Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS nắm được truyền thống hiếu học của người dân Kinh Môn nói chung và tấm gương tiêu biểu là Phạm Sư Mệnh.

- Truyền thống đấu tranh kiên cường của người dân Kinh Môn.

- Giáo dục lòng tự hào về lịch sử địa phương.

II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh, tư liệu lịch sử.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.

 b. Các hoạt động:

*HĐ1: HS hoạt động theo nhóm.

- Các nhóm dựa vào tài liệu, sự hiểu biết của mình hoàn thành các câu hỏi sau:

+ Kể tên những danh nhân tiêu biểu của huyện Kinh Môn?

+ Phạm Sư Mạnh sinh ra ở đâu? Ông là người như thế nào?

+ Tìm những chi tiết nói lên Phạm Sư Mạnh vừa tài hoa vừa đạo đức?

- Đại diện báo cáo.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS kể thêm qua tìm hiểu sách báo.

- GV chốt ý đúng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày bài.
- Học sinh có ý thức luyện viết.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài viết tuần trước.
2. Các hoạt động:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện viết.
- GV đọc bài viết.
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhắc tư thế ngồi viết.
* Hoạt động2: Thực hành
 - GV cho học sinh thực hành luyện viết.
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách viết (nếu cần ).
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
- Đọc thầm lại bài viết.
- HS nêu cách viết, trình bày bài và luyện viết ra vở nháp
- HS viết bài.
- HS đổi vở , soát lỗi lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò: 
- Đánh giá nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.	
NS : 12/4/2017. Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2017
Lớp 4 B: Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
i. mục đích yêu cầu: 
- HS tiếp tục hiểu được đặc điểm của trạng ngữ trong câu . 
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu, thêm được trạng ngữ cho câu.
- Giáo dục HS có ý thức học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC trước. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1: Kiến thức :
 - HS nêu đặc điểm của TN trong câu.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
*Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, làm vào vở BT.
- HS phát biểu ý kiến, lên làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thêm trạng ngữ cho thích hợp. 
- HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn dùng TN: HS K, G làm mẫu.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Tiết 2: chính tả (Nghe-viết)
Vương quốc vắng nụ cười
i. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Rèn kĩ năng viết đúng các tiếng có âm đầu dễ viết sai chính tả s/x (o/ô/ơ), viết đúng tốc độ, viết đúng kĩ thuật, viết đẹp.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
ii. Chuẩn bị: 
- Phấn màu. 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc 2 HS viết bảng, lớp viết vở nháp BT 3a ( tiết chính tả trước ).
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc đoạn sẽ viết trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- HS đọc thầm lại bài / SGK.
- HS nói về nội dung bài viết.
- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. 
- HS soát lại bài.
- GV chấm 6 bài. Nhận xét chung.
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2 (125 ):
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chọn cho HS làm bài tập 2a.
- HS đọc thầm câu chuyện vui, làm bài tập vào vở.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng. 
 3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3: Toán
Tiết 157. Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( Tiếp theo )
i. Mục đích yêu cầu: 
- Tiếp tục củng cố cho HS về bốn phép tính đối với số tự nhiên. 
- Vân dụng vào làm các bài tập có liên quan. 
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. Chuẩn bị:
- Phấn màu.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1 : Củng cố KT 
- HS nêu hiểu biết về: 
+ Các phép tính với số tự nhiên.
+ Tính giá trị của biểu thức.
+ Các tính chất: giao hoán, kết hợp .
- HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1: Sửa theo NDGT
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm nháp và bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
Bài 2: HS Làm dòng 1 câu a, b.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vở, chữa ở bảng lớp .
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- GV củng cố cho HS cách tính.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm theo yêu cầu của bài rồi chữa bài.
- GV củng cố cách làm.
Bài 4:- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
- GV củng cố về tìm số trung bình cộng.
Bài 5: 
- HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.	
NS : 12/4/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2017
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
ngắm trăng - không đề 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ - giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác : luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn. 
- Học thuộc lòng bài thơ. Học tập tinh thần của Bác. 
II. chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Vương quốc vắng nụ cười"
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Bài Ngắm trăng
 Luyện đọc : HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ, ngắt nhịp thơ. Một HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Tìm hiểu bài: HS trả lời 3 câu hỏi SGK, nêu ND.
- GV giảng thêm về tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác.
 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài: HS đọc bài thơ. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bài, chú ý nhịp thơ và từ ngữ cần nhấn giọng. HS nhẩm đọc thuộc lòng. GV tổ chức HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
* Hoạt động 2 : Bài Không đề 
- HD các bước như trên.
 Tìm hiểu bài : HS trả lời 2 câu hỏi SGK, nêu ND.
 GV : Qua lời tả của Bác, cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu người.
 HD HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng : HS đọc bài. GV HD HS luyện đọc diễn cảm. HS nhẩm đọc thuộc lòng, GV tổ chức HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu ND 2 bài tập đọc.
Tiết 2: kể chuyện
khát vọng sống 
i. mục đích yêu cầu:
- HS hiểu được cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Rèn kĩ năng nghe: Chăn chú nghe cô kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- KN tư duyb sáng tạo: bình luận, nhận xét; Làm chủ bản thân.
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ trong truyện. 
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về một cuộc du lịch thám hiểm.
2. Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1: GV kể chuyện Khát vọng sống. 
- GV kể chuyện lần 1 - HS nghe 
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh 
- GV kể lần 3 
* Hoạt động: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS kể theo cặp. 
- Kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. 
*Hoạt động 3 : 
- HS thi kể chuyện trước lớp. 
- HS tiếp nối nhau thi kể. 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết học tuần 33.
Tiết 3: toán
t158. ôn tập về biểu đồ 
I. mục đích yêu cầu:
- Ôn tập các kiến thức về biểu đồ .
- Rèn kĩ năng đọc , phân tích vả xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ
- Yêu thích môn học 
II. chuẩn bị: 
 GV: Các phiếu BT1 kẻ thêm cột cột tổng số hình so với SGK.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra VBT của HS.
2. Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Thực hành. 
Bài 2:
- GV cho HS và cho HS tìm hiểu yêu cầu của đề toán. 
- HS làm bài. 
- GV nhận xét. 
Bài 3 : 
- GV cho HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài trong SGK. 
- GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm làm một phần. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
- GV nhận xét.
Bài 1 : 
- HS làm bài vào phiếu.
- GV bổ sung thêm một số câu hỏi so sánh số liệu trong bài và khắc sâu 1 dạng của biểu đồ. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
Địa giới hành chính và cảnh quan hải dương
i. mục đích yêu cầu: 	
- Tìm hiểu vị trí địa lí, dân số, diện tích và cảnh quan của tỉnh Hải Dương.
- HS có hiểu biết về vị trí địa lí, dân số, diện tích và cảnh quan Hải Dương.
- GD tình yêu quê hương.
II. Chuẩn bị: - Tài liệu tham khảo: Dư địa chí Hải Dương.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động: 
* HĐ1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, dân số và diện tích tỉnh nhà.
- HS thảo luận nhóm dựa theo các câu hỏi gợi ý:
 + Hải Dương nằm ở trung tâm của đồng bằng nào?
 + Hải Dương giáp với những tỉnh nào?
 + Tỉnh ta có bao nhiêu nhiêu huyện? Kể tên các huyện đó.
 + Em có biết diện tích và dân số của tỉnh ta là bao nhiêu không?...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và bổ sung cho HS về vị trí địa lí, dân số và diện tích tỉnh nhà dựa vào quyển " Dư địa chí tỉnh Hải Dương "
* HĐ2: Tìm hiểu về cảnh quan Hải Dương.
- HS thảo luận và nêu những hiểu biết của mình về cảnh quan Hải Dương.
- GV nhận xét và bổ sung cho HS .
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về tìm hiểu các nghề truyền thống của xã, huyện và tỉnh mà em biết.
Tiết 2: Khoa học
Bài 63: Tài nguyên thiên nhiên
I. Mục đích yêu cầu:
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên. 
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. 
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II. chuẩn bị:
- Hình trang 130, 131 SGK. Phiếu học tập.
III. các Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số thành phần môi trường địa phương nơi em ở ?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiẻn nhóm mình thảo luận 
- Cả nhóm cùng quan sát hình trang 130, 131 SGK để phất hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó .
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 2: Trò chơi "Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng" .
Bước 1: GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi.
Bước 2: HS chơi như hướng dẫn 
- Kết thúc trò chơi , GV tuyên dương đội thắng cuộc. Rút ra kết luận : SGK trang 130.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
 Tiết 3: Toán*
Ôn tập các phép tính đối với số đo thời gian
i. mục đích yêu cầu: 
- HS ôn lại và nắm chắc về tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán.
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để giải các bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
*HĐ1: Hệ thống kiến thức
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán.
*HĐ2: Luyện tập: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính
 15 giờ 24 phút + 3 giờ 18 phút 
18 giờ 48 phút + 2 giờ 37 phút 
9,45 giờ + 6,2 giờ 	= 15,65 giờ
23 giờ 34 phút + 6 giờ 10 phút 
14 giờ 16 phút + 2 giờ 42 phút 
20,5 giờ + 8,8 giờ	 = 28,13 giờ
- Gọi HS đọc, phân tích yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm; HS nhận xét, chữa bài. 
- HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV nhấn mạnh cách thực hành các phép tính với số đo thời gian. 
Bài 2: Tính 
8giờ 16 phút x 3 
2,3 giờ x 4 
2 giờ 18 phút x 5 
- Gọi HS đọc, phân tích yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm; HS nhận xét, chữa bài. 
- HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV nhấn mạnh cách thực hành các phép tính với số đo thời gian. 
Bài 3: 
Thời gian người đi bộ đi hết 6km là:
6 : 5 = 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút
Đáp số: 1 giờ 12 phút
- Gọi HS đọc, phân tích yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm; HS nhận xét, chữa bài. 
- HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh giải bài toán có phép chia.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
NS : 13/4/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình.
II . chuẩn bị:
- Vở BTTV.Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp . 
III. các Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS trình bày dàn ý 1 bài văn tả cảnh.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Nhận xét kết quả bài viết của HS.
GV viết lên bảng lớp đề bài:Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Ưu điểm:
 +Xác định đúng đề bài.
 +Bố cục đủ 3 phần, trình tự miêu tả hợp lí
 +ý đủ, mới, có sự q/s riêng như bạn:
 +Nhiều bạn diễn đạt mạch lạc, trong sáng
- Những thiếu sót, hạn chế:
 +Một số bạn bố cục chưa rõ ràng.
 +Một số bạn diễn đạt câu văn chưa có hình ảnh, bài viết còn mang tính liệt kê.
 +Một số bạn diễn đạt chưa mạch lạc. 
b) GV thông báo số điểm cụ thể.
* HĐ2 :Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài
a) HD HS chữa lỗi chung.
- GV chỉ các lỗi cần chữa trên bảng phụ
- GV n/x
b) HD HS chữa lỗi trong bài.
- HS đọc lời n/x, chỗ chỉ lỗi trong bài của GV, viết VBT các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi, sửa lỗi, đổi bài KT
c) HD HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có sự sáng tạo
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Y/c Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV n/x tiết học, Y/c HS nào viết chưa đạt tiếp tục h/thành
Tiết 2: Khoa học
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
- GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức hành động, tư duy tổng hợp, hệ thống thông tin và kinh 
nghiệm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
II. chuẩn bị:
- Hình trang 132 SGK. Phiếu học tập 
III. các Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên tài nguyên và công dụng của chúng.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát 
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK , phát hiện: môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác bổ sung.
- Rút ra kết luận: SGK trang 133.
* Hoạt động 2: Trò chơi "Nhóm nào nhanh hơn ?"
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người 
- Hết thời gian chơi, GV sẽ tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK.
3. Củng cố dặn dò.
- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 3: toán
Tiết 159: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình 
I. Mục đích yêu cầu:
- Thuộc công thức tính chu vi diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
- Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích 1 số hình đã học. 
- Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức thực tế vào cuộc sống.
ii. chuẩn bị: 
- Phấn màu
IiI. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp khi ôn
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ 1: Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình.
- GV treo bảng phụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn có các số đo.
- HS nêu công thức tính chu vi diện tích các hình đó.
- GV ghi bảng.
* HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố cho HS kiến thức về chu vi và diện tích hình chữ nhật.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố cho HS kiến thức về diện tích hình thang.
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố cho HS kiến thức về diện tích hình tam giác, hình vuông và hình tròn.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu các công thức cần sử dụng. Hướng dẫn học sinh về nhà.
Lớp 4 A, 4 B, 4 C: Buổi chiều 
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
 Thêu móc xích( tiết 2)
i. Mục đích yêu cầu:
- HS thực hành thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tương đối đều nhau.
- Rèn luyện sự khéo léo, cẩn thận.
ii. CHUẩN Bị:
- Bộ khâu thêu.
- Mẫu thêu móc xích.
iiI. các Hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước thêu móc xích?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1 : HS thực hành thêu móc xích.
Gọi HS nhắc lại các bước thêu móc xích.
GVKL: B1: Vạch dấu đường khâu
 B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
HS thực hành thêu . GV quan sát chỉ dẫn và uốn nắn HS còn lúng túng.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá: 
 + Thêu đúng kĩ thuật
 + Các đường chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối đều nhau.
 + Đường thêu phẳng, hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc phần ghi nhớ . 
- GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị thực hành.
NS : 14/4/2017. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
Lớp 5 A, 5 B, 5 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
Lắp rô-bốt (Tiết 3 ) 
i. mục đích yêu cầu: 
- Chọn đỳng và đủ cỏc chi tiết để lắp cỏc rụ -bốt.
- Lắp được rụ -bốt đỳng kĩ thuật, đỳng qui trỡnh.
- Rốn luyện được tớnh kiờn nhẫn, khộo lộo khi lắp cỏc thao tỏc của rụ-bốt.
II. Chuẩn bị: - GV mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn . GV+ HS bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục dích, yêu cầu của tiết học. 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp Rô-bốt
a) Chọn chi tiết
- HS chọn đỳng và đủ cỏc chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn cỏc chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
- Trước khi HS thực hành GV cần :
+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ để cả lớp nắm vững qui trỡnh lắp rụ- bốt.
+Yờu cầu HS phải quan sỏt kĩ cỏc hỡnh và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Trong quỏ trỡnh HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS lưu ý một số điểm sau :
+ Lắp chõn rụ- bổt là chi tiết khú lắp, vỡ vậy khi lắp cần chỳ ý vị trớ trờn, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chõn vào tấm nhỏ hoặc lặp thanh đỡ thõn rụ-bốt cần lắp cỏc ốc, vớt ở
phớa trong trước , phớa ngoài sau.
+ Lắp tay rụ-bốt phải quan sỏt hỡnh 5a (SGK) và chỳ ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rụ- bốt cần chỳ ý thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuụng gúc với nhau.
- GV cần theo dừi và uốn nắn kịp thời những HS

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2016_2017_tra.doc
Giáo án liên quan