Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nghi Liên

I. Mục tiêu

- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2/ 9/ 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập:

 + Ngày 2- 9 nhân dân Hà Nội tập trung tại quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc.

- Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

II. Đồ dùng dạy học

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nghi Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kỉ niệm gì của dân tộc ta?
- Gv cho một vi HS phát biểu về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945
- HS trả lời. 
+  Ngy kỉ niệm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
+ Ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Một số học sinh trình bày
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bảng thống kê các sự kiện lịch sử. 
Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập
Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) 
I. Mục tiêu.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
- Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.
II. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS đọc lại bảng thống kê các bài thơ đã lập ở Tiết 1.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Luyện đọc các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu của GV.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn (bài) vừa đọc.
- HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả.
a, Tìm hiểu nội dung bài văn.
- Gọi HS đọc bài văn và phần Chú giải.
- Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
- Vì sao những người chân chính lại càng canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
- Bài văn cho em biết điều gì?
- Để bảo vệ môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước chúng ta cần phải làm gì?
b, Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu từ khó dễ lẫn khi viết và luyện viết các từ khó.
c, Nghe - viết chính tả.
d, Nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
C. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
- Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.
- Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
- HS trả lời, bổ sung.
- HS nêu ý kiến nhằm nâng cao ý thức BVMT.
- HS nêu từ khó: bột nứa, nỗi niềm, cầm trịch, canh cánh, đỏ lừ, 
------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2018
Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3) 
I. Mục tiêu. 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học.
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Nêu tên các bài tập đọc đã học.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Luyện đọc các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu của GV.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn (bài) vừa đọc.
- HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: - Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài:
+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.
+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.
+ Chọn chi tiết mà mình thích.
+ Giải thích lí do vì sao thích chi tiết ấy?
- Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- GV đi theo từng bài văn để nhiều HS có thể tìm thấy những chi tiết hay trong 1 bài.
- Hãy nêu cảm nhận về chi tiết em thích thú nhất trong bài văn.
- GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
C. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà ôn danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm đã học.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
Bài 2: - HS tiếp nối nhau phát biểu:
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Một chuyên gia máy xúc.
+ Kì diều rừng xanh.
+ Đất Cà Mau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS trình bày.
- HS nêu chi tiết mình thích.
- HS nêu cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn.
+ Dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" nêu bật đầy đủ sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà chỉ những con người có thừa nghi lực mới vượt qua được.
+ Người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc tí hon. Một sự liên tưởng vô cùng thật và sống động. Ta có cảm giác mình là nhân vật chính trong thế giới cổ tích.
 ------------------------------------------------------------
Toán: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 (Đề chung của khối)
 ------------------------------------------------------------
Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4) 
I. Mục tiêu.
- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy - học.
 Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS nêu chi tiết em thích nhất trong 1 bài văn miêu tả đã học (BT2 - tiết 3, ôn tập)
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Lập bảng từ ngữ về chủ điểm.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học.
- Yêu cầu nhóm làm vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc các danh từ, động từ, tính từ, các thành ngữ, tục ngữ tìm được.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
HĐ2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng.
- Yêu cầu nhóm làm vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc lại các từ tìm được.
C. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được, tiếp tục luyện đọc.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận tìm từ, 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
- 3 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc từ ngữ của từng chủ điểm.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận tìm từ, 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
- 5 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ.
Phiếu bài tập bài 1:
Chủ điểm
Việt Nam - Tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân,...
Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, tình hữu nghị, niềm mơ ước...
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược...
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất,...
Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái độ, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết, hữu nghị...
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động, chinh phục, tô điểm...
Thành ngữ, tục ngữ
Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi, chịu thương chịu khó, muôn người như một, uống nước nhớ nguồn, trâu bảy năm còn nhớ chuồng, lá rụng về cội...
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức, chia ngọt sẻ bùi, nối vòng tay lớn, người với người là bạn, đoàn kết là sức mạnh...
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sầu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, chân cứng đá mềm, bão táp mưa sa, mưa thuận gió hòa, nắng chóng trưa, mưa chóng tối, nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm, kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới, đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Phiếu bài tập bài 2:
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Bảo quản, giữ gìn
Thanh bình, yên lành, yên ổn
Kết hợp, liên kết, liên hiệp
Bạn hữu, bầu bạn
Bao la, bát ngát, thênh thang
Từ trái nghĩa
Tàn phá, hủy hoại, hủy diệt
Bất ổn, náo loạn, náo động
Chia rẽ, phân tán
Kẻ thù, kẻ địch
Chật chội, chật hẹp, eo hẹp
 ------------------------------------------------------------
Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu. Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Phiếu học tập.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Chúng ta cần làm gì để thực hiện ATGT?
- TNGT để lại những hậu quả như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn tập về con người.
- Phát phiếu học tập cho từng cặp HS (nam hoặc nữ), HS thảo luận hoàn thành phiếu.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đổi phiếu để chữa bài.
- Tổ chức cho HS ôn lại các kiến thức đã học về con người.
 GV chốt: Nữ dậy thì sớm hơn nam, tuổi dậy thì là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. Ở tuổi này các em cần ăn uống đủ chất, học tập và vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
HĐ2: Cách phòng tránh một số bệnh.
- Các em đã được học cách phòng tránh những bệnh nào?
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 2 bàn theo hình thức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”:
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm.
+ Đại diện nhóm bốc thăm 1 trong các bệnh đã học vẽ sơ đồ về cách phòng bệnh.
- Gọi các nhóm trình bày cách phòng bệnh.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu.
- HS tiếp nối nhau đọc phiếu.
- Từng cặp HS đổi phiếu, chữa bài.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.
- HS trao đổi, thảo luận viết ra giấy các cách phòng tránh bệnh. (Viết lại dưới dạng sơ đồ như ví dụ trong SGK).
- Các nhóm thi vẽ sơ đồ, nhóm hoàn thành trước và có sơ đồ đúng là nhóm thắng cuộc.
+ Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
+ Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
+ Nhóm 3: Bệnh viêm não.
+ Nhóm 4: Cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày cách phòng bệnh theo sơ đồ.
- HS lắng nghe.
 ------------------------------------------------------------
Địa li: NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triền nông nghiệp ở nước ta: Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp : Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên; Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên; Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
	Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta(lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn). Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng, cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
	Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
* Học sinh khá, giỏi: Giải thích được vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồi thức ăn. Giải thích được vì sao cây trồng ở nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hâu nóng ẩm.
* NL : Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta. Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng (bộ phận).
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên : Bản đồ kinh tế Việt Nam. Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta. Phiếu học tập.
	2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra :
Gọi HS lên trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
 Hoạt động 1 : Ngành trồng trọt. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số cây trồng ở nước ta?
+ Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
+ Em hãy cho biết cây lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng nào?
+ Cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
+ Em hãy nêu một số cây trồng ở địa phương mình?
- GV nhận xét, viết ý chính lên bảng.
* NL : Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta. Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng.
Hoạt động 2 : Ngành chăn nuôi
- GV yêu cầu Hs nhìn lược đồ và trả lời câu hỏi :
+ Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Dựa vào hình 1 hãy cho biết lợn, trâu, bò, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?
+ Hãy kể tên một số loài thủy sản mà em biết?
+ Nước ta có điều kiện thuận lợi nào để nuôi thủy sản?
- GV nhận xét và viết ý chính lên bảng.
C. Cũng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học trên bảng.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
HS lên trả lời câu hỏi.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+ Lúa, ăn quả, cà phê, 
+ Cây lúa gạo.
+ Vùng đồng bằng.
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
+ HS nêu tự do.
- HS nhìn lược đồ và trả lời :
+ Trâu, bò, lợn, gà, 
+ Lợn, gà,  nuôi nhiều ở đồng bằng. Bò, trâu,  nuôi nhiều ở vùng núi.
+ Cá, tôm, cua, 
+ Bờ biển dài, thời tiết thuận lợi, 
- Vài em nhắc lại. 
 ------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2018
Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5) 
I. Mục tiêu.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
II. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS đọc các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với mỗi từ đã tìm được ở tiết trước.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Luyện đọc các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu của GV.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn (bài) vừa đọc.
- HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc lại vở kịch.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân.
- Gọi HS phát biểu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận tính cách của các nhân vật.
- Tổ chức cho HS đóng vai, diễn kịch theo nhóm 2 bàn.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch.
- Cả lớp tham gia bình chọn:
+ Nhóm diễn kịch giỏi nhất.
+ Diễn viên đóng kịch giỏi nhất.
- Nhận xét, đánh giá HS.
C. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng.
- 2 HS đọc.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
Bài 2: - 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận.
Tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích vở kich Lòng dân:
- Dì Năm: thông minh, nhanh trí và dũng cảm.
- Bé An: nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, phân biệt được người tốt kẻ xấu.
- Chú cán bộ: tin tưởng vào dân.
- Lính: hống hách, luồn cúi.
- Cai: gian ác, quỷ quyệt nhưng không lay chuyển được lòng tin của người dân đối với cách mạng.
- HS lắng nghe.
- HS diễn kịch theo nhóm.
- 3 nhóm thi diễn kịch.
- Cả lớp cùng bình chọn.
 ------------------------------------------------------------
Toán: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu. Giúp HS biết:
- Cộng hai số thập phân.
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy - học.
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Chữa bài kiểm tra giữa HKI.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.
a) Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ, cho HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán.
- Hướng dẫn HS trao đổi theo cặp tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. 
- Gọi HS trình bày cách thực hiện.
- Hướng dẫn HS đặt tính và tính. Lưu ý HS về cách đặt dấu phẩy ở tổng (đặt thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
- Nhận xét về sự giống nhau, khác nhau của phép cộng 184 + 245 và 1,84 + 2,45.
b) Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 15,9 + 8,75
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính rồi nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính.
c) Qua hai ví dụ, hãy nêu cách cộng hai số thập phân.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài 1a, b; khuyến khích HS làm thêm bài 1c, d.
- Gọi 2 HS chữa bài ở bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Nêu cách đặt dấu phẩy khi thực hiện phép cộng hai số thập phân.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài .
- Gọi 3 HS chữa bài ở bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nêu cách thực hiện từng phép tính.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi một số HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
C. Củng cố - Dặn dò. 
- GV chốt: “Cách thực hiện phép cộng hai số thập phân, vận dụng giải bài toán với phép cộng các số thập phân.”
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.
- HS kiểm tra đối chiếu kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: 1,84 + 2,45 = ? (m).
- HS trao đổi tìm cách thực hiện.
- HS nêu, bổ sung. 
- HS theo dõi.
- Đặt tính và tính giống nhau, khác nhau ở chỗ không có hoặc có dấu phẩy.
- HS nêu.
- HS nêu, bổ sung.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Bài 1: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS 1: bài 1a, b ; HS 2: bài 1c, d.
- HS tính được kết quả:
 a) 82,5 b) 23,44
 c) 324,99 d) 1,863
Bài 2: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS 1: bài 2a ; HS 2: bài 2b ; HS3: bài 2c
- HS đặt tính và tính được kết quả:
 a) 17,4 b) 44,57 c) 93,018
Bài 3: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. 
- HS giải bài toán được kết quả:
Bài giải
Tiến cân nặng: 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
Tiến cân nặng: 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
Đáp số: 37,4 kg
- HS lắng nghe.
 ------------------------------------------------------------
Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6) 
I. Mục tiêu.
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học.
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Hãy tìm các từ đồng nghĩa, đặt câu với 1 từ em tìm được.
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
- Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác?
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp.
+ Đọc kĩ câu văn có từ in đậm.
+ Tìm nghĩa của từ in đậm.
+ Giải thích vì sao từ đó dùng chưa chính xác.
- Gọi HS nêu từ thay thế.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi 3 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã thay thế các từ.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại các câu hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
HĐ: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa.
Bài 3: Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật).
- Gọi HS đọc câu của mình
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_10_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc