Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố quy tắc thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

- Làm được các BT sgk

- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính.Giáo dục học sinh tính tự giác, cẩn thận.

II/Lên lớp:

A/Bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép chia, cả lớp làm vở nháp 882 : 36.

B/Luyện tập:

Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi

 

doc41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 luận: 
a)Đại hội liên đội: cần ghi biên bản vì Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện...
b)Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử:Không cần ghi biên bản vì đây chỉ là phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
c)Bàn giao tài sản:cần ghi biên bản vì cần phải ghi lại danh sách tài sản và tình trạng tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
d)Đêm liên hoan văn nghệ: không cần ghi biên bản vì đây là một sinh hoạt vui, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
e)Xử lí vi phạm về luật giao thông:cần ghi biên bản vì cần phải có bằng chứng về tình hình vi phạm và cách xử lí.
g)Xử lí việc xây dựng nhà trái phép:cần ghi biên bản làm bằng chứng.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, suy nghĩ đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài 1.
- Gọi HS nêu cách đặt tên biên bản của mình, cả lớp nhận xét, thống nhất:
a)Biên bản đại hội chi đội
c)Biên bản bàn giao tài sản
e)Biên bản xử lý vi phạm pháp luật về giao thông
g)Biên bản xử lý việc xây dựng nhà trái phép
Hoạt độn 3:Củng cố 
- Khi nào cần ghi biên bản
- GV nhận xét tiết học
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp; nhớ lại nội dung một cuộc họp (có thực) của tổ, lớp hoặc chi đội để chuẩn bị ghi lại biên bản cuộp họp trong tiết TLV tới.
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Giúp học sinh cũng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
- Làm được bài 1,2,3. khuyến khích HS làm thêm bài 4.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tính toán.
II/Lên lớp:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng giải lại bài 3 của tiết trước. 
- GV nhận xét 
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: Tính giá trị các biểu thức rồi so sánh.
- 1 HS làm mẫu 
 5 : 0,5 =10 3 : 0,2 =15
	5 x 2 =10 3 x 5 =15
- Cả lớp làm các trường hợp còn lại vào vở, kết quả là:
	52 : 0,5 = 104 18 : 0,25 = 72
	52 x 2 = 104 18 x 4 = 72
- GV nhận xét và chữa từng bài trên bảng.
- Hướng dẫn HS rút ra quy tắc nhẩm: 
+ khi chia cho 0,5 ta nhân số đó với 2
+ khi chia cho 0,2 ta nhân số đó với 5
+ khi chia cho 0,25 ta nhân số đó với 4
Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tìm x
- GV gọi 2 học sinh lên bảng phụ, cả lớp làm vở ôli, GV chữa bài. 
 a) x x 8,6 = 387 b) 9,5 x x = 399
 x = 387:8,6 	 x = 399:9,5
	 x = 45	 x = 42
- Gọi 1 số em nêu cách làm, nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3: 
- HS đọc đề toán, GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS thảo luận làm vào vở, 1 em làm bảng phụ để chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét.
	Bài giải:
	Số đầu ở cả hai thùng là
	21 + 15 = 36 (l)
	Số chai dầu là:
	36 : 0,75 = 48 (chai)
	Đáp số: 48 chai dầu
Bài 4: 
- HS thảo luận làm vào vở, 1 em làm bảng phụ để chữa bài
- Yêu cầu HS giải thích cách làm, nhắc lại các công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình vuông. 
- Chữa bài trên bảng:
	Bài giải:
	Diện tích hình vuông là:
	25 x 25 = 625(m2)
	Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
	625 : 12,5 = 50(m)
	Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
	(50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
	Đáp số : 125m
Hoạt động 3:Củng cố
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Xem trước bài Chia một số thập phân cho một số thập phân.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về từ loại
I/Mục tiêu:
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu BT 1.
- Dựa vào ý của khổ thơ thứ 2 trong bài Hạt gạo làng ta để viết một đoạn văn ngắn theo yêu cầu của BT 2.
- Giáo dục học sinh ý thức trau dồi về ngôn ngữ.
II/Chuẩn bị:
- SGK, vở bài tập tiếng việt.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ: 
- 1 HS lên bảng tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, cả lớp làm vào vở nháp: 
 “Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:
- Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy”. 
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu và nội dung của bài.Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết các định nghiã.
- HS đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
+ Động từ: Trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
+ Tính từ: Xa vời vợi, lớn.
+ Quan hệ từ: Qua, ở, với.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 2: 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thành tiếng khổ thơ thứ hai trong bài “Hạt gạo làng ta”
- HS làm việc cá nhân. Gợi ý cách làmbài cho HS: dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực.Khi vết xong đoạn văn, em chỉ ra 1 động từ , 1 tính từ, 1 quan hệ từ em đã dùng.
- HS cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào giấy khổ to.
- Cả lớp cùng nhận xét bài làm trên phiếu, sửa chữa để có một đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài, GV sửa lỗi cho HS, chấm bài một số em.
- Cả lớp bình chọn người biết đoạn văn hay nhất,chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
Hoạt động 3:Củng cố
- HS nhắc lại khái niệm các từ loại đã ôn
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu những HS biết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
KỂ CHUYỆN
Pa – xtơ và em bé
I/Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp.Rèn kỹ năng diễn đạt khi kể chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- có ănng khiếu biết kể toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
- Giáo dục học sinh biết sống nhân hậu, yêu thương con người.
II/Chuẩn bị:
- Ảnh Pa- xtơ.
- Tranh minh hoạ như sách giáo khoa đã phóng to.
III/Lên lớp: 
A/Bài cũ: 
- 2 HS kể lại một việc làm tốt để bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến.
- GV nhận xét
B/Bài mới: 
1/Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV cho HS quan sát ảnh của Pa-xtơ, giới thiệu câu chuyện.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nghe GV kể.
- GV kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ: Bác sỹ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dep, 6/7/1885, 7/7/1885.
- HS đọc tên các nhân vật.
- GV kể lần 2: Kể kết hợp dùng tranh minh hoạ. Giọng kể hồi hộp, nhấn giọng những từ nói về cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô-dép; nỗi xúc động của Lu-i Pa-xtơ khi nghĩ đến cái chết của cậu; tâm trạng lo lắng, day dứt hồi hộp của Pa xtơ khi quyết định tiêm những giọt vắc xin đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể người để cứu sống cậu bé.
- HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.
+ Tranh 1: Chú bé Giô- dép bị chó cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu- i Pa- xtơ cứu chữa.
+ Tranh 2: Pa- xtơ trăn trở, suy nghĩ về phương thức chữa trị cho cậu bé.
+ Tranh 3: Pa- xtơ quyết định phải tiêm vắc xin cho cậu bé.
+ Tranh 4: Pa- xtơ thức ròng suốt đêm để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho cậu bé.
+ Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi, Giô- dép vẫn bình yên và mạnh khoẻ.
+ Tranh 6: Tượng đài Lu- i Pa- xtơ ở viện chống dại mang tên ông.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS đọc lần lượt yêu cầu của bài tập
- Kể chuyện theo nhóm,GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghiã câu chuyện.
+ HS kể lại từng đoạn của câu chuyện
+ HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp:
+ HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS có năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép? (vì vắc xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật nhưng chưa thí nghiệm trên cơ thể con người)
+ Câu chuyện muốn nói điều gì? (Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu của Pa-xtơ)
Hoạt động 3 :Củng cố
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học
C/Hướng dẫn học ở nhà
- GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
Thứ sáu, ngày 8 tháng 12 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I/Mục tiêu: HS biết:
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng nội dung và hình thức.
- Rèn kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề; hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp; tư duy phê phán.
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý 1.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là biên bản? Biên bản thường có những nội dung nào?
- GV nhận xét
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
- 2 HS đọc đề bài tập.
- GV nêu câu hỏi để HS định hướng về biên bản họp mình sẽ viết:
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm . GV nhắc HS viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, nhanh.
- Gọi đại diện các nhóm đọc biên bản. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản nếu viết chưa đạt.
- Quan sát và ghi lại hoạt động của một người mà em yêu mến.
TOÁN
Chia một số thập phân cho một số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
- Làm được bài 1(a,b,c), bài 2.HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.	
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tính toán.
II/Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2.GV nhận xét
 - Kiểm tra VBT của tổ 2.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
*Ví dụ 1:
- Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 
- Hỏi: Khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không? (không).
- GV yêu cầu: Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2
- 3 HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 trước lớp.GV nhận xét.
- GV giới thiệu kĩ thuật tính (như SGK).GV ghi tóm tắt các bước làm lên bảng.
	23,56 6,2 
 	 4 96 3,8
 	 0
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính trên.
- Hỏi: Vì sao khi thực hiện phép tính 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng? (vì đều thực hiện nhân số bị chia và số chia với 10, nên thương không thay đổi).
*Ví dụ 2:	- Yêu cầu HS dựa vào cách làm ở VD1, đặt tính và thực hiện phép tính 82,55 : 1,27.
- HS làm vào vở nháp, 1 em lên bảng làm, trình bày cách thực hiện.
	82,55	 1,27
 6 35 65
 0
- GV nhận xét, kết luận cách làm đúng.
*Quy tắc:
- Qua hai ví dụ trên, em có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân?
- HS giở SGK đọc quy tắc.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: - HS thảo luận cặp đôi làm vở nháp
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện. GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài; GV tóm tắt bài toán lên bảng, hướng dẫn HS phân tích đề, xác định dạnh toán. HS cả lớp giải vào vở, 1 cặp làm bảng nhóm để chữa bài
	Tóm tắt 	 	Bài giải
	4,5 l : 3,42 kg 	1 lít dầu hoả cân nặng là
	8 lít : ....kg ? 	3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
	8 lít dầu hoả cân nặng là 
	0,76 x 8 = 6,08 (kg)
	Đáp số: 6,08kg
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3: 
- HS đọc đề bài.
- Nếu còn thời gian,GV cho HS làm bài vào vở, GV chấm rồi chữa bài. 
	Bài giải:
	429,5: 2,8 = 153 (dư 1)
Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải
	Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà:Hoàn chỉnh BT3, xem trước các bài tập phần luyện tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi, hát về chú bộ đội
- Ổn định nề nếp, GV giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Làm việc tổ
- HS đánh giá về các mặt: nề nếp; học tập; vệ sinh; các hoạt động khác
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua về nề nếp, học tập, vệ sinh và cá hoạt động khác
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
*GV đánh giá bổ sung tuần qua
+ Nề nếp: HS đi học chuyên cần, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; hạn chế tình trạng nghỉ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; thực hiện tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Chú trọng đến việc ôn bài và trả bài; Ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản có nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng hiện tượng mất trật tư khi xếp hàng vẫn còn
- Học tập: Nhiều em tiến bộ; nhiều em tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự giác học bài.; tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã động viên giúp đỡ bạn có nhiều tiến bộ trong học tập. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút hay kể cả giờ ra chơi.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp kịp thời; ăn mặc đúng quy định, không còn hiện tượng nghịch bẩn, quét lớp, lau chùi cửa sổ bảng biểu sạch sẽ. 
- Hoạt động khác: Giải bài trên báo kịp thời , tham gia tập văn nghệ tích cực
*Tồn tại: Đi học giờ bộ môn nếu thiếu cô chủ nhiệm vẫn chưa thật sự nghiêm túc, còn chen lấn xô đẩy nhau; trả lời câu hỏi còn phụ thuộc sách giáo khoa, nhiều em chưa học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
* GV phổ biến kế hoạch tuần tới:
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày TLQĐNDVN 22/12
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB 
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng ồn khi đi học giờ bộ môn.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Đẩy mạnh phong trào giữu vở và viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi
- Tham gia tập luyện dự thi HKPĐ cấp Huyện 
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp 
- Thi hát về chú bộ đội giữa ba tổ
- GV nhận xét giờ học
TUẦN 15
Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2018
KHOA HỌC
Gốm xây dựng, gạch ngói
I/ Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát và nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
II/Đồ dùng dạy học:
- Hình minh họa trang 56; 57 SGK. Một số lọ hoa bằng thủy tinh, gốm. Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ.
- Làm thế nào để phân biệt được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
- Đá vôi có tính chất gì ?
- Đá vôi có ích lợi gì?
B/Dạy bài mới.
1/Khởi động:
- Thi đua giữa ba tổ viết tên các vật liệu đã học
-Gv nhận xét và giơi bài Gốm xây dựng, gạch ngói
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết?
- Tất cả các loại đồ gốm được làm từ đâu chất gì?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
+ HS hoạt động theo nhóm
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Loại gạch nào dùng để xây tường?
+ Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân, hoặc vỉa hè, ốp tường?
+ Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
- GV cho HS biết cách lợp ngói hài và ngói âm dương.
- HS liên hệ thực tế.
- Trong lớp mình bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS làm thí nghiệm để tìm hiểu xem gạch, ngói có những tính chất gì?
 + HS thực hành theo nhóm 4.
 + Chia mỗi nhóm một miếng gạch khô, ngói khô và một bát nước
 + GV hướng dẫn làm thí nghiệm: 
 + HS vừa làm thí nghiệm vừa quan sát hiện tượng xẩy ra đồng thời giải thích hiện tượng đó. 
- HS trình bày thí nghiệm và nêu ra các tính chất của gạch và ngói.
- GV kết luận về các tính chất của gạch, ngói.
Hoạt động 4: Củng cố
- HS nhắc lại mục ban cần biết
- GV nhận xét tiết học
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- HS về nhà hoàn thành các câu hỏi sgk chuẩn bị bài sau	
ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1)
I/Mục tiêu
 Học xong này, HS biết:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trong, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II/Tài liệu và phương tiện
- Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1
III/Các hoạt động dạy học
A/Bài mới:
1/Khởi động:
 -Kể tên những người phụ nữ mà em yêu mến
-Kể tên những người phụ nữ lớn trong đánh giặc ngoại xâm giữ bình yên đất nước? Kể tên những người phụ nữ giữ các chức trách quan trọng trong xã hội mà em biết?
-GV nhận xét, giới thiệu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong xã hội
Tìm hiểu thông tin: trang 22 SGK.
+ Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ VN trong gia đình và ngoài xã hội.
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm 4 giao nhiệm vụ.
- Quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung từng bức tranh trong SGK.
- Các nhóm quan sát ảnh và thảo luận về nội dung từng ảnh: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh "Mẹ địu con làm nương" đều là những phụ nữ đã có đóng góp rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, khoa học, quân sự thể thao và trong gia đình..
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV KL: Đó là những người phụ nữ mà chúng ta vừa nêu có nhiều đóng góp trong xã hội. 
- Em hãy kể các công việc mà người phụ nữ trong gia đình, xã hội mà em biết?
- HS kể: Người phụ nữ nổi tiếng như phó chủ tịch nước Trương Mĩ Hoa, trong thể thao: Nguyễn Thuý Hiền ...
- Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
-Vì họ là những người gánh vác rất nhiều công việc gia đình, chăm sóc con cái, lại còn tham gia công tác xã hội....
- GV gọi 1 vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hành vi tôn trọng phụ nữ
+ Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi một số HS lên trình bày
GV KL: 	Các biểu hiện tôn trọng phụ nữ là: (a), (b) 
Các việc làm biểu hiện không tôn trọng phụ nữ là: (c) ; (d) 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do và sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
+ Cách tiến hành: 
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 HD học sinh cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ theo qui ước: tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh. 
- HS giơ thẻ 
- HS giải thích lí do 
- Lớp nhận xét
GVKL: - Tán thành ý kiến (a), ( d) 
 - Không tán thành với các ý kiến (b); (c); (đ) Vì các ý kiến này thể hiệ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_15_nam_hoc_2018_2019.doc