Giáo án Tổng hợp khối 3 năm 2014 - 2015 - Tuần 15

I.MỤC TIÊU:

 1.HS hiểu :

 -Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 -Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 2.HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằnh ngày.

 3.HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Vở bài tập đạo đức 3

 -Phiếu giao việc.

 -Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .

 A.KIỂM TRA BÀI CŨ

 -Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiếp theo )

 

doc33 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 3 năm 2014 - 2015 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãu trong vở tập viết 3 , tập 1 . Sau đó yêu cầu HS viết bài và theo dõi , chỉnh sửa lỗi cho từng HS .
+ Thu , chấm 5 đến 7 bài 
+ Có chữ hoa L 
+ 1 em nhắc lại , cả lớp theo dõi 
+ 3 em lên bảng viết , HS dưới lớp viết bài vào bảng con 
+ 2 em đọc Lê Lợi 
+ HS nói theo hiểu biết của mình .
+ Chữ L cao 2 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li 
+ Bằng 1 con chữ 0 
+ 3 em lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con 
+ 3 em đọc : 
Lời nói chẳng mất tiền mua .
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
+ Chữ L , h , g , l cao 2 li rưỡi , chữ t cao 1 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li . 
+ 3 em lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con 
+ HS viết : 
+ 2 dòng chữ L , cỡ nhỏ 
+ 2 dòng Lê Lợi , cỡ nhỏ 
+ 4 dòng câu tục ngữ cỡ nhỏ .
 3 . Củng cố – dặn dò :
 + Nhận xét tiết học , chữ viết của HS 
 + Dặn HS về nhà luyện viết , học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Tiết 29 :CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC .
I MỤC TIÊU :
 + Sau bài học HS biết kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh 
 + Nêu lợi ích của các hoạt động bưu điện , truyền thông , truyền hình phát thanh trong đời sống . 
 + HS hiểu và nắm được lợi ích của các hoạt động trên .
II . CHUẨN BỊ :
 + GV : 1 số bì thư , điện thoại đồ chơi 
 + HS : Có chuẩn bị điện thoại trò chơi 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1.Oån định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng trả lời các câu sau 
 H : Hãy kể tên các cơ quan hành chính trong tranh SGK /54 ? 
 H : Kể tên các cơ quan hành chính , y tế , GD , văn hóa nơi em đang sống ? 
 H: Hãy nêu mục bạn cần biết trong SGK /55 ? 
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , HS nhắc lại đề 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* HĐ1 : Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu : Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh .
+ Nêu được lợi ích của hoạt động bưu điện trong đời sống .
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Thảo luận nhóm theo gợi ý sau 
H : Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa ? Hãy kể các hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh ? 
H : Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện . Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín , những bưu phẩm từ nơi xa gưởi về hoạc có gọi điện thoại được không ? 
Bước 2 : Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp , các nhóm khác bổ sung 
* Kết luận : 
Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức , bưu phẩm giữa các địa phương trong nước với nước ngoài 
* HĐ2 : Làm việc theo nhóm 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận nhóm 
+ Chia nhóm thảo luận theo ý sau đây 
. Nêu nhiệm vụ và lợi ích của hoạt động phát thanh , truyền hình 
Bước 2 : 
+ Y/C các nhóm trình bày 
+ GV nhận xét và kết luận 
* Kết luận : + Đài truyền hình , đài phát thanh là những cơ quan thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và nước ngoài .
+ Đài truyền hình , đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa , giáo dục , kinh tế . . . 
* HĐ3 : Chơi trò chơi 
* Chơi trò chơi “ Chuyển thư ” 
* Mục tiêu : Tập cho HS có phản ứng nhanh 
* Cách tiến hành : 
+ Cho HS ngồi thành vòng tròn , mỗi em một ghế . 
+ Trường trò hô 
+ Có thư “ Chuyển thường ” 
+ Có thư “ Chuyển nhanh ” 
+ Có thư “ Chuyển hoả tốc ” 
. Khi dịch chuyển , trưởng trò quan sát và ngồi vào một ghế trống , ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi . Khi đó , người trưởng trò lấy bớt ra một ghế và tiếp tục tổ chức trò chơi 
+ Y/C HS đọc phần bóng đèn tỏa sáng . 
+ Chia nhóm 2 em thảo luận 
+ HS hoạt động theo nhóm 2 và ghi ra giấy nháp những ý kiến của nhóm .
+ Lần lượt các nhóm báo cáo , các nhóm khác bổ sung 
+ 3 em nhắc lại 
+ Thảo luận nhóm 2 
+ Các nhóm hoạt động ghi ý kiến ra giấy nháp 
+ Lần lượt các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung 
+ 3 em nhắc lại 
+ HS ngồi thành vòng tròn , mỗi em một ghế . 
+ Trưởng trò hô “ Cả lớp chuẩn bị chuyển thư ” 
+ 1 em đứng lên di chuyển 1 ghế 
+ 1 em đứng lên dịch chuyển 2 ghế 
+ 1 em đứng lên dịch chuyển 3 ghế 
+ 2 em đọc lại 
 4 . Củng cố – dặn dò :
 + GV nhắc lại nội dung bài học 1 lần 
THỦ CÔNG
Tiết 15 :CẮT DÁN CHỮ V 
I . MỤC TIÊU 
 + Biết cách kẻ , cắt , dán chữ V 
 + Kẻ , cắt dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật 
 + HS hứng thú cắt được chữ V 
II . CHUẨN BỊ: 
 + GV : Mẫu chữ V đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy màu 
 Tranh quy trình kẻ , cắt , dán chữ V 
 + HS : Giấy thủ công , kéo , bút chì , thước kẻ , hồ dán 
III . CÁC HẠOT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1)Oån định : Hát 
2)Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ của HS cả lớp 
 3) Bài mới : gt bài , ghi đề 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*HĐ1 : HD quan sát , nhận xét 
+ GV giới thiệu chữ V cho HS quan sát và nhận xét 
+ Nét chữ rộng 1 ô 
+ Chữ V nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau . Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ trùng khít nhau . 
+ GV gấp đôi theo chiều dọc mẫu chữ rời 
* HĐ2 : HD mẫu 
. Bước 1 : 
+ Lật mặt trái của tờ giấy thủ công , kẻ , cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô , rộng 3 ô .
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật . Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu ( H2 ) 
. Bước 2 : Cắt chữ V 
+ Gấp đôi hình chữ nhật để kẻ chữ V theo đường dấu giữa ( mặt trái là ngoài ) 
Cắt theo đường kẻ nữa chữ V , bỏ phần gạch chéo ( H3 ) mở ra , được chữ V như chữ mẫu ( H1 ) 
. Bước 3 : Dán chữ V 
+ HD kẻ 1 đường chuẩn , đặt ướm chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối 
+ Bôi hồ vào mặt kẻ ô của đường chữ và dán vào vị trí đã định ( H4 ) 
* HĐ3 : HS thực hành cắt , dán chữ V 
+ Y/C nhắc lại cách kẻ , cắt , dán chữ V 
+ Bước 1 : Kẻ chữ V 
+ Bước 2 : Cắt chữ V 
+ Bước 3 : Dán chữ V 
+ HD HS thực hành 
+ GV theo dõi giúp đỡ các em chậm để các em hoàn thành sản phẩm 
+ HD trưng bày sản phẩm thực hành 
+ GV + HS nhận xét đánh giá sản phẩm thực hành , khen những em hoàn thành tốt sản phẩm . 
+ HS quan sát và nhận xét chữ mẫu V 
+ HS quan sát và nhận xét 
+ HS theo dỏi cô HD mẫu 
+ Mỗi công đạon cho 2 em nhắc lại cho nhớ .
+ HS quan sát dán chữ V 
 + HS quan sát dán chữ V .
+ 2 em nhắc lại 
+ Cả lớp thực hành kẻ , cắt , dán chữ V .
+ Dán theo tổ ra tờ giấy A4 . 
 4 . Nhận xét – dặn dò: 
 + GV nhận xét sự chuẩn bị của HS , tinh thần học tập của HS 
 + Gìơ sau mang giấy thủ công , thước kẻ . . . “ Cắt dán chữ E ” 
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
TOÁN
Tiết 72 :CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( TT )
I . MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 + Biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
 + Giải toán có liên quan đến phép chia . 
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Oån định : Hát 
Bài cũ : Gọi 4 em lên bảng làm bài tập 
 . Đặt tính rồi tính 
 234 : 2 562 : 8 
 123 : 4 783 : 9 
 Bài mới : gt bài , ghi đề , 2 em nhắc lại đề 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG DẠY
*HĐ1 : HD thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số .
a) 560 : 8 ( phép chia hết ) 
+ Viết lên bảng phép tính 560 : 8 = ? và Y/C HS đặt tính theo cột dọc 
H : 56 chia cho 8 , 56 chia 8 được mấy ? 
H : Viết 7 vào đâu ? 
+ 7 chính là chữ số thứ nhất của thương .
+ Y/C HS tìm số dư trong lần chia thứ nhất 
H : Hạ 0 ; 0 chia 8 bằng mấy ? 
H : Viết 0 ở đâu ? 
H : Tương tự như cách tìm số dư trong lần chia thứ nhất , bạn nào có thể tìm được thương trong lần chia thứ hai ? 
H : Vậy 560 chia 8 bằng bao nhiêu ? 
+ Y/C cả lớp thực hiện lại phép chia trên 
+ GV sửa bài , nhận xét 
b) Phép chia 632 : 7 
+ Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 560 : 8 = 70 
+ Y/C nêu cách chia 
* HĐ2 : Luyện tập thực hành 
. Bài 1 : 
+ Xác định Y/C của bài , sau đó cho HS tự làm 
+ Y/C các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình .
+ Chữa bài và cho điểm HS 
. Bài 2 
+ Gọi HS đọc bài , thảo luận đề bài 
H : Một năm có bao nhiêu ngày ? 
H : Một tuần lễ có bao nhiêu ngày ? 
H : Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta phải làm như thế nào ? 
Y/C HS tự làm bài 
Bài giải
Ta có 365 : 7 = 52 ( dư 1 )
Vậy năm đó có 52 tuần lễ và 1 ngày
Đáp số : 52 tuần lễ và 1 ngày
+ Chữa bài và cho điểm HS 
. Bài 3 
+ Treo bảng phụ có sẵn hai phép tính trong bài 
+ HD HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia .
+ Y/C HS trả lời . 
+ Phép tính b sai ở bước nào , hãy thực hiện lại cho đúng ? 
a) 
+ 1 HS lên bảng đặt tính , HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp . 
+ 56 chia 8 được 7 
+ Viết 7 vào vị trí của thương 
+ 7 nhân 8 bằng 56 , 56 trừ 56 bằng 0 
+ 0 chia 8 bằng 0 
+ Viết 0 vào thương , ở sau số 7 
+ 0 nhân 8 bằng 0 . 0 trừ 0 bằng 0 
+ 560 chia 8 bằng 70 
+ Cả lớp thực hiện vào giấy nháp , một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia 
+ HS tự sửa bài 
+ 1 em lên bảng , lớp làm nháp 
+ Từng em nêu kết quả và cách chia 
+ 4 em lên bảng làm bài , 2 em làm 2 phép tính đầu của phần a , 2 em làm 2 phép tính đầu của phần b , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .
+ 4 em lần lượt nêu trước lớp , cả lớp nghe và nhận xét 
+ 3 em đọc bài cả lớp thảo luận đề 
+ Có 365 ngày 
+ Có 7 ngày 
+ Ta phải thực hiện phép chia 365 : 7 
+ 1 em lên bảng làm bài , HS làm vào vở bài tập 
+ HS tự sửa bài 
+ Đọc bài toán 
+ HS tự kiểm tra hai phép chia 
+ Phép tính a đúng , phép tính b sai .
+ Phép tính b sai ở lần chia thứ hai . Hạ 3 , 3 chia 7 được 0 , phải viết 0 vào thương nhưng phép chia này đã không viết 0 vào thương nên thương bị sai .
3. Củng cố – dặn dò 
+ Y/C HS về nhà luyện tập thêm về phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
+ Nhận xét tiết học , những ưu khuyết điểm . 
CHÍNH TẢ( nghe viết )
Tiết 29 :HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I . MỤC TIÊU 
+ HS nghe – viết đúng đoạn từ Hôm đó . . . quý đồng tiền trong bài Hũ bạc của người cha .
+ Làm đúng các bài tập chính tả , phân biệt ui / uôi / S / X hoặc ac / ât .
+ Rèn luyện ý thức rèn chữ giữ vở cho HS và tính cận thận 
II . CHUẨN BỊ 
+ GV : Viết ND các bài tập lên bảng phụ 
+ HS : Có vở viết chính tả + vở bài tập 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
+ Gọi 2 em lên bảng viết từ khó , lớp viết bảng con 
+ GV đọc , màu sắc , hoa màu , mong tằm , no nè .
+ GV nhận xét , sửa sai , ghi điểm .
3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề - 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chính tả 
a. Trao đổi nội dung bài viết 
+ GV đọc đoạn văn một lượt .
+ H: Khi thấy cha ném tiền vào lửa , người con đã làm gì ? 
+ Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì ? 
b. Hướng dẫn cách trình bày 
H : Đoạn văn có mấy câu ? 
H : Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? 
H : Lời nói của người cha được viết như thế nào ? 
c. Hướng dẫn viết từ khó 
+ Y/C HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
+ Y/C HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
d. HD viết chính tả : ( GV đọc HD cách viết , đọc cho HS viết bài ) 
+ Đọc cho HS soát lỗi 
+ HD đổi vở soát lỗi , thống kê lỗi sai
+ Thu chấm , sửa bài 
* HĐ2 : HD HS làm bài tập 
Bài 2 : 
+ Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Y/C HS tự làm 
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Bài 3 : 
GV có thể chọn phần a hoặc phần b tuỳ theo lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc .
a. Gọi HS đọc Y/C 
+ Phát giấy và bút dạ cho các nhóm .
+ Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình .
+ Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
b. Tiến hành tương tự phần a 
+ HD về nhà làm 
+ Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại 
+ Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra 
+ Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra . Phải làm lụng vất vả với quý đồng tiền 
+ Đoạn văn có 6 câu 
+ Những chữ đầu câu : Hôm , Ông , Anh , Ông , Bây , Có .
+ Viết sau dấu hai chấm , xuống dòng gạch đầu dòng .
+: sưởi lửa , thọc tay , chảy nước mắt , làm lụng , quý , . . . 
+ 3 em lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào vở nháp . 
+ HS lắng nghe , viết bài 
+ HS soát lỗi 
+ 2 em đổi chéo vở 
+ Thu 7 em chấm 
+ 1 em đọc Y/C trong SGK 
+ 3 em lên bảng , HS dưới lớp làm nháp 
+ Đọc lại lời giải và làm bài vào vở , mũi dao – con muỗi ; hạt muối – muối bưởi ; núi lửa – nuôi nấng ; tuổi trẻ – tủi thân 
+ 1 em đọc Y/C trong SGK 
+ HS tự làm bài trong nhóm 
+ 2 em đại diện cho nhóm lên dán bài và đọc lời giải . HS nhóm khác bổ sung 
+ Đọc lại lời giải và làm bài vào vở , sót – xôi . sáng 
+ Lời giải : mật – nhất – gấc 
3 . Củng cố dặn dò 
+ Nhận xét tiết học , bài viết của HS 
+ Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được . HS nào viết xấu , sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài .
+ HS cả lớp chuẩn bị bài sau 
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
TOÁN
Tiết 73 :GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I . MỤC TIÊU : Giúp HS 
+ Biết cách sử dụng bảng nhân 
+ Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần 
II . CHUẨN BỊ : Bảng nhân như trong toán 3 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Oån định : hát 
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng làm bài , nhận xét ghi điểm 
. Đặt tính rồi tính 
356 : 2 642 : 8 420 : 6
647 : 9 277 : 9 365 : 7
3.Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Giới thiệu bảng nhân . 
+ GV treo bảng nhân như trong sách toán 3 lên bảng . 
+ Y/C HS đếm số hàng , số cột trong bảng .
+ Y/C HS đọc các số trong hàng , cột đầu tiên của bảng .
+ Giới thiệu : Đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học . 
+ Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân đã học .
+ Y/C HS đọc hàng thứ 3 trong bảng 
+ Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học ? 
+ Y/C HS đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng mấy . 
+ Vậy mỗi hàng trong bảng này , không kể số đầu tiên của hàng ghi lại 1 bảng nhân . Hàng thứ 1 là bảng nhân 1 , hàng thứ hai là bảng nhân 2 , . . . hàng cuối cùng là bảng nhân 10 . 
* HĐ2 : Hướng dẫn sử dụng bảng nhân 
+ HD HS tìm kết quả của phép nhân 3 x 4 
+ Tìm số 3 ở cột đầu tiên ( hoặc hàng đầu tiên ) tìm số 4 ở hàng đầu tiên ( hoặc cột đầu tiên ) ; đặt thước dọc theo hai mũi trên , gặp nhau ở ô thứ 12 . Số 12 là tích của 3 và 4 . 
+ Y/C HS thực hành tìm tích của một số cặp số khác .
* HĐ3 : Luyện tập – thực hành 
Bài 1 : 
+ Nêu Y/C của bài toán và Y/C HS làm bài 
+ Y/C 4 em nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài . 
+ Chữa bài và cho điểm HS 
Bài 2 : 
+ HD HS làm bài tương tự như với bài tập 1 
+ HD HS sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia . Ví dụ : Tìm thừa số trong phép nhân có tích là 8 , thừa số kia là 4 .
+ Tìm 4 trong cột đầu tiên , dóng theo đúng hàng có số 4 vừa tím được để tím tích là 8 , sau đó dóng thẳng theo cột có 8 lên hàng đầu tiên của bảng nhân , thấy số 2 . Vậy 2 chính là thừa số cần tìm .
Bài 3 : 
+ Gọi HS đọc đề bài , thảo luận đề 
+ Hãy nêu dạng của bài toán 
+ Y/C HS tự làm bài 
Bài giải
Số huy chương bạc là :
8 x 3 = 24 ( huy chương )
Tổng số huy chương là :
24 + 8 = 32 ( huy chương )
Đáp số : 24 huy chương
+ Chữa bài và cho điểm HS 
+ Bảng có 11 hàng và 11 cột 
+ Đọc các số : 1 , 2 , 3 , . . . , 10 
+ Đọc số : 2 , 4 , 6 , 8 , 10 , . . . , 20 . 
+ Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2 
+ Các số trong hàng thứ 4 là kết quả của các phép nhân trong bảng nhân 3 . 
+ Thực hành tìm tích của 3 và 4 
+ Một số HS lên tìm trước lớp 
+ HS tự tìm tích trong bảng nhân , sau đó điền vào ô trống 
+ 4 em lần lượt trả lời 
+ 1 em lên bảng làm bài , HS làm bài vào vở bài tập 
+ HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
+ 3 em đọc đề , cả lớp thảo luận đề 
+ Bài toán giải bằng hai phép tính 
+ 1 em lên bảng làm bài , HS làm bài vào vở bài tập 
+ HS tự sửa bài 
3. Củng cố – dặn dò :
+ Y/C HS về nhà luyện tập thêm về các phép nhân đã học 
+ Nhận xét tiết học 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 30 :HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết :
 -Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.
 -Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Các hình trang 58, 59 SGk
 -Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp .
III HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 -Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện ?
 -Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống?
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hoạt động nông nghiệp .
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động nhóm
-Giáo viên yêu cầu các nhóm, quan sát các hình ở trang 58, 59 SGK và thảo luận theo gợi ý sau :
+Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
+Các hoạt đó mang lại lợi ích gì ?
-Giáo viên theo dõi các nhóm trình bày ý kiến nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như :trồng ngô, khoai, sắn, chè, ; chăn nuôi trâu, bò, dê,
Kết luận :Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Thảo luận theo cặp.
-Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về một số hoạt động nông nghiệp nơi các em đang sống .
-Giáo viên theo dõi các cặp trình bày nhận xét và chốt lại ý đúng :
+Các hoạt động nông nghiệp ở từng địa phương có thể khác nhau, có địa phương chỉ đơn thuần là cấy lúa, nhưng có nơi lại làm rau màu hoặc chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà
Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp.
-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho các nhóm một tờ giấy khổ lớn và yêu cầu các nhóm trình bày tranh của nhóm mình sưu tầm được về các hoạt động nông nghiệp 
-Giáo viên theo dõi các nhóm trình bày, sau đó chấm điểm cho các nhóm và tuyên dương nhóm làm tốt nhất.
-Các nhóm quan sát các hình trong SGK và thảo luận theo gợi ý :
+Hình 1:Chăm sóc và bảo vệ rừng.
+Hình 2:Nuôi cá.
+Hình 3:Thu hoạch lúa.
+Hình 4:Chăn nuôi lợn.
+Hình 5:Chăn nuôi gà.
-Các hoạt động trên mang lại lợi ích 
+Cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người.
+Ngoài ra rừng còn cung cấp cho chu

File đính kèm:

  • docTuần 14.doc
Giáo án liên quan