Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, số liệu thống kê. Đọc lưu loát toàn bài.

- HS hiểu ND bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.

- Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc .

II. ĐỒ DÙNG: Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc thuộc 2-3 khổ thơ bài “Ê-mi-li, con.”.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a, Giới thiệu bài : Giới thiệu qua tranh

Hoạt động 1: Luyện đọc

- 1HS đọc toàn bài.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài một lượt. Cả lớp đọc thầm .

- GV hướng dẫn HS đọc tên nước ngoài, số liệu thống kê .

- GV cho từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn. Sau mỗi HS đọc. GV giúp cả lớp thống kê từ bạn đọc sai, GV ghi bảng từ sai tiêu biểu và sửa cho HS.

- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong bài (SGK).

- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn .

- HS luyện đọc theo cặp

– HS đọc cả bài, HS nêu giọng đọc .

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- GV tổ chức cho tìm hiểu bài và trả lời :

+ Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử ntn?

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thành thạo các bài tập giáo viên đưa ra. Viết được đoạn văn có hình ảnh so sánh.
- Giáo dục học sinh yêu chuộng cuộc sống hoà bình, ghét chiến tranh.
II. Đồ dùng :
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS nêu lại một số từ ngữ thuộc chủ đề hoà bình.
2. Bài mới. 
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HDHS luyện tập:
Bài 1:a. Từ nào không đồng nghĩa với "hoà bình"?
thanh bình, thái bình, bình lặng, bình yên
b. Đặt câu với một trong số các từ đó.
+ HS tự làm bài, nêu miệng.
+ GV-HS nhận xét, bổ sung (từ không đồng nghĩa: bình lặng)
Bài 2: Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a- Dòng sông quê em chảy rất hoà bình. (hiền hoà)
b- Chúng em đang được sống trên một đất nước hoà thuận. (thanh bình)
c- Không khí trong gia đình em rất hoà mình. (hoà thuận)
Bài 3: Dựa vào nghĩa của "hoà", chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của từ "hoà" trong mỗi nhóm: hoà lẫn, hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận
+ HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
+ Gọi HS nêu miệng.
+ GV-HS nhận xét bổ sung:
. Nhóm 1: hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận (hoà có nghĩa là trạng thái không có chiến tranh, yên ổn)
. Nhóm 2: hoà lẫn, hoà tan, hoà tấu (hoà có nghĩa là: trộn lẫn vào nhau)
Bài 4: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn koảng 5-7 câu) miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê.
+ HS làm bài. Gọi HS nêu miệng.
+ HS nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi HS làm bài tốt..
VD: Lần đầu tiên về quê, em thấy thật thú vị. Luỹ tre xanh bao quanh xóm làng. Ngay đầu làng lá mái chùa cổ kính, có cây đa cổ thụ to cả chục người ôm. Dòng sông trong xanh, uốn lượn quanh xóm làng. Nơi bến sông, con đò đưa khách qua sông. Trên bờ đê, đàn bò thung thăng gặm cỏ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại một số từ đồng nghĩa với "hoà bình".
- GV chốt lại nội dung vừa ôn tập. Nhận xét tiết học.
Luyện viết
 Bài 6: Vịnh Hạ Long
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết.
- Học sinh viết, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Vịnh Hạ Long trong vở luyện viết lớp 5. Rèn viết đúng tốc độ, không quá chậm.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp, rèn tư thế ngồi viết đúng, phòng chống cận thị.
II. Đồ dùng: HS: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ. GV KT sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới. 	
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài viết: Vịnh Hạ Long
?: Em hãy nêu cảnh đẹp ở Vịnh Hạ Long? (duyên dáng, tươi mát của sóng nước, rạng rỡ của đất trời, bốn mùa Hạ Long phủ lên mình màu xanh đằm thắm ...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (duyên dáng, rạng rỡ, quanh năm, sáng nắng, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày đoạn văn.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm. Chú ý tốc độ viết và lỗi chính tả.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh đánh gía, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. Tự sửa chữa ra giấy nháp.
- GV nhận xét tiết học
Ngày soạn: 21 / 09 / 2016
 Ngày dạy : Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016
	TậP ĐọC
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
I. MụC Đích – yêu cầu 
- HS biết đọc đúng các tên nước ngoài ; bước đầu đọc diễn cảm bài .
- HS hiểu nội dung bài: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
- Giáo dục HS yêu hoà bình , căm ghét chiến tranh.
II. Đồ DùNG : GV : Tranh minh hoạ SGK.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC
1. Kiểm tra bài cũ :- HS đọc và nêu ND bài : “ Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai ”.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới	
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- 1HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm .
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài thơ và giới thiệu về Si-le.
- GV cho HS đọc các tên riêng phiên âm ..
- 3 HS đọc nối tiếp theo 3 đoạn ( Đoạn 1 : từ đầu đến “chào ngài” ; đoạn 2 : tiếp theo đến “ ...điềm đạm trả lời” ; đoạn 3 : còn lại ). GV kết hợp giải nghĩa từ .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS luyện đọc theo cặp – HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài, HS nêu giọng đọc toàn bài. .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc lướt đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 ( SGK ) ( Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu .....Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô ...)
- HS đọc hai đoạn còn lại trả lời câu hỏi 2+3 .
- Sau khi HS trả lời câu hỏi GV chốt ý đúng.
- HS nêu nội dung bài. GV chốt : Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm, học thuộc lòng:
- GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm đoạn “Nhận thấy vẻ ngạc nhiên” đến hết
+ HS phát hiện cách đọc diễn cảm .
+ GV hướng dẫn lại cách đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm .
- Thi đọc diễn cảm đoạn vcăn trước lớp.
- HS bình chọn HS đọc tốt nhất, hay nhất. GV khen ngợi các em học tập tốt, tích cựu trong tiết học.
3. Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung chính của bài. Em muốn thế giới này như thế nào?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác
I. Mục đích – yêu cầu :
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp. Làm quen với các thành ngữ nói về hữu nghị, hợp tác .
- HS xếp các vào các nhóm thích hợp theo y/c BT1, BT2; đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ ở BT4. Vởn dụng các kiến thức vào cuộc sống.
- HS có ý thức hợp tác, đoàn kết .
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Thế nào là từ đồng âm ? Đặt câu để phân biệt từ đồng âm .
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài. 
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện một số cặp lên thi làm bài.
- HS và GV nhận xét, chốt kết quả :
+ Hữu có nghĩa là bạn bè : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu..
+ Hữu có nghĩa là có : hữu ích, hữu hiệu , hữu tình, hữu dụng .
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.( tiến hành tương tự bài 1 )
+ Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn : hợp tác , hợp nhất , hợp lực .
+ Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu , đòi hỏi ...nào đó : hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp .
- HS và GV nhận xét, chốt kết quả :
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu. 
- GV nhắc HS mỗi em đặt 1 câu với 1 từ. 
- HS viết câu vào vở . 
- Vài HS đọc câu của mình .
- GV nhận xét, cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. .
Bài tập 4: HS nêu yêu cầu rồi tìm hiểu nghĩa của 3 thành ngữ .
- HS đặt câu vào vở. HS mỗi em đặt 1 câu với 1 từ. 
- Vài HS đọc câu của mình .
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi các em tích cực trong giờ học .
3. Củng cố dặn dò :
- GV cùng HS hệ thống nội dung học. Ho[j tác dem lại cho chúng ta những gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau .	
	Toán
 Tiết28 : Luyện tập
I. Mục đích –yêu cầu : 
- HS biết têngọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học .
- HS có kĩ năng đổi, so sánh các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán liên quan. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS có ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu bảng đơn vị đo diện tích ?
2. Bài mới	
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, HDHS làm bài tập :
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài. HS làm phần a,b; HS làm nhanh làm cả bài.
- GV hướng dẫn HS :
+ Phần a, : Rèn kĩ năng đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé .
+ Phần b, : Rèn kĩ năng đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn .
+ Phần c, : Rèn cách viết số đo diện tích có một hoặc hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số ( hay hỗn số ) có một đơn vị cho trước .
- HS làm bài, chữa bài. GV củng cố kiến thức liên quan.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài 
 - HD HS đổi đơn vị để hai vế có cùng tên đơn vị sau đó mới so sánh .
 - HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo .
Bài3: - HS nêu đề bài bài .
- Xác định các bước giải : 
+ Bước 1 : Tính diện tích căn phòng .
+ Bước 2 : Tính số tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng đó .
- HS làm bài – chữa bài .
- Đáp số : 6 720 000 đồng .
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài 
 - GV HD HS đọc kĩ câu hỏi để đáp số cho đúng .
- HS làm nhanh làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .
- Đáp số : 30 000m2, 3ha .- GV củng cố kiến thức và hệ thống bài, khen ngợi các em học tốt, tích cực. Lưu ý HS đọc kĩ câu hỏi trong bài toán để thấy rằng phải tính diện tích khu đất đó theo hai đơn vị mét vuông và héc-ta.
3. Củng cố d ặn dò. 
- HS nhắc lại giải bài toán tỉ lệ. GV hệ thống kiến thức.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
địa lí
BàI 6 : Đất và rừng
I-mục Đích – yêu cầu 
- HS biết trình bày được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn . Biết được vai trò của đất, rừng đối với đời sống con người .
- HS chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn .
- HS thấy được sự cần thiết phải bảo vệ, khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
II- Đồ dùng
GV : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.Tranh ảnh SGK (HĐ1)
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của biển nước ta ? Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống ?
- HS nêu. GV đânhs giá chung.
2. Bài mới. 	
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.1. Các loại đất chính của nước ta :
HĐ1: Thảo luận theo cặp :
- HS đọc SGK và hoàn thành bài tập :
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố các loại đất chính của nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
+ Nêu một số đặc điểm chính của các loại đất .
- HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét chung.
+ Đất là nguồn tài nguyên quý giá, vì vậy khi sử dụng đất cần chú ý điều gì ?
+ Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất mà em biết ?
- Đại diện các nhóm HS trả lời.
- Giáo viên kết luận .
2.2.Các loại rừng chính ở nước ta : 
HĐ2: Tiến hành tương tự hoạt động 1 .
- GV đưa thêm câu hỏi:
+ Nêu vai trò của rừng đối với đời sống của con người ?
+ Nạn đốt phá, khai thác rừng bừa bãi gây hậu quả gì ?
+ Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ?
HS nêu, bổ sung. Giáo viên kết luận.
3. Củng cố dặn dò: 
- 2, 3 Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK .
- Nêu các loại đất chính và các kiểu rừng chính ở nước ta? Để bảo vệ rừng chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét giờ. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 22 / 9 / 2016
 Ngày dạy : Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Tập làm văn
Luyện Tập làm đơn
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
- HS có kĩ năng điền văn bản. nLàm đúng bài tập liên quan.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực trong học tập
GD KNS : Kĩ năng ra quyết định ; Thể hiện sự chia sẻ cảm thông.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, HDHS làm bài tập :
Bài 1: HS đọc bài văn.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu ý chính của từng đoạn.
+ Đ1: Những chất độc Mĩ đã rải xuống MN 
+ Đ2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường.
+ Đ3: Hậu quả mà chất độc màu da cam gây ra cho con người.
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam ?
+ ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao?
+ Em đã biết hoặc tham gia những PT nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
- HS nêu, bổ sung.
- GV nhận xét, liên hệ thực tế địa phương.
Bài 2: 1 HS đọc y/c BT.
- GV HD HS viết :
+ Em hãy đọc tên Đơn em sẽ viết.
+ Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Phần lí do em viết những gì?
- HD nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần lí do viết đơn của 1 số HS
- GV treo bảng phụ, nhắc nhở HS viết bài.
- HS viết bài. GV bao quát chung và giúp đỡ các em gặp khó khăn.
- GV, HS nhận xét, đánh giá,.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu nội dung bài.
- NX tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Luyện tập : Từ đồng âm
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm cho HS.
- Củng cố, nâng cao kiến thức về từ đồng âm. HS vận dụng làm đúng, nhanh các bài tập liên quan.
- HS ý thức sử dụng từ đồng âm trong các văn cảnh giao tiếp phù hợp
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy -học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 HS nêu thế nào là từ đồng âm? Cho VD.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b, Các hoạt động: 
Bài 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Cái bàn b) Hòn đá
 Bàn bạc. Đá bóng.
c) siêusao d) Chín mùi
 ngôi sao. Số chín.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành BT.
- 2 HS nêu. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận đáp án đúng.
Bài 2 : Đặt câu để phân biệt các từ các từ đồng âm : Trường, tiền, bạc, đàn.
- GV hướng dẫn cách đặt câu.
- HS nêu miệng. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và sửa câu, từ cho HS.
- GV chốt cách đặt câu : cần đưa từ đồng âm vào các tình huống, văn cảnh phù hợp.
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn gồm 5 đến 7 câu theo đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng các từ đồng âm.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- HS làm bài, HS nêu trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá và nhận xét. Khen ngợi các em làm tốt, tích cực trong giờ học.
- GV chốt lại nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Thế nào là từ đồng âm? Ta thường dùng từ đồng âm để làm gì? 
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	 	 Toán
Tiết 29 : Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu :
- HS biết: + Tính diện tích các hình đã học. Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
- HS vận dụng làm được các bài tập 1, 2 nhanh và chính xác. HS làm nhanh làm bài 3,4. Bài làm trình bày khoa học, rõ ràng.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc bảng đơn vị đo diện tích.
2. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1: 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS phân tích đề và cách giải.
- 1HS làm bài bảng lớp – Dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh gía thống nội dung bài
Bài 2: HS đọc đề, nêu các bước giải..
- GV hướng dẫn HS giải bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- HS nhận xét, GV đánh gía thống nội dung bài. Lưu ý HS: Sau khi làm xong phần a), ở phần b) có thể giải theo tóm tắt sau:
100 m2: 50 kg
3 200 m2: .... kg? 
(Đổi số kg thóc thu hoạch được ra đơn vị tạ)
Bài 3: (HS làm nhanh làm bài) 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS phân tích, giải bài.
- HS giải bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Gv nhận xét sửa sai, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4: (HS làm nhanh làm bài) 1 HS đọc đề.
- HS giải bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét sửa sai, hệ thống nội dung bài. Khi chữa bài, gợi ý cho HS nêu được các cách khác nhau để tính diện tích miếng bìa. Khen ngợi các em làm tốt, tích cực trong 
giờ học.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cách tính diện tích các hình đã học.
- Nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
Buổi chiều. Toán*
luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về đơn vị đo diện tích.
- HS nắm được mối quan hệ và cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Biết giải bài toán liên quan đến cách tính diện tích.
- HS tích cực, chủ động học bài, làm bài.
II. Đồ dùng :Sử dụng TBNN
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:- Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của học sinh.
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HDHS luyện tập:
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số đo là mét vuông:
a) 17 ha = ........................... b) 5m2 12dm2 = ...............................
 23 km2 = ........................ 20m2 3dm2 = ..............................
 1200 dm2 = .................... 57 dm2 = ....................................
 45 000 dm2 = .................
 600 000 cm2 = ...............
+ HS xác định yêu cầu của đề bài, làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
+ GV- HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. (Lưu ý phần b viết dưới dạng hỗn số hoặc phân số).
Bài 2: >, < , = ?
5m2 6dm2 ............. 56 dm2 120 ha ................ 12 km2
3dm2 4cm2 ........... 340 cm2 6cm2 7mm2................ cm2
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
+ HS-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Bác An được giao cho 3ha đất đồi để trồng cây. Bác đã trồng cây được diện tích đó. Hỏi bác An đã trồng cây được bao nhiêu mét vuông?
+ HS đọc đề bài, phân tích đề.
+ HS nêu cách làm, làm bài vào vở. (Lưu ý HS chuyển đổi 3ha = 30 000m2 ...)
 Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng 80m. Trên khu đất đó được trồng mía, trung bình cứ 100 m2 thì thu hoạch được 300 kg mía. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn mía trên khu đất đó.
+ HS đọc đề bài, phân tích đề. HS làm bài vào vở. GV thu vở một số em chấm, nhận xét.
+ Các bước giải: Tính diện tích khu đất: 150 x 80 = 12 000 (m2)
 12000 m2 gấp 100m2 số lần là: 12 000 : 100 = 120 (lần)
 Khu đất đó thu hoạch được số tấn mía là: 300 x 120 = 36 000 (kg)
 36 000 kg = 36 tấn
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung vừa ôn tập. 
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
ôn tập: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về văn tả cảnh.
- Học sinh biết cách quan sát một cảnh vật để tả. Biết lập dàn ý bài văn tả cảnh và biết dựa vào dàn ý đó viết được bài văn tả cảnh theo yêu cầu.
- HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng: Sử dụng TBNN
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cấu tạo bài văn tả cảnh? Khi quan sát cảnh vật để tả, em quan sát bằng những giác quan nào?
2. Bài mới 
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HDHS luyện tập:
Đề bài: Em hãy tả lại cảnh đẹp của quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.
* HDHS phân tích đề: - Thể loại: Miêu tả - Kiểu bài: Tả cảnh.
- Đối tượng tả: Cảnh đẹp của quê hương em - Thời gian: Buổi sáng đẹp trời
* HDHS lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp của quê hương vào một buổi sáng đẹp trời.
- Thân bài: Gợi ý học sinh chọn thứ tự tả theo thời gian (hoặc không gian)
 VD: Tả theo thứ tự về không gian
HS có thể tả cảnh đẹp của quê hương từ bầu trời, xuống mặt đất:
+ Phía đông ông mặt trời từ từ nhô lên, chiếu ánh sáng xuống vạn vật. (Có thể dùng các từ gợi tả cho hay: ánh sáng lấp lánh, ánh sáng dìu dịu, ánh sáng hình rẻ quạt, ánh sáng yếu ớt...)
+ Những đám mây trôi bồng bềnh, trôi lững lờ (hay bầu trời xanh thẳm)...
+ Quê hương em bừng lên dưới ánh sáng mặt trời.
 HS nêu những hình ảnh tiêu biểu của quê hương (cảnh làng xóm: cây cối, nhà cửa; cảnh ruộng đồng; những cảnh vật khác, ...) theo một thứ tự nhất định.
. Tập trung tả cảnh vật nổi bật mà em yêu thích nhất của quê hương mình.Chú ý khi tả phải kèm thêm cảm xúc.
 Kết hợp tả hoạt động của vật, của người.
- Kết bài: Nêu cảm xúc (hoặc nhận xét) của em về cảnh đẹp của quê hương.
* HS trình bày miệng, HS khác chú ý lắng nghe.
- GV. HS nhận xét: cách diễn đạt, cách trình bày, câu, từ, ý.... HS viết bài vào vở.
- GV có thể đánh giá, nhận xét bài làm của HS học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. HS khác có thể nêu một vài câu tả cảnh của bạn mà em thấy hay. Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn: 22 / 9 / 2016
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016
 Tập làm văn
luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1). Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2).
- Học sinh yêu mến cảnh vật thiên nhiên.
II. Đồ dùng:- Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm ...
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc