Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. HS có kĩ năng giao tiếp, ứng xở phù hợp.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Xây dựng cho học sinh tình bạn cao đẹp.

II. ĐỒ DÙNG: Máy tính để trình chiếu Power Point.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: Các em học chủ điểm mới: Nam và nữ. Những bài học trong chủ điểm này giúp các em hiểu về sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới.

- HS xem tranh minh hoạ, nêu nội dung tranh.

- GV: Bài hôm nay các em sẽ được làm quen với hai nhân vật tiêu biểu cho hai giới.

HĐ1. Luyện đọc:

- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn ( Có thể chia bài thành 5 đoạn )

- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2- 3 lượt).Trong quá trình HS đọc bài, GV uốn nắn HDHS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả: Li-vơ-pun, ma-ri-ô,

Giu-li-ét-ta và câu khó. HDHS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải : Li-vơ-pun, bao lơn

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1HS đọc bài văn, nêu giọng đọc.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- GV kết luận: Chúng thường biết làm tổ. Chim mái đẻ trứng và ấp trứng: sau một thời gian, trứng nở thành chim con. Chim non được bố mẹ nuôi cho đến khi có thể tự kiếm ăn được.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2, 3HS đọc mục bạn cần biết. Chim là động vật có ích, em đã làm gì để bảo vệ các loài chim? 
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều. Toán*
luyện tập về phân số, Số thập phân
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh một số kiến thức đã học về phân số,Số thập phân.
- HS nhớ lại kiến thức về phân số bằng nhau, so sánh phân số, các quy đồng mẫu số các phân số... để vận dụng làm một số bài tập GV đưa ra. Bài làm rõ ràng, sạch sẽ.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn (Đưa đề bài)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: Khoanh vào phân số đúng
Trong một hộp có 2 viên bi đen, 5 viên bi đỏ, 6 viên bi vàng và 7 viên bi xanh. Như vậy phân số chỉ số viên bi:
a) Màu đen là: ; ; ; b) Màu đỏ: ; ; ; 
+ HS làm bài vào vở.
+ HS nêu miệng kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, hệ thống kiến thức. 
Bài 2: Viết 5 phân số bằng phân số cho trước:
 a) b) 
+ HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
+ GVnhận xét, bổ sung, củng cố cách tạo ra một phân số mới bằng phân số đã cho.
Bài 3:Chuyển thành số thập phân:
a) = ........ =............. = ....... = ...............
b) = ....... = ............ = ........... = ................
+ HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài, 
+ HS nêu kết quả, nêu cách tính. HS khác nhận xét.
- GV củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
 Bài 4: Tính
 a) + = b) - = c) x 7 : =
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, bổ sung, củng cố cách tính phân số .
 Bài 5:Tính 
a) 734,5 + 45,9 = b) 3024- 52,7 = c)27 x 9,4 = d) 11,75: 2,5 =
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, bổ sung, củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh 2 phân số.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt *
luyện tập tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh cách làm văn tả cây cối.
- HS nắm được cách tả và biết lập dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh tả cây cối. Bài văn đủ 3 phần, câu văn rõ nghĩa và giàu hình ảnh,....
- HS yêu mến, bảo vệ, giữ gìn cảnh vật xung quanh.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Đề bài: Tả một cây bàng mà em có dịp quan sát.
* 2 HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS phân tích đề:
- Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả cây cối)
- Đối tượng tả: Tả cây bàng.
* HDHS lập dàn ý: 
- HS nêu lại dàn ý chung của kiểu bài tả cây cối.
- HS lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu cây bàng định tả.
+ Cây bàng em đã được quan sát ở đâu.
+ Cây bàng ở sân trường, đường làng, công viên,...
2. Thân bài:
- Tả bao quát: Cây bàng ở giữa sân trường em.
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Thân cây to, một mình em ôm không xuể, màu nâu sẫm, có những đốm mốc trắng. Thỉnh thoảng trên thân cây lại có những cái bướu, to như cái gáo dừa.
+ Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón ánh nắng.
+ Cây bàng có 3 tán xoè ra thành từng lớp.
+ Chiếc lá màu xanh thẫm, to hơn bàn tay người lớn xoè ra, có những đường gân khẽ đung đưa trong gió.
+ Những quả bàng nhỏ xinh, to hơn ngón chân cái của người lớn, vỏ ngoài màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu vàng, vàng sẫm, ăn vào có vị chát, bùi.
+ Quả bàng ra thành từng chùm lúc lỉu.
- Cứ mùa đông đến lá bàng rụng, cành lứ trơ trụi. Khi xuân về, cây đua nhau nở lộc đâm chồi, tô điểm thêm vẻ đẹp cho trường em.
- Hoạt động xung quanh: 
+ Chim từ đâu bay về làm tổ. Những chú ong, bướm cứ rập rờ xung quanh.
+ Học sinh nô đùa dưới gốc cây.
* HS nêu miệng dàn ý vừa lập. GV- HS nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài. GV bao quát chung và giúp đỡ các em gặp khó khăn để các em hoàn thành bài viết.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc bài viết. GV khen ngợi HS làm bài tốt, tích cực trong giờ học.
- Nhận xét tiết học.
 Luyện viết
Bài 29: Êmily, con...
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nám được nội dung bài viết Êmily, con...
- Học sinh viết, trình bày đoạn thơ trong bài: Êmily, con... trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: HS: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- GV đọc đoạn viết 1 lần.
- 3, 4 Học sinh đọc đoạn thơ trong bài: Êmily, con ...
?: Nêu nội dung chính của bài thơ? (Nói lên sự căm ghét chiến tranh và tình cảm trân trọng yêu quý con người Việt Nam bình dị mà anh hùng ...)
+ Nêu lại những từ, cụm từ dễ viết sai có trong bài? (xứ sở, lạ lùng, ong dại, luyện thành, bầy ma quỷ, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS luyện viết ra giấy nháp một số từ khó.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét bài viết. Khen ngợi các em học tốt, viết chữ đúng, đều và đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp, sửa lỗi.
- 1HS nêu nôi dung đoạn viết.
- Em cần làm gì để đất nước mãi tươi đẹp và sánh vai cùng các nước khác trên thế giới?
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 23 / 3/ 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch theo gợi ý SGK và hướng dẫn của GV;
- HS tự tin, biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch, trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. Có kĩ năng hợp tác hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.
- HS có tư duy sáng tạo trong làm bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài tập 1: 1HS đọc nội dung của bài.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc hai phần của truyện "Một vụ đắm tàu" đã chỉ định trong SGK.
và nội dung màn 1 (Giu-li-ét-ta); HS2 đọc nội dung màn 2 (Ma-ri-ô)
Bài tập 2: 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: HS1 đọc yêu cầu của BT2 
- GV nhắc HS:
+ SGK đã cho sắn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là chọn viết tiếp các lời đối thoại cho màn 1 (hoặc màn 2) dựa theo gợi ý về lời đối thoại để hoàn chỉnh từng màn kịch.
+ Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô.
- 1 HS đọc thành tiếng 4 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 1). Một HS đọc 5 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 2).
- GV yêu cầu 1/2 lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1; 1/2 lớp còn lại viết tiếp lời đối thoại (màn2).
- HS tự hình thành các nhóm: mỗi nhóm khoảng 2-3 em (màn 1); 3-4 em (màn 2); trao đổi viết tiếp lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình (màn 1, màn 2).
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch tốt, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị. GV khen HS làm tốt.
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc các nhóm: có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch; cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm.
- HS trình bày trong nhóm. Sau đó HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. 
- HS. GV nhận xét, khen ngợi các em viết, thực hành tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- HS viết lại đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng hoạt cảnh kịch để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ của lớp, trường.
Toán
Tiết 144: ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS áp dụng hoàn thành bài 1, 2(a), 3 (a, b, c mỗi câu 1 dòng). Bài làm chính xác, trình bày bài khoa học.
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.(HS ghi nhớ tên các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ của hai đơn vị đo độ dài, hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp nhau)
- GV có thể vẽ bảng các đơn vị đo độ dài, bảng các đơn vị đo khối lượng lên bảng của lớp học để HS điền cho đủ các bảng đó (theo mẫu nêu trong SGK).
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV củng cố kiến thức trong từng bảng đơn vị đo.
Bài 2a: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Yêu cầu HS phải ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; các đơn vị đo khối lượng thông dụng. (HS hoàn thành nhanh phần a, hoàn thành tiếp phần b)
- HS chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài và củng cố về mối hệ giữa các đơn vị đo độ dài; các đơn vị đo khối lượng .
 Bài 3(a, b, c, mỗi câu một dòng): 
- HS làm bài (theo mẫu) rồi chữa bài. 
(HS làm xong có thể hoàn thành tiếp các phần còn lại)
- Kết quả là:
a) 1827 = 1km827m = 1,827 km
2063m = 2 km 63m = 2,063 km
702m = 0km 702m = 0,702 km
b) 34 dm = 3m4dm = 3,4 m
786cm = 7m86cm = 7,86 m
408 cm = 4m 8 cm = 4,08 m
c) 2065 g = 2kg 65g = 2,065kg
 8047 kg = 8 tấn 47kg = 8,047 tấn
- HS chữa bài, giải thích.
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách đổi đơn vị đo.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài liền kề.
- Nhận xét tiết học.
Toán *
Ôn tập về đo lường
I. Mục đích – yêu cầu 
- Củng cố cho HS về đơn vị đo diện tích, thể tích, thời gian; mối quan hệ giữa đơn vị đo diện tích (thể tích, thời gian) .
- Có kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo. Vận dụng làm tính và giải toán đúng, chính xác, trình bày rõ ràng.
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích, thể tích, thời gian .
2. Bài mới 	
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
b, Thực hành:
Bài 1:	Viết các số đo sau dới dạng số thập phân : 
a) 3m2 12dm2 = .m2 	d) 6m3 215dm3 = .m3
b) 15cm2 5mm2 = .cm2 	e) 3dm3 15cm3 = .dm3
c) 6giờ 15phút = . giờ	f) 8phút 45giây = .. phút
- HS làm bài. HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm . 
- GV chữa bài, củng cố cách đổi đơn vị đo.
Bài 2 : Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm :
a) 2m3 25dm3 . 2,35m3 	c) 1giờ 45phút .. 1,45giờ
b) 18dm3 135cm3 . 18,2dm3 	d) 1400mm2 . 1,4dm2
- HS làm bài, chữa bài. GV nhận xét, củng cố cách so sánh .
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4,75m3 = ..m3 .dm3 	d) 3,12m2 = ..m2 .dm2
b) 2,1dm3 = ..dm3 .cm3 	c) 8,6352m3 = ..m3 ...dm3cm3 	
- HS làm bài, chữa bài. GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4: Quãng đường từ A đến B dài 36,9m. Một người đi xe đạp với vận tốc 12,3km/giờ khởi hành từ A vào lúc 8giờ 47phút. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
- HS đọc đề, phân tích đề. HS làm bài, chữa bài, giải thích cách làm.
- GV nhận xét, củng cố kiến thức về tính thời gian, cách cộng số đo thời gian.
Bài 5 : Một đám ruộng HCN có chu vi 320m, chiều dài hơn chiều rộng 20m. Tính diện tích đám ruộng đó.
- HD HS phân tích đề toán để tìm giải. 
- HS làm bài, chữa bài .
- GV chữa bài củng cố dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Củng cố dặn dò. 
- HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích, thể tích, thời gian .
- GV khái quát lại nội dung của các bài tập trên. GV nhận xét giờ học
Ngày soạn : 23 / 3 / 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2017
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên. Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3)
- HS vận dụng nói và viết đúng TV.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại BT2 của tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HD HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm hoặc câu khiến thì điền dấu chấm than.
- HS làm bài cá nhân: điền dấu câu thích hợp vào các ô trống (bút chì).
- Gọi HS nêu miệng (nêu thứ tự các dấu em đã điền). GV- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc lại văn bản truyện đã điền đúng các dấu câu.
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT2.
- GVHD HS làm bài: Giống như với BT1, các em đọc chậm rãi, xem từng câu là câu kể, câu hỏi hay câu khiến, câu cảm. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi tự sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày kết quả. GV kết luận lời giải đúng.
?: Vì sao Nam bất ngờ trước câu trả lời của Hùng?
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c,d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào? (HS phát biểu)
- HS làm bài. 
- HS nêu câu trả lời. GV kết luận lời giải đúng, củng cố về dấu câu trong các câu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Các em vừa được ôn về các kiểu câu nào? Khi nào ta sử dụng dấu chấm than ở cuối câu?
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS có ý thức hơn khi viết câu, đặt dấu câu.
Tập làm văn
trả bài văn tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; nhận biết và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
- HS tích cực, tự giác học bài.
II. Đồ dùng : GV chép sẵn 5 đề văn HS đã làm ở tiết trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 1, 2 tốp HS vai đọc lại hoặc diễn một trong hai màn kịch (Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô).
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh:
- HS đọc lại 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài (Tả cây cối), HDHS xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung, thể loại); một số lỗi điển hình.
* Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
- Ưu điểm: Các em đã nắm chắc yêu cầu của đề, biết lựa chọn đề phù hợp. Bài văn viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Một số em viết trôi chảy, rõ ràng, bài viết có hình ảnh, cảm xúc.
- Nhược điểm: Một số em viết chưa lưu loát, bài viết còn mang tính liệt kê . Một số em viết còn sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết còn xấu và trình bày còn chưa sạch.
c. HDHS chữa bài:
* GV trả bài cho từng HS:
- HD chữa lỗi chung: + GV chỉ các lỗi cần chữa: 
. Về cách dùng từ: Một số em dùng từ còn chưa chính xác: 
 Khô ra --> Phô ra vẻ đẹp quyến rũ. ; chim hót ríu ran --> líu lo
. Câu: Một số em viết câu còn quá dài, tối nghĩa.
. Lỗi chính tả: nộng nẫy --> lộng lấy, nong trọng --> long trọng; 
- HS sửa lỗi trong bài: HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh đề rà soát lại. GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
- HDHS học tập những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
+ HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn.
* HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- HS tự chọn trong bài của mình đoạn viết chưa hay, viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết. 
GV đánh giá những đoạn viết hay, khen ngợi HS tích cực trong giờ hoc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối?
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt viết lại trong tiết truy bài.Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về tả con vật. 
Toán
Tiết 145: ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
(Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn tập củng cố cho học sinh về viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. HS hoàn thành bài 1(a), 2, 3. Bài làm trình bày khoa học.
- HS tích cực tự giác ôn tập, làm bài.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng chữa lại bài 2 của tiết 144.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1a: HS tự làm bài rồi chữa bài. (HS làm nhanh hoàn thành cả bài).
- HS nhận xét. GV chữa bài, củng cố kiến thức về viết các số đo độ dài.
Chẳng hạn:
a) 4km382m = 4,382km ; 2km 79m = 2,079km ; 700m = 0,700km = 0,7 km 
b) 7m4dm = 7,4m ; 5m9cm = 5,09m ; 5m 75mm = 5,075m
Bài 2: HS nêu nội dung bài, nêu cách làm bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 2kg350g = 2,350 kg = 2,35kg ; 1kg65g = 1,065kg
b) 8tấn 760kg = 8,760tấn = 8,76 tấn; 2 tấn 77kg = 2,077 tấn
- GV chữa bài và củng cố cho học sinh về viết các số đo khối lượng dưới dạng số 
thập phân.
Bài 3:- HS nêu nội dung bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài, HS giải thích cách làm. 
- GV nhận xét, chữa bài và củng cố kiến thức liên quan.
 Chẳng hạn:
a) 0,5 m = 0,50 m = 50cm	b) 0,075 km = 75m	
c) 0,064kg = 64g	 d) 0,08 tấn = 0,080 tấn = 80 kg
Bài 4: (HS làm nhanh các bài trên, làm tiếp bài 4).
- HS nêu yêu cầu, nêu cách làm bài. 
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan. Chẳng hạn:
a) 3576m = 3,576km 	 b) 53 cm = 0,53m
c) 5360 kg = 5,360 tấn = 5,36 tấn	d) 657g = 0,657 kg
3. Củng cố, dặn dò: 
- Các em vừa được ôn những gì?
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
 I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. 
- HS nắm được kết quả một số cuộc thi chào mừng ngày 26- 3. HS tiếp tục thi đua và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo. Khắc phục các hạn chế đã nêu.
- HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra.
II. Nội dung
1. HS nhận xét:
- Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; ..
- Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. 
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
2. GV nhận xét chung, 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tuyên dương .....................
3. Phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo.
- Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra. 
- HS vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, tránh nô đùa quá sức trong giờ giải lao.
- Thực hành nghiêm luật lệ giao thông đường bộ.
- Thi đua học tập và rèn luyện tốt..
- Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. Vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống. Coi trọng sự tiến bộ và kĩ năng thực hành của HS.
- Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn.
- Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp. 
4. Sinh hoạt văn nghệ: 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ...cho HS chào mừng ngày 26.3
 Buổi chiều Địa lý ( 5B- 5A.Tiết 3)
 Bài 27: châu đại dương và châu nam cực
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết: Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực. Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương: Châu lục có số dân ít nhất, nổi tiếng thế giới về sản xuất lông cừu, len, thịt bò sữa, phát triển công nghiệp năng lược, khai khoáng, luyện kim.
- HS có ý thức học tập tích

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc
Giáo án liên quan