Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.

 - Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

II/Các hoạt động dạy học:

A/Bài cũ :

-Chữa bài kiểm tra

B/Bài mới :

Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp

 a, GV nêu ví dụ 1, cho HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng: 1,84 + 2,45 = ? (m)

 - GV hư¬ớng dẫn HS thảo luận cặp đôi tự tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân (bằng cách chuyển về phép cộng hai số tự nhiên : 184 + 245 + 429 = ? ( cm); rồi chuyển đổi đơn vị đo : 429 cm = 4,29 m để tìm được kết quả phép cộng các số thập phân; 1,84 + 2,45 = 4,29 (m).

 - GV hướng dẫn HS tự đặt tính rồi tính như SGK . Lưu ý HS về cách đặt dấu phẩy ở tổng (đặt thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng )

 - GV cho HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của hai phép cộng :

( Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy)

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g( Đà, Hồng)và các từ ngữ dễ viết sai chính tả: nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ,...
 - HS gấp SGK, GV đọc thong thả cho HS viết
 - Đổi chéo vở cho nhau để khảo bài
 - Giáo viên chấm một số bài và nhận xét
- Cho HS thi viết nhanh viết đẹp các chữ vừa viết hoa
C/Hướng dẫn học ở nhà:
Dặn những học sinh chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
____________________________________
Thứ tư, ngày 8 tháng 11 năm 2017
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: Củng cố về:
- Cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học, bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
II/Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
 Đặt tính rồi tính:
 34, 76 + 57,19 19,4 + 120,41 0, 324 + 6, 54 123 + 43,67
B/Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1:.
- Cho HS tự nhận xét để nêu được “Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán”. Cho HS nhắc lại rồi tự viết a + b = b + a
Bài 2: Giúp HS biết sử dụng tính chất giao hoán để thử .
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 4:
Bài giải
Số mét vải cửa hàng bán được trong hai tuần là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Số ngày trong hai tuần là:
7 x 2 = 14 ( ngày)
Trung bình mỗi ngày bán được số mét vải là:
840 : 14 = 60 (m)
ĐS : 60m
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- HS nhắc lại cách cộng hai số thập phân GV tổng kết tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành BT còn lại
	_______________________________
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (tiết 3)
I/ Mục tiêu.
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.( yêu cầu mức độ kiến thức kỹ năng về phần đọc cần đạt như tiết 1)
- Tìm và ghi lại được các chi tiết và HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
 - Tranh ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã hoc, nếu có.
III/Các hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- HS nhắc lại nội dung tập giờ trước
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( được xem lại bài khoảng từ 1- 2 phút )
- HS đọc SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học, HS nào không đạt yêu cầu - GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- HS đọc đề bài
- GV ghi tên 4 bài văn : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
- HS làm việc cá nhân: Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
 - HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do.
VD: Trong bài văn miêu tả “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, em thích nhất chi tiêt “ những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng”. Vì từ “vàng lịm” vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với “chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng” thật bất ngờ và chính xác.
 - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
Hoạt động 3:Củng cố
- Khi miêu tả bài văn cần lưu ý điều gì?
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Những bạn chưa hoàn thành bài kiểm tả tiếp tục về ôn tập
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (tiết 4)
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Lập được bảng từ ngữ ( danh từ, tính từ, động từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5.
 - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu giao việc, bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kiểm tra khái niệm từ đồng nghĩa trái nghĩa
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
BT1:.
- Học sinh làm việc theo nhóm, điền vào phiếu giao việc.
Việt Nam-Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
.....................................
.....................................
......................................
.................................
.................................
.................................
................................
..................................
................................
Động từ,
Tính từ
......................................
.....................................
.....................................
................................
................................
.................................
.................................
.................................
.................................
Thành ngữ, tục ngữ
.....................................
.....................................
......................................
.....................................
.....................................
.................................
................................
...............................
.................................
................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung trên bảng lớp.
BT2: Thực hiện tương tự BT1, HS làm việc theo nhóm. GV viết kết quả đúng vào bảng từ ngữ hoặc chọn một bảng tốt nhất để bổ sung. Một vài học sinh đọc bảng kết quả. 
C/ Củng cố
- HS nêu lại các thành ngữ, tục ngữ đã học trong các chủ điểm vừa ôn tập.
- Nhận xét giờ học
________________________________
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2018
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (tiết 5)
I/ Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Mức độ cần đạt như tiết 1.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
 - Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS điền vở kịch “ Lòng dân”.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( được xem lại bài khoảng từ 1- 2 phút )
 - HS đọc SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc, HS trả lời.
 - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học .
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
 - GV lưu ý 2 yêu cầu : 
 + Nêu tính cách một số nhân vật.
 + Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
 - Yêu cầu 1 : HS đọc thầm vở kịch “Lòng dân”, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
 - Yêu cầu 2 : Diễn 1 trong 2 đoạn của vở kich “Lòng dân.”
 + Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch 
 + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
- Hs nêu lại nội dung của vở kịch.
Gv nhận xét kết luận: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương nhóm HS diễn kịch giỏi luyện tập diễn cả hai đoạn của vở kịch “Lòng dân” để đóng góp tiết mục trong buổi liên hoan văn nghệ của lớp hoặc của trường.
TOÁN
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
ĐỀ CHUNG CỦA TRƯỜNG
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ TRƯỜNG RA
______________________________
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2018
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (tiết 6)
I/ Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu BT1, 2.
- Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa BT3, 4.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu giao việc, bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kiểm tra khái niệm từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài tập1: 
- HS nêu lại thế nào là từ đồng nghĩa.
 H:Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? (vì các từ đó dùng chưa chính xác)
Lời giải: + Những từ dùng không chính xác: bê, bảo, vò, thực hành.
 + Thay bằng từ đồng nghĩa : bưng, mời, xoa, làm.
Bài tập 2: 
Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
- Lời giải : no, chết, bại, đậu, đẹp
Bài tâp 3: 
 - HS làm việc độc lập .
 - GV nhắc HS chú ý:
 + Mỗi em có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt 1 câu đồng thời chứa 2 từ đồng âm.
 + Cần chú ý dùng từ đúng với nghĩa đã cho là: giá ( gía tiền )/ giá ( giá để đồ vật). Không đặt câu với từ “ giá” mang nghĩa khác.
VD: giá (giá lạnh)
 - HS tiếp nối nhau đọc các câu văn.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài tâp 4:
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn; sau đó viết vào vở 3 câu, mỗi câu mang một nghĩa của từ “đánh”
Hoạt động 3:Củng cố
- HS nêu lại khái niệm về từ đồng âm, từ đồng nghĩa.
 - Nhận xét giờ học.
____________________________
TOÁN
Tổng nhiều số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân 
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân.
 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III/Hoạt động dạy học :
A/ Kiểm tra bài cũ:
 - Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
 a) 12, 34 + 12, 66 .. 12,66 + 12,34
 b) 56,07 + 0,09 .. 52,39 + 4,09
 c) 15,82 + 34,57 .. 21,78 + 23,98
B/Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 a. Ví dụ:
- GV nêu bài toán, HS thảo luận cặp đôi và tìm ra kết quả
+ Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng ?
+ Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
 27,5
 36,75
 14,5
 78,75
- HS làm bài và trình bày bài - HS nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
 b. Bài toán:Tổ chức tương tựu VD a
+ Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
Bài 1: Y/c HS nêu lại cách tính tổng nhiều số thập phân.
Bài 2: Y/c HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. và viết lên bảng:
 (a + b) + c = a + (b + c) 
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: Y/c HS giải thích đã sử dụng tính chất nào của phép cộng các số thập phân trong quá trình tính. VD:
 a. 12,7 + 5,89 +1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
 = 14 + 5,89 = 19,89
 ( Sử dụng tính chất giao hoán)
Hoạt động 4:Củng cố
- GV cho HS nhắc lại các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn về nhà xem lại bài, hoàn thành BT toán ở VBTT
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
- Nề nếp: Hưởng ứng tốt tần lễ chào mừng ngày NGVN 20/11, HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông đội muc bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Tuyên dương ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản tốt.
- Học tập: Chữ viết có nhiều tiến bộ; Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.
- Tuyên dương các tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực - Nam, Hiệp có nhiều tiến bộ trong học tập.Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh, kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần tới
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
5/ Ban văn nghệ Tổ chức đọc thơ về thầy, cô
-Các tổ thi đọc diễn cảm về chủ đề ngày nhà giáo VN 20/11
- Bình chọn một bạn nam và một bạn nữ tham dự cuộc thi cấp trường
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I (tiết 7)
I/ Mục tiêu:
- Đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức kỹ năng giữa học kì 1( Như tiết 1)
- Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu, Luyện từ và câu.
II/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc- hiểu.
- GV chọn cho HS đọc bài “ Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
- Gọi HS lần lượt lên đọc, sau khi đọc xong GV hỏi về nội dung trong một đoạn của bài đọc.
- GV nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2: HS làm bài kiểm tra
- GVghi đề kiểm tra lên bảng ( SGK)
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề, cách làm bài.
- HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời.
- HS làm bài.
* Đáp án: Câu 1: ý b	Câu 2: ý a Câu 3: ý a Câu 4: ý b
 Câu 5: ý c Câu 6: ý c Câu 7: ý a Câu 8: ý b
 Câu 9: ý c Câu 10: ý a
Hoạt động 3: Nhận xét 
- GV nhận xét giờ học 
TIẾNG VIỆT:
Ôn tập (Tiết 8)
I/Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ tốc độ 95 chữ/15phút.
- HS biết viết một bài văn hoàn chỉnh về tả cảnh - tả ngôi trường đã gắn bó với em trong nhiều năm.
II/Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2/ Nghe - viết chính tả:
- GV đọc cho HS nghe viết bài thơ Mầm non sgk TV trang 98 đoạn từ Một chú thỏ . xanh biếc.
3/ Kiểm tra TLV:
Đề bài : Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
- GV lưu ý HS về cách trình bày bài, nhắc HS về cách dùng từ đặt câu.
4/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Kiểm tra định kỳ lần 1
I/Mục tiêu: 
Kiểm tra về:
+ Phân số
+ Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân.
+ So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích.
+ Giải bài toán bằng cách:’’ Tìm tỉ số” hoặc “Rút về đơn vị”
II/ Đồ dùng dạy học: 
Giấy kiểm tra
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Đề kiểm tra:
Bài 1: Đọc số thập phân sau:
a. 301,80
b. 2,35
Bài 2: Viết số thập phân có:
a. Năm đơn vị ,chín phần mười.
b. Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm, năm phần nghìn.
c. Không đơn vị, một phần nghìn.
Bài 3: Tìm y
a. y + = b. y x 2 = 1
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 5km 302m = . km 3,45 km =  m
 4 tấn 562 kg = tấn 500 kg =  tấn
 5,34 km =  ha 16,5m = ... m dm.
Bài 5:
a.Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 32,9 ; 33,09 ; 40,029 ; 33,1 ; 32,801 ; 40,1 
b.Tìm chữ số x thích hợp để: 34x,2098 < 342,2090
Bài 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80 m, chiều rộng bằng chiều dài.
a. Tính diện tích của thửa ruộng đó.
b. Biết rằng, cứ 100 mthu hoạch được 50 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
2/ Biểu điểm chấm:
Biểu điểm: Bài 1: 1 điểm Bài 2: 1,5 điểm Bài 3: 2 điểm 
 Bài 4: 2 điểm Bài 5: 1 điểm Bài 6: 3 điểm
________________________________
TUẦN 11
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2018
KHOA HỌC
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học HS có khả năng:
 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia ATGT đường bộ.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
* GDKNS :Phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn
II/Đồ dùng dạy học:
- Hình 40,41 SGK, tranh ảnh, thông tin về tai nạn giao thông.
III/Các hoạt động dạy học: 
A/Bài cũ:
-HIV là gì? Bệnh này có thể lây qua những con đường nào?
- Khi gặp người bị HIV/AIDS ta phải tỏ thái độ như thế nào?
B/Bài mới:
1/ Khởi động:
-Tổ chức Trò chơi đèn xanh đèn đỏ
-Trò chơi vừa rồi có ý nghia gì? GV giới thiệu bài
2/Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- HS làm việc theo cặp: Nhận ra những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hìmh.
- Đai diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác lên trả lời.
 - GV kết luận: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành luật giao thông đường bộ. 
Hoạt động 2: Biện pháp đảm bảo ATGT
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 41 SGK và phát hiện việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
 + H5 : HS được học luật giao thông đường bộ.
 + H6 : Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên phải có đội mũ bảo hiểm.
 + H7 : Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
 - Một số HS trình bày kết quả thảo luận.
 - Các HS khác bổ sung.
 - GV yêu cầu mỗi HS đưa ra một biện pháp an toàn giao thông.
 - HS nối tiếp nhau trả lời.
 - GV cùng cả lớp nhận xét,bổ sung.
 - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Củng cố
 - Khi tham gia giao thông cần lưu ý điều gì?
 - Nhận xét giờ học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Thực hiện tốt luật GTĐB.
-Ôn tập nội dung con người và sức khoẻ
ĐẠO ĐỨC
Tình bạn ( tiết2 )
I/Mục tiêu.
 Học xong bài này HS biết:
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
 - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày, thân ái đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
*GDKNS : Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
II/Đồ dùng dạy học.
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện “ Đôi bạn” trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học.
A/Bài cũ :
-2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết 1
B/Bài mới :
Hoạt động 1: Đóng vai ( BT1,SGK )
 - GV chia nhóm 6, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
 - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
 - Các nhóm lên đóng vai.
 - Thảo luận cả lớp: 
 H: Vì sao em lại ứng xử nh vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
 H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ? Em có giận , có trách bạn không?
 H: Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm ? Cách ứng xử nào là phù hợp ( hoặc chưa phù hợp ) Vì sao?
GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.Khi bạn bè khó khăn hoạn nạn chúng ta cần phải biết cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
- HS trao đổi cặp đôi tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
- GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề “ Tình bạn” (BT3 )
 Có thể để HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em . Tuy nhiên GV cần chuẩn bị trước một số câu chuyện, bài thơ, bài hát,... về chủ đề “ Tình bạn” để giới thiệu thêm cho HS.
-Nhận xét giờ học. 
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Cần luôn luôn đối xử tốt với bạn bè
-Đọc thêm những câu chuyện về tình bạn
__________________________________
KĨ THUẬT
Bày dọn bữa ăn trong gia đình
I/Mục tiêu:
 HS cần phải:
- Biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình bày,dọn trước và sau bữa ăn.
II/Đồ dùng:
-Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn gia đình.
-Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-Nêu cách luộc rau ngon?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu giờ học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Các bày dọn bữa ăn
- Tìm hiể

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_11_nam_hoc_2018_2019.doc