Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Rèn cho học sinh cách làm việc nhiệt tình, dũng cảm.

II. ĐỒ DÙNG : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một bà Nguyễn Thị Định, bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đoạn hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng.

HĐ1. Luyện đọc:

- 1HS đọc toàn bài, chia đoạn

- HS xem tranh minh hoạ trong SGK.

- 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt). Có thể chia bài thành 3 đoạn. Trong quá trình HS đọc bài, GV uốn nắn HDHS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả. HDHS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm bài văn. HS nêu giọng đọc toàn bài.

HĐ2. Tìm hiểu bài:

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong thực hành tính, giải bài toán. HS vận dụng làm các bài tập 1, 2 trong SGK. Bài làm khoa học, rõ ràng, sạch sẽ.
- HS tích cực, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại một số tính chất của phép cộng, phép trừ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: HS nêu nội dung bài tập.
- HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (theo mẫu).
- HS nhận xét bài làm.
- GV chữa bài, củng cố kiến thức về phép cộng
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 
b) 
- GV chữa bài, củng cố kiến thức về phép cộng, phép trừ phân số.
Bài 3: HS làm nhanh tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hằng tháng là:
(số tiền lương)
a ) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
 (số tiền lương)
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4 000 000 : 100 x 15 = 600 000 (đồng)
 Đáp số: 15% tiền lương; 600 000 đồng
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cỏc nội dung chớnh của bài học.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Bài 62: môi trường
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết: HS nắm được mọt số kiến thức về môi trường.
- Biết được khái niệm ban đầu về môi trường. Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số hình thức sinh sản của thực vật? Ví dụ.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HD học sinh tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
- Cách tiến hành:
+ B1: Tổ chức và hướng dẫn.
HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu mục thực hành trang 128 SGK.
 + B2: Làm việctheo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
+ B3: Làm việc cả lớp.
. Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
. Hình 1- c; hình 2 - d; hình3 - a; hình 4- b
.Tiếp theo, GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì? HS nêu, GV Kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
- Cách tiến hành: 
GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
? Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
- Tuỳ môi trường sống của HS, HS nêu và nhận xét.
- GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này. Khen ngợi HS học tập tốt và tích cực trong học tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc mục bạn cần biết.
? Em có nhận xét gì về môi trường nơi em đáng sinh sống? Em cần làm gì để giữ cho môi trường luôn trong lành? 
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều Toán*
luyện tập phép cộng, phép trừ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh phép cộng, phép trừ.
- HS vận dụng làm được các bài tập giáo viên đưa ra. Bài làm chính xác, khoa học, rõ ràng, sạch sẽ.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng : 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a, 2345 + 234,5 = b,1345,8- 23,18 = c, 23,14 + 203,6 =
- HS làm bài và chữa bài.
- HS. GV nhận xét, củng cố cách cộng, trừ các số thập phân.
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện:
a) 13,05 - 5,78 + 2,73 b) 6,75 - 2,36 - 2,64
c) 7/8 - (1/2 - 1/8)
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài (mỗi em làm 1 phần). 
- HS nhận xét. 
- GV chữa bài và hệ thống kiến thức. 
a) 13,05 - 5,78 + 2,73 = 13,05 + 2,73 - 5,78 = 15,78 - 5,78 = 10
b, c) HDHS áp dụng tính chất trừ một số cho một tổng để làm bài.
Bài 3: Tìm X
a) 2,25 - X = 0,9 b) 2,3 + X = 6,7 - 1,2 c) 3,4 + X = 1,2 + 9,12
+ HS nêu cách làm và làm bài vào vở
 - HS chữa bài, nêu cách tìm số hạng (số trừ ) chưa biết?
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4: Kho I và kho II có 96 tấn gạo. Kho II có ít hơn kho I là 27 tấn gạo. Hỏi người ta mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo?.
+ HS đọc đề bài rồi nêu các bước làm bài.
+ Gợi ý học sinh đưa bài toán về dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó". 
- HS làm bài và chữa bài. GV hệ thống kiến thức liên quan đến dạng toán.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các tính chất của phép cộng (Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, ...)
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
TLV: luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về kiểu bài tả cảnh.
- HS nắm được cách lập dàn ý và viết được bài văn tả cảnh. Bài viết đủ 3 phần, nội dung miêu tả chi tiết, câu văn rõ nghĩa và giàu cảm xúc.
- HS yêu mến cảnh vật xung quanh, có ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Đề bài: Em có một người bạn ở xa chưa biết trường em. Em hãy viết một bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học cho bạn ấy (hoặc những người thân) cùng biết.
* HS đọc đề bài, gạch chân dưới những từ quan trọng, HDHS phân tích đề:
- Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả cảnh)
- Đối tượng tả: Quang cảnh trường em.
- Thời điểm tả: Trước buổi học.
* HDHS lập dàn ý :
a) Mở bài: Giới thiệu trường em (Tên gì? Nằm ở đâu? Vào thời gian nào?)
b) Thân bài: - Tả bao quát chung: Trường cao to đồ sộ, cửa kính lấp lánh sau những
vòn lá xanh tươi.
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Cổng trường có tấm biển tên trường đặt ngay ngắn trên đầu 2 cột cổng.
+ Bao quanh sân trường là những dãy nhà được xếp theo hình chữ U. 
+ Dãy quay mặt ra cổng trường vừa mới được xây dựng xong gồm 2 tầng, trông nó thật là xinh xắn. Chỉ sang năm thôi, các em học sinh lớp dưới sẽ được học trong phòng học cao ráo, thoáng mát.
+ Dãy kế bên dành cho các em khối lớp 1, 2 học.
+ Phòng học trang trí tương đối gọn gàng, đẹp mắt có ảnh Bác Hồ, bảng đen và bàn ghế hai chỗ ngồi kê ngay ngắn.
+ Sân trường không rộng lắm nhưng cũng đủ cho chúng em vui chơi, tập thể dục. Thẳng từ cổng vào là hàng cây tùng đứng thẳng tắp như chào đón chúng em tới trường. Ngay cổng trường là cây phượng vĩ, cứ mỗi hè đến cây lại trổ hoa đỏ thắm. ở giữa sân trường là những cây xà cừ cành lá xum xuê, mỗi giờ ra chơi chúng em lại được vui đùa dưới tán cây.
+ Trên sân trường lúc này các bạn đang chơi đùa vui vẻ...
* Học sinh trình bày miệng dàn ý chi tiết.
- HS dựa vào dàn ý chi tiết trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS làm bài. GV bao quát chung và giúp đỡ các em gặp khó khi làm bài.
- HS đọc bài viết. 
- GV nhận xét và khen ngợi các em học tốt, làm bài hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh. 
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 31: Đất nước
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung đoạn viết Đất nước. 
- Học sinh viết, trình bày đoạn thơ trong bài: Đất nước trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III.Các hoạt động dạy học:
1. KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- GV đọc đoạn viết.
- 2, 3 Học sinh đọc đoạn thơ trong bài: Đất nước.
?: Nêu nội dung chính của bài thơ? (Khung cảnh của Hà Nội vào mùa thu khi đất nước giành được hoà bình ...)
+ Nêu lại những từ, cụm từ dễ viết sai có trong bài? (năm xưa, đã xa, chớm lạnh, xao xác, hơi may, ngoảnh lại, lưng, thềm nắng, lá rơi, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS luyện viết ra giấy nháp một số từ khó.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi HS viết đúng, đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung đoạn viết.
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp, sửa lỗi.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 5 / 4 / 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
ễN VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
- Đọc một bài tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
- HS sáng tạo trong làm bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài tập 1: 1HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Liệt kê những bài vưn tả cảnh các em đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC, TLV từ tuần 1 đến tuần 11 (Sách TV5 - tập 1).
+ Lập dàn ý cho 1 trong các bài văn đó.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày miệng lần lượt từng phần. GV- cả lớp nhận xét, bổ sung.
Tuần
Các bài văn tả cảnh
1
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Hoàng hôn trên sông Hương.
- Nắng trưa. - Buổi sớm trên cánh đồng.
2
- Rừng trưa. - Chiều tối.
3
- Mưa rào
6
- Đoạn văn tả biển của Vú Tú Nam. 
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
7
- Vịnh Hạ Long
8
- Kì diệu rừng xanh.
9
- Bầu trời mùa thu. - Đất Cà Mau.
Bài tập 2: 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2 (HS1 đọc lệnh và bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh). HS đọc các câu hỏi sau bài. 
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi HS học tập tích cực.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập vè tả cảnh, quan sát một cảnh theo đè bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn
Toán
Tiết 154: luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về ý nghĩa phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- HS vận dụng làm thành thạo các bài tập 1, 2, 3 trong SGK. Bài làm trình bày khoa học, rõ ràng, sạch sẽ.
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại một số tính chất của phép nhân.
- HS nêu, GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg = 6,75 kg x 3 = 20,25 kg ...
- HS nhận xét. GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: HS tự tính rồi chữa bài.
 Chẳng hạn: a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275
 b) (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4
- HS nhận xét. GV chữa bài, củng cố cách tính giá trị biểu thức.
Bài 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77 515 000 : 100 x 1,3 = 1 007 695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77 515 000 + 1 007 695 = 78 522 695 (người)
 Đáp số: 78 522 695 người
Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự tóm tắt, tự phân tích bài toán rồi làm bài và chữa bài.
Bài giải
 Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31(km)
 Đáp số: 31 km
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung vừa luyện tập. 
- Nhận xét tiết học.
Toán*
luyện tập phép nhân, chia
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh phép nhân, phép chia.
- HS vận dụng làm được các bài tập giáo viên đưa ra. Bài làm chính xác, khoa học, rõ ràng, sạch sẽ.
- Rèn cho học sinh tính tích cực, từ giác làm bài.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính và tính 
a) 4037 x 24 = ; 35 x 405 = ; 2,75 x 3,6 = ; 
b, 24 : 15 = ; 1,7 : 5 = ; 1,62 : 3,6 = 
+ HS tự làm bài vào vở, gọi HS lần lượt lên chữa từng phần.
+ GV-HS nhận xét, bổ sung, nêu lại cách tính.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a) 12,5 x 2,5 x 4 x 8= ; 12,3 x 2,5 + 2,5 x 27,7 =
b) 16,7 x 8 + 16,7 x 3 - 16,7 =; = 
c) 20,06 : 2,5 : 0,4 
 + HS nêu cách làm từng phần (Phần a áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để làm bài; phần b áp dụng tính chất một số nhân một tổng; phần c HS áp dụng cách rút gọn). 
- HS làm bài vào vở. HS lên bảng chữa bài. GV- HS nhận xét bổ sung.
Bài 3: Hai địa điểm A và B cách nhau 250 km. Cùng một lúc có hai xe đi ngược chiều nhau. Xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc 44,5 km/giờ. Xe thứ hai đi từ B về A với vận tộc 45,5 km/giới. Hỏi sau khi cùng đi được 2 giờ rưỡi hai xe còn cách nhau bao nhiêu.
+ HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. 
-HS nhận xét, bổ sung.
- GV củng cố kiến thức về dạng toán chuyển động..
Bài 4: (HS làm xong có thể làm) Tích của hai thừa số bằng 20,6. Nếu một thừa số gấp lên 25 lần và một thừa số gấp lên 4 lần thì được tích mới là bao nhiêu.
+ HS làm bài vào vở. Gọi HS trình bày miệng cách làm. GV-HS nhận xét.
- GV gợi ý : Khi thừa số thứ nhất gấp lên 25 lần thì tích gấp lên 25 lần; thừa số thứa hai gấp lên 4 lần thì tích mới cũng tăng lên 4 lần. Nên tích mới tăng lên là: 25 x 4 = 100 (lần) . Tích mới là: 20,6 x 100 = 2060
3.Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các tính chất của phép nhân vừa áp dụng vào làm bài.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 6/ 4 / 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2017
Luyện từ và câu.
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh tác dụng của dấu phẩy.
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, 3). Làm tốt các bài tập liên quan.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập (BT1)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu tác dụng của dấu phẩy ? Lấy ví dụ
2. Bài mới 	
a. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Hướng dẫn HS ôn tập :
Bài tập 1 (133):
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ từng câu văn, chú ý các câu văn có dấu phẩy, suy nghĩ làm việc cá nhân. 
- HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
- Một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2 (133):
- 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- GV dán lên bảng lớp 1 tờ phiếu kẻ bảng nội dung; 1 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh
- Ba HS nối tiếp trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng. Liên hệ bản thân HS.
Bài tập 3 (134):
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí các em cần phát hiện và sửa lại cho đúng.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Một số nhóm đại diện trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng. HS đọc lại đoạn văn viết đúng và nêu nội dụng của đoạn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
ôn tập về tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý của riêng mình.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh. Trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
- HS tích cực, tự giác học bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I - BT1, tiết TLV trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, cả lớp tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
b. Thực hành:
Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung BT1.
- GV: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu, nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của thầy (cô), gọi HS nói đề bài các em chọn.
- 1 HS đọc gợi ý 1,2 SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em...
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn.
- Gọi HS trình bày. cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. 
Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm. - GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn bạn trình bày hay nhất.
- GV nhận xét chung, khen ngợi HS học tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
- GV nhận xét giờ học. 	
TOÁN
Tiết 155: PHép CHIA
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- Củng cố cho học sinh kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- HS vận dụng hoàn thành bài tập 1, 2 ,3. Rèn kĩ năng thực hành tính chia, vận dụng tính nhẩm. Bài làm khoa học, rõ ràng, sạch sẽ.
- HS tích cực, tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại một số tính chất của phép nhân, phép cộng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
1) GV HDHS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia: tên gọi, các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
2) HDHS tự làm bài rồi chữa bài:
Bài 1: HS thực hiện phép chia rồi thử lại(theo mẫu)
Sau khi chữa bài GV HD để tự HS nêu được nhận xét, chẳng hạn:
- Trong phép chia hết a: b = c, ta có a = c x b (b khác 0)
- Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = c x b + r (0 < r < b)
Bài 2: HS tính rồi chữa bài.
 Khi HS chữa bài, GV cho một số HS nêu cách tính.
Bài 3: HS tính rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS có thể nêu miệng kết quả tính nhẩm và cách tính nhẩm.
Ví dụ: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44; ...
Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) (HS có thể áp dụng tính nhanh)
b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
hoặc: 
(6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10
- HS nhận xét. 
- GV chữa bài và hệ thống kiến thức của bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại một số tính chất của phép chia.
- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT TẬP THỂ
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 
(Bài 2: Ai chẳng cú lần lỡ tay)
NHẬN XẫT, ĐÁNH GIÁ NỀ NẾP CỦA LỚP TUẦN 31
I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU:
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh:
+ HS nhận thấy được tấm lũng bao dung, độ lượng của Bỏc Hồ.
+ Biết cỏch thể hiện tinh thần trỏch nhiệm khi mắc lỗi.
- Nhận xột, đỏnh giỏ hoạt động của lớp tuần 31. Đề ra phương hướng hoạt động của lớp tuần 32
- HS tính tự quản tốt, chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra.
II. NỘI DUNG:
1. Học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh:
a) 1 học sinh đọc cõu chuyện: “Ai chẳng cú lần lỡ tay”
b) Hoạt động cỏ nhõn:
1. Hóy sắp xếp cỏc nội dung dưới đõy theo diễn biến cõu chuyện, bằng cỏch đỏnh số thứ từ 1 đến 4 vào ụ trống trước mỗi nội dung đú. (BT1 trang 10)
+ HS suy nghĩ đỏnh số.
+ Gọi HS trỡnh bày. HS – GV nhận xột, bổ sung.
2. “Mún quà quý” được nhắc đến trong cõu chuyện là gỡ? (Một cõy san hụ lớn, màu hồng rất đẹp.)
3. Mún quà đú được dựng để làm gỡ? Vỡ sao mún quà đú lại quý? (Để tặng khỏch ở nước bạn.)
c) Hoạt động nhúm: 
- Học sinh thảo luận nhúm đụi cỏc cõu hỏi. HS trỡnh bày. GV-HS nhận xột, bổ sung.
4. Nhận xột về thỏi độ, cử chỉ c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc