Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

ÚT VỊNH

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS đọc đúng toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài văn .

- HS hiểu ND : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- GDHS về lòng dũng cảm và ý thức giữ gìn an toàn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh vẽ SGK(Giới thiệu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :- Đọc thuộc lòng bài : Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài .

- HS đọc, trả lời. GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu tên chủ điểm "Những chủ nhân tương lai". Các em hiểu Những chủ nhân tương lai là ai? ( Là các em, những người kế tục cha anh làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước).GV giới thiệu bài đọc qua tranh.

HĐ1. Luyện đọc:

- HS đọc toàn bài, chia đoạn .

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Nêu nội dung tranh.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt). Có thể chia bài thành 4 đoạn. Trong quá trình HS đọc bài, GV uốn nắn HDHS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả. HDHS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm bài văn. HS nêu giọng đọc toàn bài,

 

doc36 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác dụng của dấu câu. Biết sử dụng dấu hai chấm, vận dụng linh hoạt trong các bài tập 2, 3 trong SGK.
- HS vận dụng bài học vào thực tế nói và viết đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm lại bài tập 2, tiết LTVC trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm.
- HS suy nghĩ, phát biểu, làm bài. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, củng cố nội dung bài:
a) Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài tập 2: 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2.
- HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- HS phát biểu ý kiến. HS . GV nhận xét, bổ sung.
VD: Câu a, b dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
 Câu c, dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài tập 3: HS đọc nội dung BT3.
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu,
- HS làm bài cá nhân . 
- HS nêu miệng kết quả, 
- HS nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý đúng và khen ngợi các em HS làm đúng ; tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu hai chấm.
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng chođúng
Toán
Tiết 158: ôn tập về các phép tính
với số đo thời gian
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS kĩ năng tính với số đo thời gian.
- HS thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán. HS hoàn thành bài tập 1, 2, 3 trong SGK.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng chữa lại bài tập 4 của tiết học trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
 Bài 1: HS nêu nội dung bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên lưu ý HS về đặc điểm của mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 2: HS làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên lưu ý HS, khi lấy số dư của hàng đơn vị lớn hơn để chia tiếp phải đổi sang hàng đơn vị bé hơn..
Bài 3: HS tự giải rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Thời gian người đi xe đạp đã đi là:
18 : 10 = 1,8(giờ)
1,8 giờ = 1 giờ 48 phút
 Đáp số: 1 giờ 48 phút
Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự làm bài rồi nêu miệng kết quả làm. Chẳng hạn:
Bài giải
Thời gian ô tô đi trên đường là:
8 giờ 56 phút - (6giờ 15 phút+ 0 giờ 25 phút) = 2 giờ 16 phút
2 giờ 16 phút = giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
45 x = 102 (km)
Đáp số: 102 km
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại phép chia số đo thời gian cho 1 số tự nhiên. GV hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Địa lí
Địa lí địa phương
(Tìm hiểu về xã Thái thịnh: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên )
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết:HS tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của xã Thái Thịnh.
- HS nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của xã Thái Thịnh.
- HS thêm gắn bó với quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng : 
- Tài liệu: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Thái Thịnh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vị trí, giới hạn và diện tích tỉnh Hải Dương.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích - yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí.
- Làm việc theo nhóm: HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về vị trí địa lí của xã Thái Thịnh .
- Đại diện nhóm trả lời. GV- HS nhận xét, bổ sung.
+ Xã Thái Thịnh nằm trong khu Tam Lưu, thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp xã An Sơn (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), phía Nam giáp xã Hiến Thành, phía Đông giáp xã Minh Hoà, Phía Tây giáp Long Xuyên.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của xã Thái Thịnh.
- Làm việc theo nhóm: HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của xã Thái Thịnh.
? Xã gồm mấy thôn? Dân số của xã? Đặc điểm địa hình? Giao thông?
 Diện tích đất tự nhiên?
- Đại diện nhóm trả lời. GV-HS nhận xét, bổ sung.
+ Xã Thái Thịnh gồm 4 thôn: Tống Xá, Tống Buồng, Nhất Sơn và Sơn Khê.
+ Dân số của xã là 7.248 người với 1 752 hộ ( năm 2014).
+ Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 376,57 ha bao gồm: đất thoi bồi, đất canh tác, đất sông ngòi, giao thông và đất thổ cư.
+ Là xã nằm giữa mạng lưới giao thông thuỷ và giao thông bộ quan trọng. Thái Thịnh nằm bên hạ lưu sông Kinh Thầy nó giúp cho các hoạt động giao lưu với Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh rất thuận lợi. Về giao thông bộ, Thái Thịnh nằm trên trục đường bộ chạy từ trung tâm huyện qua xã đi Hải Phòng. Ngoài ra có hệ thống đường liên thôn, iên xã được bê tông hoa phục vụ cho việc đi lại và sinh hoạt, phát triển sản xuất của nhân dân địa phương.
+ Nhìn tổng quát, địa hình của xã Thái Thịnh có nhiều mặt thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa sông Kinh Thầy nên có điều kiện trồng các loại cây như lúa, khoai, hoa màu, cây ăn quả.
* Hạn chế: Vùng đất Thái Thịnh là vùng trũng hay bị úng lụt và người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, một số nghề truyền thống như tre đan, sản xuất vôi .. và hoạt động dịch vụ buôn bán có bước phát triển nhưng chưa mạnh. Diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Thịnh gặp không ít khó khăn.
3.Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại một số đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình, giao thông thuỷ - bộ của xã Thái Thịnh.
- Nhận xét tiết học.
 .....................................................................................................................
Toán*
luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tỉ số phần trăm, bài toán về tỉ số phần trăm và cách tính diện tích, chu vi một số hình.
- Rèn kĩ năng tính toán đúng. HS làm được các bài tập mà giáo viên đưa ra. Trình bày bài khoa học, sạch sẽ.
- HS yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Bài 1: Tính:
a) 13% + 45% + 27% b) 13,5% x 2,4 
c) 24% - 15% + 46% d) 32,4% : 2,4
+ HS tự làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng chữa bài, mỗi HS làm 2 phần.
- HS. GV nhận xet, bổ sung.
Bài 2:a) Tìm một số biết 12,5% của số đó là 72.
b) Một trại nuôi số gà trống bằng 75% số gà mái. Sau đó người ta mua thêm 36 con gà trống thì số gà trống bằng 90% số gà mái. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu con gà mỗi loại.
+ HS tự làm bài vào vở. HS nêu miệng, GV nhận xét, bổ sung.
36 con gà trống ứng với số phần trăm là: 90% - 75% = 15%
Số gà mái là: 36 x 100: 15 = 240 (con)
Số gà trống là: 240 : 100 x 75 = 180 (con)
Bài 3: Một căn phòng có dạng hình hộp chữ nhật, chiều dài 8m, chiều rộng 6m, chiều cao 4m. Người ta muốn quét sơn trần nhà và bốn bức tường. Biết rằng diện tích các cửa (không quét sơn) là 12m2. Hãy tính diện tích phần quét sơn.
- GV gợi ý các bước giải:
. Tính diện tích xung quanh của căn phòng (kể cả cửa).
. Tính diện tích trần nhà; sau đó tính diện tích quét sơn.
+ HS làm bài vào vở. 
- HS chữa bài, nhận xét. GV hệ thống nội dung bài học.
Bài 4: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là 2m; 1,8m; 1,5m. Hãy tinhs thể tích của bể nước.
Nừu trong bể chứa 80% là nước, tính số lít nước có trong bể?
+ HS làm bài vào vở. 
+ 1HS nêu miệng cách giải. A B
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống nội dung bài học. 
Bài 5(còn thời gian GV hướng dẫn cho HS) 
Cho hình thang ABCD. Hai đường chéo C D
AC và BD cắt nhau ở E. Tìm các cặp hình tam giác 
có diện tích bằng nhau (giải thích). 
( Diện tích các tam giác bằng nhau là: SACD = SBCD; SABD = SABC; SAEC = SBED)
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các nội dung vừa ôn luyện. 
- Nhận xét tiết học.	
 .....................................................................................................................
Tiếng Việt*
ôn tập làm văn
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức đã học về văn miêu tả.
- HS nắm được cách viết văn đúng, hay. Viết được bài văn tả người theo yêu cầu, câu văn rõ nghĩa và giàu cảm xúc.
- HS yêu thích môn học, kính trọng thầy cô giáo.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
* Học sinh nêu lại những thể loại văn đã học ở Tiểu học. ( Miêu tả: Tả đồ vật, tả con vật, tả người, tả cảnh; viết thư, kể chuyện)
* HS lần lượt nêu miệng lại dàn ý sơ lược của từng loại văn đã học. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức.
* Luyện tập: 
Đề bài: Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
- 2HS đọc đề bài. 
- GV HD phân tích đề:
+ Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả người)
+ Đối tượng tả: Cô giáo (hoặc thầy giáo)
+ Lưu ý về phạm vi đề bài: Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) trong một tiết học cụ thể.
- HS nêu cấu trúc của bài văn. GV lưu ý HS
+ Mở bài: Giới thiệu thầy giáo (cô giáo) mình định tả.
+ Thân bài:
. Tả ngoại hình.
. Tả tính tình, hoạt động cụ thể của thầy cô trong một tiết học.
Khi tả nên kèm theo cảm xúc, dùng các từ tượng hình, tượng thanh, biện pháp nhân hoá, so sánh để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Kết bài:
Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của em về thầy giáo (cô giáo) em đang tả.
- HS làm bài. GV bao quát chung và giúp đỡ các em HS để các em hoàn thành bài viết theo đúng yêu cầu.
- HS đọc bài văn hoàn chỉnh.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét chung và khen ngợi các em viết tốt, câu văn rõ nghĩa và giàu cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại dàn ý chung của bài văn tả người.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 32: Bài tự chọn
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết.
- Học sinh tự chọn một bài văn, bài thơ mà em thích, rồi chép lại bài văn, bài thơ đó.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- 3 học sinh đọc đoạn văn, đoạn thơ mình thích.
? Nêu nội dung chính của đoạn văn hoặc đoạn thơ em vừa đọc? 
. HS nêu, GV- HS nhận xét, bổ sung.
+ HS ghi lại lại những từ dễ viết sai có trong bài văn hoặc bài thơ.
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ một số em.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh để nhận xét. Khen ngợi HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 13 / 4 / 2017
 Ngày dạy : Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- HS yêu quý loài vật.
II. Đồ dùng :
- Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
HĐ1. Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
* Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số HS diễn đạt tốt, trình bày sạch, đẹp như M Vân, Trang, Như, Ngoãn
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
* Thông báo chung.
HĐ2. Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh.
- HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết học.
* Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng.
- Mời HS chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
* Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
* HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
- Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Toán
Tiết 159: ôn tập về tính chu vi,
diện tích một số hình
I. Mục đích, yêu cầu:
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).
- HS áp dụng thực hành làm một số bài tập thành thạo, chính xác. HS làm được bài 1, 3; bài làm trình bày rõ ràng.
- HS tích cực, chủ động học bài, làm bài.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại một số hình đã học.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
HĐ1. Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình:
- GV lần lượt gọi HS nêu quy tắc, công thức tính chu vi một số hình đã học: Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn. 
- GV ghi nhanh công thức tính lên bảng. 
- 3, 4HS đọc lại một lượt bảng trong SGK.
HĐ2. Thực hành:
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS trước khi tính chu vi, diện tích của khu vườn hình chữ nhật phải tính được chiều rộng của hình chữ nhật đó.
- 1HS lên bảng chữa bài. GV- cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: GV vẽ hình lên bảng. Gợi ý để HS làm:
a) Diện tích hình vuông ABCD bằng 4 lần diện tích hình tam giác vuông BOC, mà diện tích tam giác vuông BOC có thể tính được theo hai cạnh.
Diện tích hình vuông ABCD là: 4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích phần đã tô màu của hình tròn bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD.
Bài 2: HS hoàn thành nhanh làm tiếp.
- HS biết tính độ dài thực của mảnh đất rồi tính diện tích. 
 Chẳng hạn: Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5 000 (cm) 5 000 cm = 50 m
 Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm) 3000 cm = 30m
 Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm) 2000 cm = 20 m
 Diện tích mảnh đất hình thang là: (50 + 30) x 20 : 2 = 800 (m2)
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS và GV hệ thống lại nội dung vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử
Lịch sử địa phương
Thái thịnh vừa sản xuất, vừa chống chiến tranh phá hoại lần II của Mĩ (1970 - 1975)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- HS tìm hiểu về lịch sử của xã Thái Thịnh trong giai đoạn 1970 - 1975.
- HS nắm được một số đặc điểm về lao động sản xuất và chiến đấu của nhân dân xã Thái Thịnh giai đoạn 1970 – 1975.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu một số sự kiện chính về lao động sản xuất và tham gia chiến đấu của nhân dân xã Thái Thịnh trong giai đoạn lịch sử 1965 - 1969?
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ học tập của HS.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận về nội dung lao động sản xuất của nhân dân xã Thái Thịnh trong những năm 1970 - 1975.
+ Đại diện nhóm trả lời, GV- HS nhận xét, bổ sung.
. Nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu tất cả diện tích đất phải trồng hai vụ và đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh cây rau màu vụ đông (ngô, khoai, hành, tỏi, ...).
. Năm 1970, tổng diện tích cấy trồng trong xã là 250 ha. Năm 1971do thời tiết không thuận lợi nên sản lượng lương thực có giảm sút.
. Năm 1972, đế quốc Mĩ đánh phá ác liệt, Đảng bộ chỉ đạo các HTX đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng.
Với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược" đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi. Trong thanh niên có phong trào "Ba sẵn sàng"; phụ nữ có phong trào "Ba đảm đang"- việc nhà, việc nước, việc xã hội. 
. Sau Hiệp định Pa-ri cùng với cả nước, nhân dân xã Thái Thịnh bước vào thời kì mới - thời kì từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
. Xã đã xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi nhỏ bằng công sức của nhân dân, cải tạo bờ vùng, bờ thửa, san lấp ao, hồ mở rộng diện tích cấy trồng đem lại lợi ích lớn cho xã.
. Xã vẫn duy trì việc học tập cho học sinh các lớp cấp I, cấp II. Huy động nhân dân hàng ngàn ngày công, cây tre, vôi, trạt để xây dựng lại phòng học. Mở lớp dạy bổ túc cho thanh niên và những người lớn tuổi học. Đến năm 1975, số người mù chữ còn rất ít. Có nhiều thanh niên tốt nghiệp cấp III.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm về nội dung tham gia chiến đấu của nhân dân xã Thái Thịnh giai đoạn 1970 - 1975.
+ HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
+ GV-HS nhận xét, bổ sung.
. Phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" là nguồn động viên cổ vũ tinh thần cho cán bộ, đảng viên hang hái tham gia lao động sản xuất.
. Công tác xây dựng lực lượng dân quân du kích được coi trọng. Xã đã thành lập một đại đội dân quân tự vệ, mỗi thôn có một trung đội.
. Phong trào tự nguyện tòng quân đánh giặc ở xã Thái thịnh được thanh niên, phụ nữ tham gia ủng hộ tích cực.
. ý chí chiến đấu và tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ đảng được giữ vững, năng lực đội ngũ cán bộ được nâng lên.
. Trong giai đoạn 1954 - 1975, nhân dân xã Thái Thịnh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 1 huân chương kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng 3. Cán bộ và nhân dân được Nhà nước tặng thưởng 456 huân, huy chương các loại.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại những nội dung chính vừa học.
- Nhận xét tiết học. 
Ngày soạn : 13 / 4 / 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
TẬP làm VĂN
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về bài văn tả cảnh. 
- HS viết được một bài văn tả cảnh cú bố cục rừ ràng, đủ ý; dựng từ đặt cõu đỳng, câu văn rõ nghĩa, giàu cảm xúc.
- Bồi dưỡng tõm hồn, cảm xỳc, thẩm mĩ cho HS.
II. Đồ dùng : Dàn ý cho đề văn đó lập từ tiết trước.
- Tranh ảnh minh hoạ một số cảnh vật (như gợi ý). 
- Bảng phụ ghi 4 đề bài (như SGK)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - Nờu cấu tạo một bài văn tả cảnh ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
- GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài.
- HS đọc đề bài
- HS nờu yờu cầu chớnh của mỗi đề. Giỳp HS hiểu y/c của từng đề
- 1, 2HS đọc gợi ý trong SGK.
- Hỏi một số HS xem cỏc em chọn tả cảnh vật gỡ.
- 2, 3HS đọc lại dàn ý của bài văn mỡnh chọn để viết.
- GV giải đỏp thắc mắc của HS (nếu cú)
- Lưu ý HS: + Cú thể viết theo một bài văn khỏc với cảnh vật cỏc em đó chọn để lập dàn ý ở tiết trước, nhưng tốt nhất là viết theo đề bài đó chọn.
 + Viết hoàn chỉnh cả bài văn. 
c. HS làm bài 
- HS viết bài cỏ nhõn. GV bao quát chung và giúp đỡ các em HS để các em hoàn thành bài viết theo yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dũ. 
- GV nhận xột giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: 
Toán
Tiết 160: luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học. Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ. 
- HS áp dụng vào làm thành thạo một số bài tập. HS hoàn thành bài 1, 2, 4. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc