Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 3

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Xác định được từ đồng nghĩa trong đoạn văn.

 Viết được đoạn văn miêu tả cảnh cánh đồng lúa chín.

2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh.

3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc12 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 – Tiết 1 Ngày dạy: 31/09/2015
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng đoạn trích trong bài “Thư gửi các học sinh” từ Sau 80 năm . của các em.
 Nhấn giọng ở những từ ngữ : xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai
2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được đoạn trích
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Đọc thành tiếng và học thuộc lòng đoạn văn
- GV đính bảng phụ
- Gọi HS đọc yêu cầu luyện đọc
- Luyện đọc:
+ Gọi HS khá giỏi đọc
+ HS luyện đọc cá nhân
+ HS luyện đọc nhóm đôi
- Yêu cầu đọc thể hiện
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
- Bài 2: Điều gì đã làm cho các em học sinh hết thảy đều vui vẻ sau mấy tháng nghỉ học? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Tổ chức cho HS làm bài vào VBT
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
- Bài 3: Vì sao Bác Hồ nói: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều?” Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 
– Luyện viết
- Nhận xét tiết học
- Cá nhân
- 1 HS đọc bài.
- 
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- HS làm bài cá nhân.
- 1HS trình bày
+ Khoanh tròn ý d – Tất cả những điều trên.
- HS nhận xét
 - HS làm bài cá nhân.
- 1HS trình bày
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân
+ Khoanh tròn ý b – Vì các em là những người chủ tương lai của đất nước.
 @ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 1 – Tiết 2 Ngày dạy: 03/09/2015
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Hiểu nghĩa, chọn được từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
 Xác định được dàn ý của bài văn “Chiều bên sông A-mong”.
2/ Kỹ năng: Hiểu nghĩa, chọn từ thích hợp để hoàn chình đoạn văn
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Chọn từ trong veo hoặc trong vắt, trong xanh điền vào chỗ trống thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi
- Gọi HS trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, kết luận:
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Bài 2: Đọc bài văn và làm theo yêu cầu
- Goi HS nêu yêu cầu bài tập
- Gọi HS đọc bài văn Chiều bên sông A-mong
- Tổ chức cho HS làm bài , trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- 1. Đoạn văn hoàn chỉnh : Trời trong veo. Trăng thượng tuần trong vắt. Phía xa kia, những vì sao nhấp nhánh. Mặt nước hồ trong xanh, lóng lánh như dát bạc. Từng làn gió mát lạnh lùa vào kẽ lá. Khung cảnh nơi đây thật yên tĩnh. Thu đã về !
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- Hs làm bài.
- 1HS trình bày kết quả.
+ Mở bài (từ Mùa nắng đến giấc mơ) 
 + Thân bài : (từ Trên những rặng núi xa đến những tảng đá vững chãi) 
 + Kết bài : (từ Bây giờ đang là tháng tư đến đỏ ngun ngút như ở thành phố).
@ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 – Tiết 1 Ngày dạy: 07/09/2015 
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Gạch dưới các từ chỉ sắc độ vàng khác nhau ; xác định cách ngắt nhịp ( / )
 Đọc bảng thống kê của bài Nghìn năm văn hiến
2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được đoạn văn
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ sắc độ vàng khác nhau ; xác định cách ngắt nhịp ( / )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Gọi HS nhận xét về cách giọng đọc, ngắt nhịp
- GV nhận xét. 
- Bài 2: Những từ chỉ màu vàng ở các sắc độ khác nhau nhằm muc đích gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài, trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
- Bài 1: Luyện đọc bảng thống kê
- Gọi HS đoc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS luyện đọc 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài
- GV nhận xét.
- Bài tập 2: Văn miếu – Quốc Tử Giám cho biết điều gì về giáo dụcViệt Nam thời xưa? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài
- GV nhận xét, chốt ý
3. Củng cố - dặn dò
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Cá nhân, VBT 
- HS đọc đoạn văn
Nắng nhạt/ ngả màu vàng hoe. Trong vườn / lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm / không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít / vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo/ lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối / xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió / lẫn với lá vàng/ như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng / vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc/ vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó / cũng vàng mượt. Mỏi nhà/ phủ một màu rơm vàng mới.
- 1 HS yêu cầu bài tập
- Hs làm bài.
- 1HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
+ Khoanh tròn ý d – Gồm những ý trên
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 5-6 HS đọc bài.
- 1 HS yêu cầu bài tập
- Hs làm bài.
- 1HS trình bày kết quả.
- Cá nhân, thẻ
+ Khoanh tròn ý a – Nền giáo dục VN có từ lâu đời.
@ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 – Tiết 2 Ngày dạy:10/09/2015
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Lập được bảng mô hình cấu tạo vần; Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn; Xác định dàn ý bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
2/ Kỹ năng: Xác định nghĩa của từ để hoàn chỉnh đoạn vă
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Chép vần của từng tiếng trong câu thơ sau vào mô hình cấu tạo vần 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Gọi HS trình bày
- Gọi hs nhận xét
- GV nhận xét
- Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
- Bài tập 3: Đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và làm theo yêu cầu dưới đây:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chúc cho HS làm bài
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày.
 Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
tay
a
y
ôm
ô
m
chặt
ă
t
cháu
a
u
ngoại
o
a
i
ngồi
ô
i
- HS nhận xét
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày.
Tôi dỏng tai nghe. Một dải suối róc rách ở gần. Sau lều, rừng cây yên lặng như ngủ kĩ. Con hươu đang ngơ ngác nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất nhẹ của con sóc chạy trên cành, một tiếng vỗ cánh phành phạch của một con chim. Từng trận gió xào xạc, một loạt lá rụng rào rạt, rồi tất cả như yên ắng, như ngóng đợi.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày.
* Kết bài : Còn lại a) Dàn ý của bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa :
* Mở bài : từ Mùa đông đến Những màu vàng rất khác nhau.
* Thân bài : từ Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa đến Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
b) Bài văn tả theo từng bộ phận của cảnh.
@ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 3 – Tiết 1 Ngày dạy: 14/09/2015 	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Xác định cách ngắt nhịp ( / ) và những từ cần nhấn giọng của hai khổ thơ bài Sắc màu em yêu.
 Xác định giọng đọc của các nhân vật trong bài Lòng dân.
2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được đoạn văn
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Ngắt nhịp từng dòng thơ, gạch dưới những từ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài, trình bày
- GV chốt:
- Tổ chức cho HS luyện đoc
- Bài 2: Tình cảm của bạn nhỏ đối với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh thể hiện điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài, trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý:
LÒNG DÂN
- Bài 1: a) Nêu giọng đọc lời thoại của từng nhân vật trong vở kịch
- Gọi HS đoc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét.
b) Đọc phân vai 
- Tổ chức cho HS đọc phân vai theo yêu cầu bài tập.
3. Củng cố - dặn dò
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Cá nhân 
- HS đọc đoạn thơ
Em yêu /màu đỏ: ... Trăm nghìn cảnh đẹp
Như máu con tim, Dành cho/ em ngoan. 
Lá cờ Tổ quốc, Em yêu / tất cả
Khăn quàng đội viên. Sắc màu Việt Nam
- HS luyện đọc.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày.
- Cá nhân, thẻ
+ Khoanh tròn ý c – Tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày.
a)) Giọng cai và lính : hống hách, xấc xược
– Giọng dì Năm : tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
– Giọng chú cán bộ : giọng tự nhiên, không tỏ ra bối rối.
– Giọng An : Sợ hãi.
- HS đọc nhóm 6
- Gọi đại diện nhóm đọc bài
@ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 3 – Tiết 2 Ngày dạy:17/09/2015
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Xác định được từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
 Viết được đoạn văn miêu tả cảnh cánh đồng lúa chín.
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Gọi HS trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét.
- Bài 2: Em hãy viết đoạn văn tả cánh đồng vào mùa lúa chín.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, đọc 1 đoạn văn mẫu:
Mới ngày nào lúa đang thì con gái, thì nay trên cánh đồng lúa đã chín rộ. Thoạt nhìn, ta chỉ thấy một màu vàng trải rộng, ngút ngát. Nhưng không hẳn như thế, từng ô, từng ô, lúa chín không đều. Có thửa, lúa mới chín đầu bông, hạt xanh, hạt vàng như xôi cốm thổi cùng với đỗ. Có thửa, lúa đã uốn câu, hạt chắc mẩy, ngả màu vàng xuộm. Những thửa ruộng ấy đang chờ tay người đến gặt. Ngay gần đó, một vài thửa ruộng vừa gặt xong còn trơ gốc rạ. Thỉnh thoảng, một con chim gáy sà xuống, siêng năng nhặt những hạt thóc còn vương vãi. Ở thửa ruộng phía xa, các bác nông dân đang gặt lúa, tay liềm, tay hái nhanh thoăn thoắt ; tiếng cười nói vang cả cánh đồng.
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm cá nhân 
- 1 HS trình bày.
Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh mượt của ruộng lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó có một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống nơi đây có một cái gì mặn mà, ấm áp
- HS nhận xét.
- HS đọc bài
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Cá nhân 
- HS đọc bài làm của mình
- HS lắng nghe
@ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctv_tc_1.doc