Giáo án tổng hợp Đạo đức, Âm nhạc và Mĩ thuật, Lớp 3 - Tháng 2 - Nguyễn Thị Đào
Đạo đức
Tiết 8
Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha, mẹ, anh chị em (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
- Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.
b) Kỹ năng:
- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
c) Thái độ:
- Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung trò chơi “ Phản ứng nhanh”.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình (tiết 1)
- Gọi 2 Hs lên làm bài tập 2 VBT.
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm Mĩ thuật Tiết 9 Bài 4: Vẽ trang trí . Vẽ màu vào hình có sẵn. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs hiểu biết hơn về cách sử dụng màu. Kỹ năng: Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng. Thái độ: - Hs yêu thích những bức tranh đẹp. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh có màu đẹp của thiếu nhi về đề tài lễ hội . một số bài của Hs các lớp trước. * HS: Bút chì , màu vẽ, tẩy, bút dạ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ:Vẽ chân dung. - Gv gọi 2 Hs lên vẽ lại chân dung một người thân . - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát và hiểu nội dung bức tranh. - Gv giới thiệu bức tranh múa rồng và gợi ý: + Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm. + Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm khác nhau: . Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng. . Cảnh vật ban đêm dưới ánh sáng đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh. - Gv gợi ý để Hs nhận ra các hình vẽ: con rồng, người và các hình ảnh khác nh7 vây, vẩy trên mình con rồng * Hoạt động 2: Cách vẽ màu. - Mục tiêu: Giúp Hs lưạ chọm màu để vẽ vào hình. - Gv hướng dẫn cho Hs cách vẽ màu. + Tìm màu vẽ con rồng, người, cây + Tìm màu nền. + Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hòa, tạo nên vẽ đẹp toàn bộ bức tranh. + Vẽ màu cần có đậm nhạt. * Hoạt động 3: Thực hành. - Mục tiêu: Hs tô màu được hoàn chỉnh một bức tranh. - Gv yêu cầu Hs vẽ màu vào bức tranh. - Gv quan sát Hs làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết. - Gv khuyến khích Hs sử dụng màu theo cảm nhận của mình. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : - Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ màu vào các bức tranh. - Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs. PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. Hs quan sát. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, lắng nghe. Hs quan sát. Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành. Hs vẽ màu vào bức tranh. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Xem tranh tĩnh vật. Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm Mĩ thuật Tiết 10 Bài 10: Thường thức mĩ thuật. Xem tranh tĩnh vật. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs làm quen với tranh tĩnh vật. Kỹ năng: Biết cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. Thái độ: - Cảm thụ vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Sưu tầm một số tranh tĩnh vật. Tranh tĩnh vật của HS các lớp trước. * HS: VBt vẽ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ:Vẽ màu vào hình có sẵn. - Gv gọi 2 Hs lên vẽ màu vào 2 bức tranh có sẵn . - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Xem tranh. - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát tranh. - Gv cho Hs quan sát tranh trên bảng và nêu ra các câu hỏi gợi ý: + Tác giả của bức tranh này là ai? + Tranh vẽ những loại quả nào? + Hình dáng của các loại hoa quả đó? + Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh? + Những hình chính của bức tranh được đặt ờ vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ? + Em thích bức tranh nào nhất? - Sau khi xem tranh, Gv giới thiệu vài nét về tác giả: Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mĩ thuật công nghiệp. Oâng rất thành công về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật. Oâng đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.* * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Mụv tiêu: Củng cố lại cách xem tranh của Hs Hs. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : Phát cho Hs những bức tranh tĩnh vật. Yêu cầu các emcho biết tác giả của bức tranh? Tranh vẽ những loại hoa quả nào? Hình dáng của các loại hoa quả đó? Màu sắc? - Gv nhận xét . PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. Hs quan sát Hs trả lời. Hs lắng nghe. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vẽ cành lá. Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm Đạo đức Tiết 6 Bài 3: Tự làm lấy công việc của mình (tiết2). I/ Mục tiêu Kiến thức: Giúp Hs hiểu Tự làm lấy công việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trong chờ hay dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy công việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác. Kỹ năng: Cố gắng làm lấy những công việc của mình. Thái độ: - Tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân. II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm” . Phiếu ghi 4 tình huống. Giấy khổ to ghi nội dung phiếu bài tập. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Tự làm lấy công việc của mình. (tiết 1) - Gv gọi 2 Hs lên giải quyết tình huống ở bài tập 5 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Giúp Hs biết giải thích các tình huống đúng hoặc sai. Nêu lên cách giải thích vì sao? - Gv chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm. Các tình huống: các em hãy điền Đ hoặc S và giải thích trước mỗi hành động. Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình. Tùng nhờ chị rửa hộ bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao. Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được bạn Hà bèn cho Nam giải nhưng Nam từ chối. Vì muốn được của Toàn quyển truyện Tuấn đã trực hộ Toàn Nhớ lời mẹ đặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm. => Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác. * Hoạt động 2: Đóng vai. - Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện nội dung bài học qua các vai. - Gv chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu các em thảo luận và đóng vai xử lý tình huống. * Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam khi Nam bị điểm kém. Thương bạn , ở trên lớp Việt tìm cách nhắc Nam học bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế Nam ít bị đánh đoàn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt , em sẽ làm gì? => Gv cho chốt lại: Việt thương bạn nhưng làm thế cũng là hại bạn, hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai chăm chỉ hơn” - Mục tiêu: Củng cố bài học qua trò chơi. - Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 Hs. - Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước. + Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một hành động. + Đội còn lại xem hành động mà đoán việc làm. - Nhận xét đội thắng cuộc. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs thảo luận nhóm theo nhóm. Đại diện các nhóm lên gắng kết quả lên bảng Cả lớp quan sát, theo dõi. Các nhóm khác bổ sung thêm. Hs nhắc lại. PP: Đóng vai. Hs lắng nghe. Hs thảo luận . Hs đóng vai, giải quyết tình huống. Cả lớp nhận xét các nhóm. PP: Trò chơi. Hs chơi trò chơi. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức. Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em . Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm Đạo đức Tiết 7 Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ (tiết 1). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs biết. Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta. - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. - Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ. Kỹ năng: Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống. Thái độ: - Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình. II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”.. Phiếu thảo luận nhóm. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Tự làm lấy việc của mình. - Gọi 2 Hs làm bài tập 6 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Phân tích truyện : Khi mẹ ốm. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện. - Gv đọc truyện “ Khi mẹ ốm” - Gv chia Hs thành 4 nhóm. Gv đưa ra câu hỏi, Hs thảo luận. Bà mẹ trong truyện này là người thế nào? Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó? Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ gì và làm gì? Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. => Cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 2: Bài tỏ ý kiến. - Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện ý kiến của mình. - Gv phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận. Theo em các bạn trong các tình huống xử sự đúng hay sai? Vì sao? Mẹ bị ốm , bố đi công tác xa. Ơû nhà có 2 chị em Linh trông mẹ. Hai chị em Linh nhiều lúc còn tị lẫn nhau xem ai trông mẹ nhiều hơn. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay dõi dằn vì sợ bố mẹ quên chăm sóc mình. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà và em đang bị ốm. - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học. - Gv chia Hs thành 4 nhóm. - Gv phát cho Hs mỗi nhóm các phiếu có bài tập sẵn. - Gv nhận xét. => Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lúc đau ốm bệnh tật. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs đọc lại. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác bổ sung ý kiến. Hs lắngnghe. PP: Thảo luận, giảng giải. Hs thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. PP: Thảo luận. Hs thảo luận. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về nhà làm tiếp bài tập. Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm Đạo đức Tiết 8 Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha, mẹ, anh chị em (tiết 2). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: - Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta. - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. - Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ. Kỹ năng: Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống. Thái độ: - Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình. II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung trò chơi “ Phản ứng nhanh”. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình (tiết 1) - Gọi 2 Hs lên làm bài tập 2 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Xử lí tình huống. - Mục tiêu: Giúp biết cách xử lí các tình huống. - Gv yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình huống sau bằng cách sắm vai. Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị bệnh. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn đến rủ Ngâm đi sinh nhật. Ngân phải làm gì? Tình huống 2: Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra toán. Bố mẹ bảo Nam giúp em ôn tập. Nhưng Nam cùng lúc ấy trên ti vi chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào? - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. => Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác. * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. - Mục tiêu: Giúp Hs liên hệ những việc làm của bản thân mình qua bài học. - Gv yêu cầu Hs liên hệ bản thân. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. + Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị. + kể một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau em làm gì để quan tâm giúp đỡ họ. - Gv nhận xét tuyên dương nhưng Hs biết quan tâm chăm sóc người thân. Nhắc nhở những Hs chưa biết quan tâm đến người thân trong gia đình. * Hoạt động 3: Trò chơi phản ứng nhanh. - Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học qua trò chơi. - Gv phát cho mỗi Hs 1 thẻ đỏ và 1 thẻ xanh. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. - Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. - Với câu trả lời sai không ghi điểm. - Gv đọc câu hỏi. Hs trả lời bằng cách giơ thẻ. - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs lắng nghe tình huống. Hs thảo luận nhóm. Hs đóng vai theo các tình huống. Hs đưa ra cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 1 - 2 Hs nhắc lại. PP: Thảo luận. Hs phát biểu theo suy nghĩ của bản thân mình. Cả lớp bổ sung. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs hai đội chơi trò chơi. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về nhà làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Chia sẽ buồn vui cùng bạn (tiết 1). Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm Đạo đức Tiết 9 Bài 5: Chia sẻ niềm vui cùng bạn (tiết 1). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Bạn là người thân thiết cùng chơi, cùng học, cùng lao động với các em nên các bạn cần chúc mừng khi có chuyện vui, an ủi, động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết. Kỹ năng: Thực hiện hành vi cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể. Thái độ: - Quý trọng những ai biết chia sẻ vui buồn cùng bạn và phê phán
File đính kèm:
- thucongthang2.doc