Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 4 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).

- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu lịch sử dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

*HĐ1: Làm việc cả lớp

- GV nêu vấn đề, gọi HS trả lời:

+ Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì?

+ Việc đó đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta?

- GV kết luận, chuyển ý.

*HĐ2: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình minh hoạ và thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+ Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

+ Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này?

- GV gợi ý HS: ngành kinh tế trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- GV kết luận, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.

- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK.

- HS lắng nghe.

- HS đọc SGK.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

- HS nhắc lại.

- HS nhận nhiệm vụ.

- Cử nhóm trưởng, thư ký .

- HS thảo luận trong nhóm 3 câu hỏi.

- HS quan sát các hình trong SGK.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc ghi nhớ SGK.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 4 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mục đích yêu cầu: 
- HS nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình .
- Trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát. Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có các âm đầu r/ d /gi hoặc có vần ân / âng .
- Có ý thức rèn chữ đẹp, giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình. 
ii. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
Iii các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr; tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi, thanh ngã .
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài. 
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ viết.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Truyện cổ nước mình .
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ .
- GV nhắc nhở các em trước khi viết bài .
- HS viết bài .
- GV chấm, chữa 6 bài. HS đổi bài soát lỗi .
- GV nêu nhận xét chung .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, GV treo bảng phụ. 
 - HS làm bài vào vở bài tập.
 - HS làm bài vào bảng phụ, trình bày kết quả . 
 - HS và GV nhận xét. 
 - GV chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ trong bài tập 2, ghi nhớ để viết không sai .
- Chuẩn bị bài sau : Tuần 5.
Tiết 3: Toán
Tiết 17: luyện tập
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về viết và so sánh số tự nhiên. Bước đầu làm quen với dạng bài tập x < 5 , 2 < x < 5 ( với x là STN ) 
- Viết và so sánh STN, vận dụng vào làm bài tập dạng x .
- Giáo dục HS tính chính xác và yêu thích môn học .
ii. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
Iii các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài. 
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1 : Ôn tập
- HS nêu cách so sánh số tự nhiên.
- HS nhận xét, nhắc lại. 
* Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS làm bài tập/ SGK. 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập, GV treo bảng phụ.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- Nhấn mạnh cho HS về: Số lớn nhất (số bé nhất) có một (hai, ba) chữ số.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Nhấn mạnh cho HS cách so sánh 2 STN. 
Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giới thiệu bài tập: GV viết lên bảng: x < 5 và hướng dẫn HS đọc " x bé hơn 5 ". GV nêu: Tìm STN x, biết x bé hơn 5 . 
- Yêu cầu HS tự nêu các số tự nhiên bé hơn 5 rối trình bày bài làm như SGK .
- Cho HS tự làm phần còn lại của bài tập rồi chữa.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- Lưu ý HS cách trình bày. 
Bài 5: - HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa. 
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- Nhấn mạnh cho HS về: số tròn chục.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV khắc sâu cho HS về: Viết, so sánh số tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau: Yến, tạ, tấn.
Lớp 5 B: Buổi chiều 
Tiết 1: Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
- Có ý thức chăm sóc sức khoẻ.
II. chuẩn bị:
- Hình trang 16, 17 SGK.
- HS sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III. các Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao nói tuổi dậy thì có ý nghĩa rất đặc biệt đối với mỗi đời người ?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. các hoạt động
 * Hoạt động 1:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ yêu cầu các nhóm đọc các thông tin (tr16 - 17) thảo luận về các đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm.
HS thảo luận nhóm
Thư kí nhóm ghi ý kiến bằng chì vào bảng SGK.
Bước 3: Các nhóm cử đại diện lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? ”
Cho HS lấy tranh đã sưu tầm được, GV chia đều số tranh ấy cho 4 nhóm cùng thảo luận xác định xem người trong ảnh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
+ Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ?
+ Biết được điều đó có ích lợi gì?
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày(1HS/1hình).
- Nhận xét , bổ sung.
- HS trả lời.
- Giúp ta chuẩn bị tốt về thể chất và tinh thần sẵn sàng đón nhận .
3. Củng cố dặn dò:- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ, một mặt ghi chữ Đ (đúng),mặt kia ghi chữ S (Sai)
Tiết 2: Toán*
Ôn tập về giải toán
I. Mục đích yêu cầu: 
- Tiếp tục củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS về giải toán liên quan đến tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Giúp HS kĩ năng giải toán liên quan đến tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi BT.
III. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu cách giải bài toán liên quan đến tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* HĐ1: Hệ thống kiến thức:
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về dạng toán giải bài toán liên quan đến tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- HS cho VD.
- GV nhấn mạnh cách giải bài toán dạng toán giải bài toán liên quan đến tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
*HĐ2: Luyện tập:
+ HDHS làm các BT ở VBTT.
- GV cùng HS hoàn thiện phần bài tập, chữa bài.
- GV nhấn mạnh kiến thức qua từng bài,
+ Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Một cửa hàng xăng dầu, trong một ngày bán được 150 lít cả xăng và dầu, trong đó số xăng bán được bằng số dầu. Em hãy tính số xăng, dầu cửa hàng đó bán được trong ngày hôm đó.
- Gọi HS đọc, phân tích đề bài, tóm tắt rồi giải bài toán.
- Gọi HS lên bảng làm; cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, nhắc lại cách làm.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Củng cố cách giải bài toán dạng toán giải bài toán liên quan đến tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 2: Bố hơn con 24 tuổi. Sau 5 năm nữa tuổi bố gấp 5 lần tuổi con. Tính số tuổi của bố và con.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS phân tích đề bài, tóm tắt rồi giải bài toán.
- Yêu cầu HS làm BT rồi chữa bài tập.
- Củng cố về giải toán dạng toán giải bài toán liên quan đến hiệu và tỉ số của hai số đó.
3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Tuyên dương những HS làm việc tích cực trong giờ học. 
 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 3: tiếng việt*
ôn: Từ trái nghĩa
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS kiến thức về từ trái nghĩa.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa trong khi giao tiếp và trong khi viết bài .
- Giáo dục sự sáng tạo trong sử dụng Tiếng Việt. 
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ, phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu ví dụ?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* HĐ1: Hoàn thiện các bài tập của buổi sáng.
- GV cho học sinh hoàn thiện các bài tập ở VBTV.
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh hoàn thiện các bài tập (nếu cần).
* HĐ2: GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện một số bài tập sau:
Bài tập 1: Điền vào chố trống một từ trái nghĩa với các từ in đậm để hoàn chỉnh câu thành ngữ, tục ngữ sau:
Lá lành đùm lá .... Bán anh em ...., mua láng giềng gần
Đoàn kết là sống, chia rẽ là ..... Nói trước quên ........
Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- xung đột (hoà hợp, hoà bình, hoà thuận,...)
-Thân ái (thù ghét, ghét bỏ, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch, căm ghét, căm giận, giận dữ,)
- phá hoại ( giữ gìn, bảo vệ,.... ) 
Bài tập 3: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa ở trên:
- Phải biết bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hoá của dân tộc, không được phá hoại nó.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
NS : 20/9/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2017
Lớp 5 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
 Bài ca về trái đất
I. mục đích yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ, bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. HS học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS biết đoàn kết, chống lại chiến tranh, yêu cuộc sống hòa bình.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ SGK; Bảng phụ ghi 1 số câu thơ hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc diễn cảm và nêu nội dung bài Những con sếu bằng giấy.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: SD tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động 
* HĐ1: Luyện đọc đúng 
- Yêu cầu 1 HS đọc bài. 
- GV chia bài thành 3 đoạn và yêu cầu HS đọc nối tiếp L1; GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, cách nhấn giọng chưa phù hợp với bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2, GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.
* HĐ2:Tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ theo 4 câu hỏi SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 2 HS.
- GV theo dõi giúp đỡ các em làm tốt và trả lời tốt.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm + HTL
- GV mời 3 em đọc lại bài thơ.
- GV uốn nắn sửa chữa giúp HS đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá.
- HS đọc nhẩm để HTL bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- 1 HSG đọc, lớp theo dõi. 
- 3 HS đọc, mỗi em đọc1 đoạn.
- HS lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nối tiếp đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong SGK.
- Lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận cặp để trả lời câu hỏi .
- 2 HS điều khiển lớp sẽ tổ chức cho đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
- HS đọc nội dung bài. 
- 3HS đọc, phát hiện giọng đọc. 
- HS luyện đọc diễn cảm cá nhân. 
- Cử đại diện thi đọc.
- HS thuộc ít nhất 1 khổ thơ, 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu nội dung bài, liên hệ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2: kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
I. mục đích yêu cầu: 
- Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh, HS kể được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ một cách tự nhiên.
- Rèn kĩ năng chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn; HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
- Thể hiện sự cảm thông ( cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri ).
- Thái độ chân thật, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người Mỹ có lương tâm.
II. chuẩn bị: - Các hình ảnh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện nói về việc làm tốt góp phần xây dựng quê 
hương đất nước của 1 người mà em tận mắt chứng kiến hoặc đã nghe, đã đọc. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động 
* HĐ1: GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1: Kể xong, GV ghi bảng tên các nhân vật.
- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh họa trong SGK. Chú ý điệu bộ ở từng đoạn sao cho phù hợp.
*HĐ2: HDHS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- GV yêu cầu HS dựa vào lời kể GV và quan sát các bức ảnh SGK để kể lại từng đoạn. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV yêu cầu HS kể chuyện, kể xong trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi 2-3 HS thi kể trước lớp từng đoạn. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện truyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS nhận xét và bình chọn bạn kể hấp dẫn, bạn hiểu nội dung truyện. 
- HDHS nêu ý nghĩa truyện.
- GV chốt nội dung.
- HS lắng nghe GV kể. 
- HS nghe kể kết hợp quan sát tranh. 
- 1HS đọc lại các lời thuyết minh. 
- HS dựa vào lời kể GV và quan sát các bức ảnh SGK để kể lại từng đoạn. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể chuyện trước lớp:Theo đoạn, toàn truyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp theo dõi và đặt câu hỏi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể toàn truyện 1 cách sinh động và nêu đúng nội dung truyện. 
- HS nêu ý nghĩa truyện.
3. Củng cố, dặn dò
- HS liên hệ bản thân. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau. 
Tiết 3: toán
Tiết 18: Ôn tập và bổ sung về giải toán( Tiếp theo)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS: Qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần) và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng cách “ Rút về đơn vị” 
“ Tìm tỉ số” .
- Rèn kĩ năng xác định dạng toán và cách trình bày bài giải.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. chuẩn bị: - GV kẻ sẵn bảng VD1.
III. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách giải bài toán dạng quan hệ tỉ lệ và lấy VD về bài toán.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
* HĐ1: Hình thành kiến thức
a.Ví dụ:
- Yêu cầu HS đọc đề toán SGK.
- GV yêu cầu HS tìm kết quả số bao gạo có được khi chia hết 100 kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5 kg, 10 kg, 20 kg rồi điền vào bảng.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng đó để nhận xét giữa số kg gạo ở mỗi bao và số bao có được.
- GV và HS cùng kết luận.
Bài toán: 
- GV gọi HS đọc, phân tích bài toán, xác định dạng toán và tự giải vào nháp ( bằng cách rút về đơn vị hoặc cách dùng tỉ số.)
- Yêu cầu HS nêu lại 2 cách giải.
 - GV chốt lại cách giải như SGK.
* HĐ2: Thực hành 
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt lại đáp án đúng, cách làm.
- Củng cố cho HS cách giải "Rút về đơn vị ".
Bài 2: GV tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự tóm tắt bài.
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để nêu cách giải.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- Củng cố cho HS cách cộng PS.
- HS làm việc cả lớp.
- HS tự làm cá nhân 
- HS tự suy nghĩ và nhận xét.
- 2 HS nêu lại.
- HS làm việc cá nhân vào nháp.
- HSG chữa bảng.
- 2 em nhắc lại.
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi vở KT chéo.
- HS chữa bài, nhận xét.
HS chọn 1 cách giải; khuyến khích HS giải bằng 2 cách. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm và chữa bài. 
- HS nhận xét bài trên bảng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS hệ thống kiến thức bài: nhắc lại cách giải từng bài toán về quan hệ tỉ lệ và so sánh với bài của giờ trước. 
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Lớp 5 A, 5B, 5C: Buổi chiều
Tiết 1: Kĩ Thuật 
 Bài 5: Thêu dấu nhân ( Tiết 2)
 I . Mục đích yêu cầu:
HS cần phải:
- Biết cỏch thờu dấu nhõn.
- Thờu được cỏc mũi thờu đỳng quy trỡnh, đỳng kĩ thuật.
- Yờu thớch, tự hào với sản phẩm làm được.
II. chuẩn bị:
- Mẫu thờu dấu nhõn.
- Vật liệu và dụng cụ: Dựng bộ kĩ thuật khõu thờu Lớp 5 (Chuẩn bị như SGV trang 25)
III . Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu MĐ,YC của giờ học.
b. Nội dung các hoạt động:
*Hoạt động 3: HS thực hành
- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi thực hiện thờu dấu nhõn.
- Lưu ý thờm về mũi thờu trong thực tế.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1.
- HD chuẩn bị, chia dụng cụ.
- GV quan sỏt, uốn nắn cho những HS cũn lỳng tỳng.
* Hoạt động 4: Đỏnh giỏ sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV ghi vắn tắt yờu cầu về đỏnh giỏ sản phẩm lờn bảng.
- GV nhận xột đỏnh giỏ kết quả thực hành của HS 
- HS nhắc lại cỏch thờu dấu nhõn.
- Thực tế mũi thờu thường nhỏ thỡ đường thờu mới đẹp.
- Kết hợp tự xem lại sản phẩm của mỡnh và của bạn trao đổi những điều cần lưu ý.
- HS lấy ra dụng cụ theo yờu cầu của tiết học.
- HS thực hành thờu dấu nhõn, cú thể làm theo nhúm để giỳp đỡ nhau.
- Trưng bày theo nhúm.
- HS nờu yờu cầu đỏnh giỏ sản phẩm như SGK.
- 2-3 em nờu ý kiến đỏnh giỏ sản phẩm của bạn được trưng bày.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.- Nhắc HS chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau.
 NS : 21/9/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017
Lớp 4 B: Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học
tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
- HS có ý thức ăn phối hợp đầy đủ chất đạm .
II. Chuẩn bị:
- Hình minh hoạ trang 18,19 SGK.
III. các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu tên các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Các HĐ:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Mục tiêu: Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Cả lớp cùng lập bảng danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật.
- GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm TV với đạm ĐV ?
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm HS tự hoàn thành các câu hỏi của bài.
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong SGK.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK
3. Củng cố, dặn dò. 
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau “ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”
Tiết 2: Luyện từ và câu
 luyện tập về từ ghép và từ láy
I mục đích yêu cầu: 
- HS nắm được hai loại từ ghép:(có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại). Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy:( âm đầu, vần , cả âm và vần).
- Xác định đúng từ ghép, từ láy trong câu văn, trong bài văn .
- HS có ý thức sử dụng từ ghép và từ láy .
II chuẩn bị:
- Phấn màu .
iii.các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Ôn tập
- HS tự lấy ví dụ về từ ghép và từ láy.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về từ ghép và từ láy.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: 
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 .
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến . GV giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
- GV nhấn mạnh cho HS về 2 loại từ ghép.
Bài tập 2: 
- HS đọc nội dung bài tập 2 .
- GV : Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có hai loại : 
+ Từ ghép có nghĩa phân loại .
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp .
- HS nêu cách hiểu về từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Gọi HS làm bài.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 3: 
- HS đọc nội dung bài tập 3.
- HS kể tên các kiểu từ láy đã học?
- HS làm bài, trình bày kết quả . GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà xem lại bài tập 2, 3 .
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Trung thực-Tự trọng.
Tiết 3: tiếng việt*
ôn: Từ ghép và từ láy.
i. mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS kiến thức đã học về: Từ ghép và từ láy.
- Rèn kỹ năng nhận biết từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị:
iiI. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: HS ôn tập từ ghép và từ láy.
+ Ôn: Từ ghép.
- GV yêu cầu HS tự lấy ví dụ về từ ghép.
- HS nêu khái niệm từ ghép đã học.
- HS nhận xét, nhắc lại.
+ Ôn: Từ láy: tương tự.
*Hoạt động 2 : Luyện tập 
- GV yêu cầu HS làm một số bài tập về : Từ ghép và từ láy. Sau rồi tổ chức cho HS chữa từng bài.
-Tổ chức cho HS nhận xét.
- GVCủng cố kiến thức cho HS qua mỗi bài.
Bài 1: Gạch một gạch dưới từ ghép, hai gạch dưới từ láy trong đoạn văn sau:
 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
Bài 2: Các từ in đậm trong đoạn văn sau là từ ghép hay từ láy? Vì sao?
 Dáng tre vươn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2017_2018_tran.doc