Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

Lịch sử

KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC

I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)

 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?

a. 3 - 2 - 1931 b. 3 - 2 - 1930 c. 2 - 3 - 1930

Câu 2. Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công.

 a. 19 – 8 – 1946 b. 19 – 8 – 2016 c. 19 – 8 – 1945

Câu 3. Năm 1959,Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm mục đích:

 A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 B. Mở mang giao thông miền núi.

 C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

 D. Nối liền hai miền Nam - Bắc.

Câu 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày tháng năm nào ?

 a. 1- 5 – 1954 b. 7 – 5 -1954 c. 5 – 7 - 1954

Câu 5. Ai là người đại diện kí văn bản hiệp định Pa-ri ?

A. Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh.

C. Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình. D. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh

Câu 6. Chiến thắng 30 – 4 - 1975 có ý nghĩa lịch sử:

A. Đập tan chính quyền Sài Gòn.

B. Đập tan chính quyền Sài Gòn; giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
c. Bài tập 2: (163)
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Đọc thầm bài trong SGK.
- HDHS kẻ bảng thống kê và nhận xét, thống nhất mẫu đúng.
- Quan sát trên bảng.
- Phát phiếu cho 3 nhóm để HS điền số liệu cho đúng.
- Làm bài theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS dán bảng và trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm dán bảng và trình bày kết quả, các nhóm theo dõi nhận xét bài của nhau.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3: (164)
- Yêu cầu HS đọc bài trong SGK.
- Đọc thầm bài trong SGK, nối tiếp nhau trả lời.
+ Số trường hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
+ Số HS hằng năm tăng hay giảm?
+ Giảm.
+ Số giáo viên hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
+ Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
4. Củng cố:
+ Số giáo viên, HS hằng năm tăng hay giảm?
- GV tăng, HS giảm.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Lịch sử
KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
a. 3 - 2 - 1931 b. 3 - 2 - 1930 c. 2 - 3 - 1930 
Câu 2. Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công.
	a. 19 – 8 – 1946 b. 19 – 8 – 2016 c. 19 – 8 – 1945 
Câu 3. Năm 1959,Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm mục đích:
	A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
	B. Mở mang giao thông miền núi.
	C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
	D. Nối liền hai miền Nam - Bắc. 
Câu 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày tháng năm nào ?
	a. 1- 5 – 1954 b. 7 – 5 -1954 c. 5 – 7 - 1954
Câu 5. Ai là người đại diện kí văn bản hiệp định Pa-ri ?
A. Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ.	B. Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh.
C. Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình. 	D. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh
Câu 6. Chiến thắng 30 – 4 - 1975 có ý nghĩa lịch sử:
A. Đập tan chính quyền Sài Gòn.
B. Đập tan chính quyền Sài Gòn; giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
II. Phần tự luận( 7 điểm )
Câu 1:( 1,5 điểm ) Hãy điền các từ: ( được sống, bình đẳng, đồng bào, tự do, xâm phạm, mọi người ) vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
‘’Hỡi (1) ........................cả nước,
Tất cả(2)......................đều sinh ra có quyền (3)........................Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể (4 )............................ được; trong những quyền ấy, có quyền(5).........................,quyền(6) ............. .......... .. và quyền mưu cầu hạnh phúc.. ’’
Câu 2: ( 3 điểm ) Hiệp định Pa –ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào? Em hãy nêu những điều khoản cơ bản của hiệp định Pa –ri về Việt Nam?
Câu 3:( 2,5 điểm ) Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì?
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm ) đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
Ý
C
C
C
B
D
B
II.Phần tự luận 
Câu1: ( 1,5 điểm) điền đúng mỗi từ cho 0,25 điểm
 ( đồng bào , mọi người, bình đẳng, xâm phạm , được sống, tự do ) 
Câu2 : ( 3.0 điểm )
Nêu được ngày 27 - 1 – 1973 ( cho 1.0 điểm )
Đúng mỗi ý sau cho 0,5 điểm
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền,thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
- Phải chấm dứt dính lứu quân sự ở Việt Nam.
- Phải có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam
Câu 3: ( 2,5 điểm) nếu đúng mỗi ý cho 0. 5 điểm)
- Lấy tên nước là : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quốc huy ; quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
- Quốc ca là bài hát Tiến quân ca
- Thủ đô là Hà Nội
 - Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
Kĩ thuật
 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN( TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học. 
2. Bài mới GTB –ghi đề.
Hoạt động 5: Học sinh thực hành lắp ghép mô hình tự chọn.
Mt: Lắp được mô hình đã chọn.
- GV cho hs lắp ghép mô hình tự chọn theo nhóm
- GV theo dõi các nhóm thực hành lắp ráp.
- Hs lắp ráp theo nhóm mô hình đã chọn.
Hoạt động 6: Nhận xét sản phẩm.
Mt: Nhận xét sản phẩm chính xác, đúng tiêu chuẩn.
- Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, nhắc lại một số tiêu chuẩn nhận xét theo mục III SGK.
- Lắp mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
- Lắp đúng quy trình kĩ thuật.
Mô hình chắc chắn, không xộc xệch.
- Cử 5 đại diện của nhóm, hs dựa vào tiêu chuẩn nhận xét SP của các nhóm. 
- Gv nhận xét sản phẩm.
- GV nhận xét công bố kết quả, nhắc hs tháo các chi tiết xếp vào đúng các vị trí.
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét ý thức, tinh thần học tập và kĩ năng lắp ghép mô hình tự chọn của các nhóm.
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm và theo dõi tiêu chí nhận xét. 
- 5 đại diện hs dựa vào tiêu chuẩn nhận xét SP của các nhóm.
Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2016
Kể chuyện
ÔN TẬP (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU:
Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bút dạ và 3 tờ phiếu kẻ bảng thống kê ở BT2 để HS điền số liệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
- Hát. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để giúp các em lập được biên bản cuộc họp đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết. Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II”
b. HD HS làm bài tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài.
- Đọc thầm lại bài trong SGK.
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
- Họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết nhữnh câu văn rất kì quặc.
+ Cuộc họp đè ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
+ Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản cuộc họp?
- Biên bản là một văn bản ghi lại nội dung 1 cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
- Nội dung biên bản thường gồm 3 phần.
+ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức) tên biên bản.
+ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
+ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Gọi HS đọc lại yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở, 3 nhóm làm bài vào bảng nhóm.
 Ví dụ 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP (Lớp 5A)
1. Thời gian, địa điểm: 
- Thời gian: 7 giờ 30 phút, ngày 03/5/2012
- Địa điểm: Lớp 5A, Trường Tiểu học Chiềng Hoa A
2. Thành phần tham gia: Các chữ cái và dấu câu.
3. Chủ toạ, thư kí: 
- Chủ toạ: Bác Chữ A.
- Thư kí: Chữ C.
4. Nội dung cuộc họp: 
- Bác Chữ A phát biểu: Mục đích của cuộc họp – tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết nhữnh câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
- Anh dấu chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào chấm chỗ ấy.
- Đề nghị Bác Chữ A về cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mõi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm có trách nhiệm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn. Anh Dấu Chấm có trạch nhiệm giám sát Hoàng thực hiện gnhiêm túc điều này.
- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ toạ.
- Cuộc họp kết thúc vào 10 giờ 30 phút, ngày 16 – 5 – 2008.
 Người lập biên bản kí 
 Chủ toạ kí
- Gọi 3 nhóm làm bài vào giấy khổ to cử đại diện gắn bảng và trình bày kết quả.
- Cử địa diện nhóm gắn bảng và trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- Nhận xét bổ sung ý kiến.
4. Củng cố:
+ Tiêu ngữ của biên bản phải viết như thế nào?
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.
* Phần 1: bài 1, bài 2; phần 2: bài 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: Bảng nhóm, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 (177)
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Muốn tính diện tích hình thang; tính diện tích, chu vi của hình tròn ta làm như thế nào? Hôm nay các em học bài: “LUYỆN TẬP CHUNG”
b. HDHS làm bài tập:
* Phần 1: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm.
- Tự làm bài vào vở, nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm bài.
* Bài 1 (178) Khoanh vào C (Vì 0, 8% = 0, 008 = ) 
* Bài 2 (178) Khoanh vào C (Vì số đó là: 475 100: 95 = 500 và số đó là 500: 5 = 100) 
* Bài 3 (178) Khoanh vào D (Vì trên hình vẽ khối A và C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối B có 22 hình lập phương nhỏ, Khối D có 28 hình lập phương nhỏ.)
- Nhận xét kết quả bài làm đúng.
Phần 2:
Bài 1: (179)
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được 1 hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
Diện tích của phần đã tô màu là: 
 = 314 (cm2)
Chu vi của phần không tô màu là: 
 = 62, 8 (cm) 
 Đáp số: 314 cm2
 62, 8 cm.
- Nhận xét.
Bài 2: (179)
- Gọi HS đọc bài.
- Đọc thầm bài trong SGK.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm (hai nhóm làm bài vào bảng nhóm).
- Thảo luận nhóm 4 làm bài như yêu cầu.
Bài giải
Số tiền mua các bằng 120% số tiền mua gà (120% = ) hay số tiền mua cá bằng số tiền mua gà. Như vậy, nếu số tiền mua gà là 5 phần thì số tiền mua cá gồm 6 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11 (phần)
Số tiền mua cá là: 
 88 000: 11 6 = 48 000 (đồng) 
 Đáp số: 48000 đồng.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- Nêu qqui tắc SGK.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
ÔN TẬP (TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
* HS khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, 
2. Giáo viên: Bài soạn, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Chữ đầu câu các em nên viết như thế nào? Kết thúc câu dùng dấu gì? Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II”
b. Nghe - viết:
- Gọi HS đọc 11 dòng đầu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm bài trong SGK.
- Đọc cho HS viết một số từ dễ viết sai lỗi chính tả.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết nháp sau đó nhận xét chữa lỗi chính tả. Sơn Mĩ, chân trời, biết.
- Nhận xét chữa lỗi chính tả.
- HDHS trình bày bài thơ ở thể thơ tự do.
- Nghe.
- Đọc cho HS viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Soát lỗi chính tả.
- Kiểm tra một số bài nhận xét.
- Một số HS nộp vở viết cho GV, còn lại các bạn đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.
c. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HDHS phân tích đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
* Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ, hãy viết một đoạn avưn khoảng 5 câu theo 1 trong hai đề bài sau.
*) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
*) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- 3 – 6 em đọc bài của mình, lớp theo dõi nhận xét.
VD về một vài câu văn: 
a) Đám trẻ chăn trâu, chăn bò bạn nào bạn ấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước sông, phơi mình trong nắng, gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồng cỏ xanh.
b) Mới khoảng 9 giờ tối mà trong bản em đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con, tiếng gió thổi rì rào từ cánh rừng xa vọng lại, thỉnh thoảng quanh đay có tiếng chó sửa râm ran...
- Nhận xét bài HS làm tốt.
4. Củng cố:
+ Chữ đầu câu các em nên viết như thế nào? Kết thúc câu dùng dấu gì?
- Chữ đầu câu nên viết hoa, kết thúc câu dùng dấu chấm.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Mĩ thuật
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC
 ( GV chuyên dạy) 
Thứ năm, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Tập làm văn
ÔN TẬP (TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng CT đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, ..
2. Giáo viên: Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
- Hát. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiếp tục ôn tập về chữ đầu câu các em nên viết như thế nào? Kết thúc câu dùng dấu gì? Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II”
b. Nghe - viết:
- Gọi HS đọc 11 dòng đầu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm bài trong SGK.
- Đọc cho HS viết một số từ dễ viết sai lỗi chính tả.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết nháp sau đó nhận xét chữa lỗi chính tả. Sơn Mĩ, chân trời, biết.
- Nhận xét chữa lỗi chính tả.
- HDHS trình bày bài thơ ở thể thơ tự do.
- Nghe.
- Đọc cho HS viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Soát lỗi chính tả.
- Kiểm tra một số bài nhận xét.
- Một số HS nộp vở viết cho GV, còn lại các bạn đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.
c. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HDHS phân tích đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
* Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo 1 trong hai đề bài sau.
*) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
*) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- 3 – 6 em đọc bài của mình, lớp theo dõi nhận xét.
VD về một vài câu văn: 
a) Đám trẻ chăn trâu, chăn bò bạn nào bạn ấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước sông, phơi mình trong nắng, gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồng cỏ xanh.
b) Mới khoảng 9 giờ tối mà trong bản em đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con, tiếng gió thổi rì rào từ cánh rừng xa vọng lại, thỉnh thoảng quanh đay có tiếng chó sửa râm ran...
- Nhận xét bài HS làm tốt.
4. Củng cố:
+ Chữ đầu câu các em nên viết như thế nào? Kết thúc câu dùng dấu gì?
- Chữ đầu câu nên viết hoa, kết thúc câu dùng dấu chấm.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.
* Phần 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
2.Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Muốn giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? Hôm nay các em học bài: “LUYỆN TẬP CHUNG”
b. HDHS làm bài tập:
* Phần 1: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm.
- Tự làm bài vào vở, nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm bài.
* Bài 1 (179) Khoanh vào C (Vì ở đoạn đường thứ nhất ôtô đã đi hết 1 giờ ; ở đoạn đường thứ hai ôtô đã đi hết 60: 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ôtô đã đi cả hai đoạn đường là: 
 1 + 2 = 3 (giờ) 
* Bài 2 (179) Khoanh vào A (Vì thể tích của bể cá là = 96000 (cm3) hay 96 dm3 ; thể tích của nửa bể cá là 96: 2 = 48 (dm3). Vậy cần đổ vào bể 48 lít nước (1lít = 1dm3) để nửa bể có nước) 
* Bài 3 (180) Khoanh vào B (Vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần Lềnh được 11 – 5 = 6 (km) ; thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là 8: 6 = 1 (giờ) hay 80 phút).
- Nhận xét kết quả bài làm đúng.
Phần 2: 
Bài 1: (179)
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là: 
 (tuổi của mẹ) 
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là: 
 40 (tuổi) 
 Đáp số: 40 tuổi.
- Nhận xét.
Bài 2: (180)
- Gọi HS đọc bài.
- Đọc thầm bài trong SGK.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm (hai nhóm làm bài vào bảng nhóm).
- Thảo luận nhóm 4 làm bài như yêu cầu.
Bài giải
a) Số dân ở Hà Nội năm đó là: 
 2627 921 = 2 419 467 (người) 
Số dân ở Sơn La nưm đó là: 
 61 14 210 = 866 810 (người) 
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và Hà Nội là: 
 866 810: 2 419 467 = 0, 3582...
 0, 3582 = 35, 82%
b) Nếu mật đọ dân số của Sơn la là 100 người/km2 thì trung bình mỗi km2 sẽ có thêm 100 – 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn la tăng thêm là: 
 39 14 210 = 554 190 (người) 
 Đáp số: a) 35, 82%
 b) 554 190 người.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số ta làm như thế nào?
- Nêu qui tắc SGK.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (ĐỌC)
I. MỤC TIÊU:
	Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII ( nêu ở Tiết 1 Ôn tập)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Đọc thành tiếng (5đ): 
Đọc một đoạn trong bài: “ Công việc đầu tiên” – SGK Tiếng Việt 5 – Tập II – Trang 126 - 127.
II.Đọc thầm và làm bài tập (5đ):
 Đọc bài “ Con gái” - SGK Tiếng Việt 5 tập II – trang 112 , khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1.(0,5đ) Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
A. Cả bố và mẹ có vẻ buồn buồn.
B. Bố có vẻ buồn.
C. Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái “ Lại một vịt trời nữa” . Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. 
Câu 2.(0,5đ) Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
	A. Mơ học giỏi.
	B. Mơ giúp mẹ mọi việc trong nhà.
	C. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu bạn.
	D. Cả ba ý trên.
Câu 3.(0,5đ) Vì sao dì Hạnh nói “ con gai như Mơ thì một trăm đứa con trai cũng không bằng” ? 
Câu 4.(0,5đ) Câu chuyện này giúp ta suy nghĩ gì ?
	A. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là sai lầm.
	B. Con gai cũng đáng được qúy mến, coi trọng vì con gái không thua kém gì con trai.
	C. Sinh con trai hay con gái không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng ở chỗ phải nuôi dạy con ngoan để chở thành người có ích cho xã hội.
	D. Tất cả các ý trên.
Câu 5.(0,5đ) Bài tập đọc “ Con gái” thuộc chủ điểm nào ?
A. Nam và nữ.
B. Con gái kém gì con trai?
C. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 6.(0,5đ) Câu văn nào dưới đây là câu ghép?
A. Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi.
B. Tan học, các bạ

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN35 2015-2016 -.doc
Giáo án liên quan