học sinh thể hiện lại
- Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm diễn cảm bài 3.
- Học sinh đọc – nhận xét.
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng từng bài ca dao - nhận xét.
- Đọc thuộc lòng từng bài ca dao trong 
4. Củng cố kiến thức: 4’
+ Các bài ca dao trên muốn nói với em điều gì?
+ Ngoài các bài ca dao trên em còn biết bài ca dao nào về lao động sản xuất? Hãy đọc cho các bạn cùng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người.
- Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Tiết 33: ÔN TẬP VỀ VĂN VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Điền đúng nội dung vào đơn in sẵn.
2. Kỹ năng: Viết được một lá đơn theo yêu cầu.
3. Thái độ: Cẩn thận
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Ra quyết định / giải quyết vấn đề.
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Mẫu đơn xin học. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 A. Ổn định tổ chức lớp: 1' 
	 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc bài văn tuần 16.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về văn viết đơn.
2. Nội dung:
Bài 1: 10' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
Hoàn thành đơn xin học theo mẫu sau:
- Yêu cầu học sinh hoàn thành mẫu đơn trong VBT.
- Học sinh tự làm bài – đọc – nhận xét.
Bài 2: 20' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn ngoại ngữ hoặc tin học.
- GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
+ Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên của đơn là gì?
- Đơn xin học môn tự chọn.
+ Nơi nhận đơn viết như thế nào?
- Kính gửi: Cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng.
+ Nội dung đơn bao gồm những mục nào?
- Nội dung đơn bao gồm:
+ Giới thiệu bản thân.
+ Trình bày lí do làm đơn.
+ Lời hứa. Lời cảm ơn.
+ Chữ kí của học sinh và phụ huynh.
- GV nhắc học sinh: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục. 
- Yêu cầu học sinh viết đơn vào vở.
- Học sinh viết đơn vào vở - đọc – nhận xét.
- GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
4. Củng cố kiến thức: 4’
+ Nêu các mục chính trong một lá đơn?
- Nhận xét giờ học.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên đơn
- Nội dung đơn: giới thiệu bản thân, trình bày lí do, ...
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
Tiết 17: ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; lập được bảng thống kê 1 số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- Kể tên 7 vị anh hùng tiêu biểu gương mẫu toàn quốc?
- Nhận xét – đánh giá.
- Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn
- Điều kiện: Phát triển tinh thần yêu nước; đẩy mạnh thi đua; Chia ruộng đất cho nông dân.
- Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa và Hoàng Hanh.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: ( 1') Ôn tập
2. Nội dung:
Hoạt động 1: (16') Nhóm
- GV chia lớp 6 nhóm, giao phiếu thảo luận yêu cầu các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu – đại diện trình bày – nhận xét.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Cuối năm 1945 đến năm 1946
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”.
19-12-1946
Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
20-12-1946
Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
20-12-1946 đến tháng 2 năm 1947
Cả nước động loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Thu-đông 1947 
Chiến dịch Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”.
Thu-đông 1950 đến 18-9-1950
Chiến dịch Biên giới.
Trận Đông Khê, gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu.
Sau chiến dịch Biên giới.
Tháng 2-1951
1-5-1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến, sẵn sàng chiến đấu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
Khai mạc Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
Hoạt động 2: (13') Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Chia lớp làm 2 đội chơi
- Mỗi đội là 1 tổ.
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Yêu cầu 1 học sinh dẫn chương trình, 3 em khác làm ban giám khảo.
- Yêu cầu các đội lần lượt lên bốc thăm câu hỏi; trả lời đúng được một thẻ đỏ, đội nào được nhiều thẻ đỏ, đội đó thắng cuộc (có 12 câu hỏi như SGV)
4. Củng cố kiến thức: 4’
+ Nêu một số mốc lịch sử tiêu biểu và sự kiện lịch sử tiêu biểu 1945->1946?
- Nhận xét giờ học.
- Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”.
Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................N 
Toán
Tiết 83: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Lưu ý : Học sinh lớp 5 chỉ sử dụng máy tính bỏ túi khi GV cho phép.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng sử dụng nhanh trong tính toán.
3. Thái độ: có ý thức bảo vệ và giữ gìn máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: máy tính bỏ túi.
- HS: Mỗi em 1 máy tính bỏ túi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 A. Ổn định tổ chức lớp: 1' 
	 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh lên bảng làm bài:
Tìm x:
x 1,2 – 3,45 = 4,68
- Nhận xét – đánh giá.
- Học sinh lên bảng làm bài:
Tìm x:
x 1,2 – 3,45 = 4,68
 x 1,2 = 4,68 + 3,45
 x 1,2 = 8,13
 x = 8,13 : 1,2
 x = 6,775
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Giới thiệu máy tính bỏ túi.
2. Nội dung:
Mô tả máy tính bỏ túi: 7'
- GV yêu cầu học sinh quan sát máy tính bỏ túi và hỏi: 
+ Em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi?
- Có hai bộ phận chính là các phím và màn hình.
+ Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím?
- Một số học sinh nêu trước lớp.
+ Dựa vào nội dung các phím, em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng làm gì?
- Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như cộng, trừ, nhân, chia và giải toán về tỉ số phần trăm.
- GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi như phần bài học SGK.
Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi: 7'
- GV hướng dẫn học sinh khởi động máy và thực hiện các thao tác tính toán.
- Học sinh thao tác theo yêu cầu của GV.
Thực hành:
Bài 1: 9' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Học sinh tự làm bài – chữa bài.
+ Nêu cách thực hiện trên máy tính?
 126,45 + 769,892 = 923,342
 Bài 3: 6'
- Gọi học sinh thực hiện theo y/c:
 = Lần lượt ấn các phím sau: (GV đọc tên phím – HS ấn theo)
 4 . 5 6 – 7 =
+ Bạn đã tính giá trị của biểu thức nào?
 4,5 6 – 7 =
- Học sinh nêu kết quả.
4. Củng cố kiến thức: 4’
+ Nêu cấu tạo của máy tính bỏ túi? 
+ Khi khởi động máy tính em ấn nút nào?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chỉ được sử dụng máy tính khi cô giáo cho phép.
- Có hai bộ phận chính là các phím và màn hình.
- ON/C
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 31/12/2019.
Ngày giảng: Thứ năm: 2/1/2020.
Luyện từ và câu
Tiết 34: ÔN TẬP VỀ CÂU 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Ôn tập về: câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Ôn tập về các kiểu câu kể: Ai làm gì? ai thế nào? ai làm gì?
- Xác định đúng các thành phần : CN, VN, TN trong từng câu
2. Kỹ năng:
- Viết câu và sử dụng các kiêu câu đúng theo mục đích nói.
3. Thái độ: - Yêu Tiếng Việt sử dụng tốt khi nói và viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẩu chuyện vui Nghĩa của từ "cũng" viết sẵn trên bảng lớp.
- Bảng phụ ghi sẵn: Các kiểu câu:
Kiểu câu
Chức năng
Các từ đặc biệt
Dấu câu
Câu hỏi
dùng để hỏi về điều chưa biết
ai, gì, nào, sao, không...
dấu chấm hỏi
Câu kể
dùng để kể tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến tâm tư tình cảm
dấu chấm 
Câu khiến
dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn
hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
dấu chấm than, dấu chấm
Câu cảm
dùng bộc lộ cảm xúc
ôi, a, ôi chao, trời, trời đất
dấu chấm than
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức: ( 1') 
 - Kiểm tra sĩ số : - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5')
+ Đặt câu lần lượt với các yêu cầu: 
- Câu có từ đồng nghĩa.
- Câu có từ đồng âm. 
- Câu có từ nhiều nghĩa.
- 3 HS lên bảng đặt câu. 
- Làm miệng bài tập 2; 3; 4/167.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét đánh giá. 
- 3 HS đứng tại chỗ làm miệng.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1') 
- Nêu yêu cầu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: ( 11') Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ ...
- HS nêu yêu cầu.
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+ Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+ Câu cầu khiến dùng để làm gì? có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì?
+ Câu cảm dùng để làm gì?....
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. 
- HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài bài tập.
 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét KL.
Kiểu câu
VD
Dấu hiệu
Câu hỏi
+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
.............
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS: 
- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. 
- Câu dùng để kể sự việc
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn cười quá!
+ Không đâu!
- Câu bộc lộ cảm xúc
- Trong câu có các từ quá, đâu
- Cuối câu có dấu chấm than
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì?
- Câu nêu yêu cầu , đề nghị
- Trong câu có từ hãy
+ Em vận dụng kiến thức gì vào làm bài tập?
Bài 2: ( 20') Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)
- HS nêu yêu cầu.
+ Có những kiểu câu kể nào? CN, VN trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi nào?
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. 
- HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- HS tự làm bài tập, 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét KL.
- HS đọc bài 
- Câu kể Ai làm gì?
+Cách đây không lâu// lãnh đạo hội đồng TP nót - tinh - ghêm ở nước anh / 
 TN	CN
 đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không chuẩn.
 VN
+ Ông chủ tịch HĐTP/ tuyên bố sẽ không kí bất cứ biên bản nào có lỗi ngữ pháp và 
 CN VN
chính tả.
- Câu kể Ai thế nào?
+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi// công chức / sẽ bị phạt 1 bảng.
 TN CN VN
+ Số công chức trong thành phố/ khá đông. 
 CN VN
- Câu kể Ai là gì?
+ Đây/ là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
 CN VN
3. Củng cố - dặn dò: ( 2′)
+ Nêu đặc điểm của các kiểu câu được ôn trong tiết học hôm nay? Khi viết câu ta phải lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
. 
Khoa học
Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiết 2)
 I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh cố kiến thức:
1. Kiến thức: Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến vệ sinh cá nhân, đặc điểm và công dụng của một số vật liệu đã học.
2, Kĩ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức cho ôn thi cuối kì 1
II. ĐỒ DÙNG  DẠY HỌC:
- phiếu học tập theo nhóm.
- Hình minh hoạ trang 68 SGK.
- Bảng gài để chơi “ô chữ kì diệu”.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A, Ổn định tổ chức: ( 1')
 Kiểm tra sĩ số, vắng:.Hát chuyển tiết.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B, Kiểm tra bài cũ: ( 5') 
GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho từng học sinh.
2 HS lần lượt lên bảng và trả lời các câu hỏi sau:
 HS 1: Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
 HS 2: nêu một số đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
C, Dạy bài mới:
1, Giới thiệu bài: ( 1')
Bài học hôm nay có cũng cố lại cho các em kiến thức cơ bản về : Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng.
2, Hướng dẫn HS ôn tập.
a.Hoạt động 1: (15') 
Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận làm phần thực hành trang 69 SGK vào phiếu.
- HS hoạt động theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng:
- Gọi 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Kể tên các vật liệu đã học.
+ Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng vật liệu.
- Nhận xét kết luận phiếu đúng.
+ Hoàn thành phiếu.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Phiếu học tập
Bài: Ôn tập
Nhóm: ...........
1, Chọn 3 vật liệu đã học và hoàn thành bảng sau:
STT
Tên vật liệu
Đặc điểm/ Tính chất
Công dụng
1
2
3
2, Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
2.1. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Nhôm b) Đồng c) Thép d) Gang
2.2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Gạch b) Ngói c) Thuỷ tinh 
2.3.Để sản xuất xi- măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Đồng b) Sắt c) Đá vôi d) Nhôm
2.4. Để dệt thành vải may quần áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào?
a) Tơ sợi b) Cao su c) Chất dẻo
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả.
- HS trình bày kết quả của nhóm mình.
b, Hoạt động 2: ( 15')
Trò chơi: Ô chữ kì diệu
Cách tiến hành:
- GV treo bản

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_17_nam_hoc_2019_2020_chu_thi_th.doc