Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.

- Giáo dục HS lòng yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

*HĐ1: Làm việc cả lớp

- GV giới thiệu về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta và giới thiệu về Phan Bội Châu.

*HĐ2: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình minh hoạ và thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?

+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp?

+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông Du?

+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại?

- GV kết luận.

*HĐ3: Làm việc theo nhóm

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+ Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?

+ Tại sao chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?

+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng nước ta đầu thế kỉ 20?

+ Địa phương em có đường phố, trường học mang tên Phan Bội Châu không?

- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK.

- HS lắng nghe, xem ảnh Phan Bội Châu SGK (tr 12).

- HS nhận nhiệm vụ.

- Cử nhóm trưởng, thư ký .

- HS thảo luận trong nhóm các câu hỏi.

- HS quan sát các hình trong SGK.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi.

- HS KG trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận trong nhóm các câu hỏi.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ SGK.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn bị bài sau: Danh từ.
Tiết 2: chính tả (Nhớ-viết)
những hạt thóc giống
i. mục đích yêu cầu: 
- HS nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn có lời nhân vật trong bài Những hạt thóc giống.
- HS làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/ n , en / eng.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, tính trung thực, dũng cảm.
ii. chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi săn nội dung bài tập 2.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết những từ ngữ bắt đầu bằng r/ d /gi hoặc có vần ân / âng.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK. HS theo dõi.
- HS đọc thầm lại đoạn cần viết , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
- GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- HS viết bài .
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt cho HS soát lại bài.
- GV chấm, chữa 6 bài.
- GV nhận xét chung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2: Lựa chọn 
- GV nêu cầu cầu bài tập, chọn cho HS làm phần a; GV treo bảng phụ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài vào vở bài tập.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: Giải câu đố 
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài ra giấy nháp.
- HS nói lời giải đố.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ để viết đúng chính tả.
- HTL hai câu đố để đố người thân.
Tiết 3: Toán
Tiết 22. tìm số trung bình cộng
i. Mục đích yêu cầu: 
- HS nắm được thế nào là trung bình cộng của nhiều số .
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số . 
- HS yêu thích môn học, tính toán chính xác .
ii. chuẩn bị: 
- Hình vẽ minh họa/ SGK .
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài 4 .
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
* Hoạt động1: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. 
Bài toán 1: - GV cho HS đọc thầm bài toán 1, quan sát hình vẽ, tóm tắt nội dung bài toán rồi nêu cách giải bài toán .
- Một HS lên bảng giải .
Số lít dầu rót vào mỗi can : 
	( 6 + 4 ) : 2 = 5 (l ) 
Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4. Ta nói : Can thứ nhất có 6l dầu, can thứ hai có 4l dầu , trung bình mỗi can có 5l dầu .
- HS nêu cách tính trung bình cộng của hai số 6 và 4 : (6 + 4 ) : 2 = 5 
- HS có thể phát biểu thành lời : Muốn tìm trung bình cộng của hai số, ta tính tổng của hai số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng .
 Bài toán 2 : GV hướng dẫn HS tương tự .
*Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1:(câu a, b, c,): HS tự làm bài rồi chữa.
- HS nêu lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số .
Bài 2: - Cho HS tự đọc bài toán rồi làm bào và chữa bài .
- Chú ý cho HS cách trình bày bài giải.
Bài 3: 
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
	Số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là : 
	(1+ 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 ) : 9 = 5 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học . 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Lớp 5 B: Buổi chiều 
Tiết 1: Khoa học
Thực hành: nói "không ! " đối với các chất gây nghiện
I . Mục đích yêu cầu:
- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu,bia.
- Thực hiện kĩ năng từ chối , không sử dung các chất gây nghiện: ma túy, thuốc lá, rượu, bia.
- GDKNS :KN phân tích và xử lí thông tin, tổng hợp, tư duy, giao tiếp ứng xử.
- Có ý thức từ chối và không sử dụng các chất gây nghiện.
II. chuẩn bị:
- Thông tin các hình trang 20,21 ,22 ,23 sgk .
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu ,bia ,thuốc lá, ma túy suy tầm được.
- 1 số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu ,bia ,thuốc la, ma túy .
III. các Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Chúng ta không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dạy thì ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bà:i 
b. Các hoạt động:
* Hoạt động1 : Thực hành xử lý các thông tin. 
 Bước 1: Đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau:
Bước 2 : GVgọi một số học sinh trình bày . Mỗi học sinh trình bày một ý, học sinh khác bổ sung.
 Kết luận : SGK trang 21 	 
 * Hoạt động 2: Trò chơi " bốc thăm trả lời câu hỏi "
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn 
Bước 2 : Đại diện bốc thăm và trả lời.
- Học sinh làm việc cá nhân : đọc các thông tin trong sgk và hoàn thành bảng sau :
tác hại của thuóc lá 
tác hại của rượu bia 
Tác hại của ma túy 
Đối với ngời sử dụng 
Đối với ngời xung quanh 
 - Đại diện từng nhóm nên bốc thăm và trả lồi câu hỏi (giáo viên và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình)
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu tác hại của thuốc lá, bia rượu, ma túy.
Tiết 2: Toán*
ôn tập Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS về các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ ghi BT.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* HĐ1: Hệ thống kiến thức
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về tên các đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- HS cho VD.
- GV nhấn mạnh về đổi các đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
*HĐ2: Luyện tập
+ HDHS làm các BT ở VBTT.
- GV cùng HS hoàn thiện phần bài tập, chữa bài.
- GV nhấn mạnh kiến thức qua từng bài,
+ Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết các số, phân số thích hợp vào chỗ chấm.
13m = ....dm 9000m = ...dam
340dm =... cm 5000m = ...hm
10 mm = ...m 2m =...km
- Gọi HS đọc, phân tích cách làm.
- Gọi HS lên bảng làm; cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, nhắc lại cách làm.
- GV nhận xét, kết luận kết quả đúng.
- Củng cố cách đổi các đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
15km6m....1506m 
 2hm4m...240m
 54002m...54km20m 
- Gọi HS đọc, phân tích cách làm.
- Gọi HS lên bảng làm; cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, nhắc lại cách làm.
- GV nhận xét, kết luận kết quả đúng.
- Củng cố cách đổi các đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Tuyên dương những HS làm việc tích cực trong giờ học. 
 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 3: tiếng việt*
Mở rộng vốn từ: Hoà Bình
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm “ Cánh chim hoà bình ”.
- Rè kỹ năng sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố. 
- Giáo dục lòng yêu hoà bình cho học sinh.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung của BT 2. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT của học sinh. 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động: 
* HD HS làm bài tập
Bài tập 1 :
a) Em hãy nên nghĩa của các từ: - Hoà bình
b) Tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình ? 
Bài tập 2 :
- Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng tả cảnh bình yên (thanh bình, hạnh phúc, không có bom đạn, chết chóc) của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
GV gợi ý HS có thể viết về một miền quê hoặc thành phố tươi đẹp, thanh bình mà em đã nhìn thấy trên ti-vi ...
Khi viết em có thể liên tưởng đến những cảnh tượng thương tâm ở những vùng đất đang có chiến tranh em đã thấy khi xem chương trình thời sự trên tivi. 
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu viết bài. 
 Trạng thái không có chiến tranh, lửa đạn 
HS trả lời 
- HS làm việc cá nhân viết bài vào vở 
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. 
- GV nhận xét về câu, từ, nội dung bài của học sinh 
GV thu một số bài làm của một số HS đã làm xong tại lớp, chấm bài chữa bài chi tiết.
 Yêu cầu những HS viết bài chưa tốt hoặc chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
NS : 27/9/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2017
Lớp 5 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
 Ê- mi - li, con... ( Trích )
I. mục đích yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài viết theo thể tự do. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹ dám tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. HS học thuộc lòng 1 khổ, HSKG thuộc khổ 3 và 4 của bài thơ.
- Giáo dục HS biết đoàn kết, chống lại chiến tranh, yêu cuộc sống hòa bình.
II. chuẩn bị:
- Tranh ảnh 1 số cảnh đau thương mà đế quốc Mỹ đã gây ra trên đất nước Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: SD tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Luyện đọc đúng 
- Yêu cầu 1 HSG đọc bài. 
- GV chia bài thành 4 đoạn theo 4 khổ thơ và yêu cầu HS đọc nối tiếp L1; GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, cách nhấn giọng chưa phù hợp với bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2, GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.
* HĐ2:Tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ theo 4 câu hỏi SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 2 HS.
- GV theo dõi giúp đỡ các em làm tốt và trả lời tốt.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm + HTL
- GV mời 4 em đọc lại bài thơ.
- GV uốn nắn sửa chữa giúp HS đọc đúng giọng của từng khổ và từng nhân vật.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá.
- HS đọc nhẩm để HTL bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- 1 HSG đọc, lớp theo dõi. 
- 4 HS đọc, mỗi em đọc1 đoạn.
- HS lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nối tiếp đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong SGK.
- Lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận cặp để trả lời câu hỏi .
- 2 HS điều khiển lớp sẽ tổ chức cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS KG trả lời và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
- HS đọc nội dung bài. 
- HS phát hiện giọng đọc. 
- HS luyện đọc cá nhân. 
- Cử đại diện thi đọc.
- HS thuộc khổ 3 và 4 của bài thơ, đọc diễn cảm toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài, liên hệ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau: Sự sụp đổ của chế độ A- pác - thai. 
Tiết 2: kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. mục đích yêu cầu: 
- Biết kể lại một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
- HS trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- HS có ý thức chuẩn bị bài chu đáo.
II. chuẩn bị:
- HS và GV chuẩn bị sách báo và truyện gắn với chủ điểm hòa bình.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể câu chuyện tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai và nêu ý nghĩa truyện.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
* HĐ1: HD HS tìm hiểu yêu cầu đề.
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới từ cần chú ý: ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- Gọi HS đọc phần gợi ý SGK.
- HD HS nhớ lại một số câu chuyện đã học liên quan đến chủ đề này để kể. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
- Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK.
- 1số HS nêu tên câu chuyện định kể. 
*HĐ2: HDHS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- Tổ chức hoạt động nhóm. 
- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
+ ý nghĩa câu chuyện ? 
- GV đưa ra tiêu trí đánh giá để chọn bạn kể hay, chính xác, kể tự nhiên.
- Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp
- Gọi HS thi kể trước lớp. 
- GV cho lớp nhận xét.
- GV tuyên dương HS kể tốt, hiểu truyện và cho điểm khuyến khích HS kể được truyện ngoài SGK.
- 1HS đọc đề bài .
- 1HSK xác định yêu cầu đề. 
- 4HS nối tiếp đọc gợi ý-SGK. 
- Cả lớp đọc thầm theo.
- 4 - 5 HS trả lời. 
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- HS trao đổi và nêu ý nghĩa truyện. 
- Đại diện một số nhóm phát biểu. 
- HS thi kể chuyện trước lớp:Theo đoạn, toàn truyện. 
- HS theo dõi và đặt câu hỏi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể toàn truyện 1 cách sinh động và nêu đúng nội dung truyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ý nghĩa truyện.
- HS liên hệ bản thân. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau. 
Tiết 3: toán
Tiết 23: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS củng cố các đơn vị đo khối lượng, độ dài và các đơn vị đo diện tích; Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Rèn kĩ năng: Tính DT HCN, HV; Tính toán trên các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan; Vẽ HCN theo điều kiện cho trước.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. chuẩn bị:
- Hình vẽ minh hoạ BT3,4.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị ra kg.
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- Củng cố cho HS cách làm.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Muốn biết đà điểu nặng gấp mấy lần chim sâu ta làm thế nào?
- Lưu ý HS phải đưa về cùng đơn vị.
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt lại đáp án đúng, cách làm.
- Củng cố cho HS cách giải.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV minh hoạ hình vẽ . 
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- Củng cố cho HS cách tính DT HCN, HV.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài, tự tóm tắt bài.
- Yêu cầu HS phải tính được DT HCN: ABCD rồi phân tích thành tích để tìm các cạnh.
- Hướng dẫn HS vẽ.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm và chữa bài. 
- HS nhận xét bài trên bảng. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi vở KT chéo.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm và chữa bài. 
- HS nhận xét bài trên bảng. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS phân tích được:
 12=112 =26
- HS làm và chữa bài. 
- HS nhận xét bài trên bảng. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS hệ thống kiến thức bài: nhắc lại cách giải từng bài toán về quan hệ tỉ lệ và so sánh với bài của giờ trước. 
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
Lớp 5 A, 5B, 5C: Buổi chiều
Tiết 1: Kĩ Thuật 
 Cắt, khâu, thêu tự chọn (tiết 1)
I. mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh kiến thức về cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
- Học sinh thực hiện làm được sản phẩm cắt, khâu thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
- Có ý thức học tập tốt.
II. chuẩn bị:
- Dụng cụ để cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn.
III. các Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập những nội dung của chương 1.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của chương 1.
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ của chương 1.
*HĐ2: Chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn.
- Các nhóm thảo luận để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
- GV ghi tên sản phẩm của các nhóm đã chọn và kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- GV củng cố kiến thức cho học sinh và hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
 NS : 28/9/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2017
Lớp 4 B: Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học
ăn nhiều rau và quả chín.
sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
i. mục đích yêu cầu:
- HS biết được hàng ngày cần phải ăn nhiều rau quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kĩ năng tự nhận thức về ích lợi của các loại rau quả, kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn.
- Giáo dục HS ý thức ăn uống hợp vệ sinh, tuyên truyền nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
ii. chuẩn bị:
- Hình 22, 23 trong SGK. Sơ đồ tháp cân đối dinh dưỡng trang 17.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : HS nêu nội dung bài trước.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.
- Mục tiêu : HS biết giải thích vì sao phải ăn nhều rau, quả chín hàng ngày.
- Cách tiến hành : 
Bước 1: GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ Tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem loại rau quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng đối với người lớn.
Bước 2 : GV điều khiển cả lớp trả lời câu hỏi của bài. GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2 : Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn.
- Mục tiêu : HS giải thích tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn.
- Cách tiến hành : 
 Bước 1: HS đọc mục 1/ Bạn cần biết và quan sát các hình 3,4 trang 23 SGK để thảo luận nhóm đôi câu hỏi của bài.
 Bước 2: Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
* Hoạt đông 3: Thảo luận về các biện pháp giữ VS an toàn thực phẩm 
- Mục tiêu : Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cách tiến hành : 
 Bước 1: Làm việc theo nhóm: GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ của bài. 
Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên trình bày.
3. Củng cố , dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài học. HS đọc mục:Bạn cần biết/ SGK
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Danh từ
i. mục đích yêu cầu: 
- HS biết được danh từ (là những từ chỉ người, vật, khái niệm hoặc đơn vị).
- Nhận biết được DTchỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu.
- HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập ở phần tìm hiểu bài.
- Tranh ảnh : nắng, mưa, con sông, rặng dừa, chân trời, băng dính.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra : Tìm từ gần nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ đó.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
b. Các hoạt động
* Hoạt động1: Phần Nhận xét
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. GV treo bảng phụ.
- HS quan sát tranh ảnh, xác định các từ chỉ sự vật có trong khổ thơ và trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: ( Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa; đời, cha ông; con, sông)
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 + Chỉ người : cha ông, ông cha. + Chỉ hiện tượng: Nắng, mưa
 + Chỉ sự vật: sông, dừa, chân trời. + Chỉ đơn vị: cơn, con, rặng
 + Chỉ khái niệm : truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xa , đời.
 + Chỉ đơn vị: cơn, con, rặng
- GVKL: Những từ chỉ sự vật còn gọi là danh từ
* Hoạt động 2: Phần Ghi nhớ:
- 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ / SGK.
* Hoạt động 3: Phần Luyện tập: 
Bài 1: - HS đọc đề bài, tự làm bài tập vào vở. 
- HS nhận xét, chữa bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh danh từ chỉ khái niệm.
Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm đứng lên đọc các câu nhóm mình vừa đặt. Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng thì thắng. Các nhóm nhận xét. GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại nội dung Ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Danh từ chung và danh từ riêng.
Tiết 3: Tập viết
Luyện viết bài 1 (quyển 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh viết và trình bày đúng bài 5 ( quyển 1 ).
- Rèn kĩ năng viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, kĩ thuật chữ và cách trình bày bài.
- Học sinh có ý thức luyện viết.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài.
2. Các hoạt động:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện viết.
- GV đọc bài viết.
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhắc tư thế ngồi viết.
* Hoạt động2: Thực hành
 - GV cho học sinh thực hành luyện viết.
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách viết (nếu cần

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2017_2018_tran.doc