Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019
I/Mục tiêu:
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.
- Viết một đoạn văn ngắn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường theo yêu cầu BT3.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.Từ điển HS
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối với những từ ngữ nào trong câu.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- HS nhắc lại chủ điểm đang học, GV giới thiệu bài
bài văn tả người thường gặp. II/Đồ dùng: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - GV kiểm tra kết quả ghi lại quan sát một người mà em thường gặp. - GV nhận xét, chấm điểm kết quả ghi chép của HS. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài - GV gọi một HS lên bảng cho cả lớp quan sát và nhận xét ngoại hình, GV giới thiệu bài học 2/ Các hoạt động Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập 1. - HS trao đổi theo cặp . - HS thi trình bày miệng trước lớp. - Cả lớp, GV chốt lại ý kiến đúng. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp Bài tập 2: - GV nêu y/c bài tập 2. - HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp. - HS đọc kết quả ghi chép. Cả lớp nhận xét. - GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, HS đọc . - HS lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa trên kết quả quan sát. - HS trình bày dàn ý đã lập.GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: Nhận xét - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Những HS viết chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại. _____________________________ TOÁN Luyện tập I/Mục tiêu: - Biết chia STP cho số tự nhiên. - Củng cố quy tắc chia thông qua giải toán có lời văn. - HS làm bài 1, 3. Khuyến khích HS hoàn thành các bài còn lại tại lớp. II/Đồ dùng dạy hoc :Bảng phụ III/ Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đạt tính và tính; cả lớp làm vào vở nháp: a. 45,5 : 12 b. 112,56 : 21 c. 294,2 : 73 d. 323,36 : 43. B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - HS nêu yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 2 HS thực hiện phép tính ở bảng. Chữa bài trên bảng lớp. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả. KQ: a, 9,6 b, 0,86 c, 6,1 d, 5,203 Bài 2: - HS tự làm bài. - GV gọi một số HS đọc kết quả và GV ghi lên bảng lớp. Chẳng hạn: b, KQ: Thương là 2,05 và số dư là 0,14 Bài 3: - HS tự làm bài. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. KQ: a, 1,06 b, 0,612 Bài 4: - HS đọc đề toán, xác định dạng toán. - HS tóm tắt bài toán, tự giải. Gọi 1HS lên bảng chữa bài. ĐS : 364,8kg. Hoạt động 2: Củng cố - Gọi HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Nhận xét giờ học. C/Hướng dẫn học ở nhà -Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập còn lại. ____________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về quan hệ từ I/Mục tiêu: - Nhận biết được các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng (BT1). - Biết sử dụng các quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn( BT3). II/Đồ dùng: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: -HS đọc kết quả bài tập 3 tiết LTVC trước (Viết đoạn văn khoảng 5 câu về bảo vệ môi trường). B/Bài mới: 1/Khởi động -Ba dãy thi đua đặt câu có cặp quan hệ từ vì...nên ; tuy ....nhưng nêu tác dụng của các cặp qua hệ từ 2/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập1,tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn. - HS phát biểu ý kiến. Gv chốt lại lời giải đúng: Câu a : Nhờ mà Câu b : Không những mà còn Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi Bài tập 2: - HS đọc y/c bài tập. - HS làm bài theo cặp. - HS chữa bài: HS nêu được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ. - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Bài tập 3: - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 3. - HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. GV kết luận:So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu sau: Câu 6: Vì vậy, Mai Câu7: Cũng vì vậy, cô bé. Câu 8: Vì chẳng kịp..nên cô bé. ? Đoạn nào hay hơn vì sao? GV nhắc HS: Cần sử dụng từ chỉ quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Hoạt động 4: Củng cố -HS nhắc lại những nội dung đã luyện tập - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà -Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập còn lại. - HS xem lại các kiến thức đã học. _______________________________ KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I/Mục tiêu: - Kể được việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân, những người xung quanh để bảo vệ môi trường. - Biết kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực. II/Đồ dùng dạy hoc: Bảng phụ III/ Hoạt động dạy học: A/Khởi động - Chúng ta đang học chủ điểm gì? Hãy kể lại những việc làm thể hiện sự dũng cảm để bảo vệ môi trường? - Giới thiệu bài học B/Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài - HS đọc 2 đề bài của tiết học. - HS nêu y/c của đề bài: kể một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. - HS đọc thầm gợi ý trong SGK. - HS nối tiếp nhau đọc tên câu chuyện các em chọn kể. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện mình định kể. Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Kể chuyện trong nhóm. - Kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn người kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất. - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà -Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về các câu chuyện thuộc chủ đề hôm nay - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ________________________________ Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2018 TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) I/Mục tiêu: - HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào kết quả quan sát đã có. II/Đồ dùng dạy hoc: Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: -HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu bài học 2/Các hoạt động: Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập - HS nối tiếp nhau đọc y/c của đề bài và đọc gợi ý trong SGK. - HS khá đọc dàn ý phần tả ngoại hình. - HS nhắc lại y/c viết đoạn văn: + Đoạn văn cần có câu mở đoạn. + Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểuvề ngoại hình của người em chọn tả.Thể hiện được tình cảm của em với người đó. + Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí. Hoạt động 2: Luyện viết đoạn văn - HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát; viết đoạn văn - HS đọc đoạn văn đã viết - GV và cả lớp nhận xét. C/Hướng dẫn học ở nhà - Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. TOÁN Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... I/Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... và vận dụng để giải bài toán có lời văn. II/ Đồ dựng dạy học: III/Hoạt động dạy học: A/ Bài mới: 1/Khởi động: - GV nêu phép chia VD 1-SGK: 213,8 : 10 = ? -Thi đua giữa ba tổ đặt tính rồi tính 213,8 : 10 - HS lên bảng đặt phép tính và thực hiện phép chia, cả lớp làm vào vở nháp - HS nhận xét hai số: 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau. - HS rút ra kết luận như SGK. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Thực hiện phép chia - GV nêu VD2:HS thực hiện tương tự như VD1. - HS tự nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10,100, 1000,... - GV nêu ý nghĩa của phép chia nhẩm: Không cần thực hiện phép chia cũng tìm được kết quả phép tính bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: GV viết từng phép chia lên bảng gọi HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi nêu kết quả. Bài 2: HS tự làm tương tự bài1. Bài 3: HS đọc đề toán tóm tắt đề toán gọi 1 em chữa vào bảng phụ. Bài giải Số gạo đã lấy ra là: 537,25 : 10 = 53,725 ( tấn) Số gạo còn lại trong kho 537,25- 53,725 = 483,525 ( tấn) Đáp số: 483,525 tấn gạo - GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động 3:Củng cố -HS nhắc lại quy tắc chia nhẩm một số thập cho 10,100,1000,... -GV nhận xét tiết học C/Hướng dẫn học ở nhà -Nhớ vận dụng quy tắc chia nhẩm một số thập cho 10,100,1000,...trong làm bài. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I/Mục tiêu - Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới II/Chuẩn bị ; - Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình. - Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo. III/Các hoạt động dạy học 1/ Ổn định: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi Trời đất 2/ Đánh giá hoạt động tuần qua: - Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua - Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ. 3/ GV đánh giá chung : Ưu điểm: *Nề nếp: -HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; -Thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; -Thực hiện tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; - Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. - Ban cán sự lớp tích cực chủ động -Vệ sinh cá nhân sách sẽ -Nhiều bạn cố gắng trong học tập như Hoàng, mai, Nguyên, Bảo Yến, An, Hưng.... - Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn. *Tồn tại: - Tổ 3 chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhở. - Một số bạn về nhà còn chưa chịu khó ôn bài và chuẩn bị bài 4/ Kế hoạch tuần tới: LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG NGÀY TLQĐNDVN 22/12 - Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp. - Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS. - Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt. - Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học. - Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra. - Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp 5/ Ban văn nghệ Tổ chức sinh hoạt chủ đề Ngày TLQ ĐNDVN 22/12 TUẦN 14 Thứ hai, ngày 3 tháng 12 năm 2018 KHOA HỌC Nhôm I/Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của nhôm. - Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng. II/Đồ dùng : - Hình minh họa trong SGK. - HS chuẩn bị một số đồ dùng: thìa, cặp lồng bằng nhôm. III/Hoạt động dạy học: A/Bài mới: 1/Khởi động - Em hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim đồng? -Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì? 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Kể tên các đồ dùng bằng nhôm mà em biết. - GV kết luận. Hoạt động 2: Làm việc nhóm - HS thảo luận nhóm 4, quan sát vật thật hoàn thành bảng sau: Nhôm Hợp kim của nhôm Nguồn gốc Có trong vỏ trái đất và quặng nhôm Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm. Tính chất - Có màu trắng bạc. -Nhẹ hơn sắt và đồng. - Có thể kéo thành sợi, dát mỏng -Không bị ghỉ nhưng có thể bị một số a xít ăn mòn. - Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt Bền vững, rắn chắc hơn nhôm. - Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, GV và các nhóm bổ sung. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em? - Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao? Hoạt động4: Củng cố - HS đọc mục bạn cần biết C/Hướng dẫn học ở nhà - HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, hoàn thành VBT Khoa học ĐẠO ĐỨC Kính già yêu trẻ (T2) I/Mục tiêu: -HS nêu được những hành vi, việc làmphù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. -Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng kính trọng người già và yêu trẻ em. - GDKNS : Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em. II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ bài tập hoạt động hai, thẻ màu III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Vì sao chúng ta cần kính trọng người già,yêu quý em nhỏ?- Chúng ta cần thể hiện lòng kính trọng người già,yêu quý em nhỏ như thế nào? - Các em đã làm được việc gì thể hiện lòng kính trọng người già,yêu quý em nhỏ? B/Bài mới 1/Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học 2/Các hoạt động Hoạt động 1:Nhận xét hành vi. -HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT nhận biết những hành vi,việc làm đúng; những hành vi việc làm sai trái trong VBT. -HS nêu kết quả thảo luận. Hoạt động 2:Bày tỏ thái độ. -HS thảo luận theo cặp. -Hãy ghi vào ô trống dấu + trước những ý kiến mà các em đồng ý,dấu – trước những ý kiến mà các em không đồng ý. Cần kính trọng người già mà không phân biệt họ quen biết mình hay không. Cần yêu quý trẻ để cha mẹ của bé cho mình quà. Nếu ta kính già yêu trẻ thì sẽ được mọi người quý mến. Cần yêu quý trẻ em mà không phân biệt người giàu hay người nghèo. Chỉ cần giúp đỡ người già và em nhỏ khi có người nhờ đến mình. Hoạt động3:Báo cáo kết quả điều tra. -Lớp ta có thể giúp đỡ được người già hay em nhỏ nào? -Nên tổ chức việc giúp đỡ như thế nào? Hoạt động 4: Củng cố -Thực hiện giúp đỡ người già và em nhỏ theo kế hoạch đã định C/Hướng dẫn học ở nhà - Ghi những việc mình làm cùng k/q vào phiếu rèn luyện. _________________________________ KĨ THUẬT Cắt, khâu, thêu tự chọn( Tiết2) I/Mục tiêu: HS cần phải. -Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của mẫu thêu chữ V. -Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật,đúng quy trình. -Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. II/Đồ dùng: -Mẫu thêu chữ V -Một số s/p thêu trang trí bằng mẫu chữ V. -Vải, kim khâu, len hoặc sợi khác màu vải. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ : HS nhắc lại các kiểu thêu đã học ở lớp 4. B/Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu chữ V:HS q/s mẫu và q/s hình 1 SGK và nêu nhận xét đặc điểm mũi thêu chữ V ở mặt phải và mặt trái đường thêu. - GV giới thiệu một số s/p may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V - HS nêu ứng dụng của thêu chữ V. Hoạt động 2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật -HS đọc mục II trong SGK để nêu các bước thêu chữ V. -HD HS cách vạch dấu đường thêu chữ V. -HS q/s hình 3,4 SGK,nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi chữ V. -GV h/d thêu theo các bước như SGK Hoạt động 3:Thực hành thêu - Hs tự thêu, Gv theo dõi hướng dẫn. Hs làm và cuối tiết trưng bày sản phẩm. Gv và cả lớp đánh giá Hoạt động 4: Củng cố -Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu chữ V và nhận xét C/Hướng dẫn học ở nhà - HS tập thêu trên giấy kẻ ô li hoặc vải. Thứ ba, ngày 4 tháng 12 năm 2018 KHOA HỌC Đá vôi I/Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. II/Đồ dùng dạy học: - HS sưu tầm tranh, ảnh về các hang động đá vôi. - Hình minh họa trong SGK. - Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nó? - Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì? - Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần chú ý điều gì? B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài 2/ Các hoạt động Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta. - HS quan sát hình minh họa trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó. - Em còn biết ở nước ta vùng nào có nhiều núi đá vôi và đá vôi? Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi. - HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như trong SGK. - HS mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm. - HS rút ra tính chất của đá vôi: không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt. Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi. - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi: Đá vôi dùng để làm gì? Hoạt động 4: Củng cố - Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc mục Bạn cần biết. - Chuẩn bị bài 27 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập MRVT: Bảo vệ môi trường I/Mục đích: - Giúp HS củng cố vốn từ về Bảo vệ môi trường. - Biết sử dụng các từ thuộc chủ điểm để thực hành kĩ năng thông qua các bài tập. II/Hoạt động dạy học: A/Bài mới: 1/Khởi động: - 2 HS nhắc lại chủ điểm đang học và nêu một số từ ngữ về chủ điểm đó. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện tập Bài 1: Từ các tiếng: hồ, ao, sông, rạch, ngòi, máng, kênh, mương. Hãy tạo 12 từ ghép có nghĩa tổng hợp dùng để chỉ nguồn nước trong môi trường: (Đáp án: hồ ao, ao hồ, sông hồ, ao sông, ao ngòi, ao mương, sông rạch, sông ngòi, sông máng, kênh rạch, mương máng, kênh mương ). Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ chấm: môi trường, môi sinh, sinh thái, hình thái. a) là môi trường sống của sinh vật. ( môi sinh) b) Vùng khí hậu phù hợp với đặc tính của cây lúa. ( sinh thái) c) là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được. ( hình thái) d) Mô- da sinh ra và lớn lên trong âm nhạc. ( môi trường) Bài 3: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: bảo quản, bảo vệ, bảo tồn, bảo toàn, bảo hiểm. Chúng em góp phần . môi trường xanh, sạch, đẹp. (bảo vệ) Thóc gạo trong kho luôn được . tốt. (bảo quản) Người tham gia giao thông cần đội mũ . để phòng tai nạn. (bảo hiểm) Công tác di tích lịch sử và văn hóa luôn được coi trọng. (bảo tồn) e.Đơn vị du kích rút về khu căn cứ để . lực lượng. (bảo toàn) Bài 3: Đặt câu với các từ sau:, môi trường ,bảo vệ. Hoạt động 2; Vận dụng sáng tạo Bài 4: Hãy viết một đoạn văn nói về chủ đề môi trường - HS thảo luận nhóm 2 cùng bàn, làm bài vào vở. - Gọi một số HS nối tiếp nhau điền từ, đặt câu. - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. Hoạt động 3: Cũng cố - HS nhắc lại một số từ ngữ về chủ đề môi trường C/Hướng dẫn học ở nhà - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ____________________________ ĐỊA LÍ: Công nghiệp (tiếp theo) I/Mục tiêu: - Nêu được tình hình phân bố của một số nghành công nghiệp: - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp. Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng II/Đồ dùng: - Bản đồ kinh tế VN; Lược đồ công nghiệp VN III/Hoạt động dạy học: A/ Bài mới: 1/Khởi động: - Kể tên một số ngành công nghiệp nước ta và sản phẩm của các ngành đó? - Nêu đặc điểm của nghề thủ công nước ta?. - Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào? 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Sự phân bố của các ngành công nghiệp - HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ. - Tìm trên lược đồ nơi có ngành khai thác than, dầu mỏ, a-pa tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện. - GV tổ chức cho HS ghép kí hiệu vào lược đồ (Tổ chức cho hai đội ghép nối tiếp). Ngành công nghiêp Phân bố A 1.Nhiệt điện 2.Thủy điện 3.Khai thác khoáng sản 4.Cơ khí ,dệt may,thực phẩm B a.Nơi có nhiều thác ghềnh. b.Nơi có mỏ khoáng sản c.Nơi có nhiều laođộng, nguyên liệu,người mua hàng d.Gần nơi có than dầu khí - GV nhận xét cuộc thi. Hoạt động 2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phát triển của một số ngành công nghiệp -HS làm việc cá nhân hoàn thành BT:Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp. - HS trình bày kết quả trước lớp. Hoạt động3:Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. - HS hoàn thành bài tập trong VBT: +Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. +Nêu các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Hoạt động 4: Củng cố - GV tổng kết giờ học. C/Hướng dẫn học ở nhà - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:Giao thông vận tải . TUẦN 16 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2018 KHOA HỌC Thuỷ tinh I.Mục tiêu: - Biết làm một số thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy tinh. - Nêu được công dụng của thuỷ tinh. - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh. * GD BVMT (Liên hệ) : GD HS ý thức khai thác hợp lí các nguồn TNTN. II. Chuẩn bị: - Cốc, chai lọ bằng thủy tinh, bật lửa, miếng thủy tinh. Giấy thí nghiệm, bút dạ, bảng nhóm. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? - Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống? B/Bài mới: 1/Tình huống xuất phát: - H: Em hãy kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh . - Tổ chức trò chơi “ truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng thủy tinh; GV kết luận trò chơi. 2/Nêu ý kiến ban đầu của HS: - Yêu cầu HS mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh và trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên. -Từ những ý kiến ban đầu của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên( chọn ý kiến trùng nhau xếp vào 1 nhóm) 3/Đề xuất câu hỏi: - GV yêu cầu: Em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh (có
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_14_nam_hoc_2018_2019.doc