Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS biết đọc đúng và đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu ND : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(Trả lời được các câu hỏi SGK)

- Có ý thức chấp hành tốt luật pháp .

II. ĐỒ DÙNG: TBNN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: ọc thuộc bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi về nội dung bài .

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học

HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm toàn bài .

- Hỏi bài được chia làm mấy đoạn ?

- Lần lượt 3 HS luyện đọc tiếp nối cả bài và kết hợp giải nghĩa từ khó(2, 3 lần ) .

- Trong quá trình học sinh luyện đọc GV sửa cách phát âm cho học sinhvà giải nghĩa một số từ mới trong bài. .

- HS đọc trong nhóm đôi.

- 1HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc.GV nhận xét và sửa cho học sinh đọc cho đúng .

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhanh làm tiếp.
HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ để có cơ sở làm bài và chữa bài. Khi HS chữa bài cho HS phân tích trên hình vẽ của SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nêu cách tìm phần trăm của một số ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét giờ học .
- Học bài và chuẩn bị cho giờ sau .
Khoa học
 An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật: tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
- Có ý thức sử dụng điện ở gia đình, trường học một cách an toàn, tiết kiệm
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn
- HS: Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi  pin 
( một số pin tiểu, pin trung). GV: Chuẩn bị chung: cầu chì . (HĐ2)
III. Các hoạt đông dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Lấy VD?
- HS. GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
- Làm việc theo nhóm 4HS.
- GV phát phiếu giao việc.
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và biện pháp đề phòng điện giật 
- HS thảo luận nhóm 6( sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK)
- Liên hệ thực tế khi ở nhà và ở trường.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và bổ sung thêm một số trường hợp có thể gây điện giật.
Hoạt động 2: Thực hành
- Làm việc theo nhóm 4HS: 
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK, thực hành theo nhóm.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- GV nhậ xét, Khen ngợi các nhóm HS làm tốt.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện ( ghi số vôn)
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện
- GV yêu cầu thảo luận:	
 + Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
 + Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- Liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà .
- GV có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện.
3. Củng cố dặn dò.
- Ta cần sử dụng điện như thế nào? Để tránh lãng phí điện cần chú ý gì?
- Dặn dò: áp dụng bài học, chuẩn bị cho bài ôn tập. 
Buổi chiều. Toán*
Luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh các phép toán với STP; cách tính phần trăm của một số, cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- HS vận dụng làm được các bài tập giáo viên đưa ra. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS tích cực học bài, làm bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập: 
Bài 1: Tính
a) 15% của 160 b) 12% của 150 c) Tìm tỉ số % của 2,5 và 4 
+ HS làm bài vào vở.
+ HS làm bài, chữa bài.. 
- GV- HS nhận xét, bổ sung và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a. 3614,5 + 279,6 = c. 3,6 x 4,15 =
b. 37,9 – 15,24 = d. 156 : 1,5 =
+ HS làm bài, chữa bài.. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
a) 1000 cm3 = ........ dm3 b) 235 dm3 = ........m3
 2300 cm3 = ....... dm3 1,8 dm3 = ....... cm3
 13,5 dm3 = ........ cm3 2,008 m3 = ....... cm3
+ HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét bổ sung.
Bài 4: Một bể dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước trong lòng bể là chiều dài 2m; chiều rộng 1,2m; chiều cao 1,5m. Hiện giờ lượng nước chiếm 25% thể tích bể.
a) Tính thể tích của bể?
b) Tính số lít nước có trong bể?
+ HS làm phần a.
+ HS có thể làm phần b. GV theo dõi, hướng dẫn HS cả lớp làm được bài.
. Các bước giải như sau:
Thể tích của bể: 2 x 1,2 x 1,5 = 3, 6 m3
Thể tích nước trong bể là: 3, 6 x 25: 100 = 0,9 m3
Số lít nước có trong bể là: 
 0,9 x 1000 = 900 (lít)
 Đáp số: a., 6m
 b.900 (lít)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức của bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung vừa luyện tập. GV hệ thống kiến thức đã ôn.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
TLV: Ôn tập tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả đồ vật đã học.
- HS nắm được cách tả và lập được dàn ý; biết dựa vào dàn ý trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS yêu quý, giữ gìn, bảo vệ các đồ vật xung quanh.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Đề bài: Trong việc học tập của em không thể thiếu đồ dùng học tập. Em hãy tả lại một đồ dùng học tập của em.
1. Phân tích đề: - Thể loại: Miêu tả - Kiểu bài: Tả đồ vật.
 - Đối tượng tả: Một đồ dùng học tập của em.
2. HDHS lập dàn ý:
?: Dàn ý bài văn tả đồ vật gồm mấy phần? (Mở bài, thân bài, kết bài)
- Em hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
* Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả (VD: Chiếc cặp sách, bút chì, bút mực, bàn học, hộp bút, thước kẻ, com pa, ...
* Thân bài: VD: Tả chiếc bút máy:
- Tả bao quát đồ vật tả.
+ Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ.
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Trung Quốc và số 3660.
+ Thân bút làm bằng nhựa màu, trơn bóng, càng phía sau càng nhọn lại như búp măng non.
+ Mở nắp bút ra , là chiếc ngòi xinh xắn sáng lấp lánh như ánh sao đêm.
+ Em mở thân bút ra, chiếc ruột gà làm bằng cao su, có ống đẩy để em hút mực.
- Tác dụng của bút:
+ Hôm mới dùng bút lần đầu nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều đều trên trang giấy và nét bút trở nên mềm mại duyên dáng.
+ Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét về đồ vật vừa tả, ...
3. HS dựa vào dàn ý vừa lập trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS tự viết thành bài văn hoàn chỉnh, sau đó trình bày trước lớp
- HS trình bày từng phần hoặc nhận xét, bổ sung.một số đoạn trước lớp, HS có thể trình bày cả bài. 
- HS, GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và khen ngợi HS học tập tốt.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại dàn ý chung của bài văn tả đồ vật. 
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 24: Cây chuối mẹ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. 
- Học sinh viết, trình bày đoạn văn: Cây chuối mẹ trong vở luyện viết lớp 5. Nắm được nội dung đoạn viết,
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- 2,3 Học sinh đọc bài: Cây chuối mẹ.
? Nêu một số đặc điểm của cây chuối mẹ? (Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (bao lâu, chung quanh, dăm cây, bé xíu, rụt lại, lấp ló, ngoi lên ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ một số HS.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi HS viết đúng, đẹp, trình bày rõ ràng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài viết?
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 15 / 2 / 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017
Tập làm văn
ôn tập về tả đồ vật
I. Mục đích yêu cầu:
- HS tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn(BT1).
- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
- GDHS yêu quý và giữ gìn đồ vật.
II. Đồ dùng: Giấy khổ to viết sẵn kiến thức cần ghi nhớ về văn tả đồ vật (BT1).
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại của 2 – 3 HS.
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giới thiệu chiếc áo quân phục. Giải nghĩa thêm từ ngữ: vải Tô Châu – một loại vải có xuất sứ ở TP Tô Châu, Trung Quốc.
- HS thảo luận nhóm 4: Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào?
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- GV treo bảng phụ đã ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật. 
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- GV nhắc HS: 
+ Đoạn văn các em viết thuộc phần thân bài.
+ Các em có thể tả hình dáng hoặc công dụng
+ Chú ý quan sát kĩ và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Một vài HS nói tên đồ vật em chọn tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- HS nhận xét. GV nhận xét chung, khen ngợi HS viết tốt, câu văn rõ nghĩa và giàu hình ảnh,....
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật. GV hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn tả đồ vật vừa ôn luyện.
Toán
Tiết119: Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- Làm được bài tập 2(a); bài tập 3. HS làm được tất cả các bài tập. Bài làm trình bày khoa học, rõ ràng..
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- HS nêu. GV nhận xét chung và hệ thống kiến thức.
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 1HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kiến thức liên quan.
Bài 2(a): HS quan sát hình, nêu hướng giải.
- GV nhận xét, HDHS có thể giải theo các bước như sau:
Diện tích hình bình hành MNPQ là: 12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KQP là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là: 
 72 - 36 = 36 (cm2)
Vậy diện tích hình tma giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
- HS làm nhanh có thể làm tiếp phần b.
Bài 3: HS đọc bài, quan sát hình trong SGK, nêu hướng giải bài toán.
- 1 HS lên bảng giải.
- HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
HDHS tính diện tích phần hình tròn được tô màu = diện tích hình tròn - diện tích hình tam giác vuông.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- GV nhận xét giờ học, củng cố kiến thức đã ôn.
- Dặn HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Toán *
Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS về diện tích Xq, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP
- Vận dụng linh hoạt công thức để tính. Thực hiện nhanh gọn các bài toán một cách chính xác .
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cách tính thể tích HHCN .
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài :Nêu MĐ, YC của tiết học
b, Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1: Tính diện tích toàn phần và thể tích . 
a. hình hộp chữ nhật có : 
a = 1,2 m
b = 3,8 dm c = 6cm 
b. Hình lập phương có : 
- Cạnh là 3,5dm
- HS nêu cách làm bài và tự làm.
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm. GV chữa bài, hệ thống bài tập.
Bài 2 : Tính diên tích xung quanh và diện tích toàn phần và thể tích một cái hình hộp dạng lập phương có cạnh là 2,4dm.
- GV HD HS làm bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
-1HS lên bảng chữa bài, giải thích. GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3 : Một lớp học có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 10,2 m, chiều rộng là 7,5 m , chiều cao là 5 m. Tính thể tích của phòng học đó .
- HS nêu cách làm bài và làm vào vở.
- HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm . 
- GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 4 : Một cái thùng có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8,5 dm, chiều rộng 65cm, chiều cao 50cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của cài hòm ấy ? 
- GV HD HS làm bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm . 
- GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò. 
- Nêu quy tắc và công thức tính xung quanh diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- GV khái quát lại nội dung của các bài tập trên .
- GV nhận xét giờ học 
Ngày soạn: 16 / 2 / 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24 tháng 2năm 2017
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu chia theo cấu tạo
(Câu đơn, câu ghép)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HDHS luyện tập về câu chia theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép)
- Biết phân biệt câu đơn, câu ghép; xác định được các bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- HS vận dụng nói và viết đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT4 của tiết LTVC Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
- HS nêu lại các kiểu câu chia theo cấu tạo: Câu đơn, câu ghép.
- Gọi HS nêu lại khái niệm từng kiểu câu.
Bài tập 1: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? (Câu đơn hay câu ghép)
a) ánh nắng ban mai/ trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. (Trúc Mai)
b) Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương. (Vũ Tú Nam)
c) Mặt trời/ lên, sương/ tan dần.
d) Chú gà trống rừng/ có tiếng gáy rất hay, trong trẻo và vang xa.
- HS đọc từng câu rồi chép vào vở.
- HS suy nghĩ trả lời. 
- GV- HS nhận xét, bổ sung. (Câu a,d là câu đơn; câu b,c là câu ghép).
Bài tập 2: Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong mỗi câu trên.
+ HS làm bài vào vở.
+ Gọi từng HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét bổ sung.
Bài tập 3: Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào (nối trực tiếp hay nối bằng quan hệ từ)? 
a) Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể.
b) Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được.
- HS làm bài vào vở, gọi HS trả lời miệng. GV- HS nhận xét, bổ sung.
( Câu a các vế câu ghép nối trực tiếp bằng dấu phẩy; câu b các vế câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ).
Bài tập 4 : Viết tiếp vào chỗ trống một vế câu để tạo thành câu ghép:
a) Nếu em chịu khó học bài thì .......
b) Hè đến, ....
- HS tự làm bài vào vở, gọi HS nêu miệng. 
- HS nhận xét, GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép.
tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập, củng cố kiến thức cho HS về văn tả đồ vật.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý; lời nói rõ ràng, lưu loát.
- GD HS yêu quý đồ vật.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu dàn ý của bài văn tả đồ vật ?
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :Nêu MĐ, YC của tiết học
b. HDHS luyện tập:
Bài 1 : HS nêu nội dung bài tập.
- GV nêu khái quát về nội dung của bài văn .
- HS đọc thầm cả bài. Một học sinh đọc cả bài .
- HS nêu trong bài văn trên đâu là phần mở bài đâu là thân bài và đâu là kết luận .
- Học sinh tìm những hình ảnh nhận hoá trong bài văn .
- GV khái quát chung về cái áo được tác giả tả trong bài .
Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài tập .
- Một số học sinh nêu đồ vật mà mình định tả .
- Nhắc nhở học sinh cách viết đoạn văn : 
+ Khi tả các đồ vật nên tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong từ xa đến gần 
+ Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả .
+ Nên chon lựa từ ngữ cho phù hợp với đồ vật và quá trình tả. Tránh lạm dụng 
từ ngữ .
- Một số học sinh nêu sơ qua một số chi tiết đã quan sát đựơc của đồ vật đó .
- Làm bài cá nhân .
- Một số em nêu bài làm của mình .
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung, khen ngợi HS học tập tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học . 
- Hoàn chỉnh bài làm của mình cho hoàn thiện và phong phú hơn .
- Chuẩn bị cho giờ sau: quan sát chuẩn bị lập dàn ý miêu tả một đồ vật theo 5 đề đã cho ở trong SGK . 
Toán
Tiết 120 : Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết tính diện tích, thể tích HHCN và hình lập phương.
- HS biết vận dụng công thức để giải một số bài tập 1(a, b); 2. Bài làm trình bày rõ ràng, khoa học.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?
- HS nêu. GV nhận xét và củng cố kiến thức.
2. Bài mới: 
 a, Giới thiệu bài :Nêu MĐ, YC của tiết học
 b, HDHS luyện tập:
Bài 1(a,b): HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
- Lưu ý HS đổi các số đo ra cùng 1 đơn vị đo rồi tính.
- HS tự làm bài. HS làm xong hoàn thành cả bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét. GV chữa bài và chốt lời giải đúng.
Bài 2: HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
- HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS chữa bài trên bảng.
- GV chữa bài và thu một số bài của học sinh nhận xét.
Bài 3: Học sinh hoàn thành nhanh làm tiếp.
- GV hướng dẫn.
- HDHS có thể thực hiện như sau:
a) Diện tích toàn phần của:
+ Hình N là: a x a x 6
+ Hình M là: (a x 3 ) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3x3) = (a x a x 6) x 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b) Thể tích của:
+ Hình N là : a x a x a
+ Hình M là: (a x 3) x(a x 3)x (a x 3) = (a x a x a) x (3 x3 x3) = (a x a x ax27
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại công thức tính tính diện tích, thể tích của HHCN và HLP. 
- Nhận xét giờ học .
- Học bài và chuẩn bị cho giờ sau .
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
 I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. GV đánh giá về phong trào Kế hoạch nhỏ của lớp.
- HS thi đua và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo. Khắc phục các hạn chế đã nêu.
- HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra.
II. Nội dung
1. HS nhận xét:
- Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; ..
- Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. 
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
2. GV nhận xét chung .
- Tuyên dương ..............
3. Phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo.
- Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra. 
- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, ăn măc đủ ấm trong những ngày rét.
- Giữ gìn môi trường trong sạch, an toàn. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ.
- Học tập nắm chắc nội dung học và vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống. Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. 
- Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn.
- Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp.
- Phụ đạo HS chậm. 
4. Sinh hoạt văn nghệ: 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ...cho HS .
địa lí
ôn tập (5B- 5A)
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS xác định và mô tả được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu á, châu Âu. Biết so sánh mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục .
- HS nêu được những nét chính của hai châu lục. Điền đúng tên, vị trí của 4 dãy núi: Hi- ma-lay-a; Trường Sơn; U-ran; An-pơ trên lược đồ khung .
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: Bản 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc