Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ- ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh trả lới câu hỏi. Chỉ được giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng căm thù giặc.
II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược ?
- HS trả lời. GV nhận xét chuẩn xác kiến thưc.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
b. Các hoạt động:
* Hoat động 1:( làm việc cá nhân)
- Vì sao nước ta bị chia cắt.
? Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
? Nguyện vọng của nhân dân ta sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất , gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao ?
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Một số dẫn chứng về việc Mĩ- Diệm tàn sát đồng bào ta.
? Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ- ne vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?
- GV tiểu kết chốt ý chính.
* Hoạt động3 : (làm việc cả lớp)
? Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt ?
- GV chốt ý đúng . - HS đọc SGK phần chữ nhỏ và quan sát tranh trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc.
+ Mĩ tìm cách phá hoại hiệp định .
- HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
+ Chống phá cách mạng, khủng bố dã man.
+ Nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên.
+ HS đọc kết luận SGK.
: - HS đọc nội dung bài tập 1,2. Cả lớp theo dõi. - HS đọc đoạn văn, dùng bút gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn. - HS nêu ý kiến, GV kết luận: những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn là: xanh um, thưa thớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài suy nghĩ đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.( HS đặt câu hỏi miệng). - GVKL: Bên đường cây cối thế nào? Nhà cửa thế nào?... Bài tập 4,5 : GV nêu yêu cầu của bài. HS nói các từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả trong mỗi câu. Sau đó đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được. - GV kết luận. * Hoạt động 2 : Phần Ghi nhớ - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ / SGK. - 1 HS nêu ví dụ minh hoạ. *Hoạt động 3 : Phần Luyện tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS ngồi bên nhau thảo luận tìm câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn và xác định CN – VN của mỗi câu. - HS báo cáo kết quả bài làm của mình. - HS nhận xét, bổ sung, GV kết luận : Câu 1,2,4,5,6 là câu kể Ai thế nào? Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS chú ý sử dụng câu kể Ai thế nào? trong bài kể để nói đúng tính nết, đặc điểm của mỗi bạn trong tổ.. HS suy nghĩ làm bài. - HS trình bày ý kiến của mình trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Tiết 2: chính tả (Nhớ-viết) Chuyện cổ tích về loài người i. mục đích yêu cầu: - HS nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ trong bài Chuyện cổ tích về loài người. - Trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát. Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có các âm đầu r/ d /gi hoặc tiếng có dấu hỏi/ ngã. - Có ý thức rèn chữ đẹp, giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình. ii. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3 Iii các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: HS 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr; tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi, thanh ngã . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b.Các hoạt động: * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ viết. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Chuyện cổ tích về loài người. - Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ .GV lưu ý HS trình bày khổ thơ 5 chữ, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai: Sáng, rõ, lời ru, rộng,... - GV nhắc nhở các em trước khi viết bài . - HS viết bài . - GV chấm, chữa 10 bài. HS đổi bài soát lỗi . - GV nêu nhận xét chung . * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . Bài tập 2a: - HS đọc yêu cầu của bài, GV treo bảng phụ. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS làm bài vào bảng phụ, trình bày kết quả . - HS và GV nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng : mưa giăng, theo gió, rải tím Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nối tiếp nhau lên làm bài trên bảng phụ. - GV nhận xét chốt lời giải đúng: dáng thanh, thu dần, một điểm, rắn chắc, vàng thẳm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học , nhắc HS ghi nhớ để viết không sai . - Chuẩn bị bài sau : Tuần 22. Tiết 3: Toán Tiết 102: luyện tập I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố về cách rút gọn phân số. HS nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. - Vận dụng làm thành thạo các bài tập. - Yêu thích môn học. ii. Chuẩn bị: iii. Các hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ : KT vở bài tập của HS. 2. Bài mới: a . Giới thiệu bài b. Các hoạt động *Hoạt động 1 : Kiến thức cần ghi nhớ: - HS nhắc lại cách rút gọn phân số - HS nêu cách rút gọn PS. GVKL: + Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1. + Chia tử số và maiix số cho số đó. + Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. * Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự rút gọn phân số vào vở - Gọi HS lên bảng làm bài, GV hướng dẫn các em nếu em nào còn lúng túng. - HS chữa bài trên bảng, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh lại cách rút gọn phân số. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập - GV HDHS rút gọn các phân số đã cho đến tối giản , sau đó so sánh kết quả của các phân số dố với phân số và kết luận . Phân số ; bằng phân số Bài 4: ( a,b): Cho HS đọc đề của bài tập - GV HDHS làm mẫu cùng chia nhẩm tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang cho 3, rồi cùng chia nhẩm cho 5. - HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách rút gọn phân số. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. NS : 11/1/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017 Lớp 4 A: Buổi sáng Tiết 1: Tập đọc bè xuôi sông la I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được một đoạn thơ trong bài). - ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho XH. II. chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy, học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, trả lời câu hỏi nội dung bài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (3 lượt) GV kết hợp nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK, sửa lỗi cách đọc, giải nghĩa kèm trnh ảnh minh họa. - HS luyện đọc theo cặp. HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu bài thơ- giọng nhẹ nhàng, trìu mến. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài. - HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: + Sông La đẹp như thế nào? + Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? - GV tiểu kết nội dung của hai khổ thơ đầu. - Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi với nhau. + Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? + Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? - Gọi HS nêu nội dung chính của bài thơ. * Hoạt động 3: Đọc diễm cảm và học thuộc lòng bài thơ: - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ của bài. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm giọng đọc từng khổ thơ. - Giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc. GV hướng dẫn HS luyện đọc khổ thơ 2. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm khổ thơ 2. HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ. - HS và GV nhận xét đánh giá cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: + Bài thơ nóivề điều gì ? Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao ? - GV nhận xét tiết học. Tiết 2: kể chuyện Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia i. mục đích yêu cầu: - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt. - Yêu thích môn học. ii. chuẩn bị: GV: 3 bảng phụ ghi 3 cách xây dựng cốt truyện; các tiêu chí đánh giá bài kể chuyện; dàn ý cho 2 cách kể. iii. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về người có tài. Nêu ý nghĩa câu chuyện vừa kể. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : b. Các hoạt động: *Hoạt động 1 : HD HS phân tích đề. - HS đọc đề bài trong sách giáo khoa . - GV viết đề bài lên bảng, gạch chân dưới nhừng từ ngữ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu đề, tránh lạc đề. * Hoạt động 2 : Gợi ý kể chuyện. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK . - HS suy nghĩ, nói nhân vật em sẽ chọn kể. - GV dán lên bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3. HS suy nghĩ và lựa chọn KC theo một trong 2 phương án đã nêu. - GV yêu cầu HS lập dàn ý cho bài KC của mình, đưa ra dàn ý chung cho HS đọc lại và lập theo dàn ý chung đó. - GV khen ngợi những em đã chẩn bị dàn ý tổt trước khi đến lớp. * Hoạt động 3 : Thực hành kể chuyện, trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện. a) Kể chuyện theo cặp - Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. - GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. b) Thi kể chuyện trước lớp - Hai, ba HS nối tiếp nhau kể trước lớp. - Mỗi em kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của thầy cô, bạn bè - Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất, có câu chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu dàn bài chung của bài văn kể chuyện. Thế nào là câu chuỵên được chứng kiến hoặc tham gia? GV nhận xét tiết học. - Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện “Con vịt xấu xí “ Tiết 3: toán t103. quy đồng mẫu số các phân số i. Mục đích yêu cầu: - Nắm được cách quy đồng mẫu số hai phân số (trường hợp đơn giản) - HS biết thực hành quy đồng mẫu số hai phân số. - Yêu thích môn học. ii. chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi lời giải đúng cho bài tập 4 iii. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách rút gọn phân số - Rút gọn phân số : , 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : b. Các hoạt động: *Hoạt động 1 : HDHS tự tìm cách quy đồng mẫu số hai phân số và . - GV giới thiệu vấn đề: có 2 phân số và , làm thế nào để tìm được hai phân có cùng mẫu số, trong đó 1 phân số bằng và 1 phân số bằng ? - Cho HS đưa ra cách giải quyết, nếu HS không nghĩ ra GV HD các em nhân cả tử và mẫu của phân số với 5 rồi nhân cả tử và mẫu của phân số với 3. - HS nhận xét đặc điểm của hai phân số mới tạo thành, Hai phân số mới này bằng hai phân số ban đầu là hai phân số nào? Nhận xét gì về 2 số đem nhân để tạo thành 2 phân số mới. - GV nêu cách chuyển hai phân số khác mẫu số thành hai phân số có cùng mẫu số như trên gọi là quy đồng mẫu số hai phân số và 15 được gọi là mẫu số chung của hai phân số và . - Vậy thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số? * Hoạt động 2 : HD thực hành Bài 1 : - Cho HS nêu yêu cầu của đề bài, HS tự làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm bài. - GV hướng dẫn HS cách trình bày ngắn gọn. - Cho HS chữa bài trên bảng. - GV hỏi: + Quy đồng mẫu số 2 phân số và ta nhận được các phân số nào? Hai phân số mới nhận được có mẫu số chung là bao nhiêu? - GV giới thiệu cách viết tắt mẫu số chung là MSC. Bài 2 : - Cho HS nêu cầu của đề bài. - HS tự làm bài vào vở. Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bài cho nhau, sau đó cho Hs báo cáo kết quả kiểm tra. - GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau : Quy đồng mẫu số hai PS (tiếp theo) Lớp 5 B: Buổi chiều Tiết 1: Địa lí bàI 19: các nước láng giềng của việt nam. i. mục đích yêu cầu: - Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này. - Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên các sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại. - HS có ý thức học tập. II. Chuẩn bị: - Bản đồ các nước châu á. Bản đồ tự nhiên châu á. iii. các hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ: - Dân cư châu á tập trung đông đúc ở vùng nào? Tại sao? - Tại sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học. b. Các hoạt động: a) Cam- pu- chia. * Hoạt động 1 (làm việc cá nhân): - GV yêu cầu HS : + Quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18 nhận xét Cam- pu- chia ở khu vực nào của châu á và giáp những nước nào. Đọc tên thủ đô của Cam- pu- chia. + Đọc mục 1 SGK, nhận xét về địa hình, các ngành sản xuất chính của nước này. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV kết luận. b) Lào. * Hoạt động 2 (làm việc nhóm đôi): - GV yêu cầu HS dựa vào hình 5 bài 18 và mục 2 SGK, tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình, sản phẩm chính của Lào. - GV yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK, nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam- pu- chia và Lào. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. c) Trung Quốc. * Hoạt động 3 (làm việc cả lớp): - Tương tự như với 2 hoạt động trên, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về vị trí địa lý, địa hình, diện tích, dân số, một số ngành sản xuất chính của Trung Quốc. - GV cho HS quan sát hình 3, hỏi HS về Vạn lý Trường Thành của TQ. - GV giới thiệu thệm về nền kinh tế, văn hoá Trung Quốc. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày và kết luận. - Một số HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Một số HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố dặn dò: - Một HS đọc kết luận SGK. GV chốt lại nội dung chính của bài. - Nhận xét giờ học. - HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Khoa học Bài 41: Năng lượng mặt trời I. Mục đích yêu cầu: - Trình bày tác dụng của năng lượng . - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện, .... - Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng. II. chuẩn bị: - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (Ví dụ: máy tính bỏ túi). - Thông tin và hình trang 84,85 SGK. III. các Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ - Nhờ đâu mà vật bị bién đổi ? Nêu ví dụ? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động * Hoạt động 1: Thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm - Mặt trời cung cấp cho trái đất những loại năng lượng nào ? - Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống ? - Nêu vai trò của năng lượng mặt trời với thời tiết và khí hậu ? Bước 2 : làm việc cả lớp * Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm - kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày ? - Kể tên một số công trình , máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời ? - Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương ? Bước 2: Làm việc cả lớp GV cho từng nhóm trình bày * Hoạt động 3: Trò chơi - 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm khoảng 5 HS ). - GV vẽ hình mặt trời lên bảng. Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đố các nhóm cử các thành viên luân phiên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống ở trên Trái Đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ mặt trời . - GVHDHS cách sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm. - Học sinh thảo luận - Một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung , thảo luận . - HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung . - Chiếu sáng phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối , ... - Chẳng hạn máy tính bỏ túi, ... ( nếu có ). - HS chơi. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. Tiết 3: Toán* Luyện tập: tính chu vi và diện tích hình tròn i. mục đích yêu cầu: - Củng cố cho HS về cách vẽ hình tròn, công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Rèn cho HS kỹ năng tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ iii. các hoạt động: 5m O 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học. b. Các hoạt động: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Hai hình tròn có cùng tâm O như hình vẽ. Hình tròn bé có bán kính 5m. Chu vi của hình tròn lớn là 40,82m. Hỏi bán kính hình tròn lớn dài hơn bán kính hình tròn bé bao nhiêu mét ? 6 cm 6cm - HS tính bán kính hình tròn lớn. - Tính hiệu hai bán kính. Bài 2: Hình bên được tạo bởi một nửa hình tròn và một hình tam giác. Tính diện tích hình đó. - HS tính diện tích nửa hình tròn. - Tính diện tích tam giác. - Tính tổng hai diện tích. - HS thực hành vẽ nh bài 1. - GV giúp đỡ HS yếu. 3. Củng cố dặn dò :- Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại cách tính diện tích hình tròn. NS : 12/1/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017 Lớp 5 C: Buổi sáng Tiết 1: tập làm văn Lập chương trình hoạt động I. Mục đích yêu cầu: - Lập được chương trình họat động học tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK ( hoặc một hoạt đông theo đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương). - Biết lập chương trình cho một hoạt động cụ thể. - GDKNS: Hợp tác, thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm. - Có ý thức học tập tốt. II. chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn: + Cấu tạo 3 phầncủa 1 CTHĐ. +Tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ. III . các Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ - HS nêu cấu tạo của CTTHĐ? Tác dụng của nó? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn HS lập CTHĐ - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài, xác định yêu cầu của bài ? - HS nối tiếp nói tên hoạt động mà mình chọn để lập CTHĐ. - HS đọc lại cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ mà GV đã ghi trên bảng phụ. * HĐ2: HS làm việc cá nhân. Gọi HS trình bày. - Lớp đọc thầm theo. Cả lớp đọc thầm lần 2 - vài em HS nối tiếp nêu tên hoạt động mà mình chọn để lập CTHĐ. 1 HS đọc lại cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ mà GV đã ghi trên bảng phụ. - HS làm VBT - Lớp NX, bổ sung: +Có đủ 3 phần? +Mục đích có rõ không? +Nêu việc có đầy đủ không?phân công có rõ ràng không? +Chương trình cụ thể có hợp lí, phù hợp với phần phân công chuẩn bị không 3. Củng cố, dặn dò: - NX chung về tinh thần làm việc của cả lớp, khen những HS lập CTHĐ tốt. -Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình. Tiết 2: Khoa học Sử dụng năng lượng chất đốt I. Mục đích yêu cầu: - Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.- Nêu được 1số ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong cuộc sống và trong sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng ,chạy máy, - Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. - Biết tiết kiệm năng lượng chất đốt. II. Chẩn bị: - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. - Hình và thông tin trang 86, 87, 88 SGK. III. các Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của mặt trời trong tự nhiên? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học b. Các hoạt động * HĐ 1: Kể tên một số loại chất đốt - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận, + Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí ? - HS trả lời. - GV nhận xét chung. * HĐ 2: Quan sát và thảo luận theo nhóm 4. - GV phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một loại chất đốt (rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi: 1, Sử dụng các chất đốt rắn + Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi? + Than đá được sử dụng trong những việc gì ? ở nước ta, than đá được khai thai chủ yếu ở đâu? + Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác? 2, Sử dụng các chất đốt lỏng + Kể tên các loại chất đốt mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì ? + ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu? - Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành. 3, Sử dụng các chất đốt khí + Có những loại khí đốt nào? + Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học? - Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã sử dụng trước và trong SGK để minh họa. - GV kết luận. + Sử dụng chất đốt như thế nào cho tiết kiệm? 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: toán Tiết 104: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương I. Mục đích yêu cầu: - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan. II. chuẩn bị: - Bảng phụ có hình vẽ III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ - Chuẩn bị hình mẫu 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: * HĐ1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương - GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp hoạt động để tự hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_tra.doc