Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Tập đọc

TRƯỚC CỔNG TRỜI.

I- Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên miền núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc(Trả lời được các câu hỏi1,3,4; thuộc lòng những câu thơ em thích).

II- Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Tranh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.

III-Hoạt động dạy học :

A-Bài cũ: (5p)

***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.

- LT mời lần lượt các bạn đọc HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi sau bài đọc .

 - Lớp trưởng nhận xét kết quả.

- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét

 B-Bài mới: (27p)

 1. Giới thiệu bài

 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a.Luyện đọc

- HS khá đọc toàn bài.

- HS luyện đọc nối tiếp (2-3 lượt bài)theo đoạn

 + Đoạn 1: 4 dòng đầu.

 + Đoạn 2: Tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói.

 + Đoạn 3: Phần còn lại

- GV h/d HS giải nghĩa từ: Nguyên sơ, vạt nương, triền, áo chàm, nhạc ngựa.

- HS luyện đọc theo cặp kết hợp h/d từ khó đọc.

 b. Tìm hiểu bài:

- Vì sao địa điểm diễn tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ?Vì sao?

- Điều gì đã khiến cảnh sương giá ấy như ấm lên?

- Bức tranh trong bài thơ nếu thiếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?

 c-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.

- GV h/d cả lớp luyện đọc và thi đọc thuộc lòng một đoạn thơ.(đoạn 2: Nhìn ra xa ngút ngát.như hun khói)

- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích

- HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp.

C - Củng cố, dặn dò: (3p)

- GV nhận xét tiết học

- HTL cả bài thơ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính tả ,trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn BT2 ; tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống BT3 . 
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời lần lượt các bạn viết tiếng chứa ia/iê trong các thành ngữ, tục ngữ và nêu q/t đánh dấu thanh trong các tiếng ấy: Sớm thăm tối viếng- trọng nghĩa khinh tài- ở hiền gặp lành- một điều nhịn là chín điều lành-liệu cơm gắp mắm.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét.
B-Bài mới: (27p)
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV nhắc HS những từ ngữ dễ viết sai: ẩm lạnh, gọn ghẽ, len lách, mải miết...
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2:
- HS viết các tiếng có chứa yê, ya: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
- Nhận xết cách đánh dấu thanh.
Bài tập 3: - HS q/s tranh để làm BT
 - Đọc lại hai câu thơ có chứa vần uyên.
C - Củng cố, dặn dò; (3p)
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhớ các hiện tượng c/t đã luyện tập để không viết sai chính tả.
______________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN.
I-Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên(BT1);nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số tục ngữ, thành ngữ(BT2). 
- Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3, BT4
* Đối với HSKG :Hiểu ý nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ ở BT2. Có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3 .
 * GDBVMT: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý gắn bó với môi trường sống.(Khai thác gián tiếp nội dung).
II- Đồ dùng :
- Từ điển HS
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời 1 HS làm lại BT4 của tiết LTVC trước.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét.
B-Bài mới: (27p)
	1. Giới thiệu bài : 
	2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- HS đọc y/c bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS chữa bài
- GV kết luận: Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Bài tập 2:
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Một số HS có thể giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ (HS khá giỏi)
	+ Lên thác xuống ghềnh: Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
	+ Góp gió thành bão: Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
	+ Nước chảy đá mòn: Kiên trì, bền bỉ thì việc gì cũng thành công.
- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho cả nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày k/q
- HS nối tiếp nhau đặt câu với những từ tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4:
- Thực hiện như bài tập 3.
- Tìm từ ngữ:
+Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ào ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm...
+Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, đập nhẹ lên...
+Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội..
- ý d: (dành cho HS khá giỏi) 
 + Tả chiều sâu: hun hút,thăm thẳm,
C - Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học.
- HS viết thêm vào vở BT những từ ngữ vừa tìm được; thực hành nói, viết những từ ngữ đó.
__________________________
Âm nhạc:
( Thầy Duyệt dạy)
______________________________
Toán
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN.
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Làm được bài tập 1.bài tập 2.
II-Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ : (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời 1 bạn Chữa BT trong SGK.
+1 bạn khác nêu nhận biết về STP bằng nhau.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét
- B-Bài mới : (27p)
	1. Hướng dẫn HS so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau.
VD: 8,1 và 7,9
- GV h/d HS so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m như trong SGK
- GV giúp HS nêu nhận xét: Trong hai STP có phần nguyên khác nhau,STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS tự lấy VD.
	2. Hướng dẫn HS so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau,phần thập phân khác nhau
VD:35,7 và 35,698.
- HS tự so sánh như SGK.
- HS rút ra kết luận về cách so sánh hai số thập phân.
	3. Thực hành:
BT1: HS tự làm rồi chữa bài .Khi chữa bài nên cho hs giải thích kết quả bài làm . Chẳng hạn : 0,7 > 0,65 ( vì 2 số thập phân này có phần nguyên là 0 ,ở phần thập phân hàng phần mười có 7 > 6 nên 0,7 > 0,65
BT2: HS tự làm và chữa bài .Kq: 6,375; 6,735 ;7,19 ;8,72 
BT3: (Cho HS về nhà làm thêm) 
C- Củng cố,dặn dò: (3p)
- Học thuộc k/l trong SGK,vận dụng làm bài tập
- Ôn STP bằng nhau, so sánh hai STP.
_____________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Tư, ngày 11 tháng 11 năm 2020
English:
( Cô Lài dạy)
___________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I-Mục tiêu:
+ Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
+ Biết trao đổi với bạn về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
*Đối với HSHTT: Kể được câu chuyện ngoài SGK, nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp .
 GDBVMT: Qua câu chuyện kể, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường(Khai thác trực tiếp nội dung).
II-Đồ dùng:
- Một số truyện nói về q/h giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi...
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời HS kể 1-2 đoạn câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét
 B-Bài mới: (27p)
H/d HS kể chuyện:
	a.Hướng dẫn HS hiểu đúng y/c của đề.
- Một HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những chữ quan trọng: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Một HS đọc gợi ý1, 2, 3 trong SGK.
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
	b.HS thực hành kể chuyện
- Từng HS kể chuyện 
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp
	+ Các nhóm cử đại diện nhóm thi kể
	+ Mỗi HS kể xong, trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện
- Cả lớp và GV nhân xét.
C- Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học
- Đọc trước nội dung tiết KC tuần 9.
___________________________
: 
Lịch sử:
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:
Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay đàn áp đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ- Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+ Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ 
+ Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
2. Kĩ năng:
-Kĩ năng mô tả, sưu tầm tư liệu
3. Định hướng thái độ:
 -Tự hào về phong trào Xô Viết –Nghệ Tĩnh
-Tôn trọng gìn giữ di tích lịch sử tại khu trưng bày ở bảo tàng
4. Định hướng năng lực:
-Nhận thức về sự kiện, ý nghĩa của của phong trào xô viết Nghệ -Tĩnh
-Tìm tòi, khám phá về phong trào
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Nêu cảm nghĩ của bản thân mình về phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh
II. ĐỒ DÙNG: 
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
Tranh ảnh, tư liệu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.HĐ Khởi động ( 4p)
Nêu ý nghĩa của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ?
- Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: 
- Nhóm trưởng báo cáo.
- GV, HS nhận xét, đánh giá. 
 Giới thiệu bài mới :
- GV giới thiệu bài : Sau khi ra đời, ĐCSVN đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước. Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
2. HĐ Hình thành kiến thức (HĐ khám phá) 25p
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12- 9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ -Tĩnh trong năm 1930 -1931 (9 p)
GV treo bản đồ hành chính VN cho HS quan sát, tìm và chỉ 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
GV giới thiệu choHS biết đây chính là nơi diễn ra đỉnh cao cách mạng VN những năm 1930- 1931. Nghệ Tĩnh là tên gọi tắt của hai tĩnh Nghệ An Hà Tĩnh.
- HS thảo luận theo nhóm 4: Thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
- NT điều hành cho các nhóm trình bày trước lớp,các nhóm khác nhận xét bổ sung thống nhất.
- Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh như thế nào? (HS nêu được: Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm dánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai..)
- GV kết luận : Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó phong trào xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931.
- Học sinh giới thiệu một số tranh ảnh về phong trào Xô viết- Nghệ Tĩnh các em sưu tầm được.
 Hoạt động 2: Tình hiểu ở những chuyển biến mới những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh dành được chính quyền Cách mạng (8p)
- Quan sát hình minh hoạ 2, trang 18.SGK: Nêu nội dung của hình minh hoạ 2.
Thảo luận nhóm 4( theo nội dung câu hỏi sau)
- Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
- Sau khi dành được chính quyền, một số nơi ở Nghệ-Tĩnh có những điểm gì mới?
+ NT điều hành nhóm hoạt động theo nhóm.
+NT điều hành chia sẻ kết quả trước lớp
- GV, các nhóm nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến các nhóm. 
- GV trình bày tiếp: Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp triệt hạ xóm làng. Hàng nghìn đảng viên Đảng cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống.
Hoạt động 3: Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh (8p)
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
+ Phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta?
+ Phong trào có tác động gì đến phong trào cả nước?
- HS trao đổi và đi đến kết luận:
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của Nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung, GV kết luận về ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
3.HĐ vận dụng thực hành: 6p
 Nêu cảm nghĩ của bản thân mình về phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh
 (Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh)
 Sưu tầm tranh ảnh, xem các tư liệu về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
 Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau: Cách mạng mùa thu
______________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Làm được các bài tập : BT1,BT2,BT3,BT4(a)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời HS nêu cách so sánh hai số thập phân.
- GV nêu bài tập: Sắp xếp các STP theo thứ tự từ bé lớn:
 0,321; 0,197; 0,187; 0,4; 0,32.
+ Gọi một HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở nháp.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét.
- B-Bài mới: (27p)
Bài 1 : Điền >; <; =
	Kết quả : >; .
	Lưu ý : Khi chữa từng bài hỏi HS vì sao chọn dấu đó.
Bài 2 : TT bài 1.
Bài 3 : Tìm chữ số x chưa biết:
	9,7x8 < 9718
- Hướng dẫn HS dựa vào cách so sánh STP để tìm chữ số thích hợp.
- Kết quả : x = 0
	Ta có : 9,708 < 9,718
Bài 4: a. x = 1 vì 0,9 < 1 <1,2.
- Nhận xét 1 số bài, chữa bài.
C. Củng cố dặn dò: (3p)
- Nhận xét giờ học.
______________________________
Tập đọc
TRƯỚC CỔNG TRỜI.
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. 
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên miền núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc(Trả lời được các câu hỏi1,3,4; thuộc lòng những câu thơ em thích).
II- Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Tranh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.
III-Hoạt động dạy học : 
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời lần lượt các bạn đọc HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi sau bài đọc .
 - Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét
 B-Bài mới: (27p)
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
	a.Luyện đọc
- HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp (2-3 lượt bài)theo đoạn
	+ Đoạn 1: 4 dòng đầu.
	+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói...
	+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV h/d HS giải nghĩa từ: Nguyên sơ, vạt nương, triền, áo chàm, nhạc ngựa...
- HS luyện đọc theo cặp kết hợp h/d từ khó đọc.
	b. Tìm hiểu bài:
- Vì sao địa điểm diễn tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ?Vì sao?
- Điều gì đã khiến cảnh sương giá ấy như ấm lên?
- Bức tranh trong bài thơ nếu thiếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?
	c-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- GV h/d cả lớp luyện đọc và thi đọc thuộc lòng một đoạn thơ.(đoạn 2: Nhìn ra xa ngút ngát....như hun khói)
- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích
- HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp.
C - Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học
- HTL cả bài thơ.
_____________________________
Thứ Năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu: Biết:
- Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân. (BT 1,2,3)
II- Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời HS chữa bài 3, 4 trong SGK.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét.
- B-Bài mới: (27p)
Bài 1: Cho HS đọc số, cả lớp nhận xét
- GV hỏi về giá trị của chữ số trong mỗi số.Chẳng hạn nêu giá trị của chữ số 5 trong số 7,5 là 5 phần mười .
Bài 2:
- HS làm bài vào vở.
- Một HS viết lên bảng, cả lớp nhận xét.
VD : - a, Năm đơn vị ,bảy phần mười : 5,7 ;
Bài 3: HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
Bài 4(b): HS tự làm rồi chữa bài(không yêu cầu HS tính bằng cách thuận tiện nhất)
VD : b. 
C - Củng cố, dặn dò: (3p)
- Hoàn thành bài tập
- Ôn cách đọc, viết, so sánh STP.
____________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I- Mục tiêu:
- Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý(thân bài),viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
* GDMTBiển đảo: Gợi ý HS tả cảnh biển đảo theo chủ đề: cảnh đẹp địa phương (liên hệ).
II- Đồ dùng:
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp đất nước.
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- LT mời lần lượt các bạn đọc nối tiếp tác phẩm của Si-le và tên phát xít. Nêu nội của bài đọc?
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, GV nhận xét, chấm diểm.
B-Bài mới: (27p)
	1. Giới thiệu bài:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp
- GV nêu y/c của tiết học.
	2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: - GV nhắc HS: 
+ Dựa trên k/q quan sát, lập dàn ý cho bài văn có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận.
+Tham khảo hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương.
Bài tập 2:
- Nên chọn một đoạn trong thân bài để viết đoạn văn
- Mỗi đoạn có một câu mở đầu bao trùm toàn đoạn văn.
- Đoạn văn phải thể hiện được cảm xúc người viết.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét
C. Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tiến bộ.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
______________________________
Tin học:
( Thầy Thắng dạy)
____________________________
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
I-Mục tiêu:
- Phân biệt được những từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong số các từ đã nêu ở BT1.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
* Đối với HSKG : Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ đã nêu ở BT3
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS làm lại BT 3, 4 của tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm BT trong VBT
- Chữa bài:
Bài tập 1:
- Từ chín: hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được; ở câu 1với từ chín (suy nghĩ kĩ càng); ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa.
- Từ đường: vật nồi liền hai đầu: ở câu 2 với từ đường (lối đi); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ "đường" chất kết tinh vị ngọt.
- Từ vạt: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đòi núi; ở câu 1với từ vạt (thân áo); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên).
Bài tập 2:(giảm tải)
Bài tập 3 (HS đại trà đặt câu phân biệt nghĩa của 1 từ)
Từ
Nghĩa
Đặt câu
Cao
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
- Mẹ cho em vào xem hội chợ Hàng VN chất lượng cao.
Nặng 
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
- ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
- Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
- Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên.
Ngọt
- Có vị như vị của đường, mật.
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe
- (Âm thanh) nghe êm tai
- Loại bánh này rất ngọt.
- Cậu ấy chỉ ưa nói ngọt.
- Tiếng đàn thật ngọt.
- GV gọi HS nêu miệng câu mình đặt. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
C- Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những kiến thức đã học.
_________________________________
CHIỀU:
 (GV BỘ MÔN DẠY)
___________________________
Thứ Sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2020
Thể dục:
( Thầy Quân dạy)
____________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I-Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng(BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộngcho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung BT1.
- HS nhắc lại kiến thức đã hoc về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
	+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả (bài văn miêu tả)
	+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
- HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
Bài tập 2:
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng)
	+ Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không mở rộng thêm.
	+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn, nêu nhận xét 2 cách kết bài.
+ Giống nhau : Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
+ Khác nhau : 
	Kết bài không mở rộng : khẳng định con đường rất thân thiết đối với bạn HS.
	Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.
Bài tập 3:
- HS đọc y/c BT3: Tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
+ Mở bài giàn tiếp: HS có thể nói về cảnh đẹp chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình.
+ Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo y/c.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài (trực tiếp, gián tiếp); hai kiểu kết bài (không mở 
mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài, kết bài chưa đạt.
______________________________
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I-M

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc