Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 14 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố quy tắc thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

- Làm được các BT sgk

- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính.Giáo dục học sinh tính tự giác, cẩn thận.

II/Lên lớp:

A/Bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép chia, cả lớp làm vở nháp 882 : 36.

B/Luyện tập:

Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi

 

doc31 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 14 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lời được các câu hỏi trong bài.
3.Học thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
II/Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- GV hát bài Hạt gạo làng ta.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ:
- 2 HS đọc nối tiếp bài Chuỗi ngọc lam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện này?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV hát cho HS nghe một đoạn trong bài hát Hạt gạo làng ta rồi giới thiệu bài thơ.
- 5 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ(2 lượt).
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 1: Làm việc nhóm
- HS thảo luận nhóm, đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi sgk
- Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? (từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của mẹ).
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo?(Giọt mồ hôi, nước như ai nấumẹ em xuống cấy)
- Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giảng: để làm ra hạt gạo phải mất rất nhiều công sức
- Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là “hạt vàng”?(vì hạt gạo rất quý,làm nên nhờ công sức của bao người).
- GV dặn HS phải quý trọng từng hạt gạo, không lãng phí cơm, gạo trong cuộc sống thường ngày.
- Nêu nội dung chính của bài? (mục I).
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, cả lớp tìm cách đọc hay.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm khổ 2, GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm. GV nhận xét
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài. GV nhận xét
C/Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát bài Hạt gạo làng ta.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
TOÁN
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.
- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Khuyến khích HS làm thêm các bài tập ở sgk
II/Lên lớp:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra VBT, gọi HS chữa bài
- Nhận xét bài cũ.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a)Hướng dẫn thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Cho cả lớp tính giá trị của các biểu thức ở phần a) và so sánh các kết quả đó.Chẳng hạn: Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm tìm kết quả 25 : 4; một nhóm tìm kết quả (25 x 5) : (4 x 5).
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra kết luận: giá trị của hai biểu thức là như nhau.
- HS nhận xét sự khác nhau của hai biểu thức ở mỗi nhóm.
- Hướng dẫn HS rút kết luận như SGK.
*Ví dụ 1:
- 2 HS đọc ví dụ.
- Gợi ý HS áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5( HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính).
- GV hướng dẫn : thông thường ta thực hiện như sau:
+ Đếm phần thập phân của sô 9,5( số chia ) có một chữ số.
+ Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 57(số bị chia) được 570; bỏ dấu phẩy ở số 9,5 được 95.
+ Thực hiện phép chia 570 : 95 = 6.
+ Vậy 57 : 9,5 = 6.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5.
- Hỏi: làm thế nào để 9,5 thành 95; 57 thành 570?( đều nhân với 10).
- Thương của phép chia có thay đổi không? (không).
*Ví dụ 2:
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 99 : 8,25.
- HS làm vào vở nháp, 1 em lên bảng làm, trình bày cách làm.
- GV nhận xét, chốt bài.
*Rút quy tắc:
- Qua hai ví dụ trên, em hãy nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- HS đọc quy tắc ở SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
Bài 2:
- Hỏi: Muốn chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001;ta làm thế nào?
- Muốn chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 3: 
- HS đọc đề thảo luận làm bài vào vở, 1 em lên bảng nhóm
- GV nhận xét, chữa bài.
	Giải:
	1 m thanh sắt đó cân nặng là:
	16 x 0,8 = 20(kg).
	Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng là:
	20 x 0,18 = 3,6(kg).
	Đáp số: 3,6 kg.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Nhận xét giờ học.
- HS hoàn thành VBT toán 
Thứ năm, ngày 7 tháng 12 năm 2017
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Giúp học sinh cũng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
- Làm được bài 1,2,3. khuyến khích HS làm thêm bài 4.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tính toán.
II/Lên lớp:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng giải lại bài 3 của tiết trước. 
- GV nhận xét 
B/Luyện tập: 
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: Tính giá trị các biểu thức rồi so sánh.
- 1 HS làm mẫu 
 5 : 0,5 =10 3 : 0,2 =15
	5 x 2 =10 3 x 5 =15
- Cả lớp làm các trường hợp còn lại vào vở, kết quả là:
	52 : 0,5 = 104 18 : 0,25 = 72
	52 x 2 = 104 18 x 4 = 72
- GV nhận xét và chữa từng bài trên bảng.
- Hướng dẫn HS rút ra quy tắc nhẩm: 
+ khi chia cho 0,5 ta nhân số đó với 2
+ khi chia cho 0,2 ta nhân số đó với 5
+ khi chia cho 0,25 ta nhân số đó với 4
Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tìm x
- GV gọi 2 học sinh lên bảng phụ, cả lớp làm vở ôli, GV chữa bài. 
 a) x x 8,6 = 387 b) 9,5 x x = 399
 x = 387:8,6 	 x = 399:9,5
	 x = 45	 x = 42
- Gọi 1 số em nêu cách làm, nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3: 
- HS đọc đề toán, GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS thảo luận làm vào vở, 1 em làm bảng phụ để chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét.
	Bài giải:
	Số đầu ở cả hai thùng là
	21 + 15 = 36 (l)
	Số chai dầu là:
	36 : 0,75 = 48 (chai)
	Đáp số: 48 chai dầu
Bài 4: 
- HS thảo luận làm vào vở, 1 em làm bảng phụ để chữa bài
- Yêu cầu HS giải thích cách làm, nhắc lại các công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình vuông. 
- Chữa bài trên bảng:
	Bài giải:
	Diện tích hình vuông là:
	25 x 25 = 625(m2)
	Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
	625 : 12,5 = 50(m)
	Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
	(50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
	Đáp số : 125m
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân
- Xem trước bài Chia một số thập phân cho một số thập phân.
KỂ CHUYỆN
Pa – xtơ và em bé
I/Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp.Rèn kỹ năng diễn đạt khi kể chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- có ănng khiếu biết kể toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
- Giáo dục học sinh biết sống nhân hậu, yêu thương con người.
II/Chuẩn bị:
- Ảnh Pa- xtơ.
- Tranh minh hoạ như sách giáo khoa đã phóng to.
III/Lên lớp: 
A/Bài cũ: 
- 2 HS kể lại một việc làm tốt để bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến.
- GV nhận xét
B/Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV cho HS quan sát ảnh của Pa-xtơ, giới thiệu câu chuyện.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nghe GV kể.
- GV kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ: Bác sỹ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dep, 6/7/1885, 7/7/1885.
- HS đọc tên các nhân vật.
- GV kể lần 2: Kể kết hợp dùng tranh minh hoạ. Giọng kể hồi hộp, nhấn giọng những từ nói về cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô-dép; nỗi xúc động của Lu-i Pa-xtơ khi nghĩ đến cái chết của cậu; tâm trạng lo lắng, day dứt hồi hộp của Pa xtơ khi quyết định tiêm những giọt vắc xin đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể người để cứu sống cậu bé.
- HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.
+ Tranh 1: Chú bé Giô- dép bị chó cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu- i Pa- xtơ cứu chữa.
+ Tranh 2: Pa- xtơ trăn trở, suy nghĩ về phương thức chữa trị cho cậu bé.
+ Tranh 3: Pa- xtơ quyết định phải tiêm vắc xin cho cậu bé.
+ Tranh 4: Pa- xtơ thức ròng suốt đêm để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho cậu bé.
+ Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi, Giô- dép vẫn bình yên và mạnh khoẻ.
+ Tranh 6: Tượng đài Lu- i Pa- xtơ ở viện chống dại mang tên ông.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS đọc lần lượt yêu cầu của bài tập
- Kể chuyện theo nhóm,GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghiã câu chuyện.
+ HS kể lại từng đoạn của câu chuyện
+ HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp:
+ HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS có năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép? (vì vắc xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật nhưng chưa thí nghiệm trên cơ thể con người)
+ Câu chuyện muốn nói điều gì? (Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu của Pa-xtơ)
C/Củng cố, dặn dò: 
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
TẬP LÀM VĂN
Làm biên bản cuộc họp
I/Mục tiêu: 
- HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản; nội dung, tác dụng của biên bản.
- Biết trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản (BT 1); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT 1,2.
- Rèn kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề; hợp tác(hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không vần lập biên bản); tư duy phê phán.
II/Chuẩn bị: 
- Một trong các mẫu đơn đã học (viết sẵn vào bảng phụ)..
- Phiếu viết nội dung bài tập 1.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ: 
- 2 em đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp đã được viết lại. 
- GV nhận xét, chấm điểm
B/Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu 2 HS đọc toàn văn Biên bản đại hội chi đội. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập, 1 nhóm làm vào giấy khổ to.Gợi ý cách làm:
+ HS đọc kĩ Biên bản đại hội chi đội. 
+ Đọc kĩ một mẫu đơn mà em đã học.
+ Trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của BT2
+ Ghi vắn tắt câu trả lời vào vở nháp.
- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to trình bày câu trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận câu trả lời đúng:
a) Chi đội ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người... nhằm thực hiện những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
b)- Cách mở đầu: 
+ Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ trên văn bản. 
+ Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm...
- Cách kết thúc:
+ Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác: biên bản cuộc họp có hai chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn.
c) Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ, thư ký, nội dung họp, chữ ký của chủ tịch và thư ký.
- GV chốt lại các ý chính về nội dung, thể thức của biên bản.
+Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường có những phần nào?
- 2-3 em đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Vài HS không nhìn SGK nói lại nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- Một HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi:Trường hợp nào cần ghi biên bản? trường hợp nào không cần? Vì sao?
- HS phát biểu ý kiến, trao đổi.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung bài tập 1.
- GV kết luận: 
a)Đại hội liên đội: cần ghi biên bản vì Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện...
b)Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử:Không cần ghi biên bản vì đây chỉ là phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
c)Bàn giao tài sản:cần ghi biên bản vì cần phải ghi lại danh sách tài sản và tình trạng tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
d)Đêm liên hoan văn nghệ: không cần ghi biên bản vì đây là một sinh hoạt vui, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
e)Xử lí vi phạm về luật giao thông:cần ghi biên bản vì cần phải có bằng chứng về tình hình vi phạm và cách xử lí.
g)Xử lí việc xây dựng nhà trái phép:cần ghi biên bản làm bằng chứng.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, suy nghĩ đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài 1.
- Gọi HS nêu cách đặt tên biên bản của mình, cả lớp nhận xét, thống nhất:
a)Biên bản đại hội chi đội
c)Biên bản bàn giao tài sản
e)Biên bản xử lý vi phạm pháp luật về giao thông
g)Biên bản xử lý việc xây dựng nhà trái phép
C/Củng cố, dặn dò: 
- Khi nào cần ghi biên bản
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp; nhớ lại nội dung một cuộc họp (có thực) của tổ, lớp hoặc chi đội để chuẩn bị ghi lại biên bản cuộp họp trong tiết TLV tới.
Thứ sáu, ngày 8 tháng 12 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I/Mục tiêu: HS biết:
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng nội dung và hình thức.
- Rèn kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề; hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp; tư duy phê phán.
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý 1.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là biên bản? Biên bản thường có những nội dung nào?
- GV nhận xét
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
- 2 HS đọc đề bài tập.
- GV nêu câu hỏi để HS định hướng về biên bản họp mình sẽ viết:
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm . GV nhắc HS viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, nhanh.
- Gọi đại diện các nhóm đọc biên bản. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản nếu viết chưa đạt.
- Quan sát và ghi lại hoạt động của một người mà em yêu mến.
TOÁN
Chia một số thập phân cho một số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
- Làm được bài 1(a,b,c), bài 2.HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.	
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tính toán.
II/Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
III/Lên lớp:
A/Bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2.GV nhận xét
 - Kiểm tra VBT của tổ 2.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
*Ví dụ 1:
- Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 
- Hỏi: Khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không? (không).
- GV yêu cầu: Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2
- 3 HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 trước lớp.GV nhận xét.
- GV giới thiệu kĩ thuật tính (như SGK).GV ghi tóm tắt các bước làm lên bảng.
	23,56 6,2 
 	 4 96 3,8
 	 0
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính trên.
- Hỏi: Vì sao khi thực hiện phép tính 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng? (vì đều thực hiện nhân số bị chia và số chia với 10, nên thương không thay đổi).
*Ví dụ 2:	- Yêu cầu HS dựa vào cách làm ở VD1, đặt tính và thực hiện phép tính 82,55 : 1,27.
- HS làm vào vở nháp, 1 em lên bảng làm, trình bày cách thực hiện.
	82,55	 1,27
 6 35 65
 0
- GV nhận xét, kết luận cách làm đúng.
*Quy tắc:
- Qua hai ví dụ trên, em có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân?
- HS giở SGK đọc quy tắc.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: - HS thảo luận cặp đôi làm vở nháp
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện. GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài; GV tóm tắt bài toán lên bảng, hướng dẫn HS phân tích đề, xác định dạnh toán. HS cả lớp giải vào vở, 1 cặp làm bảng nhóm để chữa bài
	Tóm tắt 	 	Bài giải
	4,5 l : 3,42 kg 	1 lít dầu hoả cân nặng là
	8 lít : ....kg ? 	3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
	8 lít dầu hoả cân nặng là 
	0,76 x 8 = 6,08 (kg)
	Đáp số: 6,08kg
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3: 
- HS đọc đề bài.
- Nếu còn thời gian,GV cho HS làm bài vào vở, GV chấm rồi chữa bài. 
	Bài giải:
	429,5: 2,8 = 153 (dư 1)
Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải
	Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà:Hoàn chỉnh BT3, xem trước các bài tập phần luyện tập.
ĐỊA LÝ
Giao thông vận tải
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta
- Chỉ trên lược đồ các tuyến đường giao thông,Nhận xét về sự phân bố của giao thông.
*GDATGT:Có ý thức thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.
II/Đồ dùng : 
- Bản đồ giao thông Việt Nam -Tranh ảnh về các phương tiện giao thông.
III/Các hoạt động:
A/Bài cũ : 
- Kể tên một số trung tâm CN lớn ở nước ta?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Tìm hiểu về các loại hình giao thông ở nước ta 
+YCHS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi mục 1 sgk.
+Gọi một số HS trả lời lớp nhận xét bổ sung.
+GV nhận xét,bổ sung.
*Kết luận:Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải:đường ô tô,đường sắt,đường thủy,đường hàng không.
+ Các loại hình giao thông nào thuộc giao thông đường bộ? 
+ Kể tên một số loại biển báo hiệu giao thông đường bộ?
+ Đi đường chúng ta cần phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các biển báo hiệu giao thông.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- Sự phân bố các loại hình giao thông ở nước ta 
+Gọi một số HS trình bày.Chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt BẮc – Nam,Quốc lộ 1A,các sân bay,cảng biển.
+GV nhận xét,bổ sung.
KL: Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước
+Các tuyến GT chính chạy theo chiều B-N vì lãnh thổ dài theo chiều B-N.Quốc lộ 1A,đường sắt B-N là tuyến đường ôtô và đường sắt dài nhất,chạy dọc theo chiều dài đất nước..Các sân bay quốc tế là:Nội Bài,Tân Sơn Nhất,Đà Nẵng,..Những thành phố có cảng biển lớn:Hải Phòng,Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh,
C/ Cũng cố - dặn dò
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
- Dặn HS học bài chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 10 và phổ biến kế hoạch tuần 14
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi, hát về chú bộ đội
- Ổn định nề nếp, GV giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Làm việc tổ
- HS đánh giá về các mặt: nề nếp; học tập; vệ sinh; các hoạt động khác
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua về nề nếp, học tập, vệ sinh và cá hoạt động khác
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
*GV đánh giá bổ sung tuần qua
+ Nề nếp: HS đi học chuyên cần, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; hạn chế tình trạng nghỉ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; thực hiện tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Chú trọng đến việc ôn bài và trả bài; Ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản có nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng hiện tượng mất trật tư khi xếp hàng vẫn còn
- Học tập: Nhiều em tiến bộ; nhiều em tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự giác học bài.; tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã động viên giúp đỡ bạn có nhiều tiến bộ trong học tập. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút hay kể cả giờ ra chơi.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp kịp thời; ăn mặc đúng quy định, không còn hiện tượng nghịch bẩn, quét lớp, lau chùi cửa sổ bảng biểu sạch sẽ. 
- Hoạt động khác: Giải bài trên báo kịp thời , t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_14_nam_hoc_2017_2018.doc