Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 06 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- HS biết 9 thêm 1 đư¬¬ợc10, viết số 10; biết cách đọc, đếm đư¬¬ợc từ 1 đến 10, so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 1 đến 10.

- HS viết, đọc, đếm, so sánh đúng các số trong phạm vi 10.

- HS tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1.

- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1.

- 3 HS lên bảng: điền >, <, = ? 8 . 8 0 . 1 . 2 8. 6 .7

- Lớp, GV nhận xét, chữa bài.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.

 b. Các hoạt động:

 

doc38 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 06 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong phạm vi 10. Nêu được cấu tạo số 10. Sắp xếp đúng các số theo thứ tự xác định trong phạm vi 10.
- Học sinh ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS Khoanh vào số lớn nhất: 2 , 3 , 9
	 - 1 HS Khoanh vào số bé nhất: 5 , 9 , 1
- Lớp làm bảng con. HS nêu các trường hợp cấu tạo cảu số 10.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giáo thiệu bài và ghi bảng.
	b. Thực hành.
Bài 1: - GV treo bảng phụ. HS nêu yêu cầu của bài
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài, chữa bài và nhận xét.
- Củng cố cho HS viết và thứ tự các số trong phạm vi 10. (đọc xuôi, đọc ngược nhiều lần)
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài vào bảng con. 
- GV giao bài theo tổ làm 2 lần (Ví dụ: tổ 1 – cột 1, tổ 2 – cột 2, tổ 3 – cột 3. )
- HS làm thêm bài của tổ bạn. HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp, GV nhận xét. Củng cố cách so sánh hai số trong phạm vi 10.
Nghỉ giải lao
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0.
- HS nêu cách làm. 3 HS lên bảng chữa bài.
- HS làm bài vào vở. HS đọc kết quả bài làm. Lớp, GV nhận xét chung.
- HS nêu thêm các phép so sánh khác.
- Củng cố cho HS số vị trí các số.
Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách sắp xếp.
- HS làm bài vào vở. GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
- Chữa bài, nhận xét. GV nhận xét 1 số bài của HS.
- Củng cố cho HS cách sắp xếp các số theo thứ tự xác định trong phạm vi 10.
Bài 5: Xếp hình theo mẫu:
- GV nêu yêu cầu, HS lấy hình vuông và hình tròn trong bộ đồ dùng, tự xếp lên bàn theo mẫu, giáo viên quan sát, giúp đỡ, nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học, khen HS.
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5: ĐI BỘ SANG ĐƯỜNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết những quy định về an toàn khi đi bộ sang đường.
- Xác định được những nơi đi bộ sang đường có vạch kẻ trắng và nơi không có vạch kẻ trắng.
- Chấp hành quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh SGK trang 27.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
1. Khởi động: Cả lớp hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố
2. Xác định mục tiêu: - GV nêu mục tiêu: SGK/ 28
3. Hoạt động cơ bản: 
	a. Sang đường tại nơi có vạch trắng dành cho người đi bộ.
- HS quan sát tranh, GV đọc cho HS nghe thông tin phần 1, hỏi: 
	+ Để qua đường an toàn em cần chú ý đi như thế nào?
	+ Em có tự ý sang đường không?
- HS chia sẻ, trả lời.Lớp nghe, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn.
- GVKL: Sang đường nơi có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ phải đi cùng và nắm tay người lớn.
	b. Sang đường tại nơi không có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ.
- GV đọc thông tin phần 2, HS quan sát tranh /27.
 + Trong bức tranh này các bạn cần sự giúp đỡ của ai?
+ Nói với bạn cách qua đường an toàn tại nơi không có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ.
- HS thảo luận cặp, đại diện các cặp trả lời.
- GVKL: Khi sang đường không nô đùa, không đi một mình, phải đi cùng người lớn.
4. Hoạt động thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành đi bộ sang đường an toàn tại nơi có vạch kẻ trắng và nơi không có vạch kẻ trắng.
- 2HS cầm bản tín hiệu đèn và giơ lên khi có hiệu lệnh. Các nhóm thực hành đi bộ sang đường.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung, đánh giá.
5. Hoạt động ứng dụng: 
	- GV đọc phần ghi nhớ cho HS nghe.
	* Dặn dò: HSm nói với mọi người về việc đi bộ an toàn trên đường và thực hiện bài tập trong sách trang 30.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
ÔN BÀI: ÂM /o/ , /ô/
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng câu. Vẽ và đưa tiếng chứa âm /o/, /ô/ vào mô hình. Đọc trơn, phân tích tiếng đúng trên mô hình có âm /o/, /ô/; Viết đúng chính tả.
- Củng cố cho HS biết: đọc trơn; nhận biết cách đánh dấu thanh; vẽ và phân tích tiếng trên mô hình. Tìm và viết được một số tiếng mới trong bài đọc.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ôn âm /O/.
Việc 1: Đọc
- T hướng dẫn H đọc câu trong vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 29. 
	Nga kể cho chị Ngà nghe:
	- Nghỉ hè mẹ cho Nga ghé nhà bà. Nhà bà nho nhỏ mà có cả nho, cả na, cả khế, cả me. Bà để Nga no no nê.
- H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp theo 4 mức độ T-N-N-T
- T quan sát, kiểm tra, sửa sai cho H.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
- H tự làm bài đưa tiếng ngõ, gió vào mô hình và đọc trơn, phân tích.
- T quan sát, chữa bài, sửa sai.
Việc 3: Thực hành chính tả
a. T đọc yêu cầu: Em viết tiếng vào ô trống trong bảng (theo mẫu).
- T làm mẫu, H thực hành viết vào từng ô.
- T nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp. H đọc lại các tiếng vừa viết được theo cá nhân, nhóm, lớp.
b. H tìm và viết các tiếng chứa âm /o/ có trong bài đọc trên. 
- Đáp án đúng: cho, nho, nhỏ, nho, no.
Nghỉ giải lao
	2. Ôn âm /ô/.
Việc 1: Đọc
Việc 2: Thực hành ngữ âm
- H đưa tiếng đố, giỗ vào mô hình và đọc trơn, phân tích.
	Tương tự phần ôn âm /o/
Việc 3: Em thực hành chính tả
- T đọc yêu cầu: Em chọn và viết một bài ở phần luyện đọc.
- H thực hành viết. T kiểm tra từng H, giúp đỡ.
* Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, khen H. 
Tiết 2: Toán (ôn)
ÔN: CÁC SỐ TỪ 0 ĐẾN 10
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Củng cố cho học sinh nhận biết thứ tự số, đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10.
- Học sinh nhận biết, đọc, viết, so sánh đúng, chính xác.
- Giáo dục tính chính xác, ý thức tự giác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV có phiếu học tập. Học sinh chuẩn bị bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Bài cũ: - Hãy đọc các số đã học.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b. Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: Hãy viết các số:
- Từ 0 đến 10:..
	 - Từ 10 đến 0: .
- HS viết trên bảng con, 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài. HS đọc lại kết quả. Củng cố thứ tự số trong phạm vi 10, số lớn nhất, số bé nhất trong phạm vi 10.
Bài 2: >, <, = ?
	8  10	4  10	0 3.10	9  7  .0
	0 0	 10  2	10  4.0	10 5  0
- Học sinh làm phiếu. 2HS lên chữa bài. HS khác nhận xét.
- GV thu , nhận xét, đánh giá; chữa bài, Củng cố so sánh các số trong phạm vi 10.
Nghỉ giải lao
Bài 3 : Đúng ghi đ, sai ghi s vào chỗ chấm.
0 > 4 	0 3 
10 = 10 	8 > 6 	10 > 0 	10 > 8
9 = 9 	3 0
	- HS tự làm trong phiếu, GV thu một số bài, nhận xét; chữa như bài 3.
Bài 4: Hãy viết các số: 7, 4, 6, 2, 9 theo thứ tự:
a. Từ bé đến lớn: .
b. Từ lớn đến bé:
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết, dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, củng cố về thứ tự số, củng cố cách viết đúng kĩ thuật các số.
3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ÔN: TRÒ CHƠI TRỜI MƯA
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Học sinh biết những đặc điểm khi trời mưa.
	- Củng cố cho HS cách chơi trò chơi Trời mưa.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ, cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: - Học sinh đọc lại vần điệu thơ của trò chơi.
	 - Giáo viên nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
	 b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhắc lại cách chơi
	- 1HS lên thực hiện lại trò chơi. Lớp, Gv nhận xét sửa sai.
 Giáo viên
Trời mưa
Mưa nhỏ 
Trời chuyển mưa rào
Sấm nổ	
Đã chín giờ tối 
Trời đã sáng tỏ	
- Rủ nhau đến trường
 Học sinh 
 Che ô, đội mũ	
Tí tách, tí tách
Lộp độp, lộp độp
Đùng đoàng, đùng đoàng
Đi ngủ, đi ngủ
Gà gáy ó o
Ngồi vào chỗ học	
Nghỉ giải lao
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi.
	- GV tổ chức cho nhóm HS chơi thử.
	- Lần 2 thi đua chơi theo tổ.
	- Lần 3 cả lớp cùng thực hiện chơi (Lần 1 GV làm quản trò; lần 2 lớp trưởng làm quản trò ...)
	- GV cho HS chơi cả lớp vài lần cho đều.	 
3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại tên bài, GV củng cố nội dung, nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 13tháng 10 năm 2017
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* 
ÔN: ÂM /ơ/, /p, ph/
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng câu. Vẽ và đưa tiếng vào mô hình. Đọc trơn, phân tích tiếng đúng trên mô hình, Viết đúng chính tả.
- Củng cố cho HS biết: đọc trơn; nhận biết cách đánh dấu thanh; vẽ và phân tích tiếng trên mô hình. Viết được một số tiếng mới.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ôn âm /ơ/.
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 31. H: Lấy vở.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài đọc. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
- H đưa tiếng nhớ, chở vào mô hình và đọc trơn, phân tích.
- 2 H lên bảng, T chữa bài, sửa sai.
Việc 3: Em thực hành chính tả
- T đọc yêu cầu. H nối tiếp thực hành nói miệng.
- T nhận xét, đánh giá, khen ngợi.
- T đọc yêu cầu: Viết 5 tiếng có âm đầu khác nhau mà em vừa tạo được. H có thể viết: mơ, hơ, bở, nở, đỡ, ... đọc lại theo cá nhân, nhóm, lớp.
Nghỉ giải lao
	2. Ôn âm /p, ph/.
Việc 1: Đọc
Tương tự bài ôn âm /ơ/
Việc 2: Thực hành ngữ âm
- H đưa tiếng pô, phở vào mô hình và đọc trơn, phân tích.
Việc 3: Em thực hành chính tả
	Em viết tiếng vào ô trống trong bảng (theo mẫu).
- T đọc yêu cầu, làm mẫu. H thực hành viết và viết vào từng ô 
- T kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
- T gọi H đọc lại các tiếng vừa viết được. H đọc lại theo cá nhân, nhóm, lớp.
	Em hãy tìm và viết các tiếng chứa âm /p, ph/ có trong bài đọc trên. 
- H tìm và viết (đáp án đúng: phố, phở, phê, pi).
- T đọc lại các tiếng. T nhận xé, đánh giá một số bài.
* Củng cố, dặn dò: T nhắc lại nội dung ôn tập, nhận xét tiết học, khen H.
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cấu tạo, cách đọc, viết các số từ 0 đến 10; so sánh các số trong phạm vi 10.
- Nhận biết đúng các nhóm có số lượng là 10, so sánh chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết số 0, số 10 rồi đọc lại. HS nhắc lại cấu tạo của số 10. GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
	b. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Ôn số 0, số 10.
- GV gắn lên bảng một số nhóm đồ vật có số lượng là 10, và một nhóm không có đồ vật nào.
- HS đếm và ghi số tương ứng ở dưới.
- Dùng que tính để ôn lại cấu tạo số 10 .
- GV vẽ hình chấm tròn lên bảng , HS lên điền để được dãy số từ 0 đến 10 , rồi từ 10 đến 0 
- HS đọc xuôi, ngược dãy số từ 0- 10: Dãy số được xếp theo thứ tự nào? Trong dãy số đó số nào bé nhất, số nào lớn nhất? 
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT :
Bài 1: Điền số còn thiếu vào chỗ chấm rồi đọc dãy số em vừa điền .
 0 , 1 , ....,...., ,....,....,....,....,...., 10 
 10 , ,....,....,,....,....,....,....,...., 0
- GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại.
- HS tự viết vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài.
+ Trong dãy số trên số nào bé nhất, số nào lớn nhất ? 
- Lớp, GV chữa bài nhận xét. Củng cố cho HS thứ tự các số từ 0 đến 10.
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm ( cột số 3 dành cho HSK,G )
	7 <  0 <  8 < 9 < 
	> 9 1 >   > 9 > 8
	9 > 3
- GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại. HS làm bài vào vở. 3 HS lên chữa bài.
- HS tự nghĩ thêm các phép so sánh khác.
- Lớp, GV chữa bài nhận xét. Củng cố cho HS so sánh các số trong phạm vi 10.
Bài 3: Viết các số 9 , 6 , 8 , 7 , 4 , 10 
	a . Theo thứ tự từ bé đến lớn .
	b . Theo thứ tự từ lớn đến bé .
- GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại. HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào bảng con. 2 HS lên chữa bài.
- Lớp, GV chữa bài nhận xét. Củng cố cho HS cách sắp thứ tự các số.
Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
 0 < 8 5 = 5 
 10 > 0 9 > 5 
 6 > 10 7 < 4 
- GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại.
- HS nêu cách làm, làm bài vào vở. 2 HS lên chữa bài.
- Lớp, GV chữa bài nhận xét. Củng cố cho HS cách sắp thứ tự các số.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài. HS đọc các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- GV nhận xét giờ học. 
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng.
	- Kiểm điểm hoạt động Sao nhi đồng trong tuần qua.
	- Triển khai nội dung Vòng tay bè bạn.
II. NỘI DUNG:
1. Bước 1: Ổn định tổ chức: 
	- HS hát bài Nhi đồng ca.
	- HS đọc lời hứa:
	 Vâng lời Bác Hồ dạy
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy.
- Phụ trách sao hướng dẫn các sao trưởng nhận xét, đánh giá vệ sinh các nhi đồng của sao mình.
2. Bước 2: Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua.
	- Phụ trách sao (PTS) nói: Trong tuần vừa qua các em đã thi đua học tập rất tốt, bây giờ các em hãy kể về những việc làm tốt của mình nào.
	- Các em kể trước lớp. PTS tuyên dương và nhắc nhở.
3. Bước 3: Thực hiện chủ điểm Vòng tay bè bạn
- Học sinh múa hát về chủ đề gia đình và mẹ. 
- GV nêu câu hỏi: Em nào biết trong tháng 10 có 2 ngày lễ là ngày nào? 
- HS trả lời. GV: Đó là gày 15 tháng 10 là ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục. Ngày 20 tháng 10 là ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Các em cần thi đua học tập để chào mừng các ngày lễ này.
- HS hát về mẹ và cô, về mái trường, lớp học.
4. Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt:
- PTS nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở buổi sinh hoạt. Cả lớp đọc đồng thanh lời hứa.
- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt.
Buổi chiều
TNXH
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I.MỤC TIÊU
- HS biết cách giữ vệ sinh răng miệng để đề phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ, đẹp.
- HS có biết chăm sóc răng đúng cách. Có kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng ra quyết định và phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động tập thể.
-Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG
- Hình vẽ SGK trang 14, 15.
- Mô hình răng.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Giảng bài
HĐ1: Ai có hàm răng đẹp.
*Mục tiêu: HS biết thế nào là răng khoẻ đẹp, răng bị sún, bị sâu hay thiếu vệ sinh.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát và hoạt động theo cặp, nhìn nhau xem răng bạn như thế nào?
- Một số nhóm lên trình bày kết quả mình vừa quan sát được.
* Kết luận: Hàm răng khỏe đẹp là hàm răng không bị sâu, sún, ố vàng,
- Khen những học sinh có răng khoẻ, đẹp. Nhắc nhở học sinh có răng bị sâu, sún cần phải chăm sóc thường xuyên.
- GV cho học sinh quan sát mô hình răng và giới thiệu răng trẻ em, răng sữa, răng vĩnh viễn.
* Liên hệ: 
+ Khi răng của mình bị lung lay em phải làm gì?
+ Giữ vệ sinh răng là việc làm thế nào?
- GV: Nếu răng bị lung lay phải nhổ ngay để răng mọc đẹp hơn. Giữ vệ sinh răng là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi người.
 HĐ2: Quan sát tranh
*Mục tiêu: Học sinh biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng.	
* Cách tiến hành: HS quan sát tranh (tr 14)
- GV chia nhóm 4, giao việc.
+ HS làm việc theo nhóm: quan sát và trả lời việc làm nào đúng, việc làm nào sai, vì sao?
- Yêu cầu HS tìm một số ví dụ về việc làm đúng, việc làm sai ở nhà hoặc ở trường về cách bảo vệ răng.
+ Lớp ta có bạn bị đau răng, nếu là em thì em sẽ làm gì?
+ Việc làm của bạn vừa nêu là việc nên làm hay không nên làm?
* Kết luận: Súc miệng, đánh răng, đến khám bác sĩ chuyên khoa về răng là việc nên làm. Ăn vật rắn, thức ăn lạnh...là việc không nên làm.
 Giải lao:
 HĐ3: Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ răng.
*Mục tiêu: Học sinh biết chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách.
* Cách tiến hành: Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện hoạt động.
- GV cho học sinh quan sát tranh trang 15 và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao có bạn bị sún răng, có bạn bị sâu răng?
+ Nên đánh răng vào lúc nào là tốt nhất? 
+ Vì sao không nên ăn nhiều chất ngọt?
+ Khi răng bị đau hoặc lung lay thì phải làm gì? (đi khám bác sĩ chuyên khoa răng)
+ Khám răng là việc làm thế nào?
+ Khám răng là trách nhiệm của ai? Gv khuyên khích HS trả lời càng nhiều càng tốt
* Liên hệ: ở nhà em chăm sóc răng bằng cách nào? HS kể cho các bạn trong lớp nghe và nhận xét.
* Giáo dục học sinh: Nên đánh răng vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên súc miệng và đánh răng để bảo vệ răng.
3. Củng cố, dặn dò
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng?
- Nhận xét tuyên dương HS nêu được những việc nên làm và không nên làm đê bảo vệ răng.
- Về nhà thực hiện tốt việc súc miệng, đánh răng hằng ngày đúng cách.
*************************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: ÂM /NH/
I. MỤC TIÊU:	
- Củng cố cách đọc, viết âm /nh/ các tiếng từ câu chứa âm /nh/
- H đọc , viết đúng âm /nh/ và các tiếng, từ câu chứa âm /nh/
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: nh, nhà mẹ, chị nhi, .
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: bà à, nhà chị nhi bà nhỉ. .
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Toán *
ÔN TẬP CÁC SỐ 7, 8
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 7, 8.
- HS đọc ,viết chính xác, so sánh thành thạo các số trong phạm vi 7, 8.
- HS ham học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết các số từ 1 đến 8 và ngược lại.
- HS nêu cấu tạo số 7 và số 8.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
Bài 1: Viết số 7, số 8.
- HS nêu yêu cầu. HS nhắc lại quy trình viết.
- HS viết vở. HS đổi chéo bài nhận xét.
- GV củng cố cách đọc, viết số 7, 8.
Bài 2: Điền dấu >; <; = ?
 76 6...6 83
 58 17 678
- HS nêu yêu cầu. HS nêu cách so sánh.
- HS làm bài bảng lớp, bảng con.
- Củng cố cho HS cách so sánh các số trong phạm vi 7, 8
Bài 3: Số?
 5 3 2 = 
 8 = 1  > 6
  > 6  = 7 3 < < 5
- HS nêu yêu cầu. HS nêu cách làm.
- HS làm vào vở. HS tìm thêm các trường hợp khác.
- HS chữa bài. Nhận xét.
Bài 4: (GV treo bảng phụ) 
 Số hình vuông ở hình vẽ bên là:
6
5
4
7
- GV cho HS làm bài rồi chữa.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đọc các số từ 1 đến 8 và ngược lại.
- Gv nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn lại bài.
****************************************************************
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016
Thể dục ( 1A,1B,1C)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được kĩ thuật động tác: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.... , nắm được cách thực hiện động tác dàn hàng, dồn hàng, nắm được luật chơi của trò chơi "qua đường lội”
- HS tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc thẳng, điểm số, dàn hàng ngang, dồn hàng đúng. HS biết và thực hiện được ở mức cơ bản đúng. HS tham gia trò chơi ở mức tương đối chủ động.
- Tự giác, tích cực, đảm bảo an toàn trong tập luyện.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm : Sân TD, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc.
 - Xoay các khớp.
6 - 8'
Đội hình nhận lớp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
 5GV
- GV điều khiển khởi động
 - HS thực hiện
2. Phần cơ bản.
a, Đội hình đội ngũ
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
b, Dàn hàng, dồn hàng:
* KL “A làm chuẩn, cách 1 sải tay, dàn hàng !”
 + A hô “có” tay phải lên cao, ngón tay khép, đưa tay để dàn hàng.
+ Các bạn khác tay dang ngang và di chuyển để tay chạm vào tay bạn bên cạnh.
+ Vừa di chuyển vừa dóng hàng
 “Thôi”
+ Tất cả bỏ tay xuống về tư thế nghiêm
c, Trò chơi " Qua đường lội".
18 - 22'
 8 – 10
- Lần 1 GV điều khiển cả lớp tập luyện. 
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
5GV
- Lần 2 - 3 CS điều khiển cả lớp tập luyện, GV giúp đỡ.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
5GV
- GV làm mẫu và giải thích động tác.
 - HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai.
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, luật chơi.
 x x x x x x
x x x x x x
 CB XP Đ
- GV Quan sát, nhắc nhở HS chơi đúng luật.
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- GV cùng HS hệ thống lai nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
 - GV hướng dẫn HS về n

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_06_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan