Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I, MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- HS biết đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạt văn; thuộc 4-5 bài thơ( đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ. HS biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản, nhấn giọng những từ ngữ mang tính nghệ thuật.
- HS nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết.
- HS yêu quý và giữ gìn nét văn hoá truyền thống.
II, ĐỒ DÙNG:
- GV: Phiếu ghi các bài tập đọc (HĐ1)
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : HS ddọc bài : Đất nước, trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học
HĐ1. Kiểm tra TĐ và HTL: Khoảng 1/5 số học sinh trong lớp.
- HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; đánh giá theo quy định.
HĐ2. Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV kẻ bảng tổng kết của bài lên bảng.
+ HS nhìn lên bảng, nghe GVHD: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu.
- HS làm bài cá nhân - các em nhìn bảng tổng kết, tìm ví dụ, viết vào vở.
4: HS nêu yêu cầu và cách làm bài toán. HS làm bài vào vở. GV nhận xét bài làm . 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại cách giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. . Khoa học Sự sinh sản của côn trùng I. Mục đích – yêu cầu - HS biết và viết được sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng - Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người. - Giáo dục lòng ham tìm hiểu thiên nhiên. II. Đồ dùng : Phiếu học tập (HĐ1) III. các Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số loài động vật đẻ con, đẻ trứng? 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC của tiết học Hoạt động 1: Làm việc với SGK. * Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh. - Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải. - Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm (chia lớp 4 nhóm). - GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. - Tiếp theo, cả nhóm cùng thảo luận các câu hỏi (GV phát phiếu học tập) + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? + ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - HS nêu, bổ sung. GV nhận xét. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: Giúp HS:- So sánh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián. Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. - Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV nhận xét, đánh giá kết luận:- Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. - HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở. 3. Củng cố dặn dò - 2, 3 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - Nhận xét tiết học. GV dặn chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Toán* luyện tập I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh một số kiến thức đã học từ đầu học kì II đến giữa học kì II. - HS nhớ lại kiến thức và làm được các bài tập giáo viên đưa ra. Bài làm chính xác, trình bày khoa học. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới a, Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b, Thực hành: Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 1,5 m3 = ..... dm3 2 giờ 30 phút = .... giờ 2/5 m3 = ...... dm3 1 giờ 15 phút = ...... phút 12 m3 = ....... m3 2/3 giờ = ....... phút - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa, mỗi HS chữa một cột. - GV chữa bài, chốt kiến thức. Bài 2: Tìm x: a) X x 3 = 4 giờ 15 phút b) 7 giờ 12 phút : X = 6 - HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng chữa bài. - GV chốt lại kết quả đúng, củng cố cách chia số đo thời gian cho một số. Bài 3: Một bể nước hình hộp chữ nhật có các kích thước là 30 dm; 40 dm; 25 dm. a) Tính thể tích của bể nước đó. b) Hiện nay trong bể có lượng nước cao bằng 1/3 chiều cao của bể. Tính thể tích của nước trong bể. + HS làm bài vào vở. Gọi 1HS nêu miệng cách làm. + HS đổi vở cho nhau để kiểm tra bài. + GV theo dõi học sinh làm, chú ý tới học sinh trung bình, yếu, củng cố cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Bài 4: Cho tam giác ABC, có M nằm trên cạnh BC, sao cho MB = 1/2 MC. So sánh diện tích tam giác ABM và AMC + HS vẽ hình rồi làm bài. + HS lên bảng trình bày cách giải. + HS - GV nhận xét, bổ sung, củng cố cách tính diẹn tích hình tam giác.. Diện tích tam giác ABM = 1/2 diện tích tam giác AMC (Vì 2 tam giác này có chung chiều cao hạ từ đỉnh A và có cạnh đáy AM = 1/2 cạnh đáy MC) 3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại các kiến thức vừa ôn luyện - Nhận xét tiết học. Tiếng Việt* TLV: Luyện tập tả người I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả người. - HS nắm được cách làm bài văn tả người cho thành thạo. Viết được bài văn theo yêu cầu; câu văn rõ nghĩa và giàu cảm xúc. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng Sử dụng thiết bị nghe nhìn III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới. a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b- HDHS luyện tập: Đề bài: Tả người cha thân yêu của em. * HDHS phân tích đề: - Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả người) - Đối tượng tả: Người cha thân yêu của em. * HDHS lập dàn ý: - HS tự lập dàn ý vào vở, HS trình bày miệng dàn ý vừa lập. GV-HS nhận xét, bổ sung. VD: a- Mở bài: Bố em là Nguyễn Văn An. Bà con thôn xóm thường gọi là chú An, bác An. b- Thân bài: - Bố em năm nay 41 tuổi. Tốt nghiệp cấp 3, bố em đi bộ đội. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bố trở về quê làm ruộng, trở thành một lực điền. - Bố em cao to, dáng người vạm vỡ. Tóc rễ tre, râu quai nón. - Bố em có nước da bánh mật, mặt vuông chữ điền, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn. Bố có giọng nói ồm ồm, áo quàn giản dị. - Tính tình mộc mạc, sống chất phác, cần cù nên trong làng xã ai cũng quý mến. - Bố em làm ruộng giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt. - Cha em biết thâm canh giống lúa mới, có kĩ thuật trồng rau, trồng màu năng suất cao. Nên vườn nhà em quanh năm có rau tươi xanh tốt. Hầu như ngày nào mẹ em cũng gánh rau đi bán. c- Kết bài: Bố em chỉ là một "phó thường dân", suốt đời bố em chỉ mơ ước một cách giản dị, mộc mạc: "Mùa màng bội thu, vợ con khoẻ mạnh, được sống ấm no yên vui trong tình nghĩa xóm làng." - HS làm bài. - GV bao quát chung và giúp đỡ các em gặp khoa khăn để các em hoàn thành bài viết. - HS đọc bài viết. 3. Củng cố, dặn dò: - GV goi một vài học sinh nêu cấu tạo bài văn tả người. - GV Nhận xét tiết học. Luyện viết Bài 28: Đêm trăng quê hương I. Mục đích, yêu cầu: - Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết. - Học sinh viết, trình bày đoạn văn trong bài: Đêm trăng quê hương trong vở luyện viết lớp 5. - Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5. III. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết 2.Bài mới a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học b, Hướng dẫn học sinh luyện viết: - Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút. - GV đọc bài viết. - Học sinh đọc bài: Đêm trăng quê hương (2, 3 lần) ?: Nêu một số hình ảnh đẹp trong đêm trăng? (Mặt trăng tròn vành vạnh, toả ánh sáng dịu mát; cành cây, kẽ lá đẫm ánh trăng; mùi hoa thiên lí dịu dàng lan toả...) + Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (tròn vành vạnh, nhô lên, luỹ tre, không gian, sương rơi, rả rích, lướt thướt, dịu dàng ...) + Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp. + HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ. + Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm. - Học sinh luyện viết. + HS viết bài vào vở. + HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm. + HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều. - GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, viết chữ đúng, đều và đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn : 16 / 3 / 2017 Ngày dạy : Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017 Toán Tiết 139: ôn tập về số tự nhiên I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - HS hoàn thành các bài tập 1, 2, 3 (cột 1), 5. Bài làm chính xác; trình bày bài khoa học, rõ ràng. - HS ham thích học toán. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. b, Thực hành Bài 1: Cho học sinh đọc mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. Chẳng hạn, số 472 036 953 đọc là: "Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba", chữ 5 trong số này chỉ 5 chục. - HS nêu, nhận xét. - GV chữa bài, củng cố cách tính giá trị của chữ số trong một số. Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên lưu ý HS tự nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp. Chẳng hạn: Hai số lẻ liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị. Bài 3: Khi chữa bài nên hỏi HS cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số. Bài 5: Khi chữa bài nên yêu cầu HS dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, ... + Chẳng hạn: Những số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0.... + HS vận dụng vào làm bài. - HS chữa bài trên bảng. - GV nhận xét, củng cố kiến thức liên quan. Bài 4:(HS làm xong, làm bài 4)HS tự làm bài rồi chữa bài Kết quả là: a) 3999; 4856; 5468; 5486 b) 3762; 3726; 2763; 2736 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 vừa ôn luyện. - Nhận xét tiết học. tiếng việt ôn tập giữa học kì II (Tiết 6) I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL . - Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học, tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu theo yêu cầu của BT2. - HS vận dụng nói và viết đúng Tiếng Việt. II. Đồ dùng : - Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL (như tiết 1) III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. HĐ1. Kiểm tra TĐ và HTL: Số học sinh còn lại: - HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút). - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; đánh giá theo quy định. HĐ2. Bài tập 2: - Ba học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung BT2. - GV nhắc học sinh chú ý: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào. - Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài . Một số HS làm bài trên bảng. Lời giải: a- nhưng là từ nối câu 3 với câu 2. b- chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1. c- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2. - chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4. - chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và củng cố về quan hệ từ. Khen ngợi các em làm bài tốt và tích cực trong giờ học. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cùng HS chốt lại nội dung vừa ôn tập. - Nhận xét tiết học. Ngày soạn : 16 / 3 / 2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2017 Toán Tiết 140: Ôn tập về phân số I. Mục đích – yêu cầu - HS biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. - Giải các bài toán có liên quan.Vận dụng làm chính bài 1 ; 2 ; 3(a, b) ;bài 4 và nhanh các bài tập liên quan. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ. - HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng : III. các Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu ví dụ về phân số. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học Bài 1: Ôn tập cách đọc, viết phân số. - HS đọc đề bài. HS nối tiếp đọc các phân số, hỗn số chỉ phần đã tô màu. -Trong các phân số vừa viết được thì mẫu số cho biết gì, tử số cho biết gì ? - Nêu cách đọc hỗn số. Cho ví dụ ? - GV nhận xét, củng cố về cỏch đọc, viết phõn số, hỗn số. Bài 2: Ôn tập tính chất bằng nhau của phân số. - HS đọc đề bài. - HS tự làm bài vào vở – 1 em làm bài trên bảng. - GVnhận xét một số bài của HS , củng cố về rút gọn phân số. - GV chốt ý :+Trong các phân số đã cho hãy chỉ ra phân số tối giản ? +Phân số tối giản có đặc điểm gì ? Bài 3 (a,b): HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tìm mẫu số chung (MSC) bé nhất. Chẳng hạn: Để tìm MSC của các phân số và , bình thường ta chỉ việc lấy tích của 12 x 36, nhưng nếu nhận xét thì thấy: 36: 12= 3. Như vậy HS chỉ cần làm phần b) như sau: ; giữ nguyên . HS làm nhanh có thể hoàn thành cả bài. - GV quan sát giúp đỡ HS.GV củng cố cho HS cỏch quy đồng mẫu số 2 PS. Bài 4: Ôn tập các quy tắc so sánh phân số. - HS đọc đề bài, tự làm vào vở. - HS nhận xét. GV gợi ý giúp HS : Có mấy quy tắc so sánh phân số ? - GV chốt ý : Khi so sánh phân số cần quan sát kĩ xem có gì đặc biệt rồi mới so sánh. 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại cách so sánh hai phân số. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt lớp Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp I. Mục đích yêu cầu - HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. Nhận xột cụng việc đó làm trong đợt thi đua chào mừng ngày 26/3. - Tiếp tục phỏt động đợt thi đua chào mừng ngày 26/3. HS thi đua và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo. Khắc phục các hạn chế đã nêu. - HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra. II. Nội dung 1. HS nhận xét: - Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; .. - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. - Cá nhân phát biểu ý kiến. 2. GV nhận xét chung, nhận xột cụng việc đó làm trong đợt thi đua chào mừng ngày 26 - 3. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. - Tuyên dương ..................... 3. Phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo. - Tham gia đầy đủ và tớch cực cỏc buổi lao động do trường giao. - Thực hiện thể dục tốt, vệ sinh lớp học sạch sẽ. Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra. - Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ. - Thi đua học tập chào mừng ngày 26/3; ngày Thành lập Đoàn TNCS HCM . - Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. Vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống.Coi trọng sự tiến bộ và kĩ năng thực hành của các em. - Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn. - Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp. 4. Sinh hoạt văn nghệ: - HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ...cho HS chào mừng ngày 26.3 Ngày.thỏng .năm 2017 ....... ......... ........................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................. Địa lý ôn tập: châu Mĩ I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh một số kiến thức đã học về châu Mĩ. - HS vận dụng thực hành luyện tập một số bài tập do giáo viên đưa ra. Nắm chắc nội dung ôn. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ . II. Đồ dùng : III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ? - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích - yêu cầu của tiết học. b. HD học sinh ôn tập: Bài 1: Khoanh tròn vào những chữ cái trước ý đúng: Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương: a. Thái Bình Dương b. ấn Độ Dương c. Đại Tây Dương d. Bắc Băng Dương (a, c, d) - HS nêu miệng, - GV nhận xét, bổ sung củng cố về trị trí của châu Mĩ. Bài 2: Quan sát lược đồ hình 1 trong SGK, hãy điền tên các dãy núi, cao nguyên và các đồng bằng lớn của châu Mĩ vào bảng dưới đây: Các dãy núi cao ở phía tây Hai đồng bằng lớn ở giữa Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông + HS làm bài. 3 HS lên bảng chữa bài. - GV- HS nhận xét, bổ sung. Bài 3: Điền nội dung vào chỗ chấm sao cho phù hợp: Châu Mĩ nằm ở bán cầu .........., có diện tích đứng thứ ........ trong các châu lục trên thế giới. Châu Mĩ trải dài trên ............. đới khí hậu. Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ........... ở Bắc Mĩ và khí hậu .......... ở Nam Mĩ. + HS làm bài vào vở. + HS nêu miệng kết quả. (Thứ tự các từ điền: Tây, hai, ba, ôn đới, nhiệt đới ẩm) Bài 4: Hãy kể một vài nét về rừng A-ma-dôn. + HS trao đổi nhóm đôi, lần lượt kể cho nhau một vài nét về rừng A-ma-dôn. - HS nêu miệng, - GV-HS nhận xét, bổ sung. VD: Rừng A-ma-dôn nằm ở Nam Mĩ, là rừng rậm lớn nhất thế giới. Rừng A-ma-dôn được coi là "Lá phổi xanh" của thế giới..... 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc phần bài học trong SGK. - Nhận xét tiết học. Chiều. Toán * ôn Tập I. Mục đích – yêu cầu - HS biết cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều. - Có kĩ năng làm tính và vận dụng giải toán. Bài làm rõ ràng, khoa hoc. - GD HS ý thức tích cực, tự giác trong học tập. II. Đồ dùng: Sử dụng thiết bị nghe nhìn III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong chuyển động đều . 2. Bài mới a, Giới thiệu bài : Trực tiếp b, Hướng dẫn HS luyện tập : Bài 1: Một xe chở khách khởi hành từ Hà Nội lúc7 giờ 10phút và dến Hải Dương lúc 9giờ 5phút. Biết giữa đường xe dừng lại để bơm xăng hết 10 phút và vận tốc trung bình của xe là 34,5km/giờ. Tính quãng đường mà xe đã đi từ Hà Nội đến Hải Dương? - HD đọc đề bài và nêu cách làm bài. - HS cả lớp làm vào vở. - HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm . Thời gian đi hết quãng đường là: 9giờ 5phút – 7giờ10phút – 10 phút = 1giờ45phút Đổi 1giờ45phút = 1,75giờ Quãng đường mà xe đã đi từ Hà Nội đến Hải Dương là: 1,75 x 34,5 = 60,375km - GV chữa bài, củng cố cách tính quãng đường. Bài 2 : Một bể cá bằng kính chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao là 1,6m. Người ta dùng bơm để bơm vào bể mỗi phút được 40lít nước. Hỏi muốn bơm lượng nước bằng thể tích thì phải bơm trong bao lâu? - HS đọc đề nêu hướng làm. - HS làm bài, chữa bài . - GV chữa bài, củng cố cách tính thể tích của một hình. Bài 3 : Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B hết 1giờ45 phút và ngược dòng từ B về A hết 2 giờ 30phút. Tính vận tốc của ca nô khi xuôi dòng, ngược dòng và vận tốc dòng nước, biết quãng đường AB dài 35km. - HS đọc đề nêu hướng làm bài toán. - HS làm bài, chữa bài . - GV chữa bài, củng cố cách vận tốc, 3. Củng cố dặn dò. - HS nhắc lại cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong chuyển động đều . - GV khái quát lại nội dung của các bài tập trên . - GV nhận xét giờ học . Tiết 2 toán* Luyện tập I. Mục đích – yêu cầu : - HS biết tính thời gian, quãng đường, vận tốc của một chuyển động đều. - Rèn kỹ năng giải các bài toán về chuyển động.Vận dụng làm chính xác và nhanh các bài tập liên quan. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ. - Có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ(3’) - Nêu quy tắc, công thức tính thời gian, quãng đường, vận tốc. 2. Bài mới : a, Giới thiệu bài:Nêu MĐ-YC của tiết học B, HDHS luyện tập: Bài 1: Để về được với bản Sóc, các anh chị thanh niên tình nguyện phải đi 170km bằng tàu hoả, xe máy và đi bộ băng rừng. Lúc đầu các anh chị đi tàu 2 giờ 45phút với vận tốc 35km/giờ, sau đó đi xe máy mất 2 giờ15phút với vận tốc 40km/giờ. Hỏi các anh chị còn phải đi bộ băng rừng bao nhiêu ki-lô-mét nữa thì mới tới được bản Sóc . - GV chép đề lên bảng. - HS đọc đề, phân tích đề. - HS làm bài- chữa bài. - GV nhận xét, chốt. Bài 2: Quãng đường từ A đến B dài 36,9m. Một người đi xe đạp với vận tốc 12,3km/giờ khởi hành từ A vào lúc 8giờ 47phút. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? - GV chép đề lên bảng. - HS đọc đề, phân tích đề. - HS làm bài- chữa bài. - GV nhận xét, chốt. Bài 3: Một ô tô và một xe máy cùng đi từ bến xe A đến bến xe B cách nhau 135km. Biết vận tốc của ô tô là 45km/giờ, vận tốc của xe máy bằng 4/5 vận tốc của ôtô. Tính tỷ số thời gian ôtô đi hết quãng đường và tỉ
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc