Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng và đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học

Rê-mi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

- Học sinh thấy được tầm quan trọng "quyền được học" của trẻ em.

II. ĐỒ DÙNG : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:- HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi về bài đọc.

- HS đoc, GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

HĐ1. Luyện đọc:

- 1HS đọc toàn bài .

- HS xem tranh minh hoạ trong SGK; nói về nội dung tranh.

- 1HS đọc xuất xứ của đoạn trích.

- GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li; Ca-pi, Rê-mi. HS nhìn bảng lớp đọc .

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2, 3 lượt). Có thể chia bài thành 3 đoạn. Trong quá trình HS đọc bài, GV uốn nắn HDHS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả. HDHS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm bài văn, HS nêu giọng đọc; giọng kể, nhẹ nhàng, cảm xúc.

HĐ2. Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.

? Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? (trên đường, hai thầy trò hát rong kiếm sống). Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?

? Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khácnhau như thếnào?

? Tìm những chi tiết cho thấyRê-mi là một cậu bé rất hiếu học?

? Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

- HS nêu nội dung bài, GV chốt: Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học Rê-mi.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diễn cảm khổ thơ 2.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi học thuộc lòng khổ thơ 1 và 2. GV nhận xét chung, khen HS học tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu nôi dung bài. Em muốn trẻ em trên thế giới có cuộc sống như thế nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL những câu thơ, khổ thơ các em thích.
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm chắc tác dụng của dấu gạch ngang.
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tích cực trọng học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu tác dụng của dấu gạch ngang ?
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp 
Bài tập 1 (159) 1HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. 
- HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, mời một số HS đọc lại. GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a: - Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy
2. Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đoạn a: - đều như vậy-Giọng công chúa nhỏ dần,
Đoạn b: nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 ... 
3 Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Đoạn c: - Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền,
- Tham gia Tết trồng cây
Bài tập 2 (160):
- 2HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi. GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: Cho HS làm bài theo nhóm. Mời đại diện một số nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng. 
- Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích trong câu):
+ Chào bác – Em bé nói với tôi.
+ Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
- Tác dụng (1) ( Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại).
- HS nêu trong tất cả các trường hợp còn lại.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung, khen ngợi HS học tốt, tích cự trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- 2, 3HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Toán
Tiết 168: ôn tập về biểu đồ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu. 
- HS hoàn thành bài tập 1, 2(a), 3 nhanh và chính xác. Làm bài đúng, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- HS ham thích môn học.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu lại một số dạng toán đã học.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
HDHS quan sát biểu đồ hoặc bảng số liệu rồi tự làm bài và chữa bài. 
 Bài 1: Cho học sinh nêu các số trên cột dọc của biểu đồ chỉ gì (chỉ số cây do HS trồng được); các tên người ở hàng ngang chỉ gì (chỉ tên của từng học sinh trong nhóm Cây xanh)
- HS tự làm rồi chữa phần a.
- Tương tự với các phần b, c, d, e.
- HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và hệ thống nội dung bài.
 Bài 2a: HS nêu nội dung bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài ở trên bảng chung của lớp. 
Chẳng hạn: Phần (a), giáo viên lập bảng điều tra trên bảng chung của lớp rồi cho HS bổ sung vào các ô còn trống trong bảng đó.
b) HS hoàn thành nhanh vẽ các cột còn thiếu đúng số liệu trong bảng nêu ở phần a.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chữa bài và hệ thống nội dung kiến thức của bài.
Bài 3: HS nêu nội dung bài.
- HS tự làm rồi chữa bài. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống nội dung bài. 
(Khi chữa bài nên cho HS giải thích vì sao lại khoanh vào C. 
Chẳng hạn: Một nửa diện tích hình tròn biểu thị là 20 học sinh, phần hình tròn chỉ số lượng học sinh thích đá bóng lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh vào C là hợp lí.)
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại các dạng toán vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Địa lí
Ôn tập học kì II
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp) của các châu lục: châu á, châu âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Giáo dục HS có ý thức tích cực trong học tập.
II.. Đồ dùng :
- Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Kể tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất?
- HS nêu, GV nhận xét và hệ thống nội dung.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học 
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Châu á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
+ Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu á?
+ Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện một số em trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, hệ thống nội dung vừa ôn. Khen ngợi HS học tập tốt, tích cực.
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Nội dung phiếu như sau:
+ Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga.
+ Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
+ Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
- HS trong nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét bổ sung, hệ thống nội dung ôn. Khen ngợi HS học tập tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xác định các châu lục và đại dương trên quả đại cầu.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra.
Buổi chiều Toán*
 luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về cách tính giá trị biểu thức, cách tính diện tích một số hình đã học.
- HS vận dụng làm được các bài tập mà giáo viên đưa ra. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 23,5 + 567,5 = ; 506 – 45,7= ; c) 18,6 : x 37= ; 5,31 : 4,5 =
b) Tính giá trị biểu thức.
672,5 - 215,5 x 2 + 36,24 : 12= 
+ HS làm bài vào vở, HS lên bảng chữa bài.
+ HS - GV Nhận xét cách làm của bạn trên bảng, hệ thống kiến thức, lưu ý học sinh đến thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 2: Người ta lát nền một phòng hình chữ nhật rộng 4m và có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng bằng gạch men hình vuông, cạnh 30cm. Giá tiền mỗi viên gạch men là 10000 đồng. Hỏi lát nền phòng đó mua hết bao nhiêu tiền gạch men? (Diện tích vữa không đáng kể).
+ HS đọc đề bài, phân tích đề.
+ HS nêu gấp rưỡi? (GVHD HS hiểu gấp rưỡi tức là gấp 1,5 lần)
+ HS tự giải bài toán vào vở.
+ Các bước tính: Tính chiều dài căn phòng: 4 x 1,5 = 6 (m)
. Diện tích căn phòng: 4 x 6 = 24 (m2)
. Diện tích viên gạch men là: 30 x 30 = 900 (cm2) ; 900 cm2 = 0,09 m2
. Số viên gạch dùng để lát nền là: 24 : 0,09 = 267 (viên)
. Số tiền mua gạch men lát nền là: 10 000 x 267 = 2 670 000 (đồng)
Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 15m và chu vi là 130m. Tính diện tích mảnh đất đó.
+ Nêu dạng bài toán. (Tổng - tỉ). HS tự làm bài vào vở.
+ 1 HS lên bảng chữa bài. GV- HS nhận xét, bổ sung.
+ GV thu một số vở của học sinh đánh giá, nhận xét. Khen ngợi các em làm bài tốt, tích cực trong giờ học.
Bài 4: Dành cho học sinhlàm nhanh
a) Tìm x là số tự nhiên, chia hết cho 9 biết: 8990 < x < 9001
b) Tìm số tự nhiên x, biết : 3,6 x X < 9
 1,25 x X < 3
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung vừa ôn tập. Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
ôn tập làm văn; Tả người
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức đã học về văn miêu tả.
- HS nắm được cách viết văn đúng, hay về thể loại tả người. Làm được bài văn hoàn chỉnh, câu văn rõ nghĩa, giàu cảm xúc.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS ôn tập:
* Học sinh nêu lại những thể loại văn đã học.Miêu tả:Tảđồ vật, tả con vật, tả người,tả cảnh;viết thư, kể chuyện).HS nêu lại dàn ý sơ lược của từng loại văn đã học. 
- GV- HS nhận xét, bổ sung.
* Luyện tập: Đề bài: Em hãy miêu tả một người thân của em đang làm việc.
- HS đọc đề bài. 
- Phân tích đề:
+ Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả người)
+ Đối tượng tả: Một người thân của em.
+ Lưu ý học sinh về phạm vi đề bài: Tả người thân của em đang làm việc.
- HS lập dàn ý chi tiết.
+ Mở bài: Giới thiệu người thân của em. (có thể bố, mẹ, ông, bà hoặc cô, chú...)
+ Thân bài:
. Tả ngoại hình.
. Tả tính tình, hoạt động cụ thể của người thân đang làm việc gì cụ thể.
Khi tả nên kèm theo cảm xúc, dùng các từ tượng hình, tượng thanh, biện pháp nhân hoá, so sánh để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Kết bài:
Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của em về người em đang tả.
- HS nêu miệng dàn ý của mình.
- HS dựa vào dàn ý chi tiết nêu miệng thành bài văn hoàn chỉnh. GV bao quát chung và giúp đỡ các em để các em hoàn thành bài viết.
- HS đọc bài viết,.
- HS nhận xét, bổ sung. GV khen ngợi HS làm tốt, tích cực trong học tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại dàn ý chung của bài văn tả người.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 34: Bài tự chọn
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh ngồi đúng tư thế viết, viết bài đúng, viết đẹp. Nắm được nội dung đoạn viết.
- HS chọn một đoạn văn hay một bài thơ để viết. Bài viết đúng, sạch sẽ, chữ viết đẹp.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- HS đọc đoạn văn, đoạn thơ mình đã chọn.
? Nêu nội dung chính của đoạn văn hoặc đoạn thơ em vừa đọc? 
- HS nêu, GV- HS nhận xét, bổ sung.
+ HS ghi lại lại những từ dễ viết sai có trong bài thơ.
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ các em để các hoàn hoàn thành bài viết.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh để nhận xét. Khen ngợi HS viết tốt, tích cực trong 
giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc đoạn viết, nêu nội dung.
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 26 / 4 / 2017
Ngày dạy: Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2017
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm chắc cấu trúc của bài văn tả cảnh. Nhận biết được lỗi trong bài văn. 
- Nêu được cái hay, cái được của bài văn của mình và của bạn. HS có kĩ năng viết văn. Viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn, câu văn giàu hình ảnh và càm xúc.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học 
HĐ1: Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- Những ưu điểm chính: Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. Câu văn rõ nghĩa và giàu hình ảnh.,...
+ Một số HS diễn đạt tốt. Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, một số em chưa bám sát vào yêu cầu của đề bài, còn lạc đề, chữ viết còn sai lỗi; câu văn còn dài; sắp xếp các ý chưa thật hợp lí,....
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh. HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ 1 - 4 của tiết.
* Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
* Hướng dẫn HS tự nhận xét bài làm của mình:
- HS đọc nhiệm vụ 1 – 4 tự nhận xét bài làm của em – trong SGK. 
* Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS phát hiện lỗi và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
* HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 169: Luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ.
- HS vận dụng tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều. Làm đúng các bài tập 1; 2; 3 trong SGK.
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- Trong quá trình chữa bài, GV củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong một số dạng biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ.
 Bài 2: HS nờu nội dung của bài, nêu cách tìm thành phân chưa biết.
- HS tự làm rồi chữa bài. GV chữa bài, hệ thống kiến thức của bài.
a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28	
 x + 3,5 = 7
 x = 7 - 3,5
 x = 3,5
Bài 3: HS đọc nội dung bài, nờu cỏch làm bài.
- HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Độ dài đáy lớn của mảnh đất hình thang là:
150 x = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
250 x = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(150 + 250) x 100 : 2 = 20 000 (m2)
20 000 m2 = 2 ha
 Đáp số: 20 000 m2; 2 ha
- GV chữa bài, hệ thống nội dung kiến thức.
Bài 4: HS đọc nội dung bài, nờu cỏch làm bài.
HS hoàn thành nhanh nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài.
- GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 5: (HS hoàn thành nhanh làm tiếp)
 (Hai phân số bằng nhau lại có tử số bằng nhau thì mẫu số cũng bằng nhau X = 20)
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nêu lại các dạng toán vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Lịch sử
Ôn tập cuối học kì II
I. Mục đích - yêu cầu:
- Học xong bài này, HS biết: Nội dung của Hiệp định Giơ- ne-vơ và Hiệp định Pa-ri.
- Nêu được diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972. ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975.
- GD lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay?	
- HS nêu, GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
+ Nội dung của Hiệp định Giơ- ne-vơ là gì?
+ Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI?
- HS nêu, nhận xét. GV nhận xét và chốt kiến thức liên quan.
Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
+ Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972.
+ Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức và chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- Làm việc theo nhóm 2: HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng 30 – 4 – 1975.
- Cỏc nhúm làm việc.
- Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm trình bày tốt; GV đưa câu hỏi liên hệ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nối tiếp nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
Ngày soạn : 27 / 4 / 2017
Ngày dạy :Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2017
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nắm chắc cấu trúc của bài văn tả người. Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người.
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài. Nêu được cái hay, cái được của bài văn của mình và của bạn. HS có kĩ năng viết văn. Viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn, câu văn giàu hình ảnh và càm xúc.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu cấu trúc của bài văn tả người? 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học
HĐ1. Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính: Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục, câu văn rõ nghĩa và giàu hình ảnh.
+ Một số HS diễn đạt tốt. 
+ Một số HS chữ viết đẹp, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, còn sai lỗi chính tả nhiều..
HĐ2. Thông báo nhận xét.
- GV trả bài cho từng học sinh; nhận xét chung về bài làm.
- HS đưa ý kiến phản hồi.
HĐ3. Hướng dẫn HS chữa bài:
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
+ Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3.
- HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
+ HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
- HS trình bày đoạn văn đã viết lại. GV nhận xét đoạn viết của một số HS, khen HS. 
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 170: Luyện tập chung
I. Mục đích - yêu cầu:
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của 
phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS làm được các bài tập 1(cột 1), BT2(cột 1), BT3. HS làm được cả các phần còn lại. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- GD ý thức học, ôn tập.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1(cột 1): HS tự thực hiện lần lượt các phép tính rồi chữa bài. 
( HS làm nhanh có thể hoàn thành cả bài). GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2 (cột 1): HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 0,12 x x = 6	b) x : 2,5 = 4
 x = 6: 0,12	 x = 4 x 2,5
 x = 50	 x = 10
- HS làm nhanhcó thể hoàn thành các phần còn lại.
Bài 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số ki lô gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
840+ 960 + 1800 (kg)
Số kilôgam đường cửa hàng đã bán trong ngày thứ ba là:
2400 - 1800 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg
Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự làm bài rồi nêu miệng. Chẳng hạn:
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng)
 Đáp số: 1 500 000 đồng
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung vừa luyện tập. Nhận xét tiết học.
 SINH HOẠT TẬP THỂ
HỌC TẬP VÀ LÀM 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc
Giáo án liên quan